intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới công tác thanh tra giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn mới

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

70
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm đáp ứng yêu cầu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cung cấp cho khu vực và đất nước trong giai đoạn phát triển mới, công tác thanh tra (TT) ở Đại học Thái Nguyên đã có những đổi mới sâu sắc trên các lĩnh vực: hệ thống tổ chức, nội dung thanh tra, quy trình và hình thức thanh tra, đổi mới trong xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, đổi mới hệ thống văn bản quy định về tổ chức và hoạt động TT, d o đó , công tác than h tra ở Đại học Thái Nguyên trong những năm qua đã thu được nhiều thành tích đáng ghi nhận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới công tác thanh tra giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn mới

Vũ Đức Dục và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 57(9): 96 – 102<br /> <br /> ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA GIÁO DỤC GÓP PHẦN NÂNG CAO<br /> CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN<br /> MỚI<br /> Vũ Đức Dục1*, Lê Thị Soan1<br /> 1<br /> <br /> Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nhằm đáp ứng yêu cầu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán b ộ<br /> khoa học cung cấp cho khu vực và đất nước trong giai đoạn phát triển mới, công<br /> tác thanh tra (TT) ở Đại học Thái Nguyên đã có những đổi mới sâu sắc trên các<br /> lĩnh vực: hệ thống tổ chức, nội dung thanh tra, quy trình và hình thức thanh tra,<br /> đổi mới trong xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, đổi mới hệ thống văn bản quy<br /> định về tổ chức và hoạt động TT, d o đó , công tác than h tra ở Đại học Thái<br /> Nguyên trong những năm qua đã thu được nhiều thành tích đáng ghi nhận.<br /> Tuy nhiên, để công tác thanh tra đạt hiệu quả tốt hơn nữa, tác giả đã đề xuất với<br /> Bộ Giáo dục và Đào tạo một số kiến nghị về ban hành thêm các văn bản pháp lý,<br /> về tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách thanh tra.<br /> Từ khóa: Đổi mới công tác thanh tra giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo.<br /> ∗<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Thanh tra (TT) là một khâu quan trọng<br /> trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo<br /> dục đào tạo nói chung và trong hoạt động<br /> đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học<br /> (GDĐH) nói riêng. Mọi hoạt động trong<br /> cơ sở GDĐH đòi hỏi phải được thực hiện<br /> đúng, đầy đủ về chính sách, pháp luật,<br /> nhiệm vụ kế hoạch nhà nước. Cụ thể<br /> những hoạt động chủ yếu mà hoạt động<br /> TT phải tập trung vào là:<br /> - Việc thực hiện mục tiêu, chương trình,<br /> nội dung, kế hoạch, quy mô đào tạo của<br /> năm học; Việc thực hiện nền nếp, kỷ<br /> cương trong dạy và học; Công tác tuyển<br /> sinh, đánh giá môn học, tổ chức thi và<br /> xét công nhận tốt nghiệp; Việc đảm bảo<br /> cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào<br /> tạo; Quản lý và cấp phát văn bằng, chứng<br /> chỉ; Quản lý sinh viên và thực hiện chính<br /> sách với người học; Công tác lưu trữ...<br /> <br /> ∗<br /> Vũ Đức Dục<br /> Tel: 0912454669<br /> Ban Công tác chính tr ị - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> - Công tác nghiên cứu khoa học, chuyển<br /> giao công nghệ.<br /> - Quản lý tài chính, tài sản của cơ sở.<br /> - Xem xét giải quyết hoặc kiến nghị cấp<br /> trên giải quyết theo luật định các khiếu<br /> nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân liên quan<br /> đến các mặt hoạt động của cơ sở đào tạo;<br /> Kiến nghị những vấn đề cần bổ sung, cập<br /> nhật, sửa đổi hoặc ban hành các quy định<br /> mới phù hợp với sự phát triển của về quy<br /> mô cũng như ch ất lượng đào tạo của cơ<br /> sở.<br /> - Chỉ đạo, hướng dẫn công tác TT của cấp<br /> dưới thuộc đơn vị. Trực tiếp liên hệ, phối<br /> hợp, xin ý kiến chỉ đạo của TT Bộ Giáo<br /> dục và Đào tạo trong triển khai thực hiện<br /> kế hoạch TT cũng như các v ụ việc TT cụ<br /> thể... Công tác TT ở Đại học Thái Nguyên<br /> (§HTN) cũng không ngoài vi ệc hướng<br /> vào những mặt hoạt động chủ yếu nói trên<br /> với một khối lượng công việc rất lớn của<br /> toàn Đại học nói chung và ở mỗi đ ơn vị<br /> thành viên nói riêng, nhằm ngăn ngừa,<br /> phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh, điều<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Vũ Đức Dục và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> chỉnh, uốn nắn kịp thời những hoạt động<br /> chưa đúng, kiến nghị xử lý những việc<br /> làm sai trái cùa tổ chức, cá nhân làm ảnh<br /> hưởng tiêu cực đến uy tín cũng như chất<br /> lượng đào tạo của cơ sở... Đại học Thái<br /> Nguyên là một trong số 3 đại học vùng và<br /> trong 14 trường đại học trọng điểm quốc<br /> gia Việt Nam, gồm 6 trường đại học thành<br /> viên, 1 trường cao đẳng, 3 khoa, 2 trung<br /> tâm và 1 nhà xuất bản và một số viện<br /> nghiên cứu trực thuộc. Khối cơ quan của<br /> Đại học có 15 ban chức năng. Hiện<br /> ĐHTN có 2778 cán bộ, giảng viên, trong<br /> đó có 205 tiến sĩ, gần 1000 thạc sĩ, 2 giáo<br /> sư, 76 phó giáo sư, gần 60.000 sinh viên,<br /> học sinh, học viên và nghiên cứu sinh.<br /> ĐHTN có chức năng đào tạo, bồi dưỡng<br /> cán bộ trình độ đại học, sau đại học và các<br /> trình độ thấp hơn thuộc các lĩnh vực khoa<br /> học kĩ thuật công nghệ, nông lâm nghiệp,<br /> kinh tế, giáo dục, y tế.., nghiên cứu và<br /> triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ<br /> thuật và công nghệ trong khu vực và cả<br /> nước. ĐHTN thống nhất quản lý, điều<br /> hành toàn diện các mặt hoạt động của Đại<br /> học trên cơ sở phân cấp hợp lý cho các<br /> đơn vị thành viên, lãnhđ ạo, chỉ đạo các<br /> đơn vị thực hiện nhiệm vụ được quy định<br /> tại điều 9 Điều lệ Trường đại học. Thực<br /> hiện sự phân cấp của Bộ Giáo dục và Đào<br /> tạo, ĐHTN thực hiện quyền tự chủ, tự<br /> chịu trách nhiệm phù hợp với cơ chế tự<br /> chủ, tự chịu trách nhiệm th eo q uy định<br /> của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch<br /> phát triển, tổ chức các hoạt động đào tạo,<br /> khoa học công nghệ, quan hệ quốc tế, tổ<br /> chức cán bộ, quản lý tài chính. Do quy<br /> mô lớn, lĩnh vực hoạt động phong phú,<br /> nhiều bậc đào tạo như nói ở trên, nên<br /> muốn nâng cao được hiệu quả và chất<br /> lượng công tác TT, giúp cho mọi hoạt<br /> động thực hiện nhiệm vụ chính trị của<br /> ĐHTN thực sự đóng gúp vào yêu cầu đổi<br /> mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục đại<br /> học Việt Nam đến năm 2010 và những<br /> năm tiếp theo tinh thần Nghị Quyết<br /> 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của<br /> Chính phủ, góp phần thực hiện đề án đổi<br /> mới Giáo dục đại học Việt Nam, trong đó<br /> có đổi mới cả công tác thanh tra giáo dục<br /> đại học, đòi hỏi ĐHTN cũng phải có<br /> <br /> 57(9): 96 – 102<br /> <br /> những bước đổi mới sâu sắc, căn bản<br /> công tác TT. Hơn nữa, sự phân cấp của<br /> Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ĐHTN ngày<br /> càng lớn, theo đó Đại học cũng phải phân<br /> cấp mạnh cho các đơn vị thành viên để họ<br /> thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách<br /> nhiệm trên tất cả lĩnh vực công tác, đòi<br /> hỏi công tác thanh, kiểm tra, công tác<br /> quản lý của Đại học phải tăng cường và<br /> đổi mới để đáp ứng được bước phát triển<br /> mới.<br /> 2. NHỮNG ĐỔI MỚI CƠ BẢN TRONG<br /> CÔNG TÁC TT Ở ĐHTN<br /> Từ năm 2006 trở về trước, ĐHTN chưa có<br /> hệ thống tổ chức hoạt động thanh tra. Các<br /> hoạt động thanh tra nếu có thì thông qua<br /> các tổ chức kiêm nhiệm, không đồng bộ,<br /> như: thanh tra nhân dân, thanh tra giáo<br /> dục theo vụ việc phát sinh, không có con<br /> người và tổ chức bộ máy TT chuyên<br /> nghiệp để đầu tư xây dựng phương hướng<br /> chiến lược, kế hoạch, suy ngh<br /> ĩ tìm tòi<br /> biện pháp triển khai thực hiện..., do vậy<br /> kết quả TT rất hạn chế, thiếu chương<br /> trình, kế hoạch, tác dụng của TT thấp,<br /> trong khi những biểu hiện vi phạm trong<br /> nhiều lĩnh v ực công tác như chấp hành<br /> quy chế đào tạo, quy chế tuyển sinh, quản<br /> lý thu chi tài chính, xây dựng cơ bản… ở<br /> các đơn vị diễn ra khá phổ biến làm đau<br /> đầu các nhà quản lí.<br /> Đổi mới công tác thanh tra trong Đại học<br /> là sự cần thiết khách quan, nhằm thành<br /> lập được hệ thống tổ chức có tính chất<br /> chuyên nghiệp, có chức năng, quyền hạn<br /> đủ mạn h, trong đó có đội ngũ những<br /> chuyên gia tinh thông nghiệp vụ có thể<br /> thực hiện thành công mục tiêu cơ bản của<br /> công tác TT là không chỉ phát hiện sai<br /> phạm để xử lý, mà quan trọng hơn là sớm<br /> phát hiện để phòng ngừa, uốn nắn, tránh<br /> để những sai phạm nhỏ của cá nhân, tổ<br /> chức trong cơ sở không được cảnh báo<br /> phát triển thành sai phạm lớn hơn, thậm<br /> chí đi đến vi phạm pháp luật...<br /> Những nội dung đổi mới cần đồng bộ,<br /> gồm những vấn đề liên quan đến đổi mới<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Vũ Đức Dục và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> về hệ thống tổ chức TT, nội dung, quy<br /> trình, phương th ức TT, giải pháp xây<br /> dựng đội ngũ và h ệ thống văn bản quy<br /> định về tổ chức và hoạt động thanh tra<br /> trong ĐHTN.<br /> 2.1. Đổi mới tổ chức hệ thống thanh tra<br /> Căn cứ các văn bản pháp lí của Nhà nước,<br /> như: Luật Thanh tra năm 2005, Nghị định<br /> số 41/2005//NĐ-CP ngày 25/3/2005 của<br /> Chính phủ, Quyết định số 14/2006/QĐBGD&ĐT ngày 25/4/2006 của Bộ trưởng<br /> Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy<br /> định về tổ chức và hoạt động thanh tra<br /> trong các cơ sở giáo dục đại học và<br /> trường trung cấp chuyên nghiệp, ĐHTN<br /> tiến hành thành lập mới hệ thống tổ chức<br /> TT trong toàn Đại học.<br /> 2.1.1. Ở cấp Đại học<br /> Giám đốc ĐHTN thành lập Ban Thanh tra<br /> giáo dục trực thuộc Giám đốc ĐHTN.<br /> Ban Thanh tra giáo dục gồm trưởng ban,<br /> phó ban và một số cán bộ chuyên trách<br /> trình đ ộ đại học trở lên, được đào tạo từ<br /> nhiều ngành, như giáo dục, luật học, có<br /> phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm<br /> trong giảng dạy, quản lý và năng l ực xem<br /> xét, kết luận vấn đề.<br /> Như vậy, ở Đại học đã có m ột đơn vị<br /> chức năng chuyên về lĩnh vực TT, chịu<br /> trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc<br /> ĐHTN về xây dựng chiến lược, phương<br /> hướng và các giải pháp thực hiện công tác<br /> TT, tổ chức, chỉ đạo hoạt động TT trong<br /> toàn Đại học và trực tiếp thực hiện công<br /> tác TT ở khối cơ quan cũng như ở các đơn<br /> vị thành viên theo định kỳ cũng như TT<br /> đột xuất. Nhiệm kỳ của trưởng ban, phó<br /> trưởng ban thanh tra theo nhiệm kỳ của<br /> Giám đốc Đại học. Việc bổ nhiệm, miễn<br /> nhiệm trưởng ban do Giám đốc đại học<br /> quyết định, phó trưởng ban d o Giám đốc<br /> ĐHTN quyết định theo đề nghị của<br /> trưởng ban.<br /> 2.1.2. Cấp đơn vị thành viên<br /> ĐHTN chỉ đạo các đơn vị thành viên<br /> thành lập Phòng Thanh tra - Khảo thí và<br /> <br /> 57(9): 96 – 102<br /> <br /> Đảm bảo chất lượng. Do phạm vi, quy<br /> mô hoạt động ở các trường, khoa trực<br /> thuộc hẹp hơn so với quy mô quản lý<br /> toàn Đại học, nên ở các đơn vị này, chức<br /> năng thanh tra và chức năng khảo thí,<br /> đảm bảo chất lượng đều thuộc nhiệm vụ<br /> của một phòng, nhưng m ỗi chức năng lại<br /> do một bộ phận chuyên trách phụ trách,<br /> đảm bảo cơ chế cán bộ thanh, kiểm tra<br /> độc lập tương đối với cán bộ thực hiện<br /> nhiệm vụ khảo thí và bảo đảm chất<br /> lượng. Phòng Thanh tra - Khảo thí và<br /> Đảm bảo chất lượng có trưởng phòng,<br /> phó phòng và một số cán bộ, chuyên viên<br /> chuyên trách đảm nhiệm. Nhiệm kỳ lãnh<br /> đạo phòng theo nhiệm kỳ của hiệu<br /> trưởng. Việc bổ nhiệm trưởng phòng do<br /> hiệu trưởng trường thành viên và thủ<br /> trưởng đơn vị trực thuộc đề nghị, Giám<br /> đốc ĐHTN quyết định, phó trưởng phòng<br /> do hiệu trưởng quyết định theo đề nghị<br /> của trưởng phòng. Như vậy, hệ thống tổ<br /> chức TT ở ĐHTN gồm hai cấp, cấp Ban<br /> ở Đại học và cấp Phòng ở đơn vị thành<br /> viên.<br /> Ban TT là đầu mối liên hệ, trực tiếp nhận<br /> sự chỉ đạo của Thanh tra Bộ Giáo dục và<br /> Đào tạo để triển khai và chỉ đạo các đơn<br /> vị thành viên thống nhất thực hiện, đồng<br /> thời nhận báo cáo, kiến nghị, đề xuất của<br /> Phòng để xem xét giải quyết. Hệ thống cơ<br /> quan TT trong ĐHTN có quyền hạn khác<br /> n hau , trong đ ó Ban TT g áo<br /> i dục của<br /> ĐHTN giữ vai trò lãnhđ ạo, hướng dẫn<br /> nghiệp vụ công tác TT cho Phòng TT của<br /> đơn vị thành viên, nhưng hệ thống đó là<br /> một thực thể thống nhất, quan hệ hữu cơ<br /> chặt chẽ hướng tới mục tiêu góp phần<br /> nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở<br /> ĐHTN.<br /> 2.2. Đổi mới và hoàn thiện nội dung<br /> thanh tra<br /> Thực hiện đổi mới và hoàn thiện các nội<br /> dung thanh tra, lãnhđ ạo và tổ chức thanh<br /> tra các cấp của ĐHTN đã xác định và<br /> quán triệt những nhiệm vụ có tính chất<br /> định hướng đối với hoạt động thanh tra ở<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Vũ Đức Dục và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> các lĩnh vực hoạt động cơ bản trong toàn<br /> Đại học.<br /> 2.2.1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo<br /> Thanh tra việc thực hiện chính sách và<br /> pháp luật về giáo dục, về thực hiện mục<br /> tiêu, kế hoạch, chương trình nội dung,<br /> phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo,<br /> quy chế thi cử, quản lý và cấp phát văn<br /> bằng, chứng chỉ, các quy định về giáo<br /> trình bài giảng.<br /> 2.2.2. Lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản<br /> Thanh tra việc quản lý tài chính, tài sản,<br /> xây dựng cơ bản, khoa học công nghệ,<br /> công tác tổ chức cán bộ và điều kiện cơ sở<br /> vật chất phục vụ dạy, học, nghiên cứu và<br /> chuyển giao công nghệ. Thực hiện phòng<br /> ngừa và đấu tranh chống tham nhũng<br /> trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của<br /> pháp luật.<br /> 2.2.3. Một số nhiệm vụ khác thuộc chức<br /> năng của hoạt động thanh tra giáo dục<br /> - Giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết các<br /> khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục<br /> và đào tạo.<br /> - Kiến nghị các biện pháp đảm bảo thi<br /> hành pháp luật về giáo dục và đào tạo; đề<br /> xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách quy<br /> định của cấp trên về giáo dục và đào tạo.<br /> Trên cơ sở những nhiệm vụ định hướng,<br /> TT ĐHTN v à TT đơn vị trực thuộc bàn<br /> bạc, đi đến thống nhất cụ thể hóa những<br /> nội dung công tác TT thuộc thẩm quyền<br /> của TT Đại học và nội dung TT và công<br /> tác thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của TT<br /> ở các đơn vị thành viên.<br /> - Nội dung công tác và hoạt động thanh<br /> tra của ĐHTN được xác định như sau:<br /> + Xây dựng chương trình, k ế hoạch thanh<br /> tra hàng năm của ĐHTN (vào thời gian<br /> cuối học kỳ II của năm học trước), trình<br /> Giám đốc ĐHTN phê duyệt. Thông báo<br /> kế hoạch TT cho các đơn vị thành viên và<br /> các tổ chức, cá nhân có liên quan.<br /> + Tổ chức tổng kết đánh giá ưu, khuyết<br /> điểm, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất<br /> <br /> 57(9): 96 – 102<br /> <br /> cải tiến hoặc những biện pháp, giải pháp<br /> mới cho hoạt động thanh tra.<br /> + Tham mưu cho Giám đốc ban hành các<br /> văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trọng tâm<br /> công tác thanh tra trong năm học đáp ứng<br /> tình hình, nhiệm vụ mới.<br /> + Tổ chức các lớp tập huấn, học tập, tham<br /> quan, trao đổi nhằm nâng cao trình độ<br /> chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm<br /> công tác thanh tra của Đại học.<br /> + Thành lập đoàn trực tiếp TT ở các đơn<br /> vị thành viên, TT các hoạt động đào tạo,<br /> nghiên cứu, chuyển giao liên kết và phối<br /> hợp với các cơ quan, tổ chức ng oài Đại<br /> học theo định kỳ hoặc TT đột xuất đối với<br /> những vụ việc phức tạp vượt quá thẩm<br /> quyền TT cấp đơn vị trực thuộc, hoặc vụ<br /> việc mà thanh tra cấp đơn vị trực thuộc đã<br /> TT, kết luận nhưng đối tượng liên quan<br /> vẫn tiếp tục khiếu nại, hoặc vụ việc liên<br /> quan đến trách nhiệm cá nhân của lãnh<br /> đạo đơn vị thành viên.<br /> + Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt<br /> động thanh tra của các đơn vị thành viên.<br /> - Nội dung công tác và hoạt động thanh<br /> tra của các trường thành viên, đơn vị trực<br /> thuộc:<br /> + Xây dựng chương trình, k ế hoạch thanh<br /> tra hàng năm của đơn vị, trình thủ trưởng<br /> phê duyệt và thông báo cho các tổ chức cá<br /> nhân có liên quan của đơn vị, đồng thời<br /> báo cáo Ban Thanh tra ĐHTN biết để theo<br /> dõi, chỉ đạo.<br /> + Thành lập đoàn TT để TT các tổ chức,<br /> đơn vị cá nhân trong đơn vị theo kế hoạch<br /> hoặc TT đột xuất đối với những vụ việc<br /> thuộc thẩm quyền, hoặc vụ việc liên quan<br /> đến trách nhiệm cá nhân của lãnh đ ạo cấp<br /> khoa, phòng trở xuống.<br /> + Tổ chức TT, kiểm tra thường xuyên<br /> hoạt động giảng dạy, học tập trên lớp, các<br /> hoạt động đánh giá môn học, thi cấp tín<br /> chỉ, TT công tác tuyển sinh các hệ chính<br /> quy và không chính quy được phân bổ chỉ<br /> tiêu riêng, thi tốt nghiệp,...<br /> + Tổng hợp tình hình, số liệu, kết quả của<br /> hoạt động TT sau mỗi học kỳ, báo cáo TT<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Vũ Đức Dục và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> ĐHTN bằng văn bản để tổng hợp và báo<br /> cáo Giám đốc ĐHTN.<br /> 2.3. Đổi mới quy trình và hình thức thanh<br /> tra<br /> 2.3.1. Về quy trình thanh tra<br /> Trước nay thường quan niệm sau khi TT<br /> có báo cáo kết quả và kết luận gửi đối<br /> tượng TT là kết thúc cuộc TT. Tuy nhiên,<br /> thực sự đó mới là phần nửa công việc,<br /> nửa quan trọng còn lại là: đối tượng TT<br /> khắc phục, giải quyết những vấn đề mà<br /> TT đã kết luận như thế nào? Việc xử lý cá<br /> nhân, tổ chức vi phạm (nếu có) ra sao?<br /> Các hoạt động của đối tượng TT được<br /> điều chỉnh thể nào để đảm bảo thực hiện<br /> theo kiến nghị của TT? Vì vậy quy trình<br /> hoạt động TT và một cuộc TT cụ thể khái<br /> quát thành 5 bước:<br /> Bước 1: Xây dựng chương trình kế hoạch<br /> năm:<br /> Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm của<br /> Đại học (đơn vị), yêu cầu công tác giải<br /> quyết khiếu nại, tố cáo, căn cứ hướng<br /> dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trưởng<br /> ban (phòng) thanh tra giáo dục xây dựng<br /> chương trình, kế hoạch thanh tra của<br /> năm, trình thủ trưởng phê duyệt.<br /> Bước 2: Chuẩn bị cho cuộc thanh tra cụ<br /> thể<br /> Căn cứ chương trình, kế hoạch, thủ<br /> trưởng cơ quan TT tham mưu cho thủ<br /> trưởng đơn vị ban hành quyết định thành<br /> lập đoàn TT (thành viên đoàn TT nên là<br /> cán bộ đang phụ trách, chỉ đạo lĩnh vực<br /> công việc liên quan dến đối tượng TT).<br /> Sau khi đoàn TT được thành lập, trưởng<br /> đoàn có trách nhiệm nghiên cứu, xây<br /> dựng kế hoạch cụ thể của cuộc TT: quỹ<br /> thời gian, mục đích, yêu cầu, nội dung và<br /> phương pháp tiến hành; phổ biến kế<br /> hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng<br /> thành viên đoàn TT.<br /> Bước 3: Công bố quyết định và tiến hành<br /> cuộc TT:<br /> Tuân thủ đúng những nội dung quy định<br /> tại Nghị định 41/2005/NĐ-CP ngày<br /> 25/3/2006 của Chính phủ về công bố<br /> <br /> 57(9): 96 – 102<br /> <br /> quyết định TT, các biện pháp thực hiện<br /> cũng như thông báo kế hoạch làm việc<br /> của đoàn cho cơ quan chủ quản và đối<br /> tượng TT được biết. Đoàn TT làm việc<br /> hoàn toàn độc lập và chỉ chịu sự chỉ đạo<br /> của Giám đốc ĐHTN. Nếu trong quá trình<br /> tiến hành cuộc TT, xuất hiện những vấn<br /> đề liên quan ngoài kế hoạch đã d ự định,<br /> như cần điều chỉnh, bổ sung về nội dung,<br /> thời gian TT, nhân sự tham gia đoàn...,<br /> trưởng đoàn cần báo cáo kịp thời với<br /> Giám đốc ĐHTN xem xét giải quyết.<br /> Bước 4: Công bố báo cáo kết quả và kết<br /> luận thanh tra:<br /> Trước khi công bố báo cáo kết quả và bản<br /> kết luận TT chính thức, trưởng đoàn TT<br /> cần thông báo nội dung dự thảo các văn<br /> bản này cho đối tượng TT để nếu có các<br /> vấn đề còn băn khoăn, chưa nhất trí..., đối<br /> tượng TT có thể giải trình. Nếu việc giải<br /> trình xét thấy có cơ sở, có minh chứng cụ<br /> thể, chính xác, đúng sự thật, sẽ được đoàn<br /> TT sẽ xem xét, tùy theo mức độ có thể<br /> thay đổi, điều chỉnh nội dung báo cáo kết<br /> luận chính thức.<br /> Thành phần tham dự công bố báo cáo kết<br /> quả và kết luận TT gồm: người ban hành<br /> quyết định TT, đoàn TT, đối tượng TT và<br /> các cá nhân, đại diện tổ chức có liên quan.<br /> Bước 5: Chấp hành kết luận TT:<br /> Như đã nói ở trên, hiệu quả của công tác<br /> TT thể hiện ở mức độ nghiêm túc và kết<br /> quả thực hiện các kết luận TT của đối<br /> tượng TT?<br /> Các yêu cầu về khắc phục hậu quả, xử lý<br /> vi phạm (nếu có), lộ trình cụ thể đối<br /> tượng TT phải thực hiện, ấn định thời hạn<br /> cuối cùng cho đối tượng TT báo cáo bằng<br /> văn bản về việc hoàn thành thực hiện các<br /> kết luận TT cho người ban hành quyết<br /> định TT cần thể hiện rõ trong kết luận<br /> thanh tra. Nếu phát hiện dấu hiệu đối<br /> tượng TT không chấp hành, hoặc chấp<br /> hành không đầy đủ, thiếu trung thực nội<br /> dung kết luận TT thì ban (phòng) TT phải<br /> tổ chức kiểm tra, xác minh, báo cáo thủ<br /> trưởng đơn vị áp dụng biện pháp xử lý.<br /> 2.3.2. Về hình thức thanh tra<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0