intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đông y điều trị viêm khí quản mạn tính

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

128
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đông y điều trị viêm khí quản mạn tính Bệnh viêm khí quản mạn tính thường do người bệnh khi bị viêm khí quản cấp tính nhưng không điều trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm nên chuyển thành mạn tính. Triệu chứng chủ yếu là ho không và ho có đờm kéo dài, đôi khi kèm theo thở suyễn. Khi mới phát bệnh thường nhẹ, sau khi ho thường nhổ ra Cá diếc. đờm loãng có bọt trắng, loại đờm này rất dính thường khó nhổ ra ngoài. Bệnh nhân có thể sốt cao, lạnh run, ho nhiều, đờm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đông y điều trị viêm khí quản mạn tính

  1. Đông y điều trị viêm khí quản mạn tính Bệnh viêm khí quản mạn tính thường do người bệnh khi bị viêm khí quản cấp tính nhưng không điều trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm nên chuyển thành mạn tính. Triệu chứng chủ yếu là ho không và ho có đờm kéo dài, đôi khi kèm theo thở suyễn. Khi mới phát bệnh Cá diếc. thường nhẹ, sau khi ho thường nhổ ra đờm loãng có bọt trắng, loại đờm này rất dính thường khó nhổ ra ngoài. Bệnh nhân có thể sốt cao, lạnh run, ho nhiều, đờm nhiều quánh hoặc vàng đặc. Một số ít bệnh nhân bị nặng thường dẫn tới chứng giãn nở khí quản, bệnh tim. Đông y cho rằng bệnh này có quan hệ với thể chất và công năng tạng phủ, khi điều trị cần chú ý điều trị công năng của tỳ và thận. Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa viêm khí quản mạn tính: Bài 1: Ma hoàng 1,5g, lê 1 quả bỏ hạt đi cho ma hoàng vào, đem chưng cách thuỷ, ăn lê và uống nước, mỗi buổi tối dùng một lần. Dùng cho bệnh nhân ho nhiều, khó khạc đờm. Bài 2: Thịt dê 500g, tiểu mạch 60g, gừng sống 9g, muối vừa đủ dùng. Cách làm: Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ hầm thành cháo loãng, khi chín nêm muối vừa ăn, chia thành hai phần dùng buổi sáng sớm và chiều tối. Dùng trong 1 tháng. Bài 3: Rễ cây trà 100g, gừng 50g, mật ong đủ dùng. Cách làm: Rễ cây trà và gừng sắc lấy nước, đổ mật ong khuấy đều. Mỗi lần uống 20ml, ngày uống 2 lần. Công dụng: nhuận phổi, trừ đờm, ngăn ho. Chủ trị viêm khí quản nhánh mạn tính. Bài 4: Gừng 6g; hạnh nhân, tang bạch bì, mỗi thứ 10g; đảng sâm 30g; đại táo 7 quả; sữa bò tươi 200ml, gạo tẻ 100g. Cách làm: Ngâm hạnh nhân, bóc bỏ lớp ngoài vỏ, vớt ra để ráo, tán nhuyễn hòa vào sữa bò, lọc lấy nước. Đảng sâm, tang bạch bì, gừng, táo, sắc lấy nước, cho gạo vào nấu cháo. Khi cháo chín, đổ nước hạnh nhân vào khuấy đều. Ăn lúc
  2. bụng đói, không hạn chế số lượng. Công dụng: Thanh phế, hạ khí, chặn ho, ngăn suyễn. Chủ trị chứng ho do viêm khí quản nhánh gây ra, nặng ngực, thở mệt, nhiều đờm... Bài 5: Cá diếc sống 250g, bột trần bì 30g, đường đỏ 20g. Cách làm: Rửa sạch cá, nhét trần bì và đường đỏ vào bụng cá đem hấp cách thuỷ, ăn cả nước và cái, mỗi ngày một lần, ăn trong 3 ngày liền. Ngoài ra nếu đờm nhiều, khó khạc, có thể dùng phương pháp xông đơn giản để khử đờm: Lấy một chiếc cốc to, đổ vào một lượng nước sôi nửa cốc, người bệnh ghé mũi vào vào cốc, miệng ở bên ngoài cốc, dùng khăn mặt trùm cả đầu và cốc. Hít khí nóng vào mũi, thở khí đục bằng miệng. Mỗi lần làm khoảng 20 phút, luôn giữ cho nước nóng. Nếu ngứa họng hay ho có thể cho thêm một ít loại dầu có tinh chất bạc hà vào nước để xông. Bác sĩ Thu Vân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2