YOMEDIA
ADSENSE
DỰ ÁN CẢI TẠO & NÂNG CẤP THƯ VIỆN
577
lượt xem 237
download
lượt xem 237
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sự xuất hiện và phát triển nhanh của internet đã đẩy nhanh xu thế toàn cầu hóa kinh tế bằng con đường thương mại điện tử và đã khẳng định vị trí quan trọng của nền kinh tế tri thức, của xã hội tri thức.Đó là cơ hội không chỉ dành cho các nước giàu đã phát triển , mà là cho quốc gia.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: DỰ ÁN CẢI TẠO & NÂNG CẤP THƯ VIỆN
- DỰ ÁN CẢI TẠO & NÂNG CẤP THƯ VIỆN Địa điểm: 227 Nguyễn Văn Cừ Q.5 và Linh Trung – Thủ Đức Chủ đầu tư: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Sự xuất hiện và phát triển nhanh của Internet đã đẩy nhanh xu thế toàn cầu hóa kinh tế bằng con đường thương mại điện tử và đã khẳng định vị trí quan trọng của nền kinh tế tri thức, của xã hội tri thức. Ðó là cơ hội không chỉ dành cho các nước giàu đã phát triển, mà là cho nhiều quốc gia. Thông tin và tri thức đang nhanh chóng trở thành nguồn lực chủ đạo của các nền kinh tế phát triển. Trong nhiều ngành, tri thức đang thay thế vốn, tài nguyên và lao động với tư cách là nhân tố cạnh tranh có tính quyết định. Tri thức thấm sâu vào mọi mặt của quá trình tổ chức quản lý, từ việc thiết kế đến sản xuất sản phẩm, từ việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng đến năng lực phán đoán tìm những cơ hội mới trong kinh doanh, trong hội nhập. Công nghệ thông tin và truyền thông đã giúp thông tin và tri thức phát huy được những mặt mạnh của mình, giúp con người thâm nhập tới mọi nguồn tri thức dễ dàng và kịp thời hơn, tạo nhiều cơ hội hợp tác vượt qua giới hạn không gian và thời gian và đặc biệt về văn hóa. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ hiện nay của công nghệ thông tin (CNTT) và ảnh hưởng sâu rộng của mạng thông tin toàn cầu Internet, vai trò quản lý và cung cấp thông tin của các thư viện trong trường đại học là vô cùng quan trọng. Chủ tịch UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 93/2002/QÐ-UB ngày 14 tháng 8 năm 2002 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu ứng dụng và phát triển CNTT TP. HCM từ năm 2002 đến năm 2005. Tại mục II, điểm 1 của chương trình này, phần Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước-Chính phủ Ðiện tử có ghi rõ : "… đến cuối năm 2003, hoàn thành cơ bản việc xây dựng và kết nối các nguồn lực của những thư viện, các trung tâm thông tin tư liệu lớn tại thành phố. Tổ chức số hóa một số kho tư liệu quan trọng đã tích lũy trong nhiều năm, phục vụ yêu cầu khai thác, sử dụng thông tin thuận tiện cho việc bảo quản lâu dài các kho tư liệu qúy. Các cơ quan chủ quản những kho tư liệu có kế hoạch hoàn thiện về mặt nghiệp vụ và trình Thường trực UBND TP. HCM trong năm 2003 các dự án số hóa có kế hoạch hợp lý cho triển khai các dự án ". Nằm trong chương trình chung của Đại học Quốc gia trong việc xây dựng Thư viện điện tử trung tâm cũng như chương trình mục tiêu ứng dụng và phát triển CNTT TP. HCM từ năm 2002 đến năm 2005, dự án cải tạo và nâng cấp thư viện trường Ðại học Khoa học Tự nhiên là một dự án nhằm xây dựng hệ thống tin học hóa quản lý thông tin - thư viện nối kết với Thư viện ĐHQG như là một mô hình liên thông trong Mạng thông tin – thư viện ĐHQG, đồng thời là bước chuẩn bị liên thông trong khuôn khổ “Đề án xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu khoa học nối kết các trường đại học – cao đẳng trên địa bàn” hay “Đề án mạng thông tin các trường đại học – cao đẳng” phục vụ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo trong địa bàn do Hội đồng đại học thành phố Hồ Chí Minh đề xuất.
- 2 MỤC TIÊU DỰ ÁN Dự án cải tạo và nâng cấp Thư viện trường ĐH Khoa học Tự nhiên bao gồm: o Nâng cấp và di dời Thư viện hiện có đến tòa nhà 11 tầng có tên gọi tạm thời là nhà các Phòng Thí nghiệm Khoa Hoá (Thư viện gồm tầng 9 và tầng 10), hình thành thư viện số bao gồm Thư viện đại học, sau đại học và Phòng Tham khảo phục vụ học tập, giảng dạy cuûa giảng viên và sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên và phục vụ tham khảo cho giảng viên và sinh viên sau đại học của ĐHQG TP. HCM cũng như cán bộ nghiên cứu trên địa bàn TP. HCM. o Nâng cấp thư viện CS II ở Linh Trung nhằm tiến đến xây dựng Thư viện Đại học phục vụ sinh viên của trường ĐH Khoa học Tự nhiên và các trường thành viên, các đơn vị trực thuộc. Dự án nhằm mở rộng và quy hoạch lại cơ sở hạ tầng thiết bị hệ thống mạng thư viện, xây dựng mạng truyền thơng thư viện với quy mơ lớn và được giám sát chặt chẽ, trang bị đầy đủ các thiết bị ngoại vi cần thiết phục vụ tốt công tác nghiên cứu quản lý cũng như đáp lại nguyện vọng của đông đảo sinh viên đang mong đợi hiện nay, đưa thư viện phát triển lên một tầm cao mới, chuẩn bị tiến tới xây dựng hệ thống Mạng thông tin – thư viện Đại học Quốc gia TP.HCM và liên thông các thư viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong Liên hiệp Thư viện các Trường Đại học khu vực phía Nam, tiến tới quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Thư viện trường ĐH Khoa học Tự Nhiên được cải tạo và nâng cấp với mục đích: o Nâng hiệu quả phục vụ cao nhất trong việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy trong trường ĐH Khoa học Tự Nhiên và Ñaïi hoïc Quoác gia TP. HCM trong những năm trước mắt và lâu dài kỷ nguyên thông tin đang phát triển nhanh như vũ bão. o Thật sự là một mô hình liên thông trong Mạng thông tin – thư viện Đại học Quốc gia TP. HCM và mô hình này sẽ làm hạt nhân trong “Hệ thống thông tin hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu khoa học nối kết các trường đại học – cao đẳng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” và là động cơ thúc đẩy hệ thống thư viện trong Liên hiệp thư viện các trường đại học khu vực phía Nam và cả nước nhanh chóng phát triển.
- 3 BỐI CẢNH LÀM DỰ ÁN Với xu thế phát triển chung của toàn xã hội, thông tin đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển mọi mặt như kinh tế, khoa học và giáo dục. Quá trình chuyển giao thông tin trong môi trường giáo dục đại học đã có những bước tiến vượt bậc thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và Internet vào việc giảng dạy và học tập. Trong quá trình đó, thư viện là nơi góp phần đắc lực trong việc biến thông tin thành tri thức bằng cách liên kết các nguồn tài nguyên thông tin lại với nhau, mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi đối tượng thông qua sự hợp tác liên thông và chia sẻ nguồn lực thông tin. Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên liên kết với Thư viện ĐHQG trong Mạng Thông tin – Thư viện ĐHQG ra đời là hết sức cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn của cả nước, nơi tập trung rất nhiều trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu,… đã, đang và sẽ luôn là nơi đào tạo nhân tài, nhân lực cho phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Mỗi trường đại học – cao đẳng đều nhận thức được tầm quan trọng của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tại đơn vị cũng như góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo chung của các trường Đại học và Cao đẳng. Do đó, đầu tư để hiện đại hóa thư viện là một đòi hỏi cấp bách và thiết thực bởi đẩu tư cho thư viện cũng chính là đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 4 KHẢ NĂNG TIẾP THU DỰ ÁN Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng trên nền tảng của một Thư viện hiện đại có một quá trình phát triển gần 20 năm, với đội ngũ cán bộ thư viện giàu năng lực và kinh nghiệm nhiệt tâm yêu nghề.Về đội ngũ cán bộ của thư viện: Biên chế cơ hữu:13 trong đó trình độ trên Đại học: 01, trình trên độ Đại học:05, Cao đẳng 07. Lực lượng sinh viên tham gia bán thời gian: 39, và luơn được sự quan tâm ủng hộ về mọi mặt của ban lãnh đạo nhà trường và ĐHQG TP.HCM. Bằng quyết tâm của mình, tập thể cán bộ nhân viên thư viện tin tưởng sẽ đẩy mạnh hoạt động thư viện theo hướng phát triển Mạng Thông tin – Thư viện ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Thực hiện việc “đi tắt đón đầu” trong hoạt động thư viện, để luôn xứng đáng với lòng tin yêu của độc giả. Đội ngũ cán bộ chuyên môn của thư viện có đủ năng lực tiếp thu và vận hành dự án có hiệu quả. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM là Trường có nhiệm vụ thực hiện các nghiên cứu khoa học về các nghành khoa học cơ bản và đào tạo cán bộ khoa học có trình độ từ Cử nhân đến Tiến sĩ, hiện nay trường có 7 khoa gồm: a) Khoa Toán – Tin học b) Khoa Công nghệ thông tin
- c) Khoa Vật lý d) Khoa Hoá học e) Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học f) Khoa Địa chất g) Khoa Môi trường Với 04 Phòng thí nghiệm cấp trường: được Nhà nước đầu tư trọng điểm và hiện đại. a) PTN Công nghệ Sinh học Phân tử . b) PTN Khoa học Vật liệu Kỹ thuật cao . c) PTN Phân tích Trung tâm . d) PTN Công nghệ Phần mềm. e) Và hơn 70 Phòng Thí nghiệm ở các Khoa. Trường có 614 cán bộ công chức, trong đó: 1. Cán bộ giảng dạy: 327 2. Giáo sư: 06 3. Phó Giáo sư: 36 4. Tiến sĩ: 103 5. Thạc sĩ: 142 6. Nghiên cứu sinh: 71 7. Cao học: 910 Tổng số sinh viên hiện đang theo học các nghành là: 15.149 sinh viên trong đó: 1. Đại học chính quy: 8.697 2. Đại học tại chức: 1.977 3. Cao đẳng: 4.218 4. Văn bằng II: 237 Điều đó nói lên yêu cầu rất lớn về thư viện của độc giả.
- 5 ĐỊNH HƯỚNG CẢI TẠO VÀ NÂNG CẤP THƯ VIỆN 5.1 Hiện trạng thư viện Thư viện đang hoạt động dưới dạng Thư viện điện tử, nghĩa là có phục vụ thông tin điện tử với những tài nguyên trên mạng Internet và CD-ROM. 5.1.1 Hạ tầng cơ sở o 21 máy tính Acer Pentium III, 800 MHz, 64 MRAM o 03 máy tính Robot Pentium III, 800 MHz, 64 MRAM o 03 máy tính CMS Pentium IV, 2.4 GHz, 128 MRAM o 02 máy tính Acer Pentium IV, 2.0 GHz, 128 MRAM o 01 Server IBM Netfinity 3500, Pentium III, 650 MHz, 256 MRAM 5.1.2 Phần mềm Phần mềm quản lý thư viện iLOC của Công ty Infortech 5.1.3 Tài nguyên điện tử o 284 đĩa CD-ROM o Thư viện điện tử bao gồm 500 e-book và nhiều thông tin trên Web được thư viện lưu trữ và trình bày tại URL: www.glib.hcmuns.edu.vn 5.2 Di dời và xây dựng thư viện số tại cơ sở I - 227 Nguyễn Văn Cừ Thư viện sẽ được di dời sang toà nhà 11 tầng mới xây dựng của nhà trường, có diện tích khoảng 1.600m2 (tầng 9 và tầng 10). Các bộ phận chức năng được dự kiến như sau: 5.2.1 Tầng 9 - Thư viện Đại học o Phòng đọc Sinh viên được thiết kế hiện đại với các tiêu chuẩn về ánh sáng, diện tích thích hợp cho mỗi độc giả, bố trí khoảng 200 chổ ngồi. o Kho mở có sức chứa 60.000 bản sách, phục vụ đọc tại chỗ và mượn về nhà. o Khu vực đọc báo hàng ngày khoảng 30 chổ ngồi. o Phòng đọc trang bị 10 máy tính để tra cứu mục lục trực tuyến và sử dụng thư điện tử. o Phòng Internet chứa 60 máy tính phục vụ theo lịch đăng ký, mỗi độc giả được sử dụng tối đa 4giờ/tuần. o Thư quán, nhận cung cấp tài liệu qua mạng theo yêu cầu của khách hàng.
- 5.2.2 Tầng 10 - Thư viện Cao học o Phòng đọc Cao học và phòng Tham khảo, bố trí khoảng 40 chổ ngồi, độc giả có thể mang máy tính xách tay vào thư viện để làm việc hoặc sử dụng Internet bằng các note mạng sẵn có tại phòng. o Kho mở có 05 máy tính phục vụ tra cứu và 10.000 bản sách có nội dung chuyên sâu về khoa học tự nhiên cùng các ấn phẩm tham khảo có giá trị cao. o Phòng tạp chí, phục vụ tạp chí chuyên ngành với 25 chổ ngồi. o Phòng Multimedia được trang bị 20 máy tính phục vụ học ngoại ngữ qua mạng, xem phim hoặc học từ xa bằng CD-ROM hay các cơ sở dữ liệu trực tuyến. o Phòng nghiệp vụ và quản trị mạng Thư viện, xử lý toàn bộ tài liệu thư viện, bảo trì hệ thống mạng thư viện, xây dựng nguồn tài nguyên học tập, bổ sung tài nguyên điện tử… o Phòng chuyên đề, với trang thiết bị hiện đại về âm thanh, ánh sáng, hình ảnh nhằm phục vụ hội thảo, lớp học chuyên đề đặc biệt cho các yêu cầu trong nhà trường và thư viện, có sức chứa từ 25-30 chổ ngồi. 5.2.3 Thư viện số Thư viện số là thư viện điện tử có xây dựng và xuất bản tài nguyên điện tử. Thư viện ĐH Khoa Tự nhiên xây dựng thư viện số bao gồm việc số hóa một phần tài liệu in ấn, xây dựng sưu tập điện tử và cổng thông tin để tích hợp thông tin và sưu tập điện tử. Hệ thống Thư viện số là sự kết hợp có tổ chức các yếu tố: con người, phần cứng, phần mềm, các mạng viễn thông và các nguồn dữ liệu thành một hệ thống thực hiện các chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phát thông tin trong toàn trường.
- Phân hệ Tin học hoá nghiệp vụ thư viện truyền thống Phân hệ Các kho thông tin thư viện số Các hệ thống D a ta D a ta thông tin tác D a ta D a ta nghiệp khác D a ta Cơ sở hạ CỔNG THÔNG TIN D a ta tầng mạng của trường (Portal) Các kho thông tin thông tin D a ta D a ta D a ta Phân hệ cung cấp dịch D a ta D a ta vụ multimedia và D a ta D a ta D a ta D a ta truyền thông Phân hệ Quản trị và Hạ tầng mạng thông tin truyền tải nội dung Nội dung hệ thống tập trung vào việc phát triển hệ thống nhằm mục đích nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý nhà trường đáp ứng xu hướng phát triển của trường trong những năm tới. bao gồm các khối chức năng chính sau: o Phân hệ tin học hoá các nghiệp vụ thư viện truyền thống: Đây là phân hệ thực hiện các chức năng nghiệp vụ của thư viện truyền thống dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Phân hệ bao gồm các chức năng cơ bản như tra cứu thông tin, biên mục, biên tập thông tin, các nghiệp vụ quản lý lưu thông,... o Phân hệ thư viện số: Phân hệ thư viện số là phân hệ mới được xây dựng để quản lý thư viện trực tuyến (hay thư viện “ảo”). Chức năng của phân hệ bao gồm tạo ra các nguồn thông tin tư liệu số hoá (hay các kho thông tin số), tổ
- chức lưu trữ, truyền tải và phân phối các nguồn thông tin tư liệu số tới người sử dụng. o Phân hệ cung cấp các dịch vụ multimedia và truyền thông: Đây là phân hệ cung cấp các dịch vụ đa phương tiện như Video on Demand, Video Broadcasting, Audio on Demand,...làm nền tảng cho các phân hệ các nghiệp vụ thư viện truyền thống và thư viện số hoặc cung cấp trực tiếp tới người sử dụng. o Phân hệ quản trị và truyền tải nội dung: Thực hiện chức năng quản trị và truyền tải nội dung (dữ liệu, Video, Audio,...) tới người sử dụng trong Trung tâm Tài nguyên thông tin thư viện, người sử dụng trong toàn trường hay người sử dụng trên các hệ thống mạng ngoài kết nối với hệ thống thông tin nhà trường như hệ thống Internet hay truy nhập từ xa với hiệu quả cao nhất. o Cơ sở hạ tầng thông tin: Cơ sở hạ tầng thông tin là thành phần quan trọng của hệ thống thông tin thực hiện chức năng kết nối toàn bộ hệ thống, tạo môi trường và phương tiện hoạt động cho tất cả các phân hệ khác trong hệ thống. Cơ sở hạ tầng thông tin bao gồm hạ tầng mạng thông tin (mạng nội bộ, mạng không dây, mạng diện rộng, mạng kết nối Internet) hệ thống máy chủ, máy trạm, các trang thiết bị ngoại vi, ... o Các kho thông tin và dữ liệu: Các kho thông tin và dữ liệu thực hiện chức năng lưu trữ toàn bộ thông tin và dữ liệu tác nghiệp của hệ thống thông tin. Các kho thông tin và dữ liệu được tổ chức để đảm bảo cung cấp một nguồn thông tin an toàn, ổn định tới toàn bộ các phân hệ trên hệ thống. o Hệ thống giao tiếp với các phân hệ thông tin khác: Hệ thống giao tiếp thực hiện chức năng kết nối hệ thống thông tin trung tâm Tài nguyên thông tin-Thư viện với các phân hệ thông tin tác nghiệp khác của nhà trường trong chỉnh thể hệ thống thông tin thống nhất. o Cổng thông tin (Portal): Cổng thông tin là trung tâm hệ thống thông tin thực hiện chức năng thống nhất các nguồn tài nguyên thông tin trên hệ thống và tổ chức cung cấp thông tin tới người sử dụng đảm bảo người sử dụng có thể truy nhập và khai thác thông tin với hiệu quả cao nhất. Hệ thống Thư viện số được xây dựng hiện đại và phương thức hoạt động đáp ứng yêu cầu của trung tâm Tài nguyên Thông tin với nền tảng là một Thư viện Số và tự động hoá. Việc xây dựng Hệ thống Thư viện số là một trong các hoạt động được tập trung thực hiện của dự án và đây là cơ sở quan trọng cho một trung tâm Tài nguyên Thông tin toàn trường. 5.2.3.1 Cổng thông tin Mục tiêu của dự án là xây dựng Trung tâm tài nguyên thông tin cho toàn bộ các cán bộ và sinh viên trong toàn trường, vì vậy việc thiết kế, xây dựng hệ thống Cổng thông tin giúp cho mọi người có thể truy cập đến các nguồn thông tin trong
- Thư viện là một nội dung vô cùng quan trọng. Nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của nhà Trường, hệ thống phần mềm Cổng thông tin Đào tạo và nghiên cứu khoa học sẽ được đưa vào sử dụng để có thể cung cấp thông tin cho mọi đối tượng sử dụng một cách đầy đủ, hiệu quả và thuận tiện. Cổng thông tin (Portal) là một mô hình mới, hiện đại và hiệu quả đã được nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới ứng dụng và đưa vào vận hành. Về mặt ý tưởng, Cổng thông tin là một công cụ, hay Dịch vụ tập hợp tất cả các thông tin lại với nhau, liên kết chúng lại, và sau đó cung cấp cho một số lượng lớn người khai thác, truy cập và hình thành một cộng đồng các người sử dụng, trong đó họ sẽ khai thác, trao đổi, cập nhật thông tin,... và hình thành các nội dung cho cổng thông tin. Hơn nữa để chuyên biệt hoá theo các chủ đề của nội dung thông tin, Cổng thông tin cho phép người sử dụng có thể cá biệt hoá các nội dung quan tâm được cung cấp. Trong thực tế, Cổng thông tin, cung cấp một điểm tích hợp truy cập duy nhất tới tới tất cả các thông tin, ứng dụng và dịch vụ cho tất cả các người sử dụng trong Trường (Sinh viên, cán bộ, nghiên cứu sinh, cán bộ quản lý, các Viện nghiên cứu, các Bộ ngành có liên quan …) Và như vậy, có thể giới thiệu Cổng thông tin theo các tiêu chí đơn giản và phổ biến như sau: o Là điểm truy cập thông tin duy nhất, trong đó thỏa mãn: o Giao tiếp trên web (web based) o Được cá biệt hoá (personalization) o Được tích hợp o Hệ thống cung cấp thông tin cho mọi đối tượng khai thác cho phép, nghĩa là tất các người sử dụng của Trường: cán bộ, sinh viên, ... và các đối tượng ngoài trường như: cựu sinh viên, các Viện, bộ Ngành có liên quan. Nhằm phục vụ định hướng của Trrường, Cổng thông tin Thư viện số sẽ chủ yếu được xây dựng phục vụ công tác đào tạo, giảng dạy. Các hệ thống khác cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tích hợp với hệ thống Công thông tin như: Các dịch vụ thư viện số, Hệ thống tài chính, quản lý nghiên cứu, quản lý đào tạo, quản lý vật tư… Với mục tiêu xây dựng Cổng thông tin là là đầu mối thông tin của mọi hệ thống thông tin trong nhà trường, loại bỏ các tình trạng thắt cổ chai về thông tin, không chuẩn hoá và không chia sẻ và công tác trong việc phổ biến thông tin. Hệ thống phải đảm bảo được các tính năng cơ bản sau đây: o Điểm truy cập duy nhất tới mọi thông tin (Single Sign on và Single Page View): Hệ thống cho phép xem thông tin từ nhiều hệ thống khác nhau, dưói nhiều định dạng khác nhau, về bản chất tất cả được thể hiện trên một trang hiển thị duy nhất, một màn hình duy nhất cho tất cả những thông tin phục vụ công việc trong Trường đại học. Điều này giúp giảm đáng kể việc định hướng nhân lực và đào tạo nhân lực cũng như tiết kiệm được thời
- gian cho giáo viên - sinh viên có thể theo dõi và cập nhật nhiều hệ thống thông qua một trang hiển thị duy nhất. o Tìm kiếm và tổ chức phân loại nội dung thông tin: Là một phần cơ bản trong việc thực hiện cổng thông tin, cho phép người sử dụng tìm kiếm, trình duyệt, phân loại và quản lý các thể loại thông tin khác nhau, hay cơ cấu lại dữ liệu. Nội dung bao gồm tất cả mọi thứ từ tài liệu, văn bản tới những bảng tính hay những nọi dung trong cơ sở dữ liệu… Điều tạo nên tính năng đặc biệt của cổng là nó tổ chức các thông tin theo một hệ thống logíc các hạng mục. Cũng tương tự như vậy, những công cụ tìm kiếm hệ thống có thể tìm kiếm mọi thứ thông tin trong hệ thống, đơn giản hoá việc tìm kiếm và khả năng tìm kiếm cá nhân. o Cá nhân hoá, Thông tin được cung cấp theo các yêu cầu đặc thù: Khả năng cá nhân hoá cổng thông tin có thể xuất hiện tại nhiều mức. Mỗi cá nhân sử dụng có thể được cài đặt từng chức năng của cổng thông tin mà họ sử dụng. Một cộng đồng, hoặc một nhóm người sử dụng có thể có các cấp độ cài đặt và những cấp độ cài đặt đó có thể được thiết lập tới cấp độ tổ chức. o Hình thành các chuyên gia trong hệ thống: Bên cạnh việc hỗ trợ người sử dụng định vị thông tin quan trọng đối với họ, một cổng thông tin còn rất hữu ích trong việc tìm kiếm “những chuyên gia” trong tổ chức. Điều này mở rộng khái niệm về tri thức trong trường đại học sẽ bao gồm cả con người và những từ kỹ năng của họ. Trong một số trường hợp, những chế độ kỹ năng này là để chỉ chức năng công việc của họ và thể loại thông tin mà họ thường xuyên xử lý và từ đó họ chính là nguồn cung cáp các nội dung thông tin cho cổng. o Báo cáo, hỗ trợ quản lý điều hành: Các các bộ lãnh đạo có thể yêu cầu tới nhiều cơ sở dữ liệu và lấy ra những báo cáo quan trọng. Cổng thông tin cho phép lãnh đạo nhà trường có được danh mục mới nhất những báo cáo quan trọng đối với họ ngay trên trang chủ của họ. Từng người sử dụng có những báo cáo cá nhân riêng. Chức năng này tạo khiến cho giải pháp về cổng thông tin trở thành một hệ thống điều hành thông tin lý tưởng mà mọi người quản lý đều có thể sử dụng được. Một Cổng thông tin, bằng cách chú trọng vào những gì mà người sử dụng cần và muốn xem, có thể giúp người sử dụng truy suất đến những thông tin được lưu trữ trong CSDL hoặc trong datawarehouse một cách hiệu quả nhất. o Xuất bản thông tin và quản lý nội dung thông tin: Cổng thông tin cho phép thực hiện chính sách về quản lý tri thức và quản lý các nội dung của tổ chức, cho phép các thành viên trong cộng đồng người sử dụng khai thác tri thức của từng thành viên. Thực hiện bằng cách đóng góp tri thức vào trong cổng thông tin, và thông qua việc liên kết các workflow để phê duyệt phù hợp, cho phép tổ chức “phân phối” công việc quản lý nội dung trong cổng thông tin và trong nội bộ trường đại học.
- o Làm việc cộng tác: Một giải pháp Cổng thông tin có thể là một công cụ tổng hợp rất mạnh. Các chức năng tổng hợp bao gồm các tính năng nhập vào hệ thống thông điệp tức thời, cung cấp công cụ quản lý văn bản, team workspace và diễn đàn thảo luận. Với tính chất là điểm bắt đầu đối với những người sử dụng cổng thông tin cũng có các tính năng tập trung cộng đồng, ví dụ như thảo luận theo mạch, danh mục công tác... o Các tính năng đặc thù: Hầu hết các cổng thông tin đều có cơ chế tạo ra các khối chức năng được xây dựng theo yêu cầu riêng của mình. Điểm chính của cơ chế này chính là mỗi tổ chức có thể tạo cho mình các module riêng, nhập vào trong nguồn dữ liệu riêng của họ và xuất hiện như một bộ phận liên kết của cổng thông tin của nhà trường với đầy đủ tính năng bảo mật, cá nhân, và nội dung được quản lý của nó. 5.2.3.2 Dịch vụ Thư viện Số Nguồn tài nguyên của Thư viện gồm hai thành phần chính là (1) các tài liệu truyền thống như sách, báo tạp chí các loại và (2) các loại tài liệu số. Hiện tại các hoạt động thư viện truyền thống còn thủ công và lạc hậu. Các nguồn tài liệu Số đã có và các hoạt động khác của nhà trường hiện chưa được quản lý thông nhất và chưa thể đưa ra truy cập và khai thác chung cho giáo viên và học viên toàn trường. Do đó trong dự án này nhà trường xác định việc đầu tư thiết lập và ứng dụng phần mềm quản trị Thư viện Số là một hạng mục quan trọng nhất để nâng cao khả năng đào tạo và nghiên cứu của nhà trường. Phần mềm Thư viện Số gồm hai thành phần cơ bản là o Quản trị Thư viện truyền thống o Quản trị Thư viện Số
- Nhãm bæ sung Nhãm biªn Nhãm qu¶n lý Nhãm qu¶n lý Nhãm qu¶n lý môc l−u th«ng XBP nhiÒu kú kho Nhãm qu¶n lý Nhãm qu¶n trÞ Xử lý TL Số hÖ thèng Nhãm t¸c nghiÖp HÖ thèng h¹ tÇng th«ng tin Nhãm Cổng Thông tin ng−êi sö dông Nhãm tra cøu Nhãm khai Nhãm truy th¸c nhËp tõ xa multimedia M« h×nh chøc n¨ng hÖ thèng th− viÖn ®iÖn tö 5.2.3.2.1 Yêu cầu chung o Phân hệ quản trị thư viện truyền thống • Phải là giải pháp tổng thể về quản lý thư viện hiện đại. Phần mềm phải cung cấp các chức năng nghiệp vụ như bổ sung, lưu chiểu, biên mục, lưu thông, quản lý ấn phẩm định kỳ, tra cứu và lưu thông trực tuyến, quản lý kho tài liệu, quản lý bảo quản. Ngoài ra phần mềm còn phải cung cấp các chức năng quản lý như quản lý luồng công việc, phân quyền bảo mật, theo dõi hoạt động, v.v. • Đáp ứng các tiêu chuẩn Việt nam và Quốc tế về hoạt động thư viện. Có khả năng quản lý và mô tả nhiều loại tài liệu: sách, báo, tạp chí, tài liệu nghe nhìn, địa chí.... theo đúng chuẩn MARC21; hỗ trợ công tác biên mục theo các tiêu chuẩn và quy tắc mô tả thư mục khác nhau như ISBD, AACR2, TCVN 4734-89; hỗ trợ song song các khung phân loại hiện có ở Việt Nam như: DDC, UDC, BBK, LCC, NLM. Tra cứu liên thư viện theo chuẩn Z39.50
- • Có kiến trúc phần mềm tốt, đảm bảo khả năng mở rộng về lâu dài. • Tích hợp dữ liệu số. • Hỗ trợ tiếng Việt và đa ngôn ngữ (unicode) • Hỗ trợ các chuẩn mã vạch • Có khả năng liên thông với các thư viện trong hệ thống thư viện công cộng và các thư viện khác. Mượn liên thư viện theo chuẩn ISO10160, ISO10161, IPIG2. o Phân hệ Thư viện Số • Biên mục theo chuẩn Dublin Core : Nguyên tắc chung của việc biên mục dữ liệu số là xây dựng các bộ nhãn trường cá biệt cho mỗi loại tài liệu cần số hoá. Các nhãn trường này tuân theo các thành phần do tổ chức Sáng kiến siêu dữ liệu Dublin Core (DCMI) qui định. http://dublincore.org/documents/1999/07/02/dces/ http://dublincore.org/documents/2001/10/26/dcmi-namespace/ • Tuân theo chuẩn RDF (Resource Description Framework) của W3C • Các bản ghi thư mục mô tả các nguồn tư liệu số hoá có thể được thể hiện dưới nhiều khuôn dạng khác nhau: MARC21, CDS/ISIS. Ngoài ra, các bản ghi này có thể thể hiện dưới dạng các file XML, tuân theo Resource Description Framework (RDF) do tổ chức W3C khuyến cáo. 5.2.3.2.2 Chức năng phần mềm quản trị thư viện truyền thống Mô hình chức năng hệ thống thư viện điện tử sẽ bao gồm toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở thông tin cũng như đầy đủ những ứng dụng nghiệp vụ thư viện hiện đại. Trong điều kiện thực tế của Việt Nam, mô hình thư viện điện tử dựa trên ứng dụng tác nghiệp thư viện như sau: o Nhóm tác nghiệp • Quản lý bổ sung • Quản lý biên mục • Quản lý lưu thông • Quản lý xuất bản phẩm nhiều kỳ • Quản lý kho • Liên thông • Nhóm quản lý chương trình và quản trị hệ thống o Nhóm người sử dụng
- • Người sử dụng của thư viện bao gồm người sử dụng tra cứu, người sử dụng tra cứu Multi-media, người sử dụng qua kết nối mạng Internet hoặc truy cập từ xa. Người sử dụng cần phải được thoả mãn các yêu cầu như: cho phép tra cứu trực tuyến mọi thông tin của hệ thống qua mạng nội bộ cũng như qua mạng internet; khai thác thông tin từ các CSDL trực tuyến trên mạng qua Z39.50; có mức tìm kiếm đơn giản và nâng cao; tìm kiếm chính xác và nhanh chóng; cung cấp tích hợp các dịch vụ bạn đọc trực tuyến khác và có nhiều bộ từ điển dựng sẵn nhằm giúp bạn đọc dễ dàng tra cứu thông tin. 5.2.3.2.3 Phần mềm Trước kia, các tài liệu của thư viện đều được lưu dưới dạng giấy tờ, bản vẽ. Các định dạng đó có nhiều hạn chế như lưu trữ cần nhiều không gian, không chia sẻ được, dễ hỏng, mất,.. Với sự phát triển của các ngành điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin, ngày nay các tư liệu lưu dưới dạng số (các file tài liệu, hình ảnh, âm thanh,..) ngày càng trở nên phổ biến. Tư liệu số có nhiều ưu điểm so với tư liệu truyền thống, chiếm ít không gian, dễ dàng chia sẻ, tra cứu tìm kiếm nhanh chóng, có thể khai thác không hạn chế thời gian, không gian... Để có thể quản lý và khai thác các tư liệu đó, thư viện cần có hệ thống thông tin đồng bộ, có khả năng xử lý và kiểm soát các tài liệu số. o Kiến trúc: Mô hình Thư viện Số được thể hiện qua sơ đồ sau: o Các cấu thành chính gồm có • OPAC: Cung cấp giao diện cho người dùng, qua đó truy cập đến các chức năng của hệ thống thư viện số như tra cứu, xem tài liệu, .. • Library Server: Tích hợp với hệ thống thư viện điện tử, module này cung cấp các giao diện để truy cập thông tin bạn đọc, bản ghi biên mục,...
- • Object Server: Object Server là nơi lưu trữ và cung cấp nội dung tư liệu. • Authority Control: Có chức năng xác thực, kiểm soát và ghi nhận các truy cập hệ thống. Từ đó có thể đưa ra các báo cáo thống kê, thu phí,.. o Tính năng chính • Thu thập và bổ sung các tư liệu: Thư viện Số cung cấp quy trình số hóa và xử lý các dạng tài liệu khác nhau như Văn bản, Hình ảnh, Âm thanh, Video, File khác,.. • Lưu trữ: Hệ thống Thư viện Số cho phép lưu trữ các tư liệu thuộc nhiều dạng khác nhau: văn bản, hình ảnh, âm thanh, • Tự động xác định các thuộc tính số đặc trưng của tài liệu: Thư viện Số hỗ trợ tính năng tự động xác định các thuộc tính số của tư liệu (ví dụ kích thước ảnh, thời lượng đoạn âm thanh, ...), giảm thao tác và đơn giản hóa công việc cho người sử dụng. • Biên mục theo chuẩn: Nguyên tắc chung của việc biên mục dữ liệu số là xây dựng các bộ nhãn trường cá biệt cho mỗi loại tài liệu cần số hoá. Các nhãn trường này tuân theo các thành phần do tổ chức Sáng kiến siêu dữ liệu Dublin Core (DCMI) qui định. Tuân theo chuẩn RDF (Resource Description Framework) của W3C. Các bản ghi thư mục mô tả các nguồn tư liệu số hoá có thể được thể hiện dưới nhiều khuôn dạng khác nhau: MARC21, CDS/ISIS. Ngoài ra, các bản ghi này có thể thể hiện dưới dạng các file XML, tuân theo Resource Description Framework (RDF) do tổ chức W3C khuyến cáo. (xem thêm phần Các thuật ngữ) • Tra cứu Tìm kiếm: Hệ thống cho phép tìm kiếm theo tổ hợp các thông tin mô tả đồng thời với các thuộc tính số.Ví dụ: Với các text, file, hệ thống có khả năng đánh chỉ mục tất cả các dạng file thông dụng (text, html, xml, word, excel, pdf,..) và cung cấp khả năng tìm kiếm toàn văn Với hình ảnh, hệ thống Thư viện Số cho phép người dùng tìm kiếm các thuộc tính số của ảnh: kích thước, định dạng, độ lớn. Hơn nữa, Thư viện Số còn cung cấp khả năng tìm kiếm theo nội dung (content search) dựa trên các thông tin về phân bố màu sắc, bố cục, nền ảnh. Người dùng có thể tìm kiếm các tư liệu âm thanh theo độ dài, mô tả, định dạng, số kênh.. • Quản lý quyền truy cập, kiểm soát truy cập, Nhật ký truy cập
- Thư viện Số sử dụng chung hệ thống người dùng của phân hệ quản trị Thư viện truyền thống, cho phép quản lý tập trung, mỗi người dùng chỉ có một tài khoản. Quyền truy cập được xác định trên nhóm tài liệu hoặc từng tài liệu. Quyền có thể gán cho nhóm người dùng hoặc từng người dùng Các truy cập đều được ghi lại trong nhật ký hệ thống. Từ đó dễ dàng cung cấp các chức năng báo cáo thống kê hoặc tính phí. 5.2.3.2.4 Phát triển các dịch vụ cung cấp thông tin Trên cơ sở hạ tầng hiện đại và các phần mềm ứng dụng Thư viện sẽ hình thành các dịch vụ cung cấp thông tin, bao gồm: o Dịch vụ cung cấp thông tin tư liệu tại chỗ dưới dạng kho mở: hầu hết các kho tư liệu của Thư viện phục vụ dưới hình thức kho mở (Phòng đọc tự chọn). o Dịch vụ cung cấp các bài báo và tạp chí khoa học tóm tắt. o Dịch vụ khai thác cấp thông tin tư liệu trên mạng Intranet (mục lục online, tra cứu, tìm kiếm...) o Dịch vụ cung cấp thông tin khai thác từ Internet (mạng quốc gia và quốc tế), dịch vụ Internet, e-mails... o Dịch vụ cung cấp các tài liệu từ những thư viện khác trong chương trình mượn liên thư viện. o Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu và thông tin. o Tất cả các dịch vụ của Thư viện được tổ chức theo phương thức tự động hoá. Chú trọng việc cung cấp thông tin thông qua hệ thống mạng để người sử dụng có thể truy cập từ xa 5.2.4 Thiết bị an toàn sách và thông tin điện tử Một trong những vấn đề mà thư viện quan tâm hiện nay là an toàn sách và tài liệu trong thư viên, hạn chế thấp nhất sự thất thoát vốn tài liệu. Cùng với đội ngũ thủ thư và các biện pháp bảo vệ truyền thống khác đã được sử dụng nhưng tình trạng không an toàn vẫn xảy ra. Do đó, một biện pháp hữu hiệu mà hầu hết các thư viện hiện đại trên thế giới đều sử dụng đó là ứng dụng Hệ thống an toàn sách trong thư viện, nó góp phần giảm thiểu tối đa khả năng thất thoát tài liệu trong thư viện. Sau khi tìm hiểu tình hình sử dụng hệ thống an toàn sách của một số thư viện trong và ngoài nước, cùng với yêu cầu mở rộng quy mô phục vụ, Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên sẽ trang bị Hệ Thống an toàn sách trong thư viện
- 5.3 Nâng cấp thư viện CS Linh Trung Thư viện được xây dựng trên diện tích mở rộng thêm khoảng 600m2 bao gồm: o Kho mở với sức chứa khoảng 40.000 cuốn sách và 70 loại báo - tạp chí các loại (trong đó có 50% báo-tạp chí chuyên ngành được lưu trữ sử dụng lâu dài). o Phòng đọc giáo viên 40 chổ ngồi và Phòng sinh viên 200 chổ ngồi được trang bị 40 máy tính phục vụ tra cứu và truy cập Internet, phục vụ theo quan điểm kho mở, đưa hệ thống Barcode (mã vạch) vào công tác mượn-trả tài liệu tự động. o Trang bị hệ thống bảo vệ tự động. Trên cơ sở các thiết bị đã có sẵn tại thư viện hiện nay, trước mắt thư viện chủ trương mua sắm trang thiết bị hiện đại và thiết yếu, tăng cường bổ sung thêm tài liệu phù hợp với chương trình đào tạo của Cơ sở Linh Trung. o Về máy móc thiết bị: bao gồm các loại máy móc phục vụ cho công tác tra cứu tài liệu và truy cập thông tin; các máy móc thiết bị quản lý hoạt động thư viện và một số trang thiết bị phụ trợ khác o Về tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy, bao gồm các tài liệu về khoa học cơ bản & các loại tài liệu tham khảo, tra cứu. Xây dựng hệ thống mạng Intranet cho Thư viện Cơ Sở Linh Trung theo mô hình mạng Thư viện ÐH Khoa học Tự nhiên được xây dựng chuẩn TCP/IP tạo thành hệ thống Server song song theo chế độ đồng bộ dữ liệu để phục vụ tra cứu thông tin chung của hai CSDL thư viện, sử dụng hệ điều hành mạng LINUX có khả năng kết nối với mạng Internet và các mạng Intranet khác, khai thác được tất cả các dịch vụ thông tin trên mạng như : Truy cập và khai thác Internet, Email. FTP, … cũng như tra cứu tư liệu trong CSDL của thư viện. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu thư viện có thể lưu trữ 1.000.000 biểu ghi. Dùng hệ quản trị SQL Server và được truy xuất trên tất cả các trình duyệt Web độc giả có thể tra cứu tại thư viện hoặc tra cứu tại nhà thông qua mạng Internet.
- 6 KẾ HOẠCH VÀ KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 6.1 GIAI ĐOẠN 1: TRIỂN KHAI TẠI CƠ SỞ 227 NGUYỄN VĂN CỪ 6.1.1 Thiết bị an toàn sách và thông tin điện tử 6.1.1.1 Trang bị cho tầng 9 - Thư viện Ðại học STT Nội dung Đơn Số Thành tiền Công dụng giá lượng (USD) 1 Cổng kiểm soát sách 2,140 3 6,420 Nhằm kiểm soát phát bằng từ EM Ellipse hiện độc giả mang tài antennas 2020 liệu ra khỏi thư viện khi chưa được phép của thư viện (chưa khử từ) 2 Bộ điều khiển xử lý tín 1,926 1 1,926 Điều khiển lập trình cho hiệu EM Digital cổng kiểm soát nhận tín Controller hiệu từ cổng kiểm soát, xử lý tín hiệu và phát tín hiệu điều khiển cho cổng kiểm soát. 3 Máy ghi và khử từ DA- 2,461 1 2,461 Đặt ở quầy thủ thư để 926 Deactivator and khử từ hoặc kích hoạt từ Reactivator tính cho sách, tạp chí Tổng cộng 10,807 Tổng cộng (VNĐ) (1 USD = 15,484 VNĐ) 167,335,588 6.1.1.2 Trang bị cho tầng 10 - Thư viện Cao học STT Nội dung Đơn Số Thành tiền Công dụng giá lượng (USD) 1 Cổng kiểm soát sách 2,140 2 4,280 Nhằm kiểm soát phát bằng từ EM Ellipse hiện độc giả mang tài antennas 2020 liệu ra khỏi thư viện khi chưa được phép của thư viện (chưa khử từ) 2 Bộ điều khiển xử lý tín 1,926 1 1,926 Điều khiển lập trình cho hiệu EM Digital cổng kiểm soát nhận tín Controller hiệu từ cổng kiểm soát, xử lý tín hiệu và phát tín hiệu điều khiển cho cổng kiểm soát. 3 Máy ghi và khử từ cho 535 1 535 Đặt ở quầy thủ thư để CD khử từ hoặc kích hoạt từ tính cho CD, Video, floppy disk, … Tổng cộng 6,741 Tổng cộng (VNĐ) (1 USD = 15,484 VNĐ) 104,377,644
- 6.1.1.3 Trang bị cho phòng nghiệp vụ STT Hạng mục Đơn Số Thành tiền Công dụng giá lượng (USD) 1 Máy ghi khử từ DA-926 2,461 1 2,461 Đặt ở phòng nghiệp vụ Deactivator and nhằm xử lý từ trước khi Reactivator chuyển sách, tạp chí cho bộ phận phục vụ. 2 Máy ghi & khử từ cầm 513.60 1 513.60 Cho phép nhân viên thư tay A-928 Hand Held viện ghi từ và kiểm tra Reactivator từ tính ngay tại các kho sách. 3 Máy kiểm kê sách cầm 1,498 2 2,996 Dùng để kiểm kê sách tại tay FANCOL-310 giá sách trong kho thư viện phát hiện những sách không có trong kho. 4 Tem từ sách & tạp chí 135.89 50 6,794.50 Dùng đặt trong sách và DSA-125mm/1000tags tạp chí, giúp cổng từ phát hiện độc giả mang sách ra ngoài mà chưa qua khâu khử từ tại quầy thủ thư. 5 Tem từ cho dĩa CD / 100 63.13 10 631.30 Dùng đặt trong CD, VCD counts giúp cổng từ phát hiện độc giả mang sách ra ngoài mà chưa qua khâu khử từ tại quầy thủ thư. 6 Chi phí thi công, dây 535 2 1,070 điện, dây cáp Tổng cộng 14,466.40 Tổng cộng (VNĐ) (1 USD = 15,484 VNĐ) 223,997,737 6.1.1.4 Tổng cộng STT Hạng mục Thành tiền (VNĐ) 1 Trang bị cho tầng 9 - Thư viện Ðại học 167,335,588 2 Trang bị cho tầng 10 - Thư viện Cao học 104,377,644 3 Trang bị cho phòng nghiệp vụ 223,997,737 Tổng cộng (VNĐ) 495,710,969 6.1.2 Ðồ gỗ 6.1.2.1 Trang bị cho tầng 9 - Thư viện Ðại học STT Hạng mục Đơn giá Số lượng Thành tiền (VNĐ) 1 Tủ gởi cặp sách độc giả (120cm x 45cm x 2,500,000 10 25,000,000 200cm)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn