intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự án FDI và vấn đề bảo vệ môi trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể thấy, kể từ sau khi mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là từ sau khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng lên. Với việc các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương của Việt Nam được ký kết và thực hiện, Việt Nam sẽ ngày càng thu hút được nhiều vốn FDI hơn nữa. FDI mang đến Việt Nam công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo thêm nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, qua đó góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực trong nước, thúc đẩy tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự án FDI và vấn đề bảo vệ môi trường

  1. DỰ ÁN FDI VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ThS. Trần Xuân Huy Trường Đại học Kinh tế kĩ thuật công nghiệp Tóm tắt Có thể thấy, kể từ sau khi mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là từ sau khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng lên. Với việc các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương của Việt Nam được ký kết và thực hiện, Việt Nam sẽ ngày càng thu hút được nhiều vốn FDI hơn nữa. FDI mang đến Việt Nam công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo thêm nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, qua đó góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực trong nước, thúc đẩy tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng bên cạnh những đóng góp tích cực đó, thì FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của dân cư. Tác động tiêu cực lớn nhất từ FDI mà vẫn đang là nỗi lo của các ban ngành trung ương và địa phương hiện nay đó chính là ô nhiễm môi trường do chất thải độc hại từ các nhà máy công nghiệp.Vì vậy mà vấn đề cấp thiết bây giờ là cần phải có những giải pháp để nhằm thu hút được lượng vốn FDI thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cao nhưng vẫn phải đảm bảo sự ổn định xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững. Từ khóa: Vốn FDI, Xả thải, Ô nhiễm môi trường, Phát triển bền vững… I. BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LÀ YÊU CẦU CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Khái niệm “phát triển bền vững” được hiểu là một sự phát triển bảo đảm tăng trưởng kinh tế trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên kết hợp với bảo vệ môi trường sống nhằm vừa có thể thoả mãn được nhu cầu của thế hệ hôm nay, vừa không làm ảnh hưởng đến điều kiện thoả mãn nhu cầu và môi trường sống của các thế hệ mai sau. Thực chất của sự phát triển bền vững là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo đảm sự công bằng giữa các thế hệ trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, phát triển bền vững là sự phát triển trong đó bảo đảm kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường. Tài nguyên, môi trường hiện cũng đang là những vấn đề “nóng”, trở thành một trong những mối quan tâm đặc biệt của xã hội. Biểu hiện của nhóm vấn đề này tập trung ở một số khía cạnh sau: một là, sự cạn kiệt tài nguyên. Các dạng tài nguyên thiên nhiên của nước ta tiếp tục bị suy giảm, cạn kiệt cả về số lượng lẫn chất lượng. Tình trạng rừng bị tàn phá, kể cả rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm khai thác gỗ hoặc lấy đất canh tác… vẫn chưa được ngăn chặn triệt để; rừng trồng mới vừa cần nhiều kinh phí, vừa phải có thời gian, hơn nữa lại giá trị kinh tế cũng như đa dạng sinh học lại không thế sánh bằng rừng tự nhiên. Quỹ đất nông nghiệp cũng đang 186
  2. ngày càng suy giảm do tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng. Tình trạng quy hoạch treo, bỏ hoang hoá làm lãng phí tài nguyên đất đai, trong khi nông dân thiếu đất canh tác. Đó là chưa nói đến những hệ quả trước mắt và lâu dài do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo các nhà khoa học, Việt Nam hiện là một trong những nước chịu tác động trực tiếp của biến sự biến đổi khí hậu (trong 40 - 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam đã tăng lên từ 0,5 - 0,7 độ C, mực nước biển dâng cao 20 cm. Nước biển dâng sẽ tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế, trước hết là nông nghiệp. Hiện nay, nước ta vẫn có tới 75 % dân số sống và lao động trên vùng đất nông nghiệp. Các nhà khoa học đưa ra cảnh báo rằng, nếu vùng đất nông nghiệp này bị ngập do ảnh hưởng từ sự biến đổi khi hậu sẽ tác động đến 15% dân số tương đương với 12 - 15 triệu người. Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng cuộc sống của nhiều con người sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nước sạch hiện cũng đang là một vấn đề cấp thiết ngay tại các đô thị - nơi được xem là có trình độ phát triển cao hơn, chứ chưa nói đến các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường đã lên tới mức báo động. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam hiện có 110 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó chỉ gần 1/3 có hệ thống phù hợp để xử lý nước thảỉ và chất thải độc hại khác. Nhìn chung, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai do chất thải các loại từ hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của con người đã tới mức báo động. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô khác nhau của các dịch, bệnh đe doạ trực tiếp sức khoẻ nói riêng và chất lượng sống nói chung của con người trong những năm gần đây. Việc di dời các đơn vị sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư là cần thiết; tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế, không căn bản và triệt để. Vấn đề là ở chỗ, nếu không đổi mới và tích cực trang bị công nghệ hiện đại, sạch, đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp xử lý chất thải, thực hiện nghiêm túc các cam kết về bảo vệ môi trường thì các đơn vị sản xuất, dù đặt ở đâu cũng vẫn gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Việc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không thực hiện nghiêm quy trình xử lý chất thải đã gây nên mâu thuẫn giữa người dân các vùng lân cận với doanh nghiệp, vừa làm gián đoạn hoạt động sản xuất vừa ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Còn bao nhiêu doanh nghiệp như Công ty VÊdan đang hàng ngày hàng giờ tàn phá môi trường vì mục đích lợi nhuận kinh tế thuần túy của mình, sẽ còn bao nhiêu con sông chết như sông Thị Vải, sông Tô Lịch, sông Nhuệ? Con người sẽ vô cùng cơ cực nếu đói nghèo luôn rình rập, nhưng ngay cả khi có cuộc sống vật chất đủ đầy mà môi trường sống không an toàn thì cũng không thể nói là có chất lượng sống cao. Điều này một phần là do trong điều kiện kinh tế thị trường và do sự tác động của nhiều yếu tố, vẫn có không ít địa phương, ngành và đơn vị sản xuất kinh doanh (cả tập thể lẫn tư nhân) tiếp tục theo đuổi tăng trưởng kinh tế, gia tăng lợi nhuận bằng mọi giá, kể cả ngấm ngầm vi phạm hoặc lợi dụng những kẽ hở pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là luật bảo vệ môi trường. Hiện 187
  3. tượng này tác các doanh nghiệp FDI xảy ra rất nhiều với ví dụ điển hình là công ty bột ngọt Vêdan. Ngay một số địa phương cũng xem nhẹ yêu cầu này nhằm mục đích thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn. Do vậy, cần tiếp thực hiện giải quyết được bài toán thu hút FDI nhưng vẫn đảm bảo môi trường sống cho người dân và các thệ hệ mai sau. II. DOANH NGHIỆP FDI GÂY HẬU QUẢ MÔI TRƢỜNG NGHIÊM TRỌNG Thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, đến nay khu vực kinh tế FDI đã trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, FDI cũng đã bộc lộ một số những hạn chế, trong đó có vấn đề về ô nhiễm môi trường. Sự việc Công ty Vedan phá hoại môi trường Việt Nam suốt 14 năm được lấy làm ví dụ điển hình để phân tích về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Việc xả thải không qua xử lý xuống sông Thị Vải, việc trốn nộp phí môi trường suốt nhiều năm của Vedan được cho là một cách tiết kiệm để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường. Tiếp sau vụ Vedan, cơ quan chức năng của Việt Nam lại phát hiện thêm một Vedan thứ 2 đó là Miwon – sản xuất bột ngọt tại Việt Trì (Phú Thọ), mỗi ngày xả tới 900 m3 nước thải chưa xử lý ra sông Hồng. Và gần đây nhất, đường ống xả thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh thuộc Tập đoàn Formosa (Đài Loan) với công suất xả thải 12.000m3/1 ngày đêm chứa độc tố phê-non, xy-a- nua,… kết hợp hy-đrô-xít sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel) quá tiêu chuẩn cho phép đã làm khoảng 80 tấn hải sản chết hàng loạt dọc bờ biển 4 tỉnh Bắc miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thiệt hại to lớn về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống, tư tưởng của nhân dân, gây bức xúc dư luận và nhận được sự quan tâm lớn của tất cả người dân. Tuy nhiên, không chỉ có Vedan, Miwon, Formosa mà ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp bị phát hiện đang ngấm ngầm phá hủy môi trường. Hoặc như nhiều phương tiện thông tin đại chúng phản ánh: Ngày 10/5/2016, đoàn công tác liên ngành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phải niêm phong xưởng nhuộm của Công ty TNHH Mei Sheng Textiles Việt Nam. Dù không được cấp phép nhưng công ty tự ý làm phân xưởng nhuộm công suất 1.100 tấn/năm; tự ý khoan 26 giếng khoan; khai thác trái phép mỗi ngày hơn 2.700 m3 nước ngầm và xả thải trái phép. Đáng chú ý, đây là lần niêm phong thứ 7 đối với công ty này từ khi được cấp phép hoạt động. Có thể nói nơi nào tập trung càng nhiều khu công nghiệp thì nơi đó môi trường càng bị ô nhiễm nặng. Và đây chỉ là một vài dự án FDI bị phát triền trong rất nhiều dự án đang gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Nguyên nhân được xác định là do: Một là, như đã đề cập ở trên một số doanh nghiệp FDI đã gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm biến đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội trên địa bàn và gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Người ta đã đề cập rất nhiều về FDI “chưa sạch” tại Việt Nam liên quan đến vấn đề xử lý nước thải, các khu công nghiệp mở rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của các động vật hoang dã, thực vật đã bị xáo trộn, phá hủy, ảnh 188
  4. hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thuỷ sản, biến đổi khí hậu và gia tăng ô nhiễm các lưu vực sông… Hai là, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam về cơ bản có trình độ công nghệ sản xuất trung bình, tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên, lượng phát thải lớn. Tính đến năm 2017, dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đến từ các nước phát triển, có nền khoa học công nghệ hiện đại như: Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Mỹ, Canada, Nga… còn khá khiêm tốn mà chủ yếu đến từ châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc… Ngoại trừ các đối tác đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, còn lại về cơ bản có trình độ công nghệ trung bình, hàm lượng công nghệ cao còn rất ít, hiệu quả thấp, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, ít công nghệ nguồn; nguồn vốn FDI chỉ tập trung ở ngành chế biến, chế tạo, dịch vụ, sử dụng nhiều lao động, vốn lớn nhưng mức độ lan toả công nghệ thấp. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, tính đến năm 2017, chỉ 5% doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam có công nghệ cao, 80% có công nghệ trung bình, còn lại 14% là sử dụng công nghệ thấp, thậm chí có dây chuyền công nghệ xuất hiện từ những năm 70, 80 của thế kỷ XX; từ năm 2011-2015, dòng vốn FDI tập trung nhiều nhất là lĩnh vực: dệt may, hóa chất, điện tử, giấy, gang thép – tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, lĩnh vực cấp nước, xử lý nước thải chỉ có 28/16.000 dự án FDI, bằng 0,2% và chiếm 0,36% tổng vốn đăng ký (710 triệu USD). Ba là, năng lực thể chế của Việt Nam trong việc thực hiện có hiệu quả các khía cạnh pháp luật về môi trường còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những quy định đã được giới thiệu gần đây (ví dụ như đánh giá tác động môi trường và giám sát sau đánh giá tác động môi trường). Bốn là, doanh nghiệp FDI thiếu kênh chính thống tiếp cận quy định về môi trường. Chính quyền địa phương bị động trong cung cấp thông tin chính sách trong khi văn bản pháp luật quy định về môi trường phức tạp, chồng chéo, thay đổi quá nhanh làm đội chi phí tuân thủ của doanh nghiệp. Năm là, quy định về môi trường của Việt Nam áp dụng chuẩn của các nước phát triển, song việc thẩm định chỉ mang tính hình thức, tập trung nhiều vào khâu tiền kiểm, dẫn đến nhiều dự án khi triển khai đã vi phạm nghiêm trọng quy định về môi trường, gây tác động lâu dài tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái khu vực. Không ít dự án nhập khẩu máy móc, thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường không được phát hiện kịp thời. Có chiều hướng dịch chuyển dòng ĐTNN tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường, vào Việt Nam nhưng nhiều địa phương không có cơ chế kiểm soát về môi trường. Một số dự án chiếm giữ đất lớn nhưng không triển khai gây lãng phí tài nguyên. Sáu là, nhiều doanh nghiệp FDI chưa tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường khi đầu tư sản xuất, kinh doanh vào Việt Nam. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương: có khoảng 67% doanh nghiệp FDI thuộc ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp, ngày càng có nhiều doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Kết quả điều 189
  5. tra 150 doanh nghiệp FDI năm 2016, có 45% doanh nghiệp chưa áp dụng quy trình sản xuất ít phát thải, 69% doanh nghiệp cho rằng họ sẽ không thực hiện quy trình giảm phát thải nếu như đó không phải là yêu cầu bắt buộc, tương tự như thế 57,7% lấy lý do chi phí cao… Trên thực tế, nhiều khu công nghiệp đi vào hoạt động nhưng chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp; hiện chỉ có khoảng 66% trong số 289 khu công nghiệp trên cả nước có trạm xử lý nước thải tập trung. Đặc biệt, tại Đồng bằng sông Cửu Long có 75% khu và 85% cụm công nghiệp chưa có xử lý nước thải tập trung. Thậm chí trong giai đoạn năm 2011-2015, có hơn 50% đối tượng thuộc diện thanh tra và kiểm tra bị phát hiện có vi phạm về bảo vệ môi trường. Nguyên nhân vi phạm nhiều là do mức nộp phạt thấp hơn so với chi phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn hạn chế về năng lực và tài chính, nếu có đầu tư hệ thống bảo vệ môi trường cũng mang tính đối phó và chỉ vận hành khi bị kiểm tra. Một điều tưởng như rất nghịch lý là gần 70% doanh nghiệp FDI cho biết đầu tư vào Việt Nam sẽ tiết kiệm chi phí về môi trường so với đầu tư ở nước họ. Bởi lẽ chi phí xử lý nước thải ngành dệt nhuộm, sắt thép rất lớn, việc quản lý, giám sát xả thải rất khó, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Vì thế, khi đầu tư tại Việt Nam sẽ tiết kiệm chi phí 10-15% so với đầu tư ở nước họ. Phải chăng do chúng ta đang chạy theo thành tích tăng trưởng GDP nên dễ dãi trong thu hút FDI, nhập khẩu ô nhiễm vào Việt Nam. Nhiều dự án FDI hiệu quả thấp, chỉ sử dụng tài nguyên và lao động giá rẻ nhưng vẫn nhận được nhiều ưu đãi của các tỉnh về giá đất, nước, tài nguyên, thậm chí hạ thấp tiêu chuẩn môi trường đối với dự án thuộc lĩnh vực nhuộm, luyện kim... Vì thế FDI tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam nhưng ô nhiễm môi trường cũng tăng theo, chưa thành nước công nghiệp hóa nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường đã rất nghiêm trọng. III. GIẢI QUYẾT TÁC ĐỘNG XẤU CỦA THU HÖT ĐẦU TƢ FDI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Một là: Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường nhằm xây dựng thói quen, nếp sống trong nhân dân, đồng thời phát huy tốt các phong trào cộng đồng bảo vệ môi trường; Hai là: Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu lực thi hành các quy định về bảo vệ môi trường; Ba là: Cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt từ khâu phê duyệt, chấp nhận dự án với những đánh giá tác động môi trường một cách nghiêm túc, tuân thủ thực sự đầy đủ các quy định về pháp luật môi trường. Đôi khi những dự án nhỏ hơn, lợi ích kinh tế dường như ít hơn nhưng bảo vệ môi trường tốt hơn, về dài hạn lại là những dự án có lợi ích kinh tế cao hơn những dự án lớn mà nguy cơ ô nhiễm cận kề. 190
  6. Bốn là: Phải sàng lọc lại các dự án FDI và siết chặt tất cả khâu cấp phép dự án, giám sát. Mất đi một số dự án FDI xấu và đi kèm là những lợi ích kinh tế là khó tránh khỏi. Nếu thực sự quyết tâm thoát khỏi mô hình tăng trưởng dựa vào FDI và xuất khẩu hàng gia công, lắp ráp phải chấp nhận một sự hy sinh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đó là một con đường không hề dễ dàng nhưng phải đi tới cùng, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Chúng ta phải thay đổi tư duy về vấn đề môi trường. Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, kiên quyết không vì kinh tế mà đánh đổi môi trường”. Năm là: Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó phải tập trung nguồn lực, nhân lực cho các đơn vị cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và cấp xã (xã, phường, thị trấn); Sáu là: Triển khai và áp dụng có hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là các công nghệ mới về xử lý chất thải, khắc phục suy thoái môi trường; khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn; trong những năm tiếp theo, tỉnh cần ban hành cơ chế khuyến khích đầu tư có lựa chọn, ưu tiên áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; Bảy là: Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về bảo vệ môi trường, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ và tài trợ của các tổ chức quốc tế. Kết luận: Nhiều vấn đề môi trường phức tạp đã và sẽ nảy sinh đòi hỏi phải xem xét phòng ngừa, khắc phục trong quá trình mở cửa thu hút nguồn vốn FDI. Không thể có một chính sách kinh tế nào mà lại không ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, xã hội; và ngược lại cũng không thể có một thay đổi nào trong môi trường mà không tác động đến kinh tế - xã hội. Chỉ có thể giải quyết tốt mối quan hệ sâu sắc này bằng những chính sách, giải pháp phù hợp thì mới đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo của Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Điều tra thực tế của Viện CIEM, từ năm 2011 - 2015, 3. Luật đầu tư nước ngoài 2014 4. Trang web Bộ tài nguyên môi trường 5. Trang web Cục đầu tư nước ngoài 191
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2