DỰ ÁN Trợ giúp Chính phủ trong các hoạt động hoàn thiện thể chế về QLRRTT/ hỗ trợ dự thảo các văn kiện dự án luật Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai.
lượt xem 5
download
Trợ giúp Chính phủ trong các hoạt động hoàn thiện thể chế về QLRRTT/ hỗ trợ dự thảo các văn kiện dự án luật Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai. Chuyên gia tư vấn quốc gia (bốn vị trí) Tối đa 44 ngày làm việc cho mỗi chuyên gia, thời giantừ tháng 5 đến hết tháng 6 năm 2012.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: DỰ ÁN Trợ giúp Chính phủ trong các hoạt động hoàn thiện thể chế về QLRRTT/ hỗ trợ dự thảo các văn kiện dự án luật Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai.
- DỰ ÁN Trợ giúp Chính phủ trong các hoạt động hoàn thiện thể chế về QLRRTT/ hỗ trợ dự thảo các văn kiện dự án luật Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai. 1
- ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU CHO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ ĐẶC BIỆT 1. TÓM TẮT Tên dự án: Trợ giúp Chính phủ trong các hoạt động hoàn thiện thể chế về QLRRTT/ hỗ trợ dự thảo các văn kiện dự án luật Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai. Các vị trí: Chuyên gia tư vấn quốc gia (bốn vị trí) Thời hạn: Tối đa 44 ngày làm việc cho mỗi chuyên gia, thời giantừ tháng 5 đến hết tháng 6 năm 2012. Địa điểm thực hiện dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD), Hà Nội, Việt Nam Cơ quan quản lý: Ban quản lý dự án1: “Nâng cao năng lực thể chế về QLRRTT tại Việt Nam, đặc biệt các rủi ro có liên quan đến biến đổi khí hậu” Báo cáo: Giám đốc dự án quốc gia Chỉ đạo: Ban soạn thảo Luật; Ủy ban dân tộc, Văn phòng và các Ủy ban liên quan của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;Bộ Tư pháp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Cục/Vụ liên quan: Vụ Pháp chế, Tổng cục Thủy lợi (đặc biệt là Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai), Cục quản lý đê điều và phòng chống bão lụt, và các cơ quan liên quan; Văn phòng thường trực của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão TW; Ban Quản lý dự án và các Văn phòng dự án các tỉnh/thành phố; Hướng dẫn: Sáng kiến mạng lưới vận động chính sách chung (JANI); Hiệp hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Ngày: 07/05/2012 2. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN Liên Hợp quốc (LHQ) đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết một số thách thức trong quá trình phát triển trong khuôn khổ Sáng kiến Một LHQ2 - có sự tham gia phối hợp của 14 tổ chức của LHQ- nhằm tăng cường tính hiệu quả và ảnh hưởng của LHQ tại Việt Nam. Kế hoạch ‘Một LHQ’ (2006-2010) tập trung vào năm mục tiêu bao gồm phát triển kinh tế xã hội, dịch vụ bảo trợ xã hội, hoàn thiện hệ thống hành pháp và tư pháp và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Theo Kế hoạch Một LHQ, mục tiêu thứ 5 đã nêu: Việt Nam có đầy đủ các chính sách và năng lực để giảm thiểu rủi ro, tình trạng dễ bị tổn thương với thiên tai, bệnh dịch truyền nhiễm và các tình huống khẩn cấp khác một cách có hiệu quả. Để thực hiện mục tiêu này, một dự án hỗ trợ kỹ thuật 3 năm của LHQ (kéo dài đến tháng 12 năm 2011) “Nâng cao năng lực thể chế về QLRRTT tại Việt Nam đặc biệt là các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu” được Chính phủ Việt Nam thông qua vào tháng 9 năm 2008. Dự án này, với nguồn kinh phí tài trợ 4.25 triệu Đôla Mỹ từ UNDP và sự đóng góp của Chính phủ, đang được Bộ NN&PTNT thực hiện, với sự phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Cần Thơ và Cao Bằng. Dự án hỗ trợ kỹ thuật trợ giúp việc thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn 2008-2020 do Bộ NN&PTNT soạn thảo cũng như Chương trình Mục tiêu quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên môi trường (MoNRE) soạn thảocó sự tham vấn của Bộ NN&PTNT. 1 Bao gồm Điều phối viên dự án, Giám đốc dự án, Cố vẫn kỹ thuật quốc gia, Cố vấn kỹ thuật cao cấp và các nhân viên dự án 2 Tháng 12 năm 2006, Việt Nam được lựa chọn là một trong 8 quốc gia thực hiện thí điểm cải cách của LHQ ở cấp độ quốc gia theo Sáng kiến Một LHQ. Sáng kiến Một LHQ được thực hiện thông qua 3 bên (chính phủ, các nhà tài trợ và LHQ), và đã có những thành tựu đáng khích lệ tại Việt Nam nhờ vào sự làm việc hiệu quả của Nhóm cán bộ quốc gia của LHQ, sự ủng hộ của cộng đồng các nhà tài trợ và sự chỉ đạo mạnh mẽ của chính phủ Việt Nam. Sáng kiến Một LHQ bao gồm 5 bộ phận: Một kế hoạch (với năm mục tiêu), Một Ngân sách, Một bộ thực tiễn quản lý, Một lãnh đạo, và Một ngôi nhà xanh của LHQ. 2
- Mục tiêu chung của dự án là nâng cao năng lực thể chế của Bộ NN&PTNT để thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Trong bối cảnh Tuyên bố Paris và Tuyên bố Hà Nội về hiệu quả hỗ trợ, dự án này phù hợp với Sáng kiến Một LHQ3 với mục tiêu củng cố tính hiệu quả và ảnh hưởng của LHQ tại Việt Nam. Ở cấp độ quốc tế, Khung hành động Hyogo giai đoạn 2005-2015: Xây dựng quốc gia và cộng đồng an toàn trước thiên tai xác định một số ưu tiên cho các chính phủ để lồng ghép vào các khung chính sách và pháp luật hiện hành. Hướng dẫn Tuyên truyền trong nước và Quy định về Cứu trợ quốc tế và Trợ giúp phục hồi ban đầunăm 2007 (Hướng dẫn IDRL) cũng đưa ra khuyến nghị về một số biện pháp pháp lý mà chính phủ cần thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả của công tác cứu trợ quốc tế khi ứng phó với thảm họa. Ngoài ra, một số hiệp định và cam kết khu vực của Việt Nam- Như các ấn phẩm của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) – khuyến khích hoàn thiện pháp luật nhằm thực hiện các lĩnh vực khác nhau của QLRRTT. Đặc biệt liên quan đến việc xây dựng luật QLRRTT ở Việt Nam là Hiệp định quản lý thiên tai và ứng phó 4 khẩn cấp của ASEAN (AADMER). Hiệp định này được ký kết tại Viên-chăn, Lào vào tháng 7 năm 2005 trong nỗ lực tăng cường hợp tác khu vực trong lĩnh vực QLRRTT và hiện đang có hiệu lực ràng buộc tất cả các quốc gia thành viên. Do yêu cầu của Hiệp định đối với các quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp pháp lý và hành chính cần thiết để thực hiện nghĩa vụ của mình, Luật QLRRTT của Việt Nam phải tạo ra các khuôn khổ cần thiết cho việc thực hiện AADMER. Việt Nam đã có một tập hợp các văn bản pháp luật5 về QLRRTT. Tuy nhiên, các văn bản này còn có một số lỗ hổng, còn tản mát và thiếu cách tiếp cận tổng thể dẫn đến việc hạn chế khả năng thực hiện QLRRTT một cách có hiệu quả. May mắn là gần đây Chính phủ và các tổ chức chính trị-xã hội đã có những hành động quan trọng của trong lĩnh vực hoàn thiện pháp luật về QLRRTT. Quan trọng nhất là Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (2007) đã xác định quá trình xây dựng Luật phòng chống, giảm nhẹ thiên tai vào năm 2012 thông qua việc nâng cấp các quy định, chính sách và cơ chế hiện hành.6 Một số hoạt động khác gồm có: Một nghiên cứu vào năm 2009 về: “Sự chuẩn bị về mặt pháp luật cho việc ứng phó với Thảm họa và Dịch bệnh khẩn cấp tại Việt Nam” thực hiện bởi Dự án về các luật, quy định và nguyên tắc ứng phó với thảm họa quốc tế (IDRL) của Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, trong đó có đưa ra một số kết quả và khuyến nghị chính về hoàn thiện pháp luật liên quan đến cơ cấu tổ chức và hợp tác quốc tế dựa trên Hướng dẫn IDRL và các văn kiện quốc tế và khu vực khác; “Hội thảo tham vấn về quá trình xây dựng Luật Phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam”7vào tháng 5 năm 2009 trong đó có thảo luận về lộ trình xây dựng Luật phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và các nội dung có liên quan8; Ngân hàng thế giới đang thực hiện Dự án về QLRRTT (Giai đoạn I, 2006-2010). Hàng năm, Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các thiên tai theo mùa và phải đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai do khả năng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tăng cường năng lực của các cơ quan chính làm 3 Tháng 12 năm 2006, Việt Nam được lựa chọn là một trong 8 quốc gia thực hiện thí điểm cải cách của LHQ ở cấp độ quốc gia theo Sáng kiến Một LHQ. Sáng kiến Một LHQ được thực hiện thông qua 3 bên (chính phủ, các nhà tài trợ và LHQ), và đã có những thành tựu đáng khích lệ tại Việt Nam nhờ vào sự làm việc hiệu quả của Nhóm cán bộ quốc gia của LHQ, sự ủng hộ của cộng đồng các nhà tài trợ và sự chỉ đạo mạnh mẽ của chính phủ Việt Nam. Sáng kiến Một LHQ bao gồm 5 bộ phận: Một kế hoạch (với năm mục tiêu), Một Ngân sách, Một bộ thực tiễn quản lý, Một lãnh đạo, và Một văn phòng xanh của LHQ. 4 Hiệp định cung cấp khuôn khổ cho việc xây dựng các thủ tục hoạt động để ứng phó tập thể và nhanh chóng với thảm họa. Hiệp định bao gồm các quy định về việc cung cấp cứu trợ, thủ tục hải quan và nhập cảnh rút gọn… Việc sử dụng lực lượng quân sự và dân sự trogn cứu trợ thảm họa và việc thành lập trung tâm điều phối ứng phó thảm họa khu vực như là một phần của Hiệp định này. Hiệp định cũng có những quy định về việc thành lập quỹ cứu trợ thảm họa ASEAN. Ngoài ra, Hiệp định cũng quy định về diễn tập thường xuyên về ứng phó khẩn cấp. 5 Xem Phụ lục báo cáo giai đoạn I. 6 Xem phần IV Nhiệm vụ và giải pháp 1. Nhiệm vụ và giải pháp chung A) Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách và B) hoàn thiện tổ chức và các phần có liên quan khác. 7 Tổ chức bởi Sáng kiến Mạng lưới làm việc chung trong cứu trợ nhân đạo (JANI) –một dự án chung điều phối bởi Tổ chức quốc tế CARE tại Việt Nam và tài trợ bởi Văn phòng Cứu trợ nhân đạo của Cộng đồng Châu Âu (ECHO) với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ (NGOs). 8 Xem trang 6 về chi tiết các công việc cần thực hiện cho việc xây dựng luật. 3
- công tác QLRRTT ở trung ương và địa phương là cấp thiết và là giải pháp lâu dài để đạt được sự phát triển thể chế bền vững nhằm giúp quốc gia giải quyết hiệu quả những thách thức này. Trong Giai đoạn I của dự án này, một nhóm chuyên gia tư vấn đã ký kết hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoàn thiện pháp luật về QLRRTT tại Việt Nam. Nhóm đã làm việc mật thiết với Bộ NN&PTNT, Bộ Tư pháp và các bộ ngành có liên quan khác – thông qua quá trình tham vấn các bên hữu quan rộng rãi và toàn diện (với các cơ quan của chính phủ, cơ quan của LHQ, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, và Hội Chữ thập đỏ) ở cả cấp quốc gia và địa phương để thực hiện các hoạt động và đạt được các kết quả sau: Một phân tích toàn diện về khung pháp lý hiện hành trong luật pháp về QLRRTT ở Việt Nam Kết quả đạt được:Bảng tổng hợp các văn bản pháp lý có liên quan đến QLRRTT;Báo cáo về hệ thống các cơ quan có trách nhiệm QLRRTT; và Báo cáo đánh giá về khung pháp luật hiện hành QLRRTT, trong đó xác định các khoảng 9 trống và các điểm còn hạn chế mà luật mới có thể khắc phục . Một nghiên cứu mang tính so sánh về các quá trình cải cách pháp luật về QLRRTT tương tự trong những năm gần đây tại các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, xác định những bài học kinh nghiệm phù hợp với hoàn 10 cảnh của Việt Nam Kết quả đạt được: một tập hợp các nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về các luật QLRRTT của Indonesia, Thái Lan, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Trung Quốc và Nhật Bản; một Bảng So sánh các luật mới về QLRRTT trong Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương; một Báo cáo về các nước có mô hình Bộ quản lý rủi ro thảm họa và một Báo cáo Tóm tắt các khía cạnh của thực tiễn quốc tế có thể áp dụng đối với Việt Nam. Một nghiên cứu các hiệp định và chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực QLRRTT Kết quả đạt được:một báo cáo về các chuẩn mực và nghĩa vụ quốc tế về QLRRTT của Việt Nam có đề cập đến các khuyến nghị về các quy định cần được đưa vào luật mới nhằm hài hòa các quy định của pháp luật trong nước và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam. Tham vấn với các bên hữu quan– bao gồm đại diện của Chính phủ, tổ chức chính trị- xã hội, cộng đồng quốc tế và các cơ quan chức năng ở địa phương để thu thập ý kiến tư vấn và các đề xuất của họ về các vấn đề có thể được quy định trong luật mới. Công việc này bao gồm cả việc trình bày tại các cuộc họp, hội thảo và phỏng vấn các cá nhân. Kết quả đạt được:một báo cáo về các Ý kiến của các bên hữu quan trong đó thảo luận về kết quả của các buổi tham vấn để xác định các khuyến nghị chính về nội dung và cấu trúc của luật mới về QLRRTT, có kèm đầy đủ các báo cáo và 11 biên bản các cuộc hội thảo và phỏng vấn . Xác định phương án phù hợp nhất về cấu trúc và nội dung của luật QLRRTT mới của Việt Nam Kết quả đạt được:Báo cáo về Nội dung và Cấu trúc của Luật mới về QLRRTT, trong đó tổng hợp các kết quả chính từ các báo cáo nói trên và phân tích các lựa chọn có tính khả thi nhất cho Việt Nam. Báo cáo tập trung vào việc đánh giá phạm vi áp dụng phù hợp nhất của luật mới, các thay đổi cần thực hiện về mặt thể chế dành cho công tác QLRRTT và 12 cách thức mà luật mới nên đề cập đến các thành phần khác nhau của QLRRTT. . Nghiên cứu các công việc cần thực hiện và các mốc thời gian dự kiến để xây dựng luật QLRRTT mới tại Việt Nam 13 dựa trên các quy định của luật, nghị định và thủ tục của Chính phủ Kết quả đạt được:Một bản Lộ trình cho việc thông qua luật mới về QLRRTT trong đó đề ra các mốc thời gian và các hoạt động quan trọng cần thực hiện để luật mới có thể được thông qua vào năm 2012. Trong giai đoạn 2 của dự án này, nhóm chuyên gia tư vấn đã tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ việc đề xuất và xây dựng luật QLRRTT. Nhóm đã làm việc mật thiết với Bộ NN&PTNT, Bộ Tư pháp và các bộ 9 Rà soát khung pháp luật Việt Nam được thực hiện cả với phạm vi rộng (disaster/thảm hoạ) và phạm vi hẹp (natural hazards/thiên tai), nhằm chuẩn bị các đề xuất rộng về “nội dung và cấu trúc”của luật mới và phân tích những nội dung của các văn bản và khung pháp luật hiện hành về QLRRTT 10 Nghiên cứu về thực tiễn của các quốc gia khác và luật quốc tế có liên quan với phạm vi rộng và không được thiết kế trùng với các cần nghiên cứu sâu như phạm vi áp dụng của luật, cơ cấu tổ chức, v.v…; đưa ra những đề xuất chung đảm bảo sự tuân thủ với các chuẩn mực, nghĩa vụ quốc tế và thực tiễn tốt và tập trung vào ba văn kiện quốc tế có liên quan đến QLRRTT (AADMER, HFA and IDRL Guidelines) 11 Tham vấn các bên hữu quan được thực hiện chủ yếu với các bộ, tổ chức và đại diện của các địa phương, và tập trung chủ yếu vào một số vấn đề (ví dụ như phạm vi áp dụng của luật, định nghĩa, cơ cấu tổ chức và so sánh giữa các phương án) và hướng tới việc đề xuất nội dung và cấu trúc của luật mới nói chung, hơn là các quy định, điều khoản cụ thể của luật. 12 Báo cáo tập trung chủ yếu vào việc xác định và đánh giá sự phù hợp của các phương án khác nhau của luật mới về đối tượng điều chỉnh, cơ cấu tổ chức, cấu trúc chung dựa trên các vấn đề thuộc các chủ đề khác nhau 13 Lộ trình được chuẩn bị dựa trên các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Số 17/2008/QH12) và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 24/2009/NĐ-CP) 4
- ngành có liên quan khác – thông qua quá trình tham vấn các bên hữu quan rộng rãi và toàn diện (với các cơ quan của chính phủ, cơ quan của LHQ, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, và Hội Chữ thập đỏ) ở cả cấp quốc gia và địa phương để thực hiện các hoạt động và đạt được các kết quả sau: Một nghiên cứu về đề xuất xây dựng bộ tài liệu hỗ trợ cho Hồ sơ đề nghị xây dựng luật. Kết quả đạt được:Bản thuyết minh về đề nghị xây dựng luật, Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của luật, Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thi hành luật trong quản lý thiên tai và các kinh nghiệm/bài học có thể áp dụng cho Việt Nam, Báo cáo thực trạng quản lý thiên tai tại Việt Nam và các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý và Đề cương chi tiết của dự thảo Luật/Dự thảo Luật. Một nghiên cứu về các tài liệu cần thiết trong hồ sơ dự án luật. Kết quả đạt được: Tờ trình Chính phủ về bản đề xuất dự thảo Luật, Dự thảo luật (dự thảo được sửa đổi và chỉnh sửa nhiều lần qua các lần đóng góp ý kiến của các bên liên quan và quần chúng), Bản thuyết minh chi tiết về dự thảo, Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo luật, Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo, Bản tổng hợp ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân về nội dung dự án, dự thảo; bản sao ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo. 3. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN Dự án này nhằm tích cực thúc đẩy và trợ giúp quá trình hoàn thiện pháp luật về QLRRTT thông qua việc tiếp tục thực hiện các hoạt động đã hoàn thành trong Giai đoạn I và Giai đoạn II. Đặc biệt, dự án này sẽ hỗ trợ những công việc tiếp theo về trong việc chỉnh sửa Hồ sơ Dự án luật qua quá trình đóng góp ý kiến của các bộ, ngành, tổ chức và cá nhân, theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến của Chính phủnhằm đệ trình dự thảo luật lên Quốc hội thông qua vào năm 201214. Do quá trình xây dựng Luật có thể chịu ảnh hưởng của một số các nhân tố nên các mốc thời gian trong ĐKTC là mang tính chất dự kiến và có thể thay đổi. Các mục tiêu cụ thể 1. Tập hợp các ý kiến đóng góp theo chủ đề và hoàn thành Báo cáo giải trình tiếp thu các ý kiến theo các lần đóng góp ý kiến 2. Chỉnh sửa dự thảo theo các ý kiến đóng góp 3. Chỉnh sửa báo cáo đánh giá tác động theo các ý kiến đóng góp 4. Soạn thảo tờ trình dự án luật và chỉnh sửa theo các lần tiếp thu ý kiến 5. Soạn thảo thuyết minh dự án luật và chỉnh sửa theo các lần tiếp thu ý kiến Chu trình được lặp lại trong các lần tiếp thu ý kiến như sau: - Ý kiến đóng góp của cá nhân, tổ chức và bộ ngành hữu quan - Ý kiến đóng góp củathành viên ban soạn thảo, tổ biên tập - Ý kiến đóng góp của Bộ Tư pháp - Ý kiến đóng góp của Văn phòng chính phủ 4. PHẠM VI CÔNG VIỆC Phạm vi Kết quả đạt được của dự án này phải phù hợp với tiêu chuẩn của Chính phủ Việt Nam về các thủ tục xây dựng pháp luật, với luật, tiêu chuẩn và thực tiễn tốt của quốc tế và khu vực, ngoài ra cần lưu ý để các vấn đề về phân tích giới, biến đổi khí hậu và các nhóm người dễ bị tổn thương cũng được tính đến. Những vấn đề cụ thể mà Dự án này giải quyết phải phù hợp với mục tiêu QLRRTT của các sáng kiến đang hoặc có kế hoạch thực hiện trong lĩnh vực QLRRTT theo kinh phí của Chính phủ, của Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế/ Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác, bao gồm các tổ chức phi chính phủ quốc tế, đặc biệt là các tổ chức có liên quan đến JANI. 14 Do quá trình xây dựng luật phụ thuộc vào nhiều các yếu tố khác nhau nên các mốc thời gian trong Điều khoản tham chiếu này từ Giai đoạn 2 trở đi được dự kiến và có thể thay đổi tùy theo tiến độ thực tế của quá trình xây dựng luật. 5
- Trong thời gian thực hiện dự án, nhóm tư vấn sẽ làm việc mật thiết với Ban soạn thảo được thành lập để soạn thảo Luật QLRRTT; các Ủy ban có liên quan của Quốc hội, Văn phòng chính phủ; Bộ Tư pháp; Vụ Pháp chế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD); Tổng cục Thủy lợi- đặc biệt là Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão (DDMFSC) và Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (DMC); Văn phòng thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão; Ban Quản lý dự án trung ương và các Ban Quản lý dự án tỉnh; Sáng kiến mạng lưới vận động chính sách chung(JANI); Hiệp hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, các bộ ngành có liên quan và Nhóm làm việc về QLRRTT (DMWG). Nhóm chuyên gia tư vấn Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, một nhóm chuyên gia tư vấn gồm bốn chuyên gia tư vấn trong nước được tuyển dụng trong pha II sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ kỹ thuật và cố vấn chuyên môn đối với quá trình xây dựng luật nhằm đệ trình luật QLRRTT lên Quốc hội thẩm tra và thông qua vào năm 2012. Nhiệm vụ và hoạt động Các nhiệm vụ và hoạt động được thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 6 năm 2012. Dưới sự chỉ đạo của Cố vấn cao cấp quốc tế, Cố vấn Kỹ thuật quốc gia của Dự án, các chuyên gia tư vấn trong nước (theo phân công của Trưởng nhóm) sẽ hỗ trợ, tư vấn và đưa ra những kết quả nghiên cứu cụ thể (phù hợp với quy định của Điều 28 và 25.2 của Nghị định) cho Ban soạn thảo/các bên hữu quan khác nhằm thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động sau: 1. Chỉnh sửa Hồ sơ Dự án luật theo ý kiến đóng góp của cá nhân, tổ chức và bộ ngành hữu quan • Tập hợp các ý kiến đóng góp theo chủ đề và hoàn thành Báo cáo giải trình tiếp thu các ý kiến đóng góp • Chỉnh sửa dự thảo theo các ý kiến đóng góp • Chỉnh sửa báo cáo đánh giá tác động theo các ý kiến đóng góp • Soạn thảo tờ trình dự án luật • Soạn thảo thuyết minh dự án luật 2. Chỉnh sửa Hồ sơ Dự án luật theo ýkiến đóng góp của thành viên ban soạn thảo, tổ biên tập • Tập hợp các ý kiến đóng góp theo chủ đề và hoàn thành Báo cáo giải trình tiếp thu các ý kiến đóng góp • Chỉnh sửa dự thảo theo các ý kiến đóng góp • Chỉnh sửa báo cáo đánh giá tác động theo các ý kiến đóng góp • Chỉnh sửa tờ trình dự án luật • Chỉnh sửa thuyết minh dự án luật 3. Chỉnh sửa Hồ sơ Dự án luật theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp • Tập hợp các ý kiến đóng góp theo chủ đề và hoàn thành Báo cáo giải trình tiếp thu các ý kiến đóng góp • Chỉnh sửa dự thảo theo các ý kiến đóng góp • Chỉnh sửa báo cáo đánh giá tác động theo các ý kiến đóng góp • Chỉnh sửa tờ trình dự án luật • Chỉnh sửa thuyết minh dự án luật 4. Chỉnh sửa Hồ sơ Dự án luật theo ý kiến đóng góp của Văn phòng chính phủ • Tập hợp các ý kiến đóng góp theo chủ đề và hoàn thành Báo cáo giải trình tiếp thu các ý kiến đóng góp • Chỉnh sửa dự thảo theo các ý kiến đóng góp • Chỉnh sửa báo cáo đánh giá tác động theo các ý kiến đóng góp • Chỉnh sửa tờ trình dự án luật • Chỉnh sửa thuyết minh dự án luật 5. THỜI HẠN, ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ NHỮNG ĐỊA ĐIỂM CÔNG TÁC 6
- Công việc của dự ánthực hiện trong thời hạn tối đa là 44 ngàybắt đầu từtháng 5 sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm 2012. Các chuyên gia tư vấn sẽ hoàn thành kế hoạch thực hiện dự án được thông qua và các báo cáo (theo phần 6 và 7 dưới đây ) trong khung thời gian này. 6. SẢN PHẨM CUỐI CÙNG Các kết quả chính đạt được của dự án được hoàn thành bằng tiếng Việt và bao gồm: 1. Bộ Hồ sơ đề nghị xây dựng luật để gửi cho các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập để xin ý kiến a. Dự thảo luật b. Thuyết minh chi tiết vềdự án luật c. Báo cáo đánh giá tác động chi tiết của dự thảo luật d. Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá hệ thống văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến QLRRTT và thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án e. Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến và Báo cáo tập hợp các ý kiến đóng góp 2. Bộ Hồ sơ dự án Luật để gửi đến Bộ Tư pháp sau khi đã tiếp thu ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập a. Dự thảo luật b. Thuyết minh chi tiết vềdự án luật c. Báo cáo đánh giá tác động chi tiết của dự thảo luật d. Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá hệ thống văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến QLRRTT và thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án e. Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến và Báo cáo tập hợp các ý kiến đóng góp 3. Bộ Hồ sơ dự án Luật để gửi đến Chính phủ sau khi đã tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp a. Dự thảo luật b. Thuyết minh chi tiết vềdự án luật c. Báo cáo đánh giá tác động chi tiết của dự thảo luật d. Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá hệ thống văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến QLRRTT và thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án e. Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến và Báo cáo tập hợp các ý kiến đóng góp 4. Bộ Hồ sơ dự án Luật để gửi đến các Uỷ ban của Quốc hội để xin ý kiến thẩm tra sau khi đã tiếp thu ý kiến của Chính phủ a. Dự thảo luật b. Thuyết minh chi tiết vềdự án luật c. Báo cáo đánh giá tác động chi tiết của dự thảo luật d. Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá hệ thống văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến QLRRTT và thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án e. Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến và Báo cáo tập hợp các ý kiến đóng góp 5. Một báo cáo chi tiết cuối cùng bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt dài tối đa 5 trang – theo mẫu chế bản được thống nhất với PMU với hai trang Tóm tắt (bao gồm việc xác định các hoạt động cần tiếp tục thực hiện và vai trò và trách nhiệm của các bên hữu quan trong việc soạn thảo và cuối cùng là thông qua luật QLRRTT) và các Phụ lục. 7. QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT VÀ THEO DÕI TIẾN ĐỘ Sau khi ký hợp đồng, PMU sẽ quyết định và thống nhất với nhóm tư vấn về kế hoạch giám sát chi tiết trong giai đoạn thực hiện dự án với sự theo dõi tiến độ rõ ràng, mẫu chế bản và thời hạn nộp các kết quả dự án. Các hoạt động Số ngày làm việc Thời gian làm việc Chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của cá nhân, tổ chức và bộ, 7
- ngành hữu quan Hoạt động 1 Tập hợp các ý kiến đóng góp theo chủ đề và hoàn thành Báo cáo 3 ngày 5/2012 giải trình tiếp thu ý kiến Hoạt động 2 - 2 ngày Chỉnh sửa dự thảo theo các ý kiến đóng góp Hoạt động 3 - 2 ngày Chỉnh sửa báo cáo đánh giá tác động theo các ý kiến đóng góp - Hoạt động 4 2 ngày Soạn thảo tờ trình dự án luật và chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp - Hoạt động 5 Soạn thảo thuyết minh dự án luật và chỉnh sửa theo ý kiến đóng 2 ngày góp Chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của thành viên Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập - Hoạt động 6 2 ngày Hoàn thành Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến Hoạt động 7 - 2 ngày Chỉnh sửa dự thảo theo các ý kiến đóng góp Hoạt động 8 - 2 ngày Chỉnh sửa báo cáo đánh giá tác động theo các ý kiến đóng góp 6/2012 Hoạt động 9 2 ngày Chỉnh sửa tờ trình theo ý kiến đóng góp - Hoạt động 10 2 ngày Chỉnh sửa thuyết minh theo ý kiến đóng góp Chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của Bộ Tư pháp 8
- - Hoạt động 11 2 ngày Hoàn thành Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến Hoạt động 12 - 2 ngày Chỉnh sửa dự thảo theo các ý kiến đóng góp Hoạt động 13 - 2 ngày Chỉnh sửa báo cáo đánh giá tác động theo các ý kiến đóng góp - Hoạt động 14 2 ngày Chỉnh sửa tờ trình theo ý kiến đóng góp - Hoạt động 15 2 ngày Chỉnh sửa thuyết minh theo ý kiến đóng góp Chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của Văn phòng Chính phủ - Hoạt động 16 Tập hợp các ý kiến đóng góp theo chủ đề và hoàn thành Báo cáo 2 ngày giải trình tiếp thu ý kiến Hoạt động 17 - 2 ngày Chỉnh sửa dự thảo theo các ý kiến đóng góp Hoạt động 18 - 2 ngày Chỉnh sửa báo cáo đánh giá tác động theo các ý kiến đóng góp - Hoạt động 19 2 ngày Chỉnh sửa tờ trình dự án luật theo ý kiến đóng góp - Hoạt động 20 2 ngày Chỉnh sửa thuyết minh dự án luật theo ý kiến đóng góp Hoạt động 21 - 3 ngày Báo cáo cuối cùng Tổng cộng 44 ngày 9
- Chế độ báo cáo Nhóm Tư vấn sẽ báo cáo cho Giám đốc Dự án quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ được liệt kê trên đây trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về QLRRTT với sự hỗ trợ và hướng dẫn của PMU. PMU sẽ thống nhất với nhóm tư vấn thông qua Trưởng nhóm, người sẽ chịu trách nhiệm với tất cả các kết quả đạt được của dự án, trách nhiệm chung về dự án và việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Trưởng nhóm sẽ chịu trách nhiệm đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ do ToR đề ra. 8. YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM và BẰNG CẤP Có bằng đại học về luật hoặc luật quốc tế, quản lý tài nguyên nước, QLRRTT hoặc lĩnh vực có liên quan; Có it nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc với Chính phủ Việt Nam ở trung ương hoặc địa phương trong lĩnh vực QLRRTT hoặc luật pháp hoặc có kinh nghiệm trực tiếp trong lĩnh vực hoàn thiện pháp luật về QLRRTTH tại Việt Nam; Có hiểu biết về QLRRTT, biến đổi khí hậu và các vấn đề khoa học, kỹ thuật, thể chế và luật pháp của Việt Nam; Có kinh nghiệm thực tiễn trong môi trường thảm họa tại Việt Nam và có kiến thức sâu về sự tham gia của nhà nước và cộng đồng trong QLRRTT; Kinh nghiệm trong việc hỗ trợ quá trình hoàn thiện pháp luật của chính phủ; Có khả năng và đóng góp cho việc xây dựng chính sách và hướng dẫn thực hiện; Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan chính phủ trong lĩnh vực QLRRTT, tổ chức Liên Hợp Quốc, hoặc với các Tổ chức khác (ví dụ như Hội chữ thập đỏ quốc tế), sẽ là một lợi thế; Có chuyên môn hoặc kinh nghiệm về lĩnh vực giới và phân tích vấn đề về giới để xem xét nhu cầu khác nhau giữa hai giới, sẽ làmột lợi thế; Có kỹ năng tốt về, giao tiếp, giao thiệp và kỹ năng làm việc cá nhân với nhau; kỹ năng làm việc nhóm, yêu thích và có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đa văn hóa và đa lĩnh vực; Có khả năng tổng hợp để đạt được báo cáo tổng hợp cuối cùng; Có kỹ năng viết và nói tiếng Anh thành thạo; Có kỹ năng thành thạo với một số phần mềm tiêu chuẩn (MS Word processing, spreadsheets). 9. HỖ TRỢ HÀNH CHÍNH và CÁC TÀI LIỆU THAM CHIẾU Nhóm tư vấn sẽ có thể làm việc tại văn phòng UNDP/MARD PMU nhưng dự kiến sẽ làm việc độc lập. PMU và PPOs sẽ cung cấp những trợ giúp sau đây cho nhóm tư vấn: Thu xếp hậu cần cho các đại biểu từ các tỉnh thực hiện dự án/ hoăc các địa phương khác tham dự các sự kiện, hội thảo, thảo luận, cuộc họp có liên quan đến việc thực hiện các hoạt động của dự án theo quy định của ToR này; Hỗ trợ cung cấp các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện các hoạt động của dự án theo quy định của ToR này. Các tài liệu tham chiếu Chiến lược quốc gia về Phòng, chống và Giảm nhẹ Thiên tai đến năm 2020. Tài liệu Dự án UNDP/MARD: “Tăng cường năng lực thể chế về QLRRTT tại Việt Nam, bao gồm cả các thảm họa có liên quan đến biến đổi khí hậu”. Báo cáo và các Phụ lục của Giai đoạn I và II. 10. THỜI GIAN CẦN THIẾT CHO VIỆC RÀ SOÁT và ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN PMU yêu cầu 7 ngày làm việc để rà soát/thông qua các kết quả nghiên cứu trước khi chấp thuận thanh toán. PMU sẽ thanh toán cho người ký hợp đồng bằng chuyển khoản ngân hàng đến tài khoản ngân hàng của người ký hợp đồng (chi tiết sẽ được cung cấp trong mẫu thanh toán được điền trước khi ký hợp đồng) sau khi có sự chấp thuận của PMU về các kết quả đạt được sau đây trong ToR: Hai lần thanh toán sau khi hoàn thành mỗi giai đoạn và được sự chấp thuận của UNDP về kết quả đạt được như sau: Lần thanh toán thứ 1: 20% của tổng giá trị hợp đồngsau khi ký hợp đồng; Lần thanh toán thứ 2: 50% của tổng giá trị hợp đồng sau khi nộp Báo cáo cuối cùng. 10
- 11. YÊU CẦU VỀ SỰ CÓ MẶT CỦA TƯ VẤN tại ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC/UNDP KHÔNG BÁN THỜI GIAN THEO CAM KẾT TOÀN BỘ THỜI GIAN 12. NGƯỜI ĐẤU THẦU ĐỦ ĐIỀU KIỆN Người đấu thầu được yêu cầu nộp đề xuất thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến dự án Trợ giúp Chính phủ trong các hoạt động hoàn thiện thể chế về QLRRTT/ hỗ trợ dự thảo các văn kiện dự án luật Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai bằng tiếng Anh theo quy định của Điều khoản tham chiếu này. Chỉ có tư vấn cá nhân được nộp Đề xuất. Tư vấn viên độc lập có thể nộp đề xuất. Tư vấn viên có thể liên kết với các thành viên khác để làm việc nhằm đạt được kết quả cuối cùng. Trong trường hợp này, tư vấn viên sẽ: Vẫn chịu trách nhiệm hoàn toàn và duy nhất trước PMU về thời hạn và chất lượng của các kết quả đạt được; Nộp Sơ yếu lý lịch của tư vấn và các thành viên được lựa chọn trong đó nêu rõ kinh nghiệm và những công việc tương tự đã thực hiện; Nộp Đề xuất tài chính trong đó nêu các chi phí cần thiết để hoàn thành các kết quả cuối cùng. Lưu ý:Hợp đồng thực hiện sẽ chỉ được ký với những tư vấn viên nộp đề xuất. Đề xuất của người đấu thầu, bao gồm Sơ yếu lý lịch và Đề xuất tài chính, cần nộp đến địa chỉ sau không muộn hơn17:00 giờ Hà Nội (UTC/GMT +7 giờ), ngày 15 tháng 5năm 2012: Ban Quản lý dự án Phòng 304-304, số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội Email: scdm@ccfsc.gov.vn or Fax: + 84 (0) 4 3733 7769 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vai trò của thẩm định dự án
4 p | 1225 | 263
-
Các phương pháp đánh giá dự án trong Nông nghiệp
49 p | 489 | 167
-
Tài liệu tham khảo câu 6 trong cuộc thi viết Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
12 p | 96 | 31
-
các quy định về tổ chức phi chính phủ phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2
123 p | 95 | 12
-
Bài giảng Tài trợ dự án: Chương 7 - Lê Hoài Ân
15 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn