intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết dựa trên cơ sở của lý thuyết Du lịch cộng đồng và Di sản văn hóa để gợi mở những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Đăk Nông trong xu hướng phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông

  1. Du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông Phan Đình Dũng, Nguyễn Thị Việt Nga Tóm tắt: Là địa bàn thuộc khu vực Tây Nguyên, đa dân tộc và văn hóa, tỉnh Đắk Nông có nguồn tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung, loại hình du lịch cộng đồng nói riêng. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (tại chỗ và nhập cư) qua lịch sử đã tạo nên những nét văn hóa độc đáo, có thể xây dựng những mô hình du lịch cộng đồng đem lại hiệu quả trong chính sách phát triển kinh tế -xã hội. Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã có những quyết sách trong xây dựng, phát triển địa phương qua hoạt động du lịch và hoạch định trong chiến lược phát triển đến năm 2030 trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bài viết dựa trên cơ sở của lý thuyết Du lịch cộng đồng và Di sản văn hóa để gợi mở những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Đăk Nông trong xu hướng phát triển bền vững. Từ khóa: Du lịch cộng đồng, Dân tộc thiểu số, Đăk Nông, phát triển bền vững Từ viết tắt: DLCĐ: du lịch cộng đồng, DTTS: dân tộc thiểu số. 1. Dẫn luận Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình du lịch gắn với các giá trị và không gian sống của cộng đồng địa phương và cộng đồng tham gia trực tiếp, được hưởng lợi ích kinh tế - xã hội. Loại hình du lịch này mang nhiều ý nghĩa kinh tế - xã hội, mang tính bền vững với ba mục tiêu: đem lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn giá trị văn hóa bản. Thông qua hoạt động DLCĐ, người dân và du khách nhận thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa của cộng đồng. Ở Việt Nam, trong những năm qua, nhiều địa phương đã phát triển loại hình du lịch cộng đồng và đem lại những hiệu quả thiết thực. Tùy thuộc vào mỗi địa phương với sự đầu tư trên nhiều phương diện, sự tham gia tích cực của cộng đồng tại chỗ, tạo nên những giá trị mang nét riêng, trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sinh thái, văn hóa đã thu hút nhiều khách tham quan, góp phần trong phát triển kinh tế, xã hội nói chung và tạo nên sinh kế thiết thực đối với cộng đồng. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi, sau một giai đoạn phát triển, đã gặp nhưng rào cản, khó khăn trong phát triển loại hình du lịch này. Đắk Nông thuộc cao nguyên Trường Sơn với địa hình đồi núi, có những thắng cảnh thiên nhiên (thác Đắk G’lun, Đắk Buk So, Đray Sáp, Gia Long và các Khu bảo tồn thiên nhiên như: Nậm Nung, Vườn Quốc gia Tà Đùng, hệ thống hang động Krông Nô), sự cộng cư đa dạng của nhiều thành phần dân cư (40 dân tộc), trong đó có các tộc người bản địa (M’nông, Mạ, Ê đê... ), những di tích lịch sử - văn hóa... là nguồn tài nguyên thích hợp cho phát triển nói chung và loài hình DLCĐ nói riêng. Năm 2004, tỉnh Đắk Nông thành lập với những khó khăn về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật nhưng hiện nay đã cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, sản phẩm để kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Ngày 8 tháng 9 năm 2020, tỉnh Đắk Nông bàn hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, nhấn mạnh các mục tiêu: Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh, góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh; Phát triển du lịch bền vững, theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong đó, chú trọng phát triển du lịch gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp công nghệ cao và bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa 457
  2. của các DTTS tỉnh Đắk Nông. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và xúc tiến quảng bá du lịch; tăng cường hợp tác liên kết phát triển du lịch quốc tế và nội địa, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Nông trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực28. 2. Nhân lực trong phát triển DLCĐ vùng dân tộc thiểu số Với những tiềm năng và lợi thế của địa phương, có thể nói, tỉnh Đắk Nông có những cơ sở nền để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành động lực phát triển để đạt được những mục tiêu đề ra. Trong chiến lược phát triển chung của đất nước, các địa phương đều có những quyết sách, hoạch định phát triển du lịch theo tinh thần nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn29 và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ theo quyết định 147/QĐ-Ttg.30 Năm 2018, UBND tỉnh Đắk Nông đã chọn 9 địa bàn mang những dấu ấn độc đáo về văn hóa DTTS để xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, gồm: Bon N'Jriêng/xã Đắk Nia, bon Đắk R'moan/ xã Đắk R'moan (TP. Gia Nghĩa), bon Pi Nao/ xã Nhân Đạo (huyện Đắk R'lấp), buôn Buôr, buôn Nui/xã Tâm Thắng, Làng văn hóa dân tộc Dao, xã Ea Pô (huyện Cư Jút), bon Ja Ráh/xã Nâm Nung, thôn Nam Tân/xã Nam Đà (huyện Krông Nô), bon Kon Hao/ xã Đắk Ha (huyện Đắk Glong). Các địa bàn được chọn xây dựng mô hình DLCĐ được hướng dẫn thành lập ban quản lý, ban tự quản và nhận được sự hỗ nguồn vốn từ tỉnh để hoạt động. Đây là hướng đi mới của tỉnh Đắk Nông trong xây dựng du lịch khai thác các giá trị văn hóa tộc người tại chỗ và từ nơi khác đến sau này, có ý nghĩa thiết thực trong bảo tồn di sản và hướng tới mục tiêu giải pháp tạo công ăn việc làm, thu nhập kinh tế đối với người dân. Tháng 7 năm 2020, tỉnh Đắk Nông nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận. Một khu vực rộng lớn, có diện tích hơn 4.700km2, trên địa bàn 6 huyện (Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong) và thị xã Gia Nghĩa. Địa bàn này hội tụ các giá trị tiêu biểu cả về địa chất, địa mạo, văn hóa cũng như đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực (65 điểm di sản địa chất, địa mạo, hệ thống gần 50 hang động (dài hơn 10.000 mét), các miệng núi lửa, thác nước…, trong đó có 7 điểm di sản địa chất tầm quốc tế. Một trong những yêu cầu của UNESCO về công nhận Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông là phát triển cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân thông qua việc bảo tồn và khai thác hợp lý các giá trị di sản trong vùng công viên địa chất để phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở này, tỉnh Đắk Nông quan tâm thực hiện các chính sách phát triển các loại hình dịch vụ gắn với du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo tồn cảnh quan và các giá trị di sản, đa dạng sinh học. Đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn và khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển du lịch gắn với công viên địa chất. 28 Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông (2020), Kế thoạch thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đăk Nông do Phó chủ tịch UBND Tôn Thị Ngọc Hạnh ký, ban hành ngày 08/9/2020. 29 Ban Chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết của Bộ Chính trị Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ngày 16/01/2017. 30 Thủ tướng Chính phủ (2020), Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 22/01/2020. 458
  3. Nằm trong khu vực của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNECSCO công nhận là di sản mang tính đại diện của cộng đồng trên thế giới31, cùng với những nét văn hóa độc đáo của văn hóa tộc người (tín ngưỡng, lễ hội…), tỉnh Đắk Nông thuận lợi trong phát huy và khai thác các giá trị văn hóa gắn với sinh thái cư trú, môi trường tự nhiện của cộng đồng cư dân. Bên cạnh đó, với đặc điểm về nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng những mô hình du lịch dựa trên nông nghiệp: Trang trại Gia Trung, Gia Ân, Công ty bơ M’nông (Tp. Gia Nghĩa), mô hình nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái Phước Sơn (Đắk R’lấp), Trang trại tiêu sinh thái Thu Thủy (Đắk Song), chuỗi vườn cây ăn trái (Cư Jút), vườn xoài thôn Tân Lập (Đắk Mil)…Thời gian vừa qua, tỉnh Đắk Nông đã tổ chức hội thảo khoa học, những sự kiện văn hóa, quảng bá du lịch, trong đó nhấn mạnh đến hướng phát triển nông nghiệp gắn với với du lịch mang nét riêng của địa phương: Đắk Nông – mùa bơ chín, Văn hóa thổ cẩm các dân tộc Việt Nam, xây dựng các tuyến, tour với công viên địa chất Đắk Nông… góp phần định hướng phát triển du lịch. Chủ trương, định hướng và những kết quả phát triển trong thời gian vừa qua cho thấy có những thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng của địa phương. Tuy nhiên, ngành du lịch nói chung và DLCĐ Đắk Nông hay các điểm đến DLCĐ vùng DTTS vẫn còn nhiều thách thức để hướng đến phát triển bền vững. - Nhân lực hướng dẫn, thuyết minh du lịch cộng đồng - Nguồn nhân lực phục vụ trong hoạt động du lịch rất quan trọng để đem lại hiệu quả lâu dài. Nhân lực tham gia trong hoạt động du lịch từ nhiều nguồn có từ các bên có liên quan nhưng DLCĐ cần nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt với cộng đồng địa phương. Sự tham gia của hộ gia đình hay cá thể trong DLCĐ tại chỗ cần được quan tâm đào tạo không chỉ để đáp ứng tiêu chí của quy định nhưng tạo nên cơ sở cho việc hành nghề, sinh kế lâu dài sẽ tạo nên động lực, gắn bó và có trách nhiệm với địa phương. Trong chiến lược phát triển du lịch của Đắk Nông, có đề cập giải pháp khuyến khích các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh liên kết hoặc mở các chuyên ngành mới liên quan đến đào tạo du lịch, chú trọng đến đào tạo kỹ năng mềm và kỹ năng nghề, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên tại các tour, điểm du lịch; bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, quản lý hoạt động du lịch tại các mô hình du lịch cộng đồng ở cơ sở; vận động đoàn viên thanh niên tại cơ sở, các sinh viên các trường nghề, cộng đồng dân cư thành lập đội ngũ hướng dẫn viên tình nguyện hỗ trợ tại các điểm du lịch, đặc biệt là tại các điểm du lịch cộng đồng, các điểm di sản trong vùng Công viên địa chất chưa có nhà đầu tư, chưa có lực lượng thuyết minh viên tại điểm. Khi tham quan một số điểm du lịch gắn với cộng đồng các DTTS, chúng tôi ít bắt gặp những hướng dẫn viên là người dân tại chỗ. Du khách sẽ lý thú khi đến các điểm DLCĐ được chính người dân bản địa làm công tác hướng dẫn, thuyết minh bởi họ có thể tương tác, trải nghiệm qua quá trình tham quan. Một số điểm DLCĐ có người thuyết minh, hướng dẫn tại chỗ nhưng không nhiều, phần lớn không qua đào tạo, học kinh nghiệm từ thực tế. Vì vậy, địa phương và các điểm đến DLCĐ cần có kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức liêquan du lịch, văn hóa đối với nguồn nhân lực tại chỗ này. Chắc chắn, sẽ có những khó khăn khi thế hệ trẻ của đồng bào DTTS hay tại chỗ tiếp cận trình độ của ngành văn hóa, du lịch ở trung cấp, cao đẳng, đại học nhưng cần có chính sách ưu tiên và định hướng để góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho DLCĐ mang tính bền vững. Vấn đề này cũng chính là “gợi mở” cho các địa phương lựa chọn nhân lực, gắn kết với các trường trong nhu cầu đào tạo nhân lực văn hoá 31 Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005, sau được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2008). 459
  4. du lịch nói chung, thuyết minh, hướng dẫn viên du lịch nói riêng cho từng khu vực, địa bàn đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc điểm địa phương, vùng miền. - Chất lượng khai thác ẩm thực truyền thống của tộc người tại chỗ Một trong những yếu tố thu hút DLCĐ là khai thác ẩm thực của tộc người bản địa. Với môi trường tự nhiên của rừng núi, hệ đông vật, thực vật đa dạng nên các tộc người ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Nông nói riêng khai thác, chế biến thức ăn món ăn, thức uống độc đáo (cơm lam, rượu cần, các loại bánh, rau rừng…). Khách tham quan trong thời gian lưu trú thường có yêu cầu được trải nghiệm cùng tham gia trong việc chế biến thức ăn và thưởng thức các món ăn dân dã. Nhiều đoàn khách luôn đưa ra trước những yêu cầu ẩm thực khi đến tham quan. Vì vậy, mỗi điểm DLCĐ tại chỗ tùy thuộc vào yêu cầu của khách tham quan để hộ gia đình hay liên kết (tổ, nhóm) tham gia cung ứng dịch vụ chế biến. Điều quan trọng khi khai thác ẩm thực, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm đặt lên hàng đầu. Đồng thời, tập quán của khách du lịch – đặc biệt đối với khách nước ngoài, khi tham gia chế biến, thưởng thức đều đặt trong yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trong cách sử dụng và môi trường cảnh quan. Có một số vì tập quán hay không có sự quan tâm, chỉ cung ứng thức ăn, đồ uống theo cách làm thủ công của đồng bào thiểu số mà bỏ qua vệ sinh môi trường trong chế biến. Tại một số điểm đến DLCĐ vùng đồng bào thiểu số, chung tôi đã nhận thấy một số vấn đề trong vệ sinh, chất lượng thức ăn phục vụ du khách mà người dân tại chỗ hay ban quản lý, điều hành cần lưu tâm. Khách tham quan rất nhiệt tình tham gia các công đoạn đi tìm nguyên liệu, chế biến (hái rau rừng, bắt cá, nấu các món ăn, nấu cơm lam, nướng thức ăn… ) nhưng không thưởng thức có sự tham gia của bản thân. Một trong những lý do từ khách tham quan cho biết đã chứng kiến quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh: Nguyên liệu để trên nền đất không sạch, nguồn nước và những dụng cụ không sạch sẽ, đầy khói bụi; Khu vực chế biến không vệ sinh (gần có những vũng nước bẩn, gần vách các khu vực nuôi nhốt gia cầm…)… Thậm chí, có những món ăn và cách bày biện không hợp vệ sinh với tập quán ăn uống của du khách. Tập quán sử dụng từng phần ăn riêng, ăn chung được tôn trọng dù có sinh hoạt trải nghiệm với cộng đồng. Du khách hài lòng đối với vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ để lại án tượng tốt và cũng là đánh giá chất lượng dịch vụ tốt. Đây là điều thuận lợi trong phát triển, thu hút khách của điểm đến du lịch. Yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm trong dịch vụ ẩm thực là vấn đề để điểm DLCĐ hay các nguồn lực tham gia ở vùng đồng bào DTTS ở Đắk Nông cần quan tâm. - Xây dựng sản phẩm thổ cẩm đặc trưng Năm 2019, tỉnh Đăk Nông tổ chức lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Văn hóa thổ cẩm - tinh hoa hội tụ” và nhiều hoạt động đa dạng. Tại khu Đảo nổi - hồ Gia Nghĩa diễn ra các hoạt động triển lãm không gian Văn hoá thổ cẩm Việt Nam, không gian thực nghiệm dệt thổ cẩm các dân tộc Việt Nam…và những hoạt động phục dựng nghi lễ truyền thống DTTS, không gian văn hoá ẩm thực, biểu diễn nghệ thuật truyền thống các dân tộc, triển lãm. Hội thảo Văn hóa thổ cẩm các dân tộc Việt Nam được tổ chức, thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Thổ cẩm các DTTS ở Đăk Nông Mạ, M’nông, Ê đê được giới thiệu với những hoa văn, sản phẩm độc đáo. Các nhà khoa học đã tiếp cận thổ cẩm của nhiều dân tộc, trong đó các dân tộc ở Đăk Nông với góc nhin đa dạng: từ lịch sử, văn hóa đến ý nghĩa họa tiết, hoa văn cũng như thực trạng của nghề truyền thống trong đời sống cộng đồng; đưa ra những giải pháp gợi mở để bảo tồn và phát huy của nghề dệt thổ cẩm. Đáng lưu ý đến cách tiếp cận về giá trị của thổ cẩm các DTTS ở Đăk Nông với vai trò góp phần phát triển kinh tế và du lịch, phát triển văn hóa và 460
  5. bảo tồn giá trị truyền thống củng như đề xuất về việc điều tra, đánh giá, sưu tâm những thổ cẩm quý, xây dựng không gian văn hóa thổ cẩm và quảng bá và phát triển thổ cẩm theo hướng công nghiệp văn hóa. Đối với DLCĐ vùng đồng bào thiểu số ở Đắk Nông, không gian văn hóa thổ cẩm cần được thể hiện để thu hút du khách với việc giới thiệu tinh hoa sản phẩm của nghề, các nghệ nhân được trình diễn phục vụ và du khách có thể tham gia trải nghiệm trong một số cộng đoạn dệt. Đồng thời, sản phẩm của dệt thổ cẩm của cộng đồng tại chỗ cần được ưu tiên với các sản phẩm đặc thù. Các điểm DLCĐ vùng đồng bào DTTS tại Đắk Nông cần tránh tình trạng giới thiệu sản phẩm thổ cẩm của cộng đồng bên cạnh các sản phẩm có nguồn gốc từ nơi khác. Ở một số điểm DL tại các địa phương, do đáp ứng nhu cầu lựa chọn của du khách, nhiều nơi bày bán các loại thổ cẩm từ nhiều nguồn. Tuy nhiên, ở điểm DLCĐ của DTTS thì không nên để tình trạng này xảy ra, sẽ làm giảm đặc trưng sản phẩm thổ cẩm của cộng đồng. Mỗ điểm đến DLCĐ vùng DTTS Đắk Nông, với chủ thể tộc người mà giới thiệu sản phẩm, văn hóa và có dịch vụ về hàng lưu niệm sản phẩm thổ cẩm. - Lợi ích hài hòa và tạo sinh kế bền vững đối với chủ thể văn hóa Theo Luật du lịch của Việt Nam32, DLCĐ là loại hình du lịch được phát trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng cư dân quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Một số yếu tố liên quan là cộng đồng hưởng các quyền lợi về kinh tế và có trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch theo hướng bền vững. Các điểm DLCĐ vùng DTTS tại Đắk Nông cần quan tâm về vai trò và quyền lợi chính đáng của cộng đồng khi tham gia vào các hoạt động du lịch tại chỗ mặc dù để phát triển loại hình này có các bên đại diện liên quan (chính quyền, tổ chức kinh doanh, tư vấn…). Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng đề ra những nguyên tắc, nguyên lý và mục tiêu phát triển cộng đồng trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội có thể áp dụng đối với nhiều trường hợp. Khi vai trò của cộng đồng (đại diện cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân) tham gia sẽ là cơ sở hợp tác đem đến hiệu quả, chia sẻ về lợi ích cũng như trách nhiệm trong hướng phát triển bền vững. Một số điềm DLCĐ ở Việt Nam trong thời gian qua khi bước đầu có hiệu quả nhưng sau một thời gian không còn hoạt động. Nhóm tác giả Nguyễn Văn Chất, Tạ Duy Linh, Dương Đức Minh cho rằng: Loại hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam bắt đầu phát triển ở Việt Nam từ năm 1990 trở đi với sự hỗ trợ của nhiều yếu tố, tuy nhiên trong 30 năm qua chỉ có 10% các dự án du lịch dựa vào cộng đồng triển khai thành công33. Như vậy, tỷ lệ không thành công, không hiệu quả ở các điểm DLCĐ, kể cả vùng DTTS chiếm số lượng nhiều và tất nhiên có nhiêu nguyên do, yếu tố tác động. Theo chúng tôi, sự chia sẻ các quyền lợi không hài hòa cũng sẽ làm cho các điểm đến DLCĐ nói chung, ở Đăk Nông nói riêng không phát triển bền vững bên cạnh các lý do khác. Các bên liên quan tham gia DLCĐ là yêu tố tạo thành những bước đi hiệu quả nhưng sự lựa chọn những giải pháp từ nhu cầu của người dân (tham gia trực tiếp, gián tiếp) hoặc nguồn lực tham gia (cơ sở vật chất, vốn văn hóa, nghề nghiệp, sức lao động…) được ưu tiên trong mạng lưới khai thác du lịch chính là hướng đến sự phát triển bền vững. Thông qua chính sách trong quản lý theo luật định liên quan, cộng đồng tại chỗ (trực tiếp, gián tiếp) nguồn lợi đem lại 32 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33 Nguyễn Văn Chất, Tạ Duy Linh, Dương Đức Minh (2023), Du lịch tự thân Cồn Hô, tỉnh Trà Vinh – cách tiếp cận trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Việt Nam, Tạp chí Văn hóa & Nguồn lực, Trường Đại học văn hóa TP.HCM, số 2 (34). 461
  6. cho địa phương (đầu tư cơ sở vật, việc làm, sinh kế, hưởng thụ văn hóa, bảo tồn giá trị truyền thống… ). Từ những lợi ích đáng đó sẽ tạo nên động lực để nâng cao ý thức trách nhiệm trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần trong phát triển, hoạt động khai thác DLCĐ. Chúng tôi thấy nhận định về sự hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia khai thác giá trị di sản của tác giả Nguyễn Anh Bằng phản ánh khá rõ qua vấn đề phát triển thổ cẩm M’nông ở Đắk Nông: Chú ý đến mặt lợi ích và tạo được sự đồng thuận với người dân về chia sẻ lợi ích là yếu tố cần thiết, tạo ra sự lành mạnh và công bằng giữa người làm thổ cẩm và người kinh doanh… Nếu hoạt động kinh doanh có sự chênh lệnh về lợi ích thì sẽ nảy sinh phát triển làng nghề thiếu bền vững và nghề dệt thổ cẩm mai một…Vấn đề quy hoạch, phát triển, bảo tồn và khai thác sản phẩm thổ cẩm phải nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân, tránh áp đặt, ràng buộc…34. 3. Kết luận Tỉnh Đắk Nông có những lợi thế để phát triển DLCĐ. Khi phát triển DLCĐ mang tính bền vững, cần chú ý nhiều yếu tố, trong đó có loại hình DLCĐ vùng DTTS với những đặc điểm về văn hóa tộc người. Song song với những đầu tư các lĩnh vực để phát triển du lịch, tài nguyên văn hóa của cộng đồng dân tộc tại chỗ của Đắk Nông và các DTTS khác (Dao, Tày, Nùng…) với sự độc đáo về văn hóa (tập quán nghi lễ chu kỳ vòng đời người trong gia đình, lễ hội, làng nghề thủ công, diễn xướng dân gian, tri thức dân gian, ẩm thực,…) cần được quan tâm trong khai thác phù hợp với sinh hoạt chung của cộng đồng trong địa điểm, không gian văn hóa phù hợp. Tỉnh Đắk Nông với sự đa dạng sinh thái và tài nguyên văn hóa của các tộc người thiểu số là một trong những tiềm năng, lợi thế quan trọng để khai thác, phát triển DLCĐ, đem lại hiệu quả đối với phát triển kinh tế, xã hội. Trong chính sách đầu tư phát triển, cần quan tâm đến lợi thế này để quy hoạch một cách khoa học và phù hợp, tạo nên nguồn thu hợp lý, sẽ có tác dụng trong công tác bảo tồn di sản văn hóa, đem lại quyền lợi chính đáng, thiết thực cho chủ thể khai thác và chủ thể văn hóa cũng như trong bảo vệ môi trường sinh thái đối với cư dân tại chỗ. Khó có một tiêu chí để áp dụng cho tất cả mô hình DLCĐ nhưng chắc chắc có những yếu tố tích cực có thể tham khảo và áp dụng phù hợp từ các địa phương khác đã đi trước trong loại hình này cần được Đắk Nông quan tâm. Những mô hình DLCĐ ở Đắk Nông triển khai trong thời gian qua cần có sự nghiên cứu, đánh giá để đúc kết kinh nghiệm cho chiến lược phát triển du lịch trở thành động lực trong phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Trong phát triển DLCĐ, đặc biệt đối với vùng DTTS cần quan tâm về nguồn nhân lực tham gia, xây dựng sản phẩm đặc thù, đảm bảo chất lượng dịch vụ khai thác và chú trọng vai trò tham gia tích cực, quyền lợi chính đáng trong sinh kế của cộng đồng với các bên bên liên quan. Đó chính là những yếu tố mang đến lợi ích không chỉ về thiên về kinh tế hiện hữu mà qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bảo tồn văn hóa, môi trường tự nhiên… hướng đến sự phát triển bền vững./. Tài liệu tham khảo 1. Ban Chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết của Bộ Chính trị Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ngày 16/01/2017. 34 Nguyễn Anh Bằng (2019) Văn hóa thổ cẩm của người M’nông – nhìn từ góc độ lịch sử đến hiện tại, thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học Văn hóa thổ cẩm các dân tộc Việt Nam, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, tr23. 462
  7. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2019), Kỷ yếu hội thảo khoa học Văn hóa thổ cẩm các dân tộc Việt Nam, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông. 3. Nguyễn Thị Hiền (2022), Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dựa vào cộng đồng, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc. 4. Lương Hồng Quang (2018), Phát triển văn hóa dựa vào cộng đồng: Các tranh luận lý thuyết và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 5. Lê Hồng Lý, Dương Văn Sáu, Đặng Hoài Thu (2010). Giáo trình Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch, Hà Nội: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 6. Quốc hội nước CHXHCNVN (2017), Luật Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội. 7. Quốc hội nước CHXHCNVN (2009), Luật Di sản văn hóa (sửa đổi và bổ sung), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Thủ tướng Chính phủ (2020), Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 22/01/2020. 9. Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông (2020), Kế thoạch thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đăk Nông 463
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0