Tác động của phát triển du lịch đến chất lượng cuộc sống người dân thành phố Đà Nẵng
lượt xem 1
download
Bài viết này sử dụng các công cụ định lượng để phân tích các nhóm nhân tố tác động của du lịch ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân thành phố Đà Nẵng. Đề xuất và kiến nghị để Đà Nẵng có thể đi theo đúng định hướng phát triển du lịch của thành phố nhằm giảm bớt những mặt tiêu cực do phát triển du lịch mang lại và cải thiện đời sống của người dân theo những chiều hướng tích cực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của phát triển du lịch đến chất lượng cuộc sống người dân thành phố Đà Nẵng
- Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THE IMPACT OF TOURISM DEVELOPMENT TO RESIDENT’S QUALITY OF LIFE IN DA NANG CITY GVHD: TS. Lê Dân SVTH: Lê Thị Kim Vy, Võ Nữ Khiết Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nukhiet6298@gmail.com TÓM TẮT Ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt Đà Nẵng - “thành phố đáng sống” của hàng nghìn người dân, đang ngày càng phát triển thu hút nhiều khách du lịch khắp nơi trên thế giới, gây nhiều ảnh hưởng về mặc tích cực cũng như không ít tiêu cực đến chất lượng đời sống của người dân về các vấn đề môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bài viết này sử dụng các công cụ định lượng để phân tích các nhóm nhân tố tác động của du lịch ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân thành phố Đà Nẵng. Đề xuất và kiến nghị để Đà Nẵng có thể đi theo đúng định hướng phát triển du lịch của thành phố nhằm giảm bớt những mặt tiêu cực do phát triển du lịch mang lại và cải thiện đời sống của người dân theo những chiều hướng tích cực. Từ khóa: tác động du lịch, chất lượng cuộc sống, thành phố Đà Nẵng. ABSTRACT In Vietnam today, especially Da Nang - the "livable city" of thousands of people, is growing, attracting many tourists all over the world, causing many effects on positive wear as well as not less negative to the quality of life of resident on environmental, economic, cultural and social issues. This article uses quantitative tools to analyze groups of factors affecting tourism affecting the quality of life of resident in Da Nang city. Proposals and recommendations for Danang go in the right direction the city's tourism development intend to reduce negative aspects of tourism development and improve resident's life in positive ways. . Keywords: the impact of tourism, quality of life, da nang city 1. Giới thiệu Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế trên thế giới, du lịch đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa-xã hội của con người. Du lịch không những là một ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất mà còn giúp con người có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia vùng miền. Chính vì vậy ngày nay du lịch đã nằm trong chiến lược phát triển của rất nhiều quốc gia, trở thành nền kinh tế quan trọng có đóng góp lớn trong sự phát triển của các nước. Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, đặc biệt Đà Nẵng - “thành phố đáng sống” của hàng nghìn người dân, đang ngày càng phát triển thu hút nhiều khách du lịch khắp nơi trên thế giới, gây nhiều ảnh hưởng về mặc tích cực cũng như không ít tiêu cực đến chất lượng đời sống của người dân về các vấn đề môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội. Với sự phát triển về du lịch như vậy, biển Đà Nẵng hàng ngày phải chịu áp lực của sự ô nhiễm. Bên cạnh đó, môi trường biển Đà Nẵng còn phải “gánh” rác thải từ hệ thống cống thu gom nước mưa của thành phố chung với thu gom nước thải sinh hoạt, khi mưa lớn thoát không kịp tràn ra biển mang theo rác và tình 163
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trạng xả rác bừa bãi tại các âu thuyền, bến bãi… chủ yếu là rác thải nhựa. Các chủ đầu tư tranh thủ xây dựng những công trình phục vụ nơi ở cho khách du lịch khi chưa được cấp phép, ví dụ cụ thể là ở bán đảo Sơn Trà. Họ đã biến 1/4 bán đảo Sơn Trà thành khu du lịch nghỉ dưỡng, bất chấp việc nơi đây có vị thế đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh. Để Đà Nẵng có thể đi theo đúng định hướng phát triển du lịch của thành phố nhằm giảm bớt những mặt tiêu cực do phát triển du lịch mang lại và cải thiện đời sống của người dân theo những chiều hướng tích cực thì lãnh đạo thành phố, các quận huyện, Sở Du lịch Đà Nẵng nắm bắt kịp thời, đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của đời sống người dân thành phố Đà Nẵng 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Du lịch Theo từ điển Bách Khoa toàn thư Wikipedia định nghĩa: Du lịch là đi để vui chơi, giải trí là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm và có sự trở về. Mục đích của chuyến đi là giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội nghị khách hàng hay du lịch khen thưởng, hoặc nhằm mục đích kinh doanh. Các Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa khách du lịch như những người "đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên đến những nhân viên hướng dẫn du lịch của tổ chức thực hiện việc du lịch đó. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. 2.1.2. Chất lượng cuộc sống (CLCS) Theo từ điển Bách Khoa toàn thư Wikipedia định nghĩa: Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng (well-being) hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội. Theo R.C.Sharma, tác giả của cuốn sách nổi tiếng: "Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống", thì CLCS là một khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi sự thỏa mãn cộng đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của chính bản thân xã hội. Ông đã định nghĩa: "Chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng (hạnh phúc) hoặc thỏa mãn với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Cummins (1997) đã xem xét 32 nghiên cứu và báo cáo dữ liệu về 173 thuật ngữ khác nhau đã được sử dụng để mô tả các lĩnh vực hài lòng của cuộc sống. Sau đó, ông phân loại mỗi học kỳ theo một trong bảy lĩnh vực được đề xuất: vật chất tốt, sức khỏe, năng suất, sự thân mật, an toàn, hạnh phúc cộng đồng, và tình cảm (Hình 1). Vì những miền này tạo thành cơ sở cho quy mô chất lượng toàn diện của cuộc sống (Cummins, 1993), chúng sẽ được gọi là các miền ComQol. Từ bảy lĩnh vực này, nghiên cứu hiện tại sẽ sử dụng các lĩnh vực cuộc sống cụ thể liên quan đến các tác động du lịch, bao gồm cả hạnh phúc vật chất, hạnh phúc cộng đồng, hạnh phúc tình cảm và các lĩnh vực sức khỏe và an toàn. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Mô hình đề xuất 164
- Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 Tham khảo từ Mô hình Tác động của du lịch đến chất lượng cuộc sống người dân của Kyungmi Kim (2002), mô hình Tác động của du lịch đến chất lượng cuộc sống người dân thành phố Đà Nẵng được xây dựng như hình1 Hình 1: Các giả thuyết của mô hình Chất lượng cuộc sống người dân thành phố Đà Nẵng chịu tác động bởi 8 nhân tố : Kinh tế, Xã hội, Văn hóa, Môi trường, miền Vật chất, miền Cuộc sống cộng đồng, miền Tinh thần, Miền Sức khỏe và an toàn. Từ mô hình đề xuất, các giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm trong đề tài nghiên cứu được hình thành như sau: Đề xuất 1: Nhận thức của người dân về các tác động du lịch ảnh hưởng đến QOL của họ trong cộng đồng Giả thuyết 1 (H1): Nhận thức tích cực của người dân về lợi ích của du lịch tác động đến kinh tế dẫn đến sự hài lòng cuộc sống của họ. Giả thuyết 2 (H2): Nhận thức tích cực của người dân về lợi ích của du lịch tác động đến xã hội dẫn đến sự hài lòng cuộc sống của họ. Giả thuyết 3 (H3): Nhận thức tích cực của người dân về lợi ích của du lịch tác động đến văn hóa dẫn đến sự hài lòng cuộc sống của họ. Giả thuyết 4 (H4): Nhận thức tích cực của người dân về lợi ích của du lịch tác động đến môi trường dẫn đến sự hài lòng cuộc sống của họ. Sau khi đạt được năng lực thực hiện tại điểm đến, nhận thức khó chịu của người dân về các tác động du lịch diễn ra trong môi trường vật lý. Cảm giác này dần trở nên tiêu cực hơn; ảnh hưởng đến ý thức xã hội của người dân (cảm giác chung của họ về cuộc sống cộng đồng, sức khỏe và an toàn); và ảnh hưởng đến tài sản của họ, đời sống tinh thần, và cảm xúc hạnh phúc trong cộng đồng. Ý thức xã hội của người dân và sự hài lòng về tài sản vật chất cuối cùng ảnh hưởng đến sự hài lòng của cuộc sống nói chung. Đề xuất 2: Sự hài lòng của người dân trong một miền cuộc sống cụ thể bị ảnh hưởng bởi nhận thức về chiều hướng tác động du lịch cụ thể. Giả thuyết 5 (H5): Nhận thức tích cực của người dân về lợi ích của du lịch tác động đến kinh tế dẫn đến sự hài lòng về vật chất của họ. Giả thuyết 6 (H6): Nhận thức tích cực của người dân về lợi ích của du lịch tác động đến xã hội dẫn đến sự hài lòng về miền cuộc sống cộng đồng . Giả thuyết 7 (H7): Nhận thức tích cực của người dân về lợi ích của du lịch tác động đến văn hóa dẫn đến sự hài lòng về miền tinh thần của họ. 165
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Giả thuyết 8 (H8): Nhận thức tích cực của người dân về lợi ích của du lịch tác động đến môi trường dẫn đến sự hài lòng về miền sức khỏe và an toàn. Đề xuất 3: Sự hài lòng của người dân trong các lĩnh vực cuộc sống cụ thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân nói chung. Giả thuyết 9 (H9): Sự hài lòng của người dân về miền vật chất dẫn đến sự hài lòng cuộc sống của họ. Giả thuyết 10 (H10): Sự hài lòng của người dân về miền cuộc sống cộng đồng dẫn đến sự hài lòng cuộc sống của họ. Giả thuyết 11 (H11): Sự hài lòng của người dân về miền tinh thần dẫn đến sự hài lòng cuộc sống của họ. Giả thuyết 12 (H12): Sự hài lòng của người dân về miền sức khỏe và an toàn dẫn đến sự hài lòng cuộc sống của họ. 2.2.2. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha Là một kỹ thuật nhằm kiểm định tính đại diện của một tập câu hỏi cho một nhân tố muốn đo lường. Một tập biến có độ chọn thang đo khi có độ tin cậy Anpha từ 0,6 trở lên, tốt nhất là 0,7 (Hoàng Trọng, 2008) và biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng từ 0,3 trở lên. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). 2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Một kỹ thuật nhằm xác định số nhân tố trong một tập hợp các câu hỏi đại diện cho các nhân tố muốn tìm kiếm và đo lường. Nghiên cứu sử dụng phép trích Principal Axis Factoring với phép quay Promimax. Tổng phương sai trích >=50% và hệ số KMO>=0,5, Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig=0,5 (Hair & cộng sự ,1998). Các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ được sử dụng phân tích nhân tố để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một tập biến (gọi là nhân tố) ít hơn; các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu (Hair, Anderson, Tatham và Black; 1998). Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo. Phân tích nhân tố khẳng định CFA CFA là bước tiếp theo của EFA nhằm kiểm định xem một mô hình lý thuyết có trước có làm nền tảng cho một tập hợp các quan sát không. Khi xây dựng CFA, các biến quan sát cũng là các biến chỉ báo trong mô hình đo lường, bởi vì chúng cùng “tải” lên khái niệm lý thuyết cơ sở. Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA chấp nhận các giả thuyết của các nhà nghiên cứu, được xác định căn cứ theo quan hệ giữa mỗi biến và một hay nhiều hơn một nhân tố. Mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu khi kiểm định Chi-square có P-value > 0.05. Tuy nhiên Chi-square có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu. Nếu một mô hình nhận được các giá trị GFI, TLI, CFI ≥ 0.9 (Bentler & Bonett, 1980). CMIN/df ≤ 2, một số trường hợp ≤ 3 (Carmines & McIver, 1981); RMSE ≤ 0.8, nếu RMSE ≤ 0.5 được xem là rất tốt (Steiger, 1990); thì mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu . Thọ & Trang (2008) cho rằng: nếu mô hình nhận được các giá trị TLI và CFI ≥ 0.9, CMIN/df ≤ 2; RMSEA ≤ 0.8 thì mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. 2.2.4. Kiểm định mô hình lý thuyết bằng mô hình SEM Là phương pháp tổ hợp phương pháp hồi quy, phương pháp phân tích nhân tố, phân tích phương sai. 166
- Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 Ước lượng độ giá trị khái niệm (cấu trúc nhân tố) của các độ đo trước khi phân tích sơ đồ đường (path analysis) Cho phép thực hiện đồng thời nhiều biến phụ thuộc (nội sinh). Cung cấp các chỉ số độ phù hợp cho các mô hình kiểm định. Cho phép cải thiện các mô hình kém phù hợp bằng cách sử dụng linh hoạt các hệ số điều chỉnh MI (Modification Indices). SEM cung cấp các công cụ có giá trị về thống kê, khi dùng thông tin đo lường để hiệu chuẩn các quan hệ giả thuyết giữa các biến tiềm ẩn. SEM giúp giả thuyết các mô hình, kiểm định thống kê chúng (vì EFA và hồi quy có thể không bền vững nhất quán về mặt thống kê) SEM thường là một phức hợp giữa một số lượng lớn các biến quan sát và tiềm ẩn, các phần dư và sai số. SEM giả định có một cấu trúc nhân quả giữa các biến tiềm ẩn có thể là các tổ hợp tuyến tính của các biến quan sát, hoặc là các biến tham gia trong một chuỗi nhân quả. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Kết quả hình 2 cho thấy có 9 mối quan hệ trong mô hình đề xuất có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (P < 0.05), hay nói cách khác các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H7, H9, H10, H11 được chấp nhận. Cụ thể: Nhận thức tích cực của người dân về lợi ích của du lịch tác động đến kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường tác động thuận chiều đến sự hài lòng cuộc sống của họ (giả thuyết H1, H2, H3, H4). Nhận thức tích cực của người dân về lợi ích của du lịch tác động đến kinh tế tác động thuận chiều đến sự hài lòng về vật chất của họ (giả thuyết H5). Nhận thức tích cực của người dân về lợi ích của du lịch tác động đến văn hóa tác động thuận chiều đến sự hài lòng về miền tinh thần của họ (giả thuyết H7). Sự hài lòng của người dân về miền vật chất, miền cuộc sống cộng đồng, miền tinh thần tác động thuận chiều đến sự hài lòng cuộc sống của họ (giả thuyết H9, H10, H11). Hình 2: Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu 3.2. Đánh giá Tính chất của du lịch là theo mùa khác nhau, dữ liệu của bài nghiên cứu này được điều tra vào thời điểm nên mặt nào đó sẽ không phản ảnh được chính xác về các nhận thức của người dân về du lịch. Nhóm mong những bài nghiên cứu sau sẽ khắc phục được những hạn chế mà đề tài của nhóm chưa giải quyết được. 167
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 4. Kết luận Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp một số giải thích cho nhận thức của người dân về tác động của du lịch ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ với các lĩnh vực cuộc sống cụ thể như thế nào. Dựa trên nghiên cứu trước đây, đã chứng minh rằng các tác động du lịch khác nhau là yếu tố quyết định sự hài lòng của cuộc sống theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể các kết quả chính của đề tài như sau: Thứ nhất, dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả các nghiên cứu, tác giả đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng cuộc sống của người dân thành phố Đà Nẵng. Cụ thể 7 nhân tố tác động đến sự hài lòng cuộc sống của người dân là Kinh tế, Xã hội, Văn hóa, Môi trường, miền Vật chất, miền Cộng đồng, miền Tinh thần. Nghiên cứu đã khẳng định vai trò của các nhân tố nêu trên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân thành phố Đà Nẵng. Thứ hai, dựa vào kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị cho lãnh đạo thành phố, các quận huyện, Sở Du lịch Đà Nẵng để phát triển du lịch đi kèm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Từ kết quả của bài nghiên cứu nhóm đưa ra một số đề xuất như sau: -Về kinh tế Các cấp lãnh đạo thành phố nên triển khai các chính sách bình ổn giá trị trường hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân địa phương. Bình ổn giá thị trường bất động sản cũng quan trọng không kém vì thị trường bất động sản là thị trường quan trọng trong nền kinh tế, có mối liên hệ mật thiết với các thị trường khác, như: thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ và đặc biệt là với thị trường tài chính, tiền tệ. Các cấp lãnh đạo thành phố cũng nên khai thác lợi thế của sự phát triển du lịch trong thành phố để thu hút các hoạt động đầu tư, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân. -Về xã hội Duy trì tốt các dịch vụ được cung cấp cho người dân địa phương (khám chữa bệnh miễn phí cho những người già neo đơn, xây dựng chung cư giá rẻ cho những người vô gia cư và hoàn cảnh khó khăn,…). Bên cạnh đó, cần siết chặt an ninh đối với người dân địa phương và du khách, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội như mại dâm, tiêm chích ma túy, trộm cắp,.. Vào các mùa cao điểm của du lịch (tháng 5, 6, 7) và ngày lễ, tại các khu vui chơi, giải trí nên giới hạn lượng vé phát hành và ưu tiên việc đặt vé qua internet để giảm lượng khách quá đông đúc và ồn ào gây khó chịu cho người dân địa phương. Đầu tư xây dựng thêm các khu vui chơi, giải trí trong thành phố để đa dạng các hoạt động vui chơi, giải trí và phân tán lượng du khách đến một vài địa điểm quá đông đúc. -Về văn hóa Duy trì sự đa dạng sẵn có của các tôn giáo trong thành phố, nhưng cũng cần quán triệt sự du nhập của các tôn giáo không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng tinh thần và cuộc sống của người dân. Cần phải học hỏi trao đổi nền văn hóa của nhiều nước khác nhau từ khách du lịch. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh phát triển và duy trì bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người dân. -Về môi trường Cần quán triệt vệ sinh môi trường trong thành phố, đặc biệt là môi trường biển. Nghiêm cấm các nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp xả nước thải chưa qua xử lí ra biển. Hạn chế việc sử dụng túi nilon trong thành phố, ưu tiên sản phẩm tái chế. Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, đặc biệt cần bảo vệ bán đảo Sơn Trà, nơi các động vật quý hiếm đang sinh sống. Trồng thêm nhiều cây xanh, tận dụng nguồn năng lượng sạch. 168
- Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cummins, R. A. (1997), The domain of life satisfaction: an attempt to order chaos. Social Indicator Research, 38, 303-328. [2] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” [3] Kim, K & Uysal M (2002), “Effect of tourism impacts upon QOL of residents in the community” [4] Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2009), “Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh” [5] R.C.Sharma (1998), “Population, resources, environment and quality of life” 169
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tạp chí khoa học & công nghệ: Đề xuất mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam
6 p | 217 | 41
-
Đánh giá tác động của hoạt động tham quan đến tài nguyên và môi trường tại quần thể di tích Huế để phát triển du lịch bền vững
11 p | 83 | 9
-
Đo lường tác động của phát triển du lịch quốc tế đến phát triển kinh tế - Trường hợp các nước Đông Nam Á (ASEAN)
9 p | 154 | 7
-
Tác động của phát triển du lịch thông qua cảm nhận của người dân tại thành phố Đà Lạt
7 p | 24 | 4
-
Phát triển du lịch và lạm phát có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN
14 p | 14 | 4
-
Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế hộ nông dân: Lý luận và bài học cho Việt Nam
9 p | 53 | 4
-
Phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển du lịch nông thôn tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
14 p | 13 | 3
-
Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
21 p | 21 | 3
-
Tài liệu giảng dạy môn Phát triển du lịch bền vững - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM
49 p | 3 | 2
-
Tác động của phát triển du lịch và sự ủng hộ của người dân Trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Đà Lạt
15 p | 2 | 2
-
Tác động của du lịch đến phát triển kinh tế và phát thải carbon
12 p | 6 | 2
-
Tác động của công nghệ du lịch thông minh tới chất lượng trải nghiệm và lòng trung thành của khách du lịch đối với điểm đến đô thị du lịch thông minh
19 p | 3 | 2
-
Thái độ của người dân đối với những tác động của phát triển du lịch: Nghiên cứu trường hợp điểm du lịch Đà Nẵng
10 p | 11 | 2
-
Sản phẩm du lịch làng ven biển Gò Cỏ (Quảng Ngãi) dưới góc nhìn phát triển du lịch bền vững
12 p | 10 | 1
-
Tác động của chuyển đổi số đến phát triển bền vững du lịch hiện nay
11 p | 4 | 1
-
Phát triển du lịch bền vững thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
12 p | 4 | 1
-
Yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn