YOMEDIA
ADSENSE
Lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch tại Hòa Bình
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết phân tích vai trò lao động nữ dân tộc thiếu số trong phát triển du lịch tại Hòa Bình, góp phần củng cố niềm tin và thúc đẩy sự tham gia tích cực hơn của phụ nữ vào công tác tổ chức, quản lý và thực hiện du lịch, hướng tới phát triển bền vững.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch tại Hòa Bình
- Lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch tại Hòa Bình Bùi Thị Trang, Trần Đức Thanh Tóm tắt Trong những năm gần đây, du lịch đã nhận được sự quan tâm đáng kể liên quan đến tác động của du lịch và khả năng đóng góp của du lịch cho sự phát triển bền vững. Du lịch là một trong những lĩnh vực tạo công ăn việc làm đặc biệt quan trọng đối với lao động nữ. Đặc biệt tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, nông thôn thì việc tham gia và thực hiện các dịch vụ du lịch đã giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ một cách đáng kể. Vai trò của lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch đóng góp một phần không nhỏ trong phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình đáp ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 và mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc - Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái toàn cầu. Dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp, bài viết phân tích vai trò lao động nữ dân tộc thiếu số trong phát triển du lịch tại Hòa Bình, góp phần củng cố niềm tin và thúc đẩy sự tham gia tích cực hơn của phụ nữ vào công tác tổ chức, quản lý và thực hiện du lịch, hướng tới phát triển bền vững. Từ khóa: lao động nữ; nữ dân tộc thiểu số; du lịch bền vững; du lịch; Hòa Bình 1. Mở đầu Du lịch trở thành ngành công nghiệp có tiềm năng lớn bởi sự phát triển ngày càng mạnh mẽ. Du lịch đã được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là những quốc gia đang phát triển coi là phương tiện phát triển kể từ khi nó xuất hiện vào những năm 1960 (Mustapha, Azman, 2013). Du lịch đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế địa phương thông qua thu nhập ngoại hối, tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp và phân phối thu nhập cho người dân địa phương, từ đó thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển (Ko & Stewart, 2002; Davies, 2015). Bên cạnh việc góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tạo thu nhập, nó còn ảnh hưởng đến khía cạnh xã hội, vì nó góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản và ngăn chặn tình trạng di cư ra thành thị (Duarte, D. C., & Pereira, A. D. J., 2018) Inbound Domestic Outbound 85000 80000 73200 56000 40000 15489 18009 12922 5040 5910 6460 4610 3837 3830 157 2017 2018 2019 2020 2021 Biểu đồ: Thống kê khách du lịch Việt Nam (nghìn lượt) Nguồn: UNWTO, 2022 193
- Ở Việt Nam, cũng như trường hợp của nhiều nước đang phát triển, sức hấp dẫn của việc phát triển du lịch như một động cơ tăng trưởng của nền kinh tế. Với đà tăng trưởng cao trong giai đoạn 2017 - 2019, sau 2 năm chống dịch COVID-19 thì ngành du lịch bước vào năm 2022 đón lượng khách du lịch kỷ lục với 101.3 triệu lượt khách du lịch nội địa và 3.66 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Trong những năm gần đây, du lịch đã nhận được sự quan tâm đáng kể liên quan đến tác động của du lịch và khả năng đóng góp của du lịch cho sự phát triển bền vững. Một trong những điểm nhấn của cách tiếp cận này là hướng tới sự tham gia của cộng đồng, đó là tạo cơ hội tốt hơn cho người dân địa phương đặc biệt là lao động nữ để thu được lợi ích lớn hơn và cân bằng hơn từ phát triển du lịch diễn ra tại địa phương của họ (Tosun, 2000). Du lịch có vai trò then chốt trong việc đạt được các cam kết trọng tâm của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững - bao gồm các cam kết về bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và không để ai bị bỏ lại phía sau. “Du lịch có tiềm năng trở thành phương tiện trao quyền cho phụ nữ ở các khu vực đang phát triển” (Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc [UNWTO], 2020). So với các lĩnh vực khác của nền kinh tế thì du lịch mang lại cơ hội tốt hơn cho sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, khả năng kinh doanh của phụ nữ và khả năng lãnh đạo của phụ nữ. Báo cáo Toàn cầu của UNWTO (2020) về Phụ nữ trong Du lịch cho rằng du lịch có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, đặc biệt là Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) 5 - Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Ngày càng có nhiều mối quan tâm và trách nhiệm đối với các quốc gia và các hoạt động du lịch tương ứng trong việc nêu bật những cách thức thúc đẩy bình đẳng giới hoặc trao quyền cho phụ nữ. Có một số thỏa thuận quốc tế nhấn mạnh và hỗ trợ tầm quan trọng của sự tham gia của phụ nữ trong phát triển kinh tế nói chung. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) của Liên hợp quốc (1979) và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh của Liên hợp quốc (1995). Điều 11 của Công ước CEDAW nhấn mạnh sự cần thiết phải chống lại các phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm, nhằm đảm bảo những quyền như nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ, đặc biệt là quyền làm việc quyền hưởng các cơ hội có việc làm như nhau, bao gồm cả việc áp dụng những tiêu chuẩn như nhau trong tuyển dụng lao động. Trong khi đó, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh đề ra 12 lĩnh vực trọng tâm ưu tiên, trong đó có phụ nữ với kinh tế, phụ nữ với nghèo đói. Công ước nhấn mạnh đóng góp quan trọng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, với vai trò là người lao động, chủ doanh nghiệp hay người nội trợ trong gia đình. Phân biệt đối xử thể hiện ở việc phụ nữ làm các công việc lương thấp, thiếu an toàn, ít ở các vị trí lãnh đạo cấp cao. Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại kỳ họp lần thứ 70 diễn ra từ ngày 25-27/9/2015 tại New York, Mỹ. Chương trình nghị sự 2030 đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), trong đó SDG5 - trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái toàn cầu được xem là mục tiêu trọng tâm xuyên suốt, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các mục tiêu phát triển bền vững khác bởi không thể có phát triển bền vững nếu như không có tiến bộ về bình đẳng giới (Liên hợp quốc, 2015). Có thể nói, bình đẳng giới là chìa khóa để đạt được tất cả các SDGs khác. Mục tiêu SDG5 nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. 194
- Tại Việt Nam, Chương trình nghị sự 2030 được cụ thể hoá bằng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/5/2017) nhằm thực hiện hoá các mục tiêu SDGs do Liên Hợp Quốc đề ra, đóng góp cho việc thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Ngoài ra, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 (kèm theo quyết định số: 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tưởng Chính phủ) nhằm Góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội với mục tiêu Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước, thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Hoà Bình là một tỉnh miền núi của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nơi sinh sống của 6 dân tộc anh em Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao và Mông có tiềm năng phát triển đa dạng các loại hình du lịch bởi nơi đây hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên và văn hoá, sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử… Chính những nét đẹp được tạo nên bởi thiên nhiên, văn hoá đa sắc tộc của hơn 80% dân số là người Mường, Thái, Tày và hơn ai hết chính họ là lao động nòng cốt trong phát triển du lịch địa phương trong đó có lao động nữ. Năm 2022, tỉnh Hòa Bình đã đón 3.127.854 lượt khách, đạt 212% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó 137.537 lượt khách du lịch quốc tế, 2.990.317 lượt khách du lịch nội địa. Đến năm 2023, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đón được 3.5 triệu lượt khách. Như vậy, có thể thấy tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình, việc tham gia phụ nữ dân tộc thiểu số vào phát triển du lịch tỉnh đóng vai trò quan trọng, đảm bảo mục tiêu phát triển du lịch bền vững. 2. Tổng quan tài liệu sự tham gia của lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch Du lịch là nguồn tạo việc làm ở nhiều quốc gia, đồng thời cũng tạo ra thị trường việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp cho phụ nữ, kỹ năng mới cho lao động nữ đặc biệt lao động nữ ở các vùng nông thôn, miền núi vì phụ nữ xuất hiện trong hầu hết các hoạt động ở nông thôn, trung du và miền núi, ngoài ra, họ còn là những người tiên phong cho văn hóa truyền thống và ẩm thực, xây dựng nền kinh tế nông thôn (Hafçi, 2018). Trên toàn cầu, 54% lực lượng lao động trong ngành du lịch là nữ (Báo cáo toàn cầu về Phụ nữ trong du lịch, UNWTO, 2021). Việc nghiên cứu lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các tài liệu chủ yếu đi sâu và làm rõ các khía cạnh liên quan đến trao quyền cho lao động nữ trong lĩnh vực du lịch theo mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự 2030 được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua (2015). Phụ nữ đóng vai trò quan trọng với tư cách cá nhân cũng như thành viên của xã hội nhằm hỗ trợ đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong cộng đồng. Phụ nữ rất tích cực trong các nhóm và tổ chức xã hội khác nhau và là nhân tố then chốt trong việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại kỳ họp lần thứ 70 diễn ra từ ngày 25-27/9/2015 tại New York, Mỹ đề ra 17 mục 195
- tiêu phát triển bền vững (SDGs), trong đó SDG5 - trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái toàn cầu được xem là mục tiêu trọng tâm xuyên suốt, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các mục tiêu phát triển bền vững khác bởi không thể có phát triển bền vững nếu như không có tiến bộ về bình đẳng giới (Liên hợp quốc, 2015). Có thể nói, bình đẳng giới là chìa khóa để đạt được tất cả các SDGs khác. Mục tiêu SDG5 nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ ở mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Yếu tố giới tính đã ảnh hưởng rất nhiều sự tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển. Lý do cho sự quan trọng của phụ nữ trong các hoạt động du lịch sinh thái là bởi vì họ là những người thường xuyên tiếp xúc với quản lý phòng của khách sạn, chuẩn bị thức ăn và cung cấp các sản phẩm truyền thống như thủ công mỹ nghệ hay thổ cẩm dệt (Cassidy, 2001). Trong một vài trường hợp, người phụ nữ bận rộn với công việc trang trại, gánh nặng chăm sóc gia đình làm giảm cơ hội tham gia của phụ nữ trong các nhóm (Thakadu, 2005). Sự hiện diện ngày càng tăng của phụ nữ trong ngành du lịch đã được ghi nhận trên toàn cầu chiếm khoảng 59% lực lượng lao động của ngành (UNWTO, 2019). So với các ngành khác, phụ nữ chiếm ưu thế trong lực lượng lao động của ngành với tỷ lệ có việc làm cao gấp hai lần so với nam giới (UNWTO, 2019). Du lịch mang đến cơ hội cho phụ nữ tham gia với tư cách là lực lượng lao động trong ngành và nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong nền kinh tế, cung cấp các cơ hội bình đẳng để duy trì bản thân và sinh kế cho phụ nữ (Nassani et al, 2019). Aronsson (2000) cũng nhận thấy rằng du lịch tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động tự tạo thu nhập. Đặc thù của ngành du lịch Việt Nam là số lao động nữ trong ngành luôn chiếm đa số, với tỷ lệ trên dưới 58%, chiếm hơn một nửa tất cả vị trí bao gồm cả khu vực công và tư nhân, số lượng này còn tăng đều hàng năm (Tổng cục Du lịch, 2020). Theo tác giả Phan Thị Hồng Giang (2021), nguồn nhân lực nữ trong du lịch thường chiếm chủ yếu ở các nghề mang tính ổn định, ít di chuyển trong khối nghề dịch vụ du lịch như văn phòng (69,5%), thông tin, vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (95%), bàn (54,5%), phục vụ buồng (89,9%), hướng dẫn viên tại điểm (62,3%), … Số lượng lao động nữ có mặt tại các ngành mang tính di chuyển cao như hướng dẫn, vận chuyển,... và yêu cầu sức khỏe cao (bếp, nhân viên hành lý,…) chiếm số lượng rất ít hoặc hầu như không có (Phan Thị Hồng Giang, 2021). Đỗ Tuyết Ngân (2018) khẳng định một trong những vấn đề cốt lõi là nâng cao trình độ nhận thức và phát huy vai trò chủ thể của người dân địa phương, trong đó phụ nữ đóng vai trò nhất định, vì phụ nữ vừa là người trực tiếp tham gia, vừa là hình ảnh đại diện cho văn hóa, con người của vùng đất bản địa. Mô hình du lịch cộng đồng của chị em hội viên phụ nữ ở Thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái đều mang lại hiệu quả tích cực, giúp các hộ gia đình nâng cao thu nhập, ngoài ra còn giúp giải quyết công ăn việc làm cho phụ nữ tại địa phương và góp phần thúc đẩy ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn xã phát triển theo hướng tích cực và hiệu quả hơn. Theo Hà Văn Dũng, Đinh Thị Kim Hương (2017) xem xét các yếu tố tác động đến sự tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ sau kết hôn ở Việt Nam dựa trên số liệu khảo sát của Tổng cục thống kê trong 2 năm 2012 và 2014. Sử dụng phương pháp ước lượng logistic cho dữ liệu chéo và dữ liệu bảng, nhóm tác giả đã xác định được 8 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ sau kết hôn bao gồm: thu nhập bình quân, độ tuổi, trình độ học vấn, các khoản thu khác, số trẻ dưới 6 tuổi trong hộ, số trẻ dưới 15 tuổi trong hộ, trình độ học vấn của chồng, và tình trạng thất nghiệp của chồng. 196
- Bảng. Tóm lược một số nghiên cứu điển hình về sự tham gia Tác giả, Tên Kết quả nghiên cứu đã giải quyết Phương pháp thu thập và Stt năm XB nghiên cứu được xử lý dữ liệu 1 Mẫu: 206 cư dân, sử dụng Amoako- - Các hoạt động liên quan đến du lịch; bảng hỏi, thang đo likert 5 Atta. E, - Hình thức tham gia: Cưỡng chế, tự Sự tham gia của cộng điểm Frederick phát, chủ động; đồng trong Quản lý khu Phỏng vấn sâu 6 nhà quản lý Daour, - Các rào cản: hoạt động, cấu trúc, văn bảo tồn Hà mã Wechiau, KBT Bonye. S. Z hoá; Ghana Thảo luận nhóm các hộ gia (1991) - Đặc điểm nhân khẩu học đình 2 - Quyết định cấp địa phương, khu vực, Murphy Mô hình sinh thái về quy quốc gia - Mẫu: 323 khách hàng (1985) hoạch du lịch - Môi trường, xã hội, kinh tế và kinh - Thang đo Likert 7 điểm doanh 3 Mustapha, Rào cản sự tham gia của - Rào cản bên trong (văn hoá); - Sử dụng bảng hỏi N. A., cộng đồng trong phát - Rào cản bên ngoài (hoạt động, cấu - Mẫu: 345 cư dân Azman, I. triển du lịch tại các đảo trúc): thời tiết; - Thang đo Likert 5 điểm (2013) 4 Sự tham gia của người Công tác nhận diện giá trị du lịch dân vào phát triển - Phương pháp thống kê mô tả Đức. T. M, Phát triển và quảng bá sản phẩm du DLCĐ trước và sau đại - Sử dụng bảng hỏi Thành. T. N lịch dịch Covid-19: TH - Mẫu: 198 hộ dân (2006) Triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh nghiên cứu Mộc Châu, - Thang Likert 5 điểm giá Sơn La 5 Các nhân tố ảnh hưởng - Kỹ năng làm du lịch đến sự tham gia của - Sự tự tin để làm du lịch - Sử dụng bảng hỏi Nguyễn cộng đồng trong du lịch: - Mong muốn tham gia làm du lịch - Mẫu: 100 cư dân, lấy mẫu Trọng Nhân, Hà Tiên, Kiên Giang - Sở thích làm du lịch thuận tiện Trương Trí - Sự cổ vũ của gia đình - Thang Likert 5 điểm Thông - Cơ hội tham gia du lịch - Sử dụng Thống kê mô tả và (2021) - Sở hữu nghề truyền thống kiểm định χ2 thông qua phần - Cảm nhận lợi thế của ngành du lịch mềm SPSS - Chính sách thu hút của địa phương 6 Đánh giá mức độ tham - Thảo luận nhóm gồm 10 gia của cộng đồng trong - Hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch khách hàng. Đỗ Huyền hoạt động du lịch ở Mũ - Hoạt động cung ứng dịch vụ và lập - Sử dụng bảng hỏi Trang Cang Chải (Yên Bái) kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch - Mẫu: 350 cư dân (2021) - Hoạt động quảng bá du lịch - Dữ liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS 7 Đánh giá sự tham gia (1) Mức độ tham gia của người dân trong phát (2) Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ - Sử dụng bảng hỏi triển du lịch sinh thái tham gia - Mẫu khảo sát: 85 hộ dân, dựa vào cộng đồng tại - Độ tuổi phương pháp lấy mẫu tự nhiên Ngô Thị VQG Bidoup - Núi Bà - Trao đổi văn hóa - Phương pháp thống kê mô Liên (2018) - Trình độ học vấn tả, mô hình hồi quy nhị phân - Thời gian sinh sống Binary logistic, Kiểm định T- (3) Thái độ của cộng đồng đối với Test phát triển du lịch 8 Nghiên cứu các yếu tố - Kiến thức môi trường cho phát triển - Bảng hỏi tác động đến ý định bền vững - Mẫu: 550 cư dân Thoa N. T. tham gia vào quản lý - Động cơ tham gia vào du lịch cộng - Thang Likert 5 điểm K., Bùi DLCĐ của người dân đồng - Phân tích SEM, phân tích Trọng Tiến địa phương tại Đồng - Tác động kinh tế nhân tố khám phá (EFA) và Bảo (2020) Tháp Mười - Tác động xã hội nhân tố khẳng định (CFA) để - Tác động văn hoá khẳng định mô hình 9 Lê Thị Nghiên cứu nhận thức - Nhận thức của người dân - Phỏng vấn sâu: người dân Ngân, Bùi và thái độ của cộng đồng - Cơ chế chính sách (35 phiếu), cán bộ quản lý (20 Thanh Hải, địa phương đến phát - Đặc điểm hộ gia đình phiếu) Bùi Thế Đồi triển DLST tại VQG Cát - Lợi ích kinh tế - Mẫu ngẫu nhiên (2021) Bà 197
- 10 Nghiên cứu tác động của - Nhận thức tác động tích cực của văn - Sử dụng bảng hỏi Đoàn các yếu tố VH-XH đến hoá – xã hội - Thang đo Likert 5 điểm Nguyễn chất lượng cuộc sống và - Nhận thức tác động tiêu cực của văn - Mẫu: 400 đáp viên Khánh Trân sự tham gia của cộng hoá – xã hội - Phân tích và kiểm định mô (2021) đồng địa phương trong - Chất lượng cuộc sống hình thông qua SPSS 25.0 phát triển DL Nha Trang 11 Phân tích Boolean về - Cấp vĩ mô: các yếu tố ảnh hưởng + Khoảng cách địa lý xã hội đến sự tham gia của phụ + Chế độ gia trưởng - Phân tích định tính (quan sát nữ trong du lịch nông + Tính thời vụ Farah và phỏng vấn bán cấu trúc) thôn + Cấu trúc dân tộc Fathizadeh bằng phương pháp phân tích - Cấp vi mô: & cs (2022) đại số Boolean + Hỗ trợ gia đình - Mẫu: 17 phụ nữ + Sự tự tin + Hỗ trợ tài chính + Xung đột vai trò 12 Phụ nữ tham gia phát - Thiếu vốn tài chính Olumuyiwa triển du lịch ở Nigeria: - Nghèo đói, mù chữ A. Akande, Vị trí của phụ nữ trong - Quan niệm truyền thống Phân tích định tính Temitope F. ngành công nghiệp mới - Yếu tố tôn giáo Phân tích định lượng A, Kemi O. nổi - Vấn đề sinh con và phát triển nghề J (2021) nghiệp 13 Vai trò của phụ nữ trong Đỗ Tuyết phát triển du lịch cộng Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò Phương pháp thu thập tài liệu Ngân (2018) đồng ở Thị xã Nghĩa Lộ, của phụ nữ trong du lịch cộng đồng thứ cấp Tỉnh Yên Bái 14 Khả năng tham gia của Nghiên cứu định tính: Hệ thống cung cấp thông tin tới người phụ nữ dân tộc ít người: 37 thảo luận nhóm tập trung dân Nguyễn Nhìn từ góc độ nhóm với người dân Khả năng tiếp cận và lữu giữ thông tin Trung Kiên “im lặng” 12 thảo luận nhóm hoạt động Khả năng biểu hiện ý kiến của phụ nữ (2012) sản xuất Tham vấn ý kiến phụ nữ từ chính 9 thảo luận với Ban quản lý quyền địa phương và Ban quản lý dự án xã 15 Trần Thị Phụ nữ và du lịch nông Tuyết Vân, thôn – nghiên cứu - Tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập Nguyễn Duy trường hợp Cồn Sơn, cho phụ nữ Phương pháp điền dã dân tộc An, Trương Cần Thơ - Tạo điều kiện giúp phụ nữ được học học: Quan sát, phỏng vấn sâu Hoàng Tố hỏi và khẳng định giá trị bản thân Nga (2020) 16 Những yếu tố - Tuổi của người phụ nữ Hà Văn - Bảng hỏi ảnh hưởng đến sự tham - Trình độ học vấn của người phụ nữ Dũng, Đinh - Mẫu: 2023 phụ nữ gia vào thị trường lao - Các khoản thu khác ngoài thu nhập Thị Kim - Phương pháp Random- động của phụ nữ sau kết của hộ Hương effects, Fix-effects hôn ở Việt Nam - Trình độ học vấn của chồng (2017) - Kiểm định Hausman - Số trẻ em dưới 6 tuổi trong hộ 17 Mối quan hệ giữa các Fadhila yếu tố kinh tế xã hội và - Bảng hỏi Hassan tham gia vào quá trình ra - Giáo dục - Mẫu: 387 gia đình Abdalla và quyết định trong ngành - Bản chất các hoạt động du lịch - Thang Likert 5 điểm cs (2022) du lịch của phụ nữ - Phân tích bằng Smart PLS Zanzibar 18 Nghiên cứu các nhân tố - Bản thân người lao động - Bảng hỏi Ngô Sô Phe, tác động đến phát triển - Tổ chức - Mẫu: 288 phiếu Phạm nguồn nhân lực nữ dân - Môi trường vĩ mô - Thang Likert 5 điểm Quang Tín tộc Khmer tỉnh Trà Vinh - Kiến thức - Phân tích SEM, phân tích (2021) - Kỹ năng nhân tố khám phá (EFA) và - Thái độ nhân tố khẳng định (CFA) Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023 198
- 3. Lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình Hoà Bình có bề dày lịch sử và văn hóa, được biết đến là cái nôi của nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới với hệ thống di chỉ khảo cổ dày đặc, lễ hội dân gian, phong tục tập quán độc đáo, đặc sắc của nhiều dân tộc anh em Mường, Tày, Thái, Dao, Mông với giá trị văn hóa dân tộc truyền thống đa dạng như Lễ hội cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao, lễ hội Đình Mường Trại…. Với vị trí nằm ở vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng núi phía Bắc, Hoà Bình có vị trí địa lý thuận lợi giao lưu văn hoá giữa các địa phương và phát triển du lịch với các tuyến giao thông quan trọng như CT08 (Hà Nội – Hoà Bình), QL6 (Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La – Điện Biên), QL12B (Hoà Bình – Ninh Bình), đường Hồ Chí Minh… và đa dạng tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… với các điểm du lịch nổi tiếng như Bản Lác - Mai Châu, Đá Bia – Đà Bắc, Giang Mỗ - Cao Phong, Hồ Hoà Bình… Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch Tỉnh không thể thiếu sự tham gia của lao động nữ dân tộc thiểu số nơi đây: Sản xuất và bán các sản phẩm thủ công truyền thống: Du lịch cộng đồng Bản Lác, Hang Kia - Mai Châu, Đá Bia… nổi bật là hình ảnh các cụ già, phụ nữ, trẻ em buôn bán vải thổ cẩm, quần áo, hàng lưu niệm… và trò chuyện tiếng Anh với người nước ngoài bởi những người dân tộc thiểu số nơi đây thường xuyên tiếp xúc với người ngoại quốc. Hơn ai hết, chính họ là những người tạo nên sản phẩm địa phương, hiểu rõ địa lý, nét đặc sắc văn hóa vùng cao, vì vậy họ là những hướng dẫn viên không thể thiếu đối với khách du lịch. Với người phụ nữ ở Sưng, ai cũng phải biết nhuộm chàm để tự nhuộm và may cho mình những bộ trang phục truyền thống từ khi mới 10 tuổi ... và phải biết tự thêu nên những sản phẩm thổ cẩm truyền thống Cung cấp dịch vụ hướng dẫn và tiếp đón du khách: Nhờ có du lịch mà phụ nữ Sưng tham gia các hoạt động du lịch của doanh nghiệp du lịch, là hướng dẫn viên – thuyết minh viên địa phương, chủ các cửa hàng bán đồ lưu niệm, đồ thổ cẩm, chủ các nhà hàng nhỏ bán đặc sản địa phương… góp phần quảng bá rộng rãi nền văn hóa bản địa cũng như lịch sử và địa điểm du lịch của vùng đất Hoà Bình từ đó tạo cơ hội bảo tồn và phát huy tốt hơn bản sắc văn hóa vùng, miền thì du lịch thông minh sẽ giúp các chị em phụ nữ Hoà Bình đưa những bản sắc văn hoá đó đến với khách du lịch thông qua những trải nghiệm trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội: Facebook, Tiktok, Zalo… Chủ homestay Y Múa (xã Hang Kia, huyện Mai Châu) - Chị Sùng Y Múa chia sẻ: “Trước đây, Hang Kia từng là điểm nóng về ma túy, nhưng nơi đây hiện được nhiều du khách biết đến như là điểm đến yên bình, hấp dẫn. Du lịch đã mang lại cho người dân thu nhập ổn định, giúp chúng tôi biết nâng niu, gìn giữ giá trị văn hóa của dân tộc mình. Chúng tôi cảm thấy tự hào khi được hướng dẫn du khách tìm hiểu phong tục tập quán và trải nghiệm những công việc hằng ngày như vẽ sáp ong, nhuộm chàm, làm giấy dó thủ công...”. Tham gia vào xây dựng và quản lý cơ sở lưu trú, buôn bán hàng lưu niệm, hàng ăn… Chị em phụ nữ tỉnh ngày càng tự tin tham gia hoạt động quản lý homestay, mở các quán hàng ăn phục vụ khách du lịch thưởng thức ẩm thực, đặc sản địa phương… như mô hình kinh 199
- doanh du lịch homestay tại thác Mu, xã Tự Do (Lạc Sơn) của chị Quách Thị Mai, chủ homestay Y Múa của chị Sùng Y Múa tại Mai Châu… Tham gia vào các hoạt động văn hóa dân tộc truyền thống: Lao động nữ dân tộc thiểu số thường tham gia vào việc tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống như lễ hội, diễu hành, múa dân gian, hát, trình diễn nghệ thuật truyền thống. Đây là một phần quan trọng của trải nghiệm du lịch văn hóa ở Hòa Bình. Dựa trên những giá trị văn hóa, phong tục tập quán, ẩm thực, lễ hội cũng như thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên của địa phương, nữ dân tộc thiểu số có vai trò trực tiếp hay gián tiếp xây dựng các sản phẩm du lịch địa phương, tham gia đón tiếp, thực hiện các dịch vụ du lịch, truyền tải, cung cấp thông tin đến du khách những giá trị này bằng tình yêu, niềm tự hào, lòng hiếu khách. Họ thực hiện những món ăn địa phương: thêu và làm trang phục truyền thống (Mông, Tày, Thái), ẩm thực truyền thống địa phương chủ yếu do các phụ nữ dân tộc làm nên: kĩ thuật làm bánh giày không cần mất nhiều công sức giã mà vẫn dẻo, thơm ngon mùi nếp của núi rừng Tây Bắc, cơm lam, cá nướng… Do đó, không ai có thể phủ nhận được vai trò và sự đóng góp của lao động nữ dân tộc nơi đây. Thông qua hình ảnh của mình, những người phụ nữ dân tộc thiểu số làm du lịch, nhiều du khách sẽ có cái nhìn tốt đẹp về đồng bào thiểu số nơi đây. Qua những yếu tố trên cho thấy vai trò của lao động nữ dân tộc thiểu số như một khối tổng thể không thể tách rời được của điểm đến, góp phần tạo nên không những thương hiệu mà còn là những điểm khác biệt của Hoà Bình với các tỉnh thành trong cả nước. 4. Kết luận Lao động nữ dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển du lịch bền vững. Tỉnh Hoà Bình là một trong những địa phương có tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá để phát triển du lịch vùng trung du miền núi phía Bắc, nhờ đó, thu hút đáng kể sự tham gia của cộng đồng địa phương nói chung và lao động nữ nói riêng trong du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO Arnstein, S. R. 1969. A ladder of citizen participation. Journal of the American Institute of Planners, 35(4), 216–224. Aronsson, L. 2004. The development of sustainable tourism. Continuum. Butler, R. W. 1980. The Concept of Tourist Area Cycle of Evolution and Implications for Management of Resources. The Canadian Geographer, 24(1) 5-7. Cassidy, L. 2001. Improving Women’s Participation in CBNRM in Botswana. Botswana. UCN/SNV CBNRM Support Programme. Công ước Quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (ICESCR). 1966. Liên Hợp Quốc. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). 1979. Liên hợp quốc Cương lĩnh hành động Bắc Kinh. 1995. Liên hợp quốc. Doxey, G. V. 1975. A Causation Theory of Visitor-Resident Irritants, Methodology, and Research Inferences. Sixth Annual Conference Proceedings of the Travel Research Association, 195-198. Travel and Tourism Research Association. 200
- Davies, D., Taylor, R., &Savery, L. 2001. The role of appraisal, remuneration and training in improving staff relations in the Western Australian accommodation industry: a comparative study." Journal of European Industrial Training 25, (7) 366-373. http://dx.doi.org/10.1108/EUM0000000005837 Duarte, D. C., & Pereira, A. D. J. 2018. The role of women in rural tourism: a study in the Planaltina’s Rajadinha circuit -Federal Districts. Revista Brasileira de Pesquisa Em Turismo, 12(3), 81–102. https://doi.org/10.7784/rbtur.v12i3.1446 Đoàn Nguyễn Khánh Trân. 2021. Nghiên cứu tác động của các yếu tố văn hoá – xã hội đến chất lượng cuộc sống và sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch Nha Trang. Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, Số 136: 84-99 Đỗ Huyền Trang. 2021. Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch ở Mũ Cang Chải (Yên Bái). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. Số 226(08): 252 – 258 Đỗ Tuyết Ngân. 2018. Vai trò của phụ nữ trong phát triển du lịch cộng đồng ở Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái. Tạp chí Khoa học và Công nghê, 179(03): 163 – 167. Farah Fathizadeh & cs. 2022. Boolean Analysis of Factors Affecting Women’s Participation in Rural Tourism. Sustainability, 14, 5305. Hafçi, B. (2018). Could Rural Tourism be a Good Generator of Women Workforce?: The Case of Kirazli Town. International Rural Tourism and Development Journal Uluslararası Kırsal Turizm ve Kalkınma Dergisi, 2(2). Hà Văn Dũng, Đinh Thị Kim Hương. 2017. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ sau kết hôn ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghê, Số 26, pp 16-22. Hossen, M. A. 2016. Participatory Mapping for Community Empowerment. Asian Geographer, 33(2), 97–113. Ko, D.-W., & Stewart, W. P. 2002. A structural equation model of residents’ attitudes for tourism development. Tourism management, 23(5), 521-530 Lê Thị Ngân, Bùi Thanh Hải, Bùi Thế Đồi. 2021. Nghiên cứu nhận thức và thái độ của cộng đồng địa phương đến phát triển DLST tại VQG Cát Bà. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, Số 4: 96-106 Mustapha, N. A., Azman, I. 2013. Barriers to community participation in tourism development in Island destination. Journal of Tourism, Hospitality & Culinary Arts, Vol 5 (1): 102-124 Murphy, P.E. 1985. Tourism: A Community Approach. New York: Methue Nassani, A. A., Aldakhil, A. M., Abro, M. M. Q., Islam, T., & Zaman, K. 2019. The impact of tourism and finance on women empowerment. Journal of Policy Modeling, 41(2), 234-254. https://doi.org/10.1016/j.jpolmod.2018.12.001 Ngô Sô Phe, Phạm Quang Tín. 2021. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực nữ dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Công thương, Số 3: 185-192 Ngô Thị Liên. 2018. Đánh giá sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại VQG Bidoup - Núi Bà. Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến, Số 2(6), 96-102. Nguyễn Minh Đức, Trần Nguyên Thành. 2021. Sự tham gia của người dân vào phát triển DLCĐ trước và sau đại dịch Covid-19: TH nghiên cứu Mộc Châu, Sơn La. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Số 19(12): 1662-1671 Nguyễn Thị Kim Thoa., Bùi Trọng Tiến Bảo. 2020. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định tham gia vào quản lý du lịch cộng đồng của người dân địa phương tại Đồng Tháp Mười. Tạp chí Công thương, Số 16: 171-177 201
- Nguyễn Trọng Nhân, Trương Trí Thông. 2021. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong du lịch: Hà Tiên, Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Tập 57, Số 5C (2021): 223-230 Nguyễn Trung Kiên. 2012. Khả năng tham gia của phụ nữ dân tộc ít người: Nhìn từ góc độ nhóm “im lặng”. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 3 (22): 53-68 Olumuyiwa A. Akande, Temitope F. A, Kemi O. J. 2021. Women participation in tourism development in Nigeria: an x-ray of the place of women in an emerging industry Pretty, J. 1995. Participatory learning for sustainable agriculture. World development, Vol.23 (No.8), 1247-1263. Rasanjali, C., Sivashankar, P., Mahaliyanaarachchi, R. P. 2021. Women Participation in Rural Tourism: A Case of Ella, Sri Lanka. Journal of Agribusiness and Rural Development Research, Vol 7 (2): 256-269 Simmons, D. G. 1994. Community Participation in Tourism Planning. Tourism Management, 15(2), 98-104. Thakadu, O. T. 2005. Success factors in community based natural resources management in northern Botswana: Lessons from practice. Natural Resources Forum, Vol 29: 199–212 Tosun, C. 1999. Towards a Typology of Community Participation in the Tourism Development Process, Anatolia. UNWTO. 2019. Global Report on Women in Tourism – Second Edition. https://www.eunwto.org/doi/pdf/10.18111/9789284420384 Websites: Bùi Minh. 2023. Tín hiệu vui từ hoạt động du lịch Hòa Bình. http://www.baohoabinh.com.vn, ngày truy cập: 18/9/2023 Khánh Linh, Minh Chuyên. 2022. Những người Dao vùng cao Hoà Bình làm du lịch cộng đồng. https://dulich.laodong.vn, ngày truy cập: 1/9/2022 Sáng kiến phát triển mở Việt Nam. 2021. Giới và Dân tộc thiểu số. https://vietnam.opendevelopmentmekong.net, ngày truy cập: 10/9/2022 Sở Văn hoá và du lịch tỉnh Hoà Bình. 2023. Hòa Bình đón trên 3,1 triệu lượt du khách năm 2022. https://hoabinhtourism.vn, ngày truy cập: 1/9/2023 THÔNG TIN TÁC GIẢ 1 Họ và tên: Bùi Thị Trang Học hàm, học vị: NCS. ThS Cơ quan công tác: Học viện Phụ nữ Việt Nam Chức vụ: Giảng viên Điện thoại: 0977.355.986 Email: trangbt@vwa.edu.vn Địa chỉ: 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội THÔNG TIN TÁC GIẢ 2 Họ và tên: Trần Đức Thanh Học hàm, học vị: PGS. TS Điện thoại: 0988. 793. 489 Email: tranducthanh@siu.edu.vn 202
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn