QUẢN LÝ - KINH TẾ<br />
<br />
<br />
<br />
DU LỊCH NINH BÌNH “HỘI NHẬP” 4.0<br />
NINH BINH TOURISM 4.0<br />
<br />
Thạc sĩ Hoàng Văn Chung<br />
<br />
<br />
Tóm tắt:<br />
Cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành xu thế mới với nhiều ưu điểm đột phá len lỏi<br />
vào các hoạt động kinh tế xã hội Quốc gia. Du lịch Ninh Bình sẽ ứng dụng công nghệ<br />
thông tin mạnh hơn nữa trong thời gian tới để phát huy tối đa các nguồn lực hiện có và<br />
còn tiềm ẩn. Các hoạt động tập trung vào phát triển du lịch thông minh (gọi là du lịch<br />
4.0), phát triển chính quyền điện tử. Du lịch 4.0 với những tương tác tích cực gắn kết<br />
mô hình cả cộng đồng làm du lịch.<br />
Từ khoá: Ninh Bình; Cách mạng công nghệ 4.0; Du lịch<br />
<br />
Abstract:<br />
Industrial revolution 4.0 has become a new trend with many breakthroughs in social<br />
and economic activities. Ninh Binh will apply more advanced information technology<br />
in the coming time to maximize existing and potential resources. Activities focus on<br />
developing smart tourism (called tourism 4.0), developing e-government. Travel 4.0<br />
with positive interactions linking both the tourism community model.<br />
Keywords: Ninh Binh; Revolutionary Technology 4.0; Travel<br />
<br />
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 09/01/2018<br />
Ngày phản biện đánh giá: 20/02/2018<br />
Ngày bài báo được duyệt đăng: 20/03/2018<br />
<br />
1. Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?<br />
"Cách mạng Công nghiệp 4.0" những ngày qua là cụm từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất<br />
trên các trang mạng, là chủ đề mới mẻ, đột phá được nhắc đến nhiều trên truyền thông và<br />
mạng xã hội. Cách mạng Công nghiệp 4.0 trở thành xu hướng mới mà sức hấp dẫn của nó<br />
len lỏi vào các ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp tại Việt Nam.<br />
Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới<br />
diễn giải về Cách mạng Công nghiệp 4.0 đơn giản là: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử<br />
dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra<br />
nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và<br />
công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ<br />
tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ<br />
ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".<br />
<br />
54 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
Hình 1. Lịch sử 4 cuộc cáchHình<br />
mạng 1.<br />
công nghệ<br />
Lịch sửcủa nhâncách<br />
4 cuộc loại mạng công nghệ của n<br />
Động lực chính của cuộc cách mạng công nghiệp mới này là sự thay đổi trong kỳ vọng của<br />
người dùng. Trong tương lai,Động lực chính<br />
nhờ robot, củađặt<br />
các đơn cuộc<br />
hàngcách<br />
theomạng công<br />
màu sắc, hìnhnghiệp mới<br />
dạng và này<br />
kích cỡ là sự<br />
riêng sẽ được thực hiện<br />
ngườingày càng Trong<br />
dùng. nhiều hơn, độ tương<br />
tương tác lớn<br />
lai, nhờ hơn các<br />
robot, so với<br />
đơncách thức<br />
đặt sản theo<br />
hàng xuất màu<br />
truyền thống hiện tại. Nền sản xuất sẽ hướng tới sản xuất những thứ khách hàng cần trên cơ sở<br />
thông tin được cung riêng<br />
cấp từ sẽ được<br />
khách hàngthực hiện<br />
với sự ngày<br />
hỗ trợ càng<br />
tối đa của nhiều hơn,Sự<br />
công nghệ. độkết<br />
tương tác con<br />
hợp giữa lớn hơn<br />
người, máy móc, internet vạn vật được cho rằng sẽ có những tác động đến hầu hết<br />
truyền thống hiện tại. Nền sản xuất sẽ hướng tới sản xuất những thứ mọi lĩnh vực<br />
sau năm 2018.<br />
thông tin được cung cấp từ khách hàng với sự hỗ trợ tối đa của công<br />
2. Xu hướng mới cho Du lịch Việt Nam<br />
người, máy móc, internet vạn vật được cho rằng sẽ có những tác độn<br />
Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 4/5/2017 về việc<br />
tăng cường năng lựcsau<br />
tiếpnăm 2018.<br />
cận cuộc cách mạng công<br />
nghiệp 4.0. Trong đó nêu rõ, tất cả các cơ quan<br />
trung ương, địa phương cần 2. Xu hướng<br />
rà soát mớichiến<br />
lại các cho Du lịch Việt Nam<br />
lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng kế<br />
hoạch và các nhiệm vụ trọng Chỉtâm<br />
thịđể<br />
sốtriển khai phù ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lự<br />
16/CT-TTg,<br />
hợp với xu thế phát triển. Đặc biệt, du lịch là một<br />
trong những ngànhcông được nghiệp<br />
ưu tiên 4.0.<br />
xây Trong<br />
dựng chiếnđó nêu rõ, tất cả các cơ quan trung ương, địa<br />
lược chuyển đổi số, quản<br />
chiếntrịlược,<br />
thông minh;<br />
chương là một trong<br />
trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và<br />
những định hướng rõ nét của Nhà nước với ngành<br />
triển<br />
du lịch trong giai đoạn khai đó,<br />
tới. Theo phùcách<br />
hợpmạng với xu<br />
côngthế phát triển. Đặc biệt, du lịch là một trong<br />
nghiệp 4.0, ngành du xâylịchdựng<br />
được chiến<br />
phát triển<br />
lượcmột cách đổi số, quản trị thông minh; là một tron<br />
chuyển<br />
thông minh với hỗ trợ của công nghệ số, để tạo ra và<br />
cung cấp các dịch vụcủa Nhàcho<br />
tốt nhất nước vớidu<br />
khách ngành du lịch trong giai đoạn tới. Theo đó, cách mạ<br />
lịch, làm<br />
cho khách thật hài lòng khi đến<br />
du lịch Việtphát<br />
được Nam.triển một cách thông minh với hỗ trợ của công ngh<br />
Trên thực tế, xu hướng sử dụng dịch vụ trên<br />
internet để quyết địnhcácchodịch vụ tốt nhất<br />
các chuyến chodung<br />
đi và nội khách du lịch, làm cho khách thật hài lòng kh<br />
hoạt động du lịch ngày càng tăng. Tại Việt Nam, theo Hình 2. Ứng dụng Trips của<br />
khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Q&Me, Google là một giao diện thuận<br />
có 88% khách du lịch tra cứu thông tin qua mạng, tiện cho Du lịch khi du khách<br />
trong đó, 35% thường xuyên sử dụng internet để tìm cần thông tin về điểm đến<br />
kiếm thông tin du lịch. Tra cứu Google Trends cho<br />
thấy, từ khóa “du lịch” được tìm kiếm tăng 3 lần trong<br />
5 năm gần đây. Thông tin du lịch trong nước được<br />
tìm kiếm thường liên quan đến điểm đến, khách sạn,<br />
<br />
Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị, Tp Hà Nội, Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC 55<br />
Email: hoangvanchung@ utm.edu.vn QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
nhà hàng, kinh nghiệm du lịch... Những yếu tố này là nền tảng thuận lợi để du lịch Việt Nam phát<br />
triển trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0<br />
<br />
3. Du lịch Ninh Bình “hội nhập” 4.0<br />
3.1. Giới thiệu tài nguyên du lịch Ninh Bình<br />
Ninh Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 19o50’ đến 20o27’ vĩ<br />
độ Bắc và 105o32’ đến 106o33’ kinh độ Đông. Về phía Bắc, Ninh Bình giáp Hà Nam với một<br />
phần ranh giới tự nhiên là sông Đáy, phía Nam giáp Thanh Hóa, phía Tây giáp Hòa Bình, phía<br />
Đông Nam giáp biển Đông. Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện)<br />
với diện tích 1.388,7 km2, trong đó đất đồi núi và nửa đồi núi chiếm trên 70% (trên 1.100 km2).<br />
Ninh Bình cách Thủ đô Hà nội hơn 90 km, có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua<br />
(đoạn chạy qua Ninh Bình dài 35km), cùng hệ thống sông ngòi phong phú với cảng Ninh Bình<br />
nên có điều kiện phát triển mạnh giao thông cả đường bộ và đường thủy, giao lưu thuận lợi với<br />
các địa phương trong nước và quốc tế.<br />
Ninh Bình nằm trên địa bàn trung chuyển của vùng núi Tây Bắc qua đồng bằng châu thổ<br />
Sông Hồng ra biển Đông. Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm ở rìa Tây Nam đồng bằng sông Hồng,<br />
giáp với đồng bằng sông Mã qua vùng núi thấp Tam Điệp (Thanh Hóa) là phần cuối cùng của<br />
vùng núi Tây Bắc, trong khu đệm Hòa Bình - Thanh Hóa và tiếp giáp biển Đông. Do là vùng<br />
chuyển tiếp nên địa hình Ninh Bình khá phong phú, đa dạng, bao gồm cả các núi, đồng bằng và<br />
bờ biển. Về tài nguyên tự nhiên ở Ninh Bình, dạng địa hình Karst khá phổ biến và đây là dạng<br />
địa hình đặc biệt tạo nên các hang động và cảnh quan hấp dẫn, rất có giá trị trong việc thu hút<br />
khách du lịch. Đặc biệt ở Ninh Bình có quần thể hang động Tràng An vừa có hệ sinh thái cảnh<br />
quan độc đáo, đan xen những di tích lịch sử quan trọng của dân tộc.<br />
Ninh Bình thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh khô, mùa hạ có gió<br />
mùa Tây Nam gây mưa nhiều. Do địa hình Ninh Bình phần lớn là đồng bằng, chỉ có một phần<br />
nhỏ là đồi núi nên khí hậu ít có sự phân hóa theo lãnh thổ. Nhìn chung, khí hậu của Ninh Bình<br />
tương đối thuận lợi cho hoạt động du lịch trong cả năm. Tuy nhiên, mức độ thuận lợi có khác<br />
nhau tùy thuộc vào loại hình du lịch.<br />
Ninh Bình có mật độ sông ngòi ở mức trung bình, khoảng 0,6 - 0,9 km/km2. Các sông lớn<br />
thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Quan trọng nhất trong mạng lưới sông ngòi ở<br />
Ninh Bình là sông Đáy, chảy theo hướng Tây - Đông rồi Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển Đông<br />
qua cửa Đáy. Ngoài ra, ở Ninh Bình còn có sông Hoàng Long là phụ lưu sông Đáy và một số<br />
sông ngòi nhỏ khác. Về chế độ thủy văn, do có lượng mưa hàng năm tương đối lớn nên lưu lượng<br />
dòng chảy tương đối phong phú (khoảng 30 l/s/km2).<br />
Về các hệ động thực vật, nơi lưu giữ được thảm thực vật và động vật rừng có giá trị đối với<br />
du lịch tại Ninh Bình là Vườn quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương là loại rừng mưa nhiệt đới<br />
điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng (5 tầng), phong phú về thành phần loài (2.000<br />
loài). Động vật ở Cúc Phương cũng rất phong phú với 233 loài động vật có xương sống, nhiều<br />
loài chim và 24 trong số 30 bộ côn trùng có mặt tại Việt Nam. Bên cạnh Vườn quốc gia Cúc<br />
Phương, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh<br />
thái núi đá ngập nước. Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Voọc quần đùi trắng - một loài<br />
linh trưởng quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ thế giới.<br />
Dân số của Ninh Bình là 922.582 người, trong đó số dân trong độ tuổi lao động chiếm<br />
61,03% (56,3 vạn người), mật độ dân số 664 người/km2. Dân tộc Kinh chiếm đa số, dân tộc<br />
Mường là dân tộc thiểu số (1,7% dân số) dân tộc này còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa<br />
truyền thống hấp dẫn du lịch.<br />
Về tài nguyên du lịch nhân văn, Ninh Bình có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lịch sử cách<br />
<br />
56 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
mạng và các lễ hội, truyền thống văn hóa khác, làng nghề... rất có giá trị thu hút khách du lịch,<br />
trong đó có giá trị đặc biệt phải kể đến cụm di tích cố đô Hoa Lư, chùa Bích Động, Điện Thái Vi,<br />
Nhà thờ đá Phát Diệm..<br />
3.2. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình<br />
a. Điểm mạnh:<br />
- Tính đa dạng về tài nguyên du lịch:<br />
Tiềm năng du lịch đa dạng chính là một trong những điểm mạnh quan trọng của du lịch Ninh<br />
Bình không chỉ so với nhiều địa phương thuộc trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận - một trong 7<br />
trọng điểm du lịch của cả nước, mà so ngay với Hà Nội, trung tâm du lịch của vùng du lịch Bắc<br />
Bộ. Điều này sẽ tạo cho du lịch Ninh Bình có được sức hấp dẫn du lịch riêng và là yếu tố quan<br />
trọng đối với phát triển du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hiện nay của du lịch Việt Nam, khi mà<br />
tình trạng “trùng lặp” về sản phẩm du lịch đang là yếu tố cản trở sự phát triển, làm hạn chế tính<br />
hấp dẫn du lịch Việt Nam nói chung, du lịch các “vùng miền” và các địa phương nói riêng.<br />
- Hạ tầng du lịch phát triển:<br />
Ninh Bình là một địa phương nằm trên trục giao thông Bắc Nam được Chính phủ quan tâm<br />
đầu tư nâng cấp trong thời gian qua cùng với sự phát triển nhanh chóng về mặt đô thị của thị xã<br />
Ninh Bình, hạ tầng xã hội nói chung, hạ tầng du lịch nói riêng của Ninh Bình đã có những bước<br />
phát triển vượt bậc trong những năm gần đây.<br />
Ninh Bình - với tư cách một địa phương có vai trò là “trung tâm du lịch vệ tinh” trên lãnh thổ<br />
trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận nơi có khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là một trong 20 khu<br />
du lịch chuyên đề của quốc gia, đã được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ hỗ trợ đầu tư phát<br />
triển cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông, vì vậy hệ thống hạ tầng giao thông<br />
du lịch của Ninh Bình đến các trọng điểm du lịch trên địa bàn khá đồng bộ và phát triển. Từ quốc<br />
lộ 1A, du khách có thể tiếp cận dễ dàng tới các khu vực có tiềm năng du lịch như cố đô Hoa Lư,<br />
Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Cúc Phương, Vân Long, Tam Điệp.<br />
- Hình ảnh về du lịch Ninh Bình đã có mặt ở nhiều thị trường du lịch:<br />
Ninh Bình từ lâu đã được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến với những địa danh nổi<br />
tiếng như thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động; quần thể di tích cố đô Hoa Lư; Cúc Phương - vườn<br />
quốc gia đầu tiên ở Việt Nam với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới điển hình còn được bảo tồn khá<br />
nguyên vẹn.<br />
- Có vị trí địa lý gần với Thủ đô Hà Nội - Trung tâm phân phối khách chính ở vùng du lịch<br />
Bắc Bộ:<br />
Nằm cách Hà Nội - trung tâm phân phối khách chính ở vùng du lịch Bắc Bộ - khoảng trên 90<br />
Km theo đường quốc lộ 1A, Ninh Bình được xem là “điểm đến” lý tưởng của khách du lịch khi đến<br />
vùng du lịch Bắc Bộ qua đầu mối Hà Nội. Sau khi đường cao tốc Pháp Vân được xây dựng và đi<br />
vào sử dụng năm 2002, thời gian từ Hà Nội đến Ninh Bình bằng đường bộ chỉ mất khoảng trên 1<br />
giờ, lượng khách du lịch đến Ninh Bình từ Hà Nội đã tăng nhanh. Hơn nữa, nhờ ưu thế này, tuyến<br />
du lịch Hà Nội - Ninh Bình - Thanh Hoá - Nghệ An đã hình thành và ngày càng thu hút được sự<br />
quan tâm của khách du lịch.<br />
b. Điểm yếu:<br />
- Hạn chế về đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp):<br />
Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở dịch vụ, đặc biệt là cơ sở lưu trú, của khối<br />
doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này đã có những đóng góp tích cực<br />
vào việc cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Ninh Bình, tuy nhiên cũng đã tạo<br />
thêm “gánh nặng” cho du lịch Ninh Bình về một đội ngũ lao động có chất lượng còn thấp. Phần<br />
lớn các “chủ” doanh nghiệp du lịch và các nhân viên phục vụ tại những cơ sở này chưa qua đào<br />
tạo cơ bản về quản lý và nghiệp vụ du lịch. Tình trạng này là tương đối phổ biến ở các khu, điểm<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC 57<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
du lịch, thậm chí ngay ở những trọng điểm của du lịch Ninh Bình như cố đô Hoa Lư, Tam Cốc -<br />
Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, v.v.<br />
- Hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ<br />
3 sao trở lên, các dịch vụ về ngân hàng, vui chơi giải trí<br />
Hiện nay du lịch Ninh Bình đang phải đối mặt với một thực tế là do thực hiện quy hoạch và<br />
đặc biệt là quản lý quy hoạch du lịch, còn nhiều bất cập nên Ninh Bình hiện đang gặp khó khăn<br />
về mặt bằng trong xây dựng phát triển hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nói chung,<br />
hệ thống các khu du lịch, khách sạn tiêu chuẩn 3 sao trở lên nói riêng và các khu vui chơi giải<br />
trí tầm cỡ. Tình trạng này càng trở nên khó khăn đối với khu vực nội đô thành phố, thị xã và tại<br />
một số trọng điểm du lịch như Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Vân Long.<br />
- Hạn chế về sản phẩm du lịch; có sự chồng chéo về sản phẩm giữa khu, điểm du lịch và có<br />
sự hạn chế trong hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch so với yêu cầu phát triển<br />
Đầu tư cho xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch đặc thù<br />
và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều bất cập.<br />
Việc đầu tư để xây dựng một số sản phẩm đặc trưng của du lịch Ninh Bình được xác định<br />
trong các quy hoạch tổng thể như du lịch làng quê, du lịch sinh thái với việc khai thác các giá trị<br />
của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới ở Cúc Phương, hệ sinh thái đất ngập nước Vân Long với việc<br />
quan sát Voọc quần đùi trắng; du lịch làng nghề, tham quan nhà thờ đá Phát Diệm ở Kim Sơn,<br />
du lịch mạo hiểm tại Cúc Phương, v.v. vẫn chưa có được sự quan tâm thỏa đáng.<br />
Hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch của Ninh Bình cho đến nay vẫn chưa có được<br />
một chiến lược cụ thể vì vậy các hoạt động trong thời gian qua chỉ mang tính “tình thế” và dựa<br />
vào nguồn ngân sách vốn rất hạn hẹp của địa phương cũng như từ sự hỗ trợ của Chương trình<br />
Hành động Quốc gia về Du lịch.<br />
- Ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch:<br />
Theo số liệu thống kê, nếu như trong mùa du lịch cao điểm lượng khách du lịch đến Ninh<br />
Bình chiếm 67% tổng lượng khách trong năm, công suất sử dụng phòng trung bình của Ninh<br />
Bình đạt khoảng 58% thì trong mùa thấp điểm những chỉ tiêu này chỉ đạt trên 30 % và 45%.<br />
Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh<br />
hưởng đến số ngày lưu trú trung bình và mức độ chi tiêu vốn rất thấp của khách du lịch khi đến<br />
Ninh Bình.<br />
Nếu xét “tính mùa vụ” từ góc độ các sản phẩm du lịch khi các sản phẩm du lịch chủ yếu hiện<br />
nay của Ninh Bình là sản phẩm du lịch thăm quan cảnh quan, các giá trị văn hoá thì ảnh hưởng<br />
của “tính mùa vụ” đối với hoạt động du lịch Ninh Bình chưa thực sự “nghiêm trọng” như đối với<br />
các sản phẩm du lịch biển. Tuy nhiên đây là vấn đề thực tế đối với các địa phương ở khu vực phía<br />
Bắc, trong đó có Ninh Bình, vì vậy khi xem xét các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch ở<br />
Ninh Bình, ảnh hưởng này vẫn cần được xem xét một cách nghiêm túc nhằm hạn chế tính hiệu<br />
quả thấp của đầu tư.<br />
- Tính liên kết của Ninh Bình với các địa phương phụ cận, đặc biệt với Hà Nội trong hoạt động<br />
du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển<br />
Với vai trò là một trọng điểm quan trọng trong trung tâm du lịch của vùng du lịch Hà Nội<br />
và phụ cận, việc liên kết giữa du lịch Ninh Bình với du lịch các địa phương trong vùng, đặc biệt<br />
với du lịch Hà Nội là rất quan trọng. Sự liên kết này không chỉ góp phần thúc đẩy du lịch Ninh<br />
Bình phát triển mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch các địa phương trong vùng, làm<br />
tăng sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của các sản phẩm du lịch mang tính vùng. Tuy nhiên thời<br />
gian qua, du lịch Ninh Bình chưa chủ động tạo ra sự liên kết này. Đây cũng là một trong những<br />
nguyên nhân hạn chế các dòng khách đến Ninh Bình, đặc biệt từ Hà Nội cũng như các tours du<br />
lịch trong không gian du lịch Hà Nội và phụ cận chưa được hình thành một cách rõ nét; chưa tạo<br />
<br />
58 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
được hình ảnh du lịch chung của vùng, trong đó Ninh Bình là một điểm đến quan trọng.<br />
- Hạn chế trong quản lý, thực hiện quy hoạch du lịch:<br />
Ninh Bình được xem là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về công tác quy<br />
hoạch phát triển du lịch. Ngay từ năm 1995, Ninh Bình đã thực hiện quy hoạch tổng thể phát<br />
triển du lịch Ninh Bình thời kỳ 1996 - 2010. Bên cạnh đó, Ninh Bình cũng đã tham gia thực hiện<br />
quy hoạch phát triển du lịch trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận thời kỳ đến năm 2010 và định<br />
hướng đến năm 2020.<br />
Trên cơ sở những quy hoạch trên, quy hoạch chi tiết cho một số trọng điểm du lịch của Ninh<br />
Bình như Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Cúc Phương, và gần đây là Tràng An, Vân Long, v.v.<br />
đã sớm được triển khai thực hiện. Nhiều đồ án quy hoạch du lịch còn có sự tham gia về ý tưởng<br />
của các chuyên gia quốc tế như dự án quy hoạch khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, hoặc gần đây<br />
là quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái đất ngập nước Vân Long.<br />
Tuy nhiên, việc quản lý thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch còn có nhiều bất cập,<br />
chưa được như mong muốn. “Điểm yếu” này của du lịch Ninh Bình thể hiện ở việc “bê tông hóa”<br />
nhiều hạng mục công trình của khu du lịch quốc gia Tam Cốc-Bích Động - một trọng điểm du<br />
lịch của Ninh Bình với thế mạnh về du lịch sinh thái, nơi cảnh quan và môi trường được xem là<br />
yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhiều du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, rất thất vọng với<br />
“cách” đầu tư xây dựng những hạng mục thiếu sự hài hoà với cảnh quan thiên nhiên ở khu du<br />
lịch này.<br />
c. Cơ hội:<br />
- Môi trường hội nhập WTO và chủ trương quan hệ đa phương đã khiến nhu cầu du lịch (quốc<br />
tế và nội địa) ngày một tăng cùng với sự ổn định về an ninh, chính trị<br />
Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ninh Bình nói riêng, hiện đang đứng trước cơ hội to<br />
lớn khi nhu cầu du lịch trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng đang ngày một tăng. Các<br />
thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam và của Ninh Bình nói riêng đều có sự gia tăng về số<br />
lượng khách du lịch. Khách du lịch đến từ thị trường Pháp hiện tăng khoảng 12,3%/năm; tương<br />
tự từ thị trường Trung Quốc là 9,7%/năm, thị trường Nhật là 10,2%/năm… Do tình hình an ninh,<br />
chính trị ổn định, Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế khi<br />
quyết định lựa chọn điểm đến du lịch cho kỳ nghỉ của mình.<br />
- Ninh Bình có được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tĩnh và đặc<br />
biệt là của Chính phủ trong việc nâng cấp hạ tầng du lịch.<br />
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 và Điều chỉnh quy hoạch<br />
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác<br />
định Ninh Bình là một trọng điểm du lịch quan trọng của Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận,<br />
một trong 7 trung tâm du lịch của cả nước, vì vậy Ninh Bình đã và đang đứng trước cơ hội với sự<br />
hỗ trợ lớn từ phía Nhà nước trong việc nâng cấp và phát triển hạ tầng du lịch - một trong những<br />
yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch. Trong những năm qua, du lịch Ninh Bình đã<br />
được Chính phủ quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho thấy sự quan tâm, và ưu<br />
tiên đầu tư của Trung ương đối với Ninh Bình;<br />
- Sự kiện kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội:<br />
Sự kiện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội không chỉ có ý nghĩa chính trị xã hội mà còn<br />
là cơ hội to lớn cho du lịch Ninh Bình giúp quảng bá cho hình ảnh du lịch của địa phương. Nắm<br />
bắt cơ hội này, du lịch Ninh Bình đã xây dựng thêm rất nhiều sản phẩm du lịch mới phù hợp với<br />
thời tiết, khí hậu và văn hóa tại các địa phương.<br />
- Liên kết hoạt động du lịch với trung tâm du lịch vùng duyên hải Đông Bắc qua tuyến quốc<br />
lộ 10<br />
Ở khu vực phía Bắc, trung tâm du lịch vùng duyên hải Đông Bắc bao gồm Hải Phòng và<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC 59<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
Quảng Ninh, có một ví trí đặc biệt quan trọng không chỉ đối với sự phát triển du lịch của vùng du<br />
lịch Bắc Bộ mà còn đối với du lịch cả nước. Sản phẩm du lịch đặc thù của trung tâm du lịch này<br />
là du lịch biển với trọng tâm là vịnh Hạ Long, bao gồm cả Cát Bà - Di sản thiên nhiên Thế giới.<br />
Chính vì vậy việc liên kết trong hoạt động du lịch của các địa phương trong vùng, đặc biệt các<br />
địa phương không có, hoặc hạn chế về sản phẩm du lịch biển, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.<br />
Tuyến quốc lộ 10 đi vào hoạt động đã tạo ra cơ hội để du lịch Ninh Bình trực tiếp liên kết với<br />
một trọng điểm du lịch Việt Nam ở khu vực phía Bắc. Đây sẽ là cơ hội để du lịch Ninh Bình bổ<br />
sung những sản phẩm du lịch biển đặc sắc ở khu vực này cùng với những sản phẩm du lịch đặc<br />
thù của địa phương để tạo ra những chương trình du lịch hấp dẫn và có sức cạnh tranh không<br />
chỉ trong nước mà còn ở tầm khu vực, góp phần quan trọng vào tăng trưởng lượng khách du lịch<br />
đến Ninh Bình.<br />
d. Thách thức:<br />
- Du lịch Ninh Bình phát triển trong thế cạnh tranh rất lớn, trước hết là với Hà Nội và một số<br />
địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, trong điều kiện du lịch Ninh Bình<br />
còn phát triển ở mức thấp.<br />
- Tác động của hoạt động phát triển đô thị và công nghiệp<br />
- Sự xuống cấp của tài nguyên, môi trường du lịch mà trong đó tình trạng “chồng chéo” trong<br />
quản lý là một bất cập lớn.<br />
- Du lịch Ninh Bình phát triển trong bối cảnh chịu sức ép về trách nhiệm bảo tồn các giá trị<br />
văn hoá và tự nhiên<br />
- Nhận thức của xã hội về du lịch còn bất cập<br />
<br />
3.3. Chủ động tìm giải pháp phát triển<br />
Nói một cách đơn giản và dễ hình dung, ngành du lịch gồm nhiều khâu (mỗi khâu như một<br />
ngành độc lập tương đối về mặt chuyên môn nghiệp vụ). Đối với du khách, đầu tiên chúng ta<br />
phải tìm địa chỉ, trên mạng, các trang thông tin của địa phương, thông qua các công ty du lịch…;<br />
bay rồi các chỉ dẫn đường đi.v.v… Trong mỗi khâu này, cách mạng công nghiệp 4.0 đều có tác<br />
tìm kiếm khách sạn, tìm các chỗ đi lại và giá cả hợp lý nhất. Tiếp theo là mua vé máy bay rồi<br />
cácdụng.<br />
chỉ dẫn đường đi.v.v… Trong mỗi khâu này, cách mạng công nghiệp 4.0 đều có tác dụng.<br />
Bảng1:<br />
Bảng 1:Dự<br />
Dựbáo<br />
báo số<br />
số lượt<br />
lượt khách<br />
khách du<br />
dulịch<br />
lịchđến<br />
đếnNinh<br />
NinhBình<br />
Bìnhthời<br />
thờikỳkỳ2017<br />
2017- 2025<br />
- 2025<br />
Loại<br />
Hạng mục 2016 (*) 2020 2025<br />
khách<br />
Tổng số lượt 1.75 3.20<br />
1.307,017<br />
khách (ngàn) 0 0<br />
Khách<br />
Ngày lưu trú<br />
quốc 3,2 3,6 348<br />
trung bình<br />
tế<br />
Tổng số ngày 2.20 4.16<br />
1.368,420<br />
khách (ngàn) 0 0<br />
Tổng số lượt 2.10 3.50<br />
1.879,971<br />
khách (ngàn) 0 0<br />
Khách<br />
Ngày lưu trú<br />
nội 3,2 3,7 4,0<br />
trung bình<br />
địa<br />
Tổng số ngày 1.87 3.00<br />
1.055,965<br />
khách (ngàn) 0 0<br />
Nguồn: (*) Số liệu hiện trạng của Sở Du lịch Ninh Bình.<br />
Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.<br />
Để đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động<br />
60 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
tiêu cựcQUẢN<br />
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các chuyên gia cho rằng, ngành du lịch Ninh Bình<br />
LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
phải chủ động đổi mới mô hình quản lý, phục vụ; nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đưa<br />
ra các kế hoạch chiến lược và ứng dụng công nghệ thông tin vào các kế hoạch đó nhằm thiết lập<br />
Để đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu<br />
cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các chuyên gia cho rằng, ngành du lịch Ninh Bình<br />
phải chủ động đổi mới mô hình quản lý, phục vụ; nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đưa<br />
ra các kế hoạch chiến lược và ứng dụng công nghệ thông tin vào các kế hoạch đó nhằm thiết<br />
lập hệ sinh thái “du lịch thông minh”. Cần tăng cường sự hiện diện của hình ảnh du lịch Ninh<br />
Bình thông qua việc kết hợp các kênh truyền thông quảng bá tích hợp toàn ngành và bám sát<br />
phản hồi của thị trường qua các phương tiện hiện đại và tiện dụng như điện thoại , ti vi, máy tính<br />
có kết nối internet. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch thông qua tích hợp và minh bạch thông<br />
tin về điểm đến, lưu trú, lữ hành; nguồn nhân lực giữa doanh nghiệp, địa phương và trung ương.<br />
Cải thiện hiệu quả đầu tư kinh tế trong đầu tư du lịch thông qua chất lượng quy hoạch, phân tích<br />
hiệu quả đầu tư, quản lý hiệu năng bằng dữ liệu giám sát thường xuyên. Đồng thời, cần nâng<br />
cao chất lượng nguồn nhân lực hướng tới tiêu chuẩn khu vực và quốc tế thông qua việc công bố<br />
nhu cầu nhân lực, hình ảnh của người làm du lịch có chất lượng để liên kết và thúc đẩy các hình<br />
thức đào tạo hiệu quả.<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bá Phúc (2017), Ngành du lịch trước kỷ nguyên công nghiệp 4.0, truy cập ngày 20 tháng 07<br />
năm 2017, <br />
2. Minh Hoàng (2017), Ngành Du lịch với cách mạng công nghiệp 4.0, truy cập ngày 20 tháng<br />
07 năm 2017, <br />
3. Trần Nhật Minh (2017), Du lịch 4.0: Việt Nam trong ‘tâm bão’ toàn cầu, truy cập<br />
ngày 20 tháng 07 năm 2017, ; <br />
4. Trang Trần (2017), Du lịch Việt thời 4.0, truy cập ngày 20 tháng 07 năm 2017, <br />
Tài liệu tham khảo đặc biệt<br />
1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ giai đoạn 2001 - 2010 và định<br />
hướng đến 2020 và Đề án đẩy mạnh phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn đến<br />
2020, Chính Phủ<br />
2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010, (Quyết định phê duyệt<br />
số 307/QĐ-TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ);<br />
3. Chiến lược Phát triển Du lịch giai đoạn 2001 - 2010, (Quyết định phê duyệt số 97/2002/<br />
QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ);<br />
4. Định hướng phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến<br />
năm 2020, (dự thảo báo cáo do TCDL lập);<br />
5. Chiến lược phát triển các ngành có liên quan trong Tỉnh như giao thông, cấp thoát nước,<br />
đô thị, bưu chính viễn thông, công nghiệp...<br />
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------<br />
TIỂU SỬ TÁC GIẢ<br />
Hoàng Văn Chung, năm sinh 1979 tại xã Khánh Vân, Ninh Bình. Tốt nghiệp Đại học Bách<br />
Khoa Hà Nội năm 2005 chuyên ngành Toán Tin ứng dụng, tốt nghiệp Thạc sĩ tại trường Đại học<br />
Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2010 chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Hiện anh đang<br />
là Chánh văn phòng Nhà trường tại trường Đại học Công nghệ và Quản Lý Hữu Nghị. Lĩnh vực<br />
tham gia nghiên cứu : FPGA, PLC, kỹ thuật điều khiển thông minh, kinh tế phát triển, quản lý<br />
kinh tế.v.v…<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC 61<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />