intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dữ liệu cá nhân trong dòng chảy kinh tế số Việt Nam - Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:788

16
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn "Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Dữ liệu cá nhân trong dòng chảy kinh tế số Việt Nam" được chia thành 4 phần: Phần thứ nhất - Những vấn đề lý luận và pháp lý về dữ liệu cá nhân và bảo vệ dữ liệu cá nhân; Phần thứ hai - Về các biện pháp pháp lý bảo vệ dữ liệu cá nhân; Phần thứ ba - Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong các lĩnh vực cụ thể; Phần thứ tư - Bảo vệ dữ liệu cá nhân dưới góc nhìn quốc tế và so sánh;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dữ liệu cá nhân trong dòng chảy kinh tế số Việt Nam - Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia

  1. 1
  2. Chỉ đạo Hội thảo PGS.TS. Phạm Khánh Nam Phó Hiệu trưởng Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước Ông Nguyễn Quang Đồng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông Trưởng Ban Tổ chức TS. Dương Kim Thế Nguyên Trưởng khoa Luật Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước Phụ trách chuyên môn TS. Nguyễn Thị Anh Phó Trưởng khoa Luật ThS Huỳnh Thiên Tứ Giảng viên Khoa Luật ThS Mai Nguyễn Dũng Giảng viên Khoa Luật Nguyễn Lan Phương Cán bộ nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông Danh sách chuyên gia phản biện độc lập PGS TS Đỗ Minh Khôi TS Dương Kim Thế Nguyên TS Nguyễn Thị Anh TS Đinh Khương Duy TS Nguyễn Thị Thu Hiền TS Trần Huỳnh Thanh Nghị TS Lê Na TS Lữ Lâm Uyên ThS Lê Hưng Long ThS Huỳnh Thiên Tứ 2
  3. ThS Mai Nguyễn Dũng ThS Nguyễn Thành Trân ThS Trần Thị Minh Đức ThS Nguyễn Ngọc Trâm Anh Hội đồng biên tập kỷ yếu TS. Dương Kim Thế Nguyên Trưởng khoa Luật ThS Nguyễn Ngọc Trâm Anh Giảng viên Khoa Luật Ban vận hành và logistics ThS. Đặng Thị Bạch Vân Trưởng phòng Tổng hợp CELG ThS. Khương Lan Uyên Chuyên viên Phòng Tổng hợp CELG CN. Võ Thị Ngọc Hương Chuyên viên Phòng Tổng hợp CELG CN. Dương Duy Chuyên viên Phòng Tổng hợp CELG Nguyễn Phương Ngọc Cán bộ quản lý chương trình, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông 3
  4. 4
  5. MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT .......................................................................................... 11 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ DỮ LIỆU CÁ NHÂN VÀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN ............................................................................................................. 11 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN - BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG KỶ NGUYÊN SỐ Đỗ Minh Khôi ......................................................................................................................... 12 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRÊN CÁC GIAO DIỆN TƯƠNG TÁC VỚI NGƯỜI DÂN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG: THỰC TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Tống Khánh Linh, Nguyễn Quang Đồng, Đỗ Thanh Huyền ............................................... 16 LUẬN VỀ BẢN CHẤT PHÁP LÝ VÀ THUỘC TÍNH CỦA DỮ LIỆU HƯỚNG TỚI VIỆC XÂY DỰNG QUY CHẾ PHÁP LÝ CHO DỮ LIỆU Đoàn Thị Phương Diệp, TS. Dương Kim Thế Nguyên ......................................................... 29 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI QUYỀN RIÊNG TƯ – MẤY VẤN ĐỀ TỪ KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM Nguyễn Minh Hiếu, Lâm Vũ Từ Nghi, Đặng Lan Anh, Nguyễn Đình Việt Hưng, Nguyễn Thị Anh ...................................................................................................................... 50 DỮ LIỆU CÁ NHÂN – NÊN XEM LÀ HÀNG HÓA HAY KHÔNG? Nguyễn Minh Hiếu, Lâm Vũ Từ Nghi, Đặng Lan Anh, Nguyễn Đình Việt Hưng, Nguyễn Thị Anh ...................................................................................................................... 62 MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN RIÊNG TƯ VÀ AN NINH MẠNG TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ Đào Tấn Anh ........................................................................................................................... 80 TÀI SẢN HÓA DỮ LIỆU CÁ NHÂN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 13/2023/NĐ-CP Nguyễn Thị Huyền Trâm, Nguyễn Phạm Đoàn Lê, Hồ Thị Ngọc Nhi, Lưu Linh Nhi, Hồ Ngọc Quỳnh Người hướng dẫn: Nguyễn Nhật Khanh ............................................................................... 90 5
  6. BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ: GÓC NHÌN VỚI QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN Nguyễn Anh Kiên .................................................................................................................. 113 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM: NGHỊ ĐỊNH MỚI VÀ SO SÁNH VỚI QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN Nguyễn Vu Châm Anh .......................................................................................................... 128 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 Nguyễn Thị Việt Trinh, Phan thị Thu .................................................................................. 142 CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH ĐỂ BẢO VỆ SỰ ĐỒNG Ý CỦA CHỦ THỂ DỮ LIỆU ĐỐI VỚI THỎA THUẬN XỬ LÝ DỮ LIỆU VỚI BÊN KIỂM SOÁT, BÊN XỬ LÝ DỮ LIỆU THEO HỢP ĐỒNG CẤP QUYỀN NGƯỜI DÙNG CUỐI Nguyễn Thị Thái Hoa, Nguyễn Ngọc Thanh Nhàn, Nguyễn Trầm Triều Thanh ............. 164 DÒNG DỮ LIỆU XUYÊN QUỐC GIA: CÂN BẰNG GIỮA BẢO MẬT DỮ LIỆU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Lý Đại Hùng .......................................................................................................................... 180 IOT: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ Phạm Thế Vinh, Bùi Thị Cẩm Tú ........................................................................................ 195 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM Trần Thị Diễm Trinh, Bùi Thị Thảo Nguyên, Trần Văn An .............................................. 209 QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGHỊ ĐỊNH 13/2023/NĐ-CP Lê Thùy Khanh, Lê Như Quỳnh,Chung Tú Linh, Nguyễn Cảnh Kim, Nguyễn Trần Quế Trân......................................................................................................... 227 THIẾT LẬP HÀNH LANG TUÂN THỦ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP – TỪ KHUNG PHÁP LÝ HIỆN HÀNH ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TRONG TƯƠNG LAI Nguyễn Hữu Lộc, Huỳnh Thị Kim Thoa ............................................................................. 250 6
  7. PHẦN THỨ HAI ........................................................................................... 268 VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN ...................................... 268 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI XÂM PHẠM DỮ LIỆU CÁ NHÂN TỪ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Nguyễn Thùy Dung............................................................................................................... 269 QUYỀN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA DOANH NGHIỆP LÀ BÊN KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU CÁ NHÂN ThS. Trương Kim Phụng, Nguyễn Hoàng Chương ............................................................ 286 TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN ThS. Phạm Thị Phương Thảo, ThS. Nguyễn Hương Thảo................................................ 295 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN NCS. ThS Nguyễn Thị Ngọc Uyển, ThS Trần Văn Thượng............................................... 311 HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO MẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN Bùi Thị Ngọc Ánh ................................................................................................................. 322 MỘT SỐ THỦ ĐOẠN PHỔ BIẾN CỦA TỘI PHẠM MUA, BÁN TRÁI PHÉP DỮ LIỆU CÁ NHÂN THEO ĐIỀU 288 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ KIẾN NGHỊ PHÒNG NGỪA Th Trương Văn Dương ......................................................................................................... 339 PHẦN THỨ BA .............................................................................................. 359 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ ................................. 359 BẢO VỆ QUYỀN RIÊNG TƯ VÀ DỮ LIỆU CÁ NHÂN CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM- NHỮNG THÁCH THỨC TRONG LĨNH VỰC KỸ THUẬT SỐ Đặng Thị Hà ......................................................................................................................... 360 BẢO MẬT THÔNG TIN BỆNH NHÂN TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ Y TẾ: TRƯỜNG HỢP HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ Trương Ứng Minh ................................................................................................................ 369 7
  8. BẢO VỆ THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SỐ, THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG Võ Hoàng Hải, Nguyễn Thị Ái Trinh. ................................................................................. 380 PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN DỮ LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Nguyễn Thị Hiệp, Trần Đăng Khôi, Phan Quỳnh Mai, Nguyễn Bảo Minh, Huỳnh Mỹ Ngọc Quý. Người hướng dẫn: Lê Thùy Khanh ..................................................................................... 388 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Nguyễn Như Hà, Đặng Minh Phương ............................................................................... 410 BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI THÔNG TIN, DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Nguyễn Hoàng Nam ............................................................................................................. 421 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Mỹ Hạnh ........................................................................................................... 431 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Nguyễn Thái Cường, Nguyễn Thùy Linh, Trần Thị Diễm My ........................................... 442 PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHO VIỆT NAM Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Việt Trinh ...................................................................... 453 PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Huỳnh Văn Lâm ................................................................................................................... 476 CHÍNH SÁCH BẢO MẬT QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA MỘT SỐ VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Ngô Thị Hải Xuân ................................................................................................................ 492 TÁC ĐỘNG MÔ HÌNH BẢO MẬT KẾ TOÁN ĐIỀU TRA AN NINH MẠNG KHÔNG GIỚI HẠN ĐẾN HIỆU QUẢ BẢO MẬT DỮ LIỆU CÁ NHÂN Phạm Quang Huy, Vũ Kiến Phúc ........................................................................................ 511 8
  9. BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN – DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM Nguyễn Tuấn Hoàng Hải, Tống Hoàng Anh, Trần Bảo Khánh ........................................ 531 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI Nguyễn Lê Bảo Ngọc ............................................................................................................ 551 THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA PHÂN TÍCH HỒ SƠ BẢN ÁN TỘI “SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN” Nguyễn Phúc Quân............................................................................................................... 568 PHẦN THỨ TƯ .............................................................................................. 586 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN DƯỚI GÓC NHÌN QUỐC TẾ VÀ SO SÁNH ............. 586 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á - GÓC NHÌN SO SÁNH VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Dương Lan Phương, Bùi Lê Hiếu, Nguyễn Hồ Thu Uyên ................................................. 587 PHÁC THẢO LUỒNG DỮ LIỆU VÀ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM TRONG MỘT TÌNH HUỐNG DỮ LIỆU LIÊN QUAN TỚI BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN - KINH NGHIỆM TỪ KHUNG RA QUYẾT ĐỊNH ẨN DANH CỦA VƯƠNG QUỐC ANH Lê Trung Nghĩa ..................................................................................................................... 613 SO SÁNH MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM Mai Nguyễn Dũng, Bùi Thị Phương Ngọc .......................................................................... 628 VẤN NẠN TRONG AN TOÀN DỮ LIỆU CÁ NHÂN: QUAN SÁT TỪ QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Tôn Nguyễn Trọng Hiền ....................................................................................................... 641 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LUẬT VÀ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRÊN THẾ GIỚI, HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Nguyễn Phúc Quân............................................................................................................... 648 9
  10. QUY ĐỊNH CỦA EU VÀ SINGAPORE VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Phạm Hồng Sơn .................................................................................................................... 665 QUYỀN RIÊNG TƯ ĐỐI VỚI DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG THEO PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU - MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Vũ Thế Hoài, Nguyễn Phạm Thanh Hoa ............................................................................ 674 SỰ LY KHAI KHỎI GDPR CỦA VƯƠNG QUỐC ANH VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM ThS. Lương Lê Minh, Vũ Thị Mai Chinh, Hoàng Minh Đức ............................................ 687 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRÊN THẾ GIỚI - GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Phạm Thị Hồng My .............................................................................................................. 705 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VỀ XỬ LÝ DỮ LIỆU CÁ NHÂN CỦA TRẺ EM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Võ Thị Hoài ........................................................................................................................... 717 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ- KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM Hà Lệ Thủy Phó, Trương Thị Thu Hằng ............................................................................ 727 XỬ LÝ VÀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN VỀ SỨC KHỎE THEO GDPR TẠI LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Trần Nguyễn Phước Thông .................................................................................................. 740 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH THEO CÁCH TIẾP CẬN CỦA HOA KỲ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Nguyễn Thị Kim Duyên, Trần Thị Thu Hằng ..................................................................... 756 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI XÂM PHẠM QUYỀN DỮ LIỆU CÁ NHÂN: CÁC QUY ĐỊNH TẠI CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Phương Đình, Huỳnh Phan Như Ngọc ....................................................... 772 10
  11. PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ DỮ LIỆU CÁ NHÂN VÀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN 11
  12. BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN - BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG KỶ NGUYÊN SỐ PGS.TS Đỗ Minh Khôi, Đại học Kinh tế TPHCM UEH. Tóm tắt: Không thể phủ nhận sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã mang lại rất nhiều lợi ích cho nhân loại. Tuy nhiên, còn thiếu những cảnh báo về tác động bất lợi của tiến bộ công nghệ nói chung, đặc biệt là trong việc thu thập, xử lý dữ liệu và phát triển thuật toán ảnh hưởng đến các quyền cơ bản trong các tài liệu học thuật pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Bài viết này mô tả những tác động tiêu cực của thuật toán và dữ liệu cũng như thách thức liên quan tới việc bảo vệ quyền cơ bản và đề xuất các giải pháp pháp lý ở Việt Nam trên cơ sở cách tiếp cận dựa trên quyền. Abstract: It cannot be denied that the development of technology, especially information technology, has brought many benefits to humanity. However, in legal academic literature in Vietnam, there is a lack of warnings about the adverse impacts of technological advances in general, especially in data collection, processing and algorithm development affect fundamental rights. This article describes how algorithms and data negatively impact fundamental rights and the challenges associated with protecting those rights, and it makes legal recommendations for Vietnam based on a rights-based approach. Từ khóa: Nhân quyền số, dữ liệu, thuật toán, quyền cơ bản 1. Ảnh hưởng của thuật toán và dữ liệu đến tự do Sự phát triển của công nghệ mang lại nhiều giá trị, tiện ích cho con người, đó là điều hiển nhiên và không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cảnh báo sự ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ đến quyền cơ bản lại thiếu cơ chế, động lực mạnh mẽ tương xứng, nghiên cứu chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ. 12
  13. Một mặt, kỷ nguyên số mở ra một nhiều cơ hội mới cho sự tự do thông tin, biểu đạt và nhiều lợi ích khác, mặt khác, nó cũng có những mặt trái, những bất lợi nhất định. Cụ thể, việc thu thập thông tin đến hiểu biết người dùng và từ hiểu biết đến thâu tóm, can thiệp đã là một hiện thực, từ chỗ có quyền lực do có nhiều thông tin đến sự lạm dụng quyền lực này cũng rất khó xác định. 2. Quyền cơ bản bị ảnh hưởng như thế nào? Việc thu thập và xử lý dữ liệu người dùng khiến sự hiểu biết và dự đoán về một cá nhân cụ thể có khả năng rất tường tận, đến mức có thể hiểu họ hơn chính họ hiểu mình và việc xử lý dữ liệu và dùng thuật toán để phán đoán về con người đã có dấu hiệu vi phạm nhân quyền số. Hơn thế, người dùng không chỉ bị phân biệt đối xử sau khi thu thập, xử lý dữ liệu, họ có thể bị gán nhãn, phân biệt đối xử trong quá trình thu thập dữ liệu. Hơn thế, ý thức cá nhân, cộng đồng về dữ liệu liên quan đến dữ liệu cùng với thuật toán có thể kiểm soát con người không được chú trọng. Việc thu thập, lưu trữ và xử lý liên tục, suốt đời dữ liệu cá nhân và tích hợp thành siêu tệp thông tin về từng cá nhân có khả năng biến việc quản lý, cai trị đến từng cá nhân - quản trị hạt đơn (Single particle governance) ngày càng trở nên hiện thực và làm cho kẻ cai trị có sức mạnh chưa từng có trong lịch sử. Một ảnh hưởng tiêu cực khác của dữ liệu và thuật toán đến quyền cơ bản theo cách dữ liệu luôn cũ so với đối tượng mà nó thu thập và thuật toán cũng có thể sai và ranh giới giữa vai trò công cụ và vai trò quyết định của dữ liệu và thuật toán là rất mong manh bởi khi con người ra quyết định (vốn dựa trên dữ liệu và thuật toán) cũng tin tưởng và bị phụ thuộc vào chúng. Hơn thế, quyền được biết của người dùng gặp phải lực cản là bí mật kinh doanh và niềm tin ngây thơ vào công nghệ. Như vậy, có thể nói, công nghệ thông tin, công nghệ thu thập và xử lý dữ liệu có thể ảnh hưởng đến tự do nhiều hơn chúng ta nghĩ. Nó ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống cá nhân cũng như cộng đồng và từ thế hệ này qua thế hệ khác. 3. Quyền của người dùng Người cung cấp dữ liệu có quyền được biết dữ liệu sẽ được thu thập như thế nào, có quyền đưa ra quyết định về cách sử dụng dữ liệu và có quyền được chia sẻ lợi nhuận do sử dụng dữ liệu đó tạo ra. Tuy nhiên, nhưng gần như không thể tạo ra sự cân bằng giữa người dùng và các công ty công nghệ khổng lồ xuyên quốc gia trên lý thuyết cũng như thực tế. Dữ liệu cá nhân được số hóa là một trong những thành phần quan trọng để nhận dạng con người trong lĩnh vực an ninh, chính trị - một đối tượng liên quan đến quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia nhưng nó cũng là nguồn lực cho kinh tế số - đối tượng cho các chủ thể kinh doanh. 13
  14. Tóm lại, về cơ bản, với tư cách là một xã hội, chúng ta không chỉ chống lại mọi hình thức giám sát ngày càng được tự động hóa bằng các thuật toán, mà chúng ta nên ý thức và đấu tranh để bảo vệ quyền được biết, được tham gia vào việc thu thập, xử lý và sử dụng dữ liêu của cá nhân và cộng đồng. 4. Chủ thể bảo vệ nhân quyền số và dữ liệu cá nhân Quyền con người trong xã hội thông tin và kỷ nguyên số đã được ghi nhận ở các cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia. Ví dụ, Liên minh Châu Âu đã có những bước đi đầu tiên trong việc bảo vệ, bảo đảm dữ liệu cá nhân bằng pháp luật và nó ảnh hưởng đến việc mở rộng việc bảo vệ nhân quyền kỹ thuật số (digital human rights) bằng việc thông qua Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (General Data Protection Regulation - GDPR) năm 2016. Nhà nước có hai vai trò quan trọng trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhân quyền số và bảo vệ lợi ích công cộng nhưng khi thực hiện vai trò sau có thể nhà nước lại vi phạm vai trò trước. Ví dụ, với việc phân tích dữ liệu, thuật toán có thể đưa ra phán đoán về những người có tiềm năng phạm tội và cùng với việc mặc định rằng công nghệ khách quan và không sai sót dẫn đến khả năng phân biệt đối xử với những người có tiềm năng phạm tội. Một vấn đề rất quan trọng là việc quản trị dữ liệu, cơ chế bảo vệ dữ liệu liên quan đến cấp quốc gia và trong nhiều trường hợp, nó đòi hỏi nhân quyền số phải được bảo vệ ở cấp độ toàn cầu, trong khi cơ chế bảo vệ dữ liệu, bảo vệ nhân quyền số giữa các quốc gia là rất khác nhau, nếu không muốn nói là quản trị dữ liệu phụ thuộc vào các tay chơi lớn như các gã khổng lồ công nghệ, các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu. Cá nhân người dùng không chỉ là nạn nhân của việc thu thập và xử lý dữ liệu mà cá nhân cũng có trách nhiệm nhận thức và tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình. 5. Thách thức và gợi ý liên quan đến bảo vệ nhân quyền số ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, cần làm rõ và phổ biến nguyên tắc quan trọng và bao trùm về nhân quyền số, theo đó, cần phải có dữ liệu là quyền và đây là một trong những nội dung quan trọng của nhân quyền số. Mặc dù dữ liệu được coi là “vàng”, “dầu mỏ mới” của kinh tế số nhưng nguồn tài nguyên này không phải là “vô chủ”, trước khi nó được coi là tài nguyên cho phát triển, nó phải được xác định là quyền cơ bản của người dùng nói riêng và quyền con người nói chung. Thứ hai, mọi tiến bộ công nghệ ra đời và phát triển đều có hai mặt. Một mặt công nghệ là phương tiện để phục vụ cho con người, mặt khác, nó cũng có khả năng bị lạm dụng và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến con người. Vì vậy, cần vạch rõ ranh giới và nội dung giữa (1) thu thập dữ liệu, phân tích và xử lý dữ liệu và (2) sự thao túng, tác động nhằm thay đổi ứng xử của người dùng. 14
  15. Thứ ba, quyền lực số, nó không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức, nó có khả năng định hình nhận thức, do vậy nhân quyền số và trách nhiệm bảo vệ và thực thi cần được nhận diện, nhận thức rõ và trách nhiệm kiểm soát nó không chỉ trong giới hoạch định, thực thi chính sách, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, giới học thuật…nó cũng cần phải là sự tự ý thức và đấu tranh của từng cá nhân, của cả cộng đồng và nhân loại. Thứ tư, việc lựa chọn ưu tiên nhân quyền số hơn là bảo vệ dữ liệu như là một biện pháp thúc đẩy kinh tế số khiến nó gặp phải những thách thức về sự cân bằng cần được thiết lập giữa kinh tế (bởi dữ liệu là vàng, là nguồn lực trong nền kinh tế số cần được khai thác) và quyền cá nhân (quyền riêng tư, quyền tự quyết cá nhân..) mặt khác, cũng cần thiết lập sự cân bằng giữa sự phát triển kinh tế số và sự công bằng, cân bằng trong chính trị. Sự cân bằng này cần được thiết lập nhằm giảm bớt sự bất cân xứng giữa các quốc gia với nhau và giữa quốc gia với các “gã khổng lồ” công nghệ. Thứ sáu, dữ liệu cá nhân được thu thập liên tục và về mọi mặt thì nguy cơ vi phạm cũng đa dạng tương ứng. Vì thế, bảo vệ dữ liệu cá nhân – bảo vệ nhân quyền số đòi hỏi trách nhiệm nhận thức và hành động của mọi cấp độ, từ cấp độ Liên hiệp quốc đến từng cá nhân và sự bảo vệ cần phải tổng thể và phải là sự kết hợp các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, chính trị, pháp lý, đạo đức… Thứ bảy, trong tương lai, hiểu biết, thao túng và can thiệp của công nghệ sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Điều này đòi hỏi nhận thức, đấu tranh để bảo vệ nhân quyền số càng cấp bách hơn và phải theo kịp sự phát triển của công nghệ và phải “theo thời gian thực” hơn. Với Việt Nam, sức mạnh số quốc gia và mức độ số hóa chưa cao nên việc kiểm soát trách nhiệm nói chung và đặc biệt là các công ty công nghệ thực sự là một thách thức. Có lẽ, sự hội nhập, hợp tác và đấu tranh mạnh mẽ trên trường quốc tế liên quan đến chủ quyền số kết hợp với phát huy nội lực số là giải pháp để bảo vệ tốt hơn quyền cơ bản trong kỷ nguyên số. TPHCM ngày 19/10/2023 Bài viết cho hội thảo UEH Dữ liệu cá nhân trong dòng chảy kinh tế số Việt Nam 15
  16. BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRÊN CÁC GIAO DIỆN TƯƠNG TÁC VỚI NGƯỜI DÂN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG: THỰC TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Tống Khánh Linh Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) Nguyễn Quang Đồng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) Đỗ Thanh Huyền Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Tóm tắt: Dựa trên khuôn khổ pháp lý hiện hành, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tiến hành rà soát nhằm đánh giá các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trên các Cổng thông tin điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến của toàn bộ 63 tỉnh thành, cũng như các ứng dụng đang được 50 tỉnh đưa vào sử dụng. [1] Hai khía cạnh được đánh giá bao gồm (i) chính sách quyền riêng tư do chính quyền địa phương ban hành; và (ii) các biện pháp cụ thể để thực hiện các chính sách đó thông qua các công cụ kỹ thuật. Từ khóa: Abstract: Keywords 1. Đặt vấn đề Hiến pháp 2013 và các luật khác công nhận quyền riêng tư là quyền cơ bản ở Việt Nam. Khi quá trình chuyển đổi số trong khu vực công được đẩy mạnh, một lượng lớn dữ liệu về thông tin cá nhân của người dân được thu thập qua các công cụ như Cổng thông tin điện tử của chính quyền tỉnh (e-government portal - EGP), Cổng dịch vụ công trực tuyến (e-service portal - ESP), và các ứng dụng (app) thông minh do Ủy ban nhân dân các tỉnh sử dụng. Tuy nhiên, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và đảm bảo quyền riêng tư của người dùng trên các giao diện này lại chưa 16
  17. được quan tâm đúng mức. Vẫn tồn tại những khoảng trống trong chính sách của các nền tảng này nhằm đáp ứng các quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là so với các thông lệ tốt. Trong bối cảnh đó, dựa trên khuôn khổ pháp lý hiện hành, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) gần đây đã tiến hành đánh giá các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trên EGP và ESP của toàn bộ 63 tỉnh thành cũng như các ứng dụng đang được 50 tỉnh đưa vào sử dụng. [1] Hai khía cạnh được đánh giá bao gồm (i) chính sách quyền riêng tư do chính quyền địa phương ban hành; và (ii) các biện pháp cụ thể để thực hiện các chính sách đó thông qua các công cụ kỹ thuật. Bài viết này trình bày những phát hiện chính của đánh giá, đồng thời đưa ra các khuyến nghị thực tế và chính sách cho các cơ quan chính quyền trung ương và địa phương để bảo vệ tốt hơn dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trên các giao diện tương tác trực tuyến cấp tỉnh giữa chính quyền và công dân ở Việt Nam. 2. Kết quả đánh giá chính Việc đánh giá và giám sát hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của các cơ quan chính phủ là cần thiết do nguy cơ và chi phí tổn thất khi dữ liệu khu vực công bị xâm phạm ngày càng lớn, cũng như ngày càng nhiều dữ liệu nhạy cảm của công dân được thu thập từ các hoạt động của chính phủ số. Quá trình đánh giá diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5/2022 nhằm mục đích nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương về bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường số. Đánh giá xem xét các chính sách về quyền riêng tư và biện pháp kỹ thuật trên ba giao diện tương tác giữa chính quyền và người dân, bao gồm EGP, ESP và ứng dụng của 63 tỉnh thành. Việc đánh giá được thực hiện dựa trên 17 chỉ số cụ thể [2], có thể kể đến như liệu các chính sách quyền riêng tư có chỉ định các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm bảo vệ quyền riêng tư hay không; các loại thông tin được chính quyền địa phương thu thập; thông tin cá nhân được chia sẻ với những bên thứ ba nào; và các quy định về quyền riêng tư của trẻ em. Dưới đây là những phát hiện chính từ đánh giá. Xâm phạm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân: quản lý những rủi ro tất yếu Tại Việt Nam, số hóa thông tin và dịch vụ công trực tuyến đã dẫn đến việc thu thập và tập trung dữ liệu nhạy cảm của người dân trên không gian số. Bộ Công an đã hoàn thành xây dựng cơ sở 17
  18. dữ liệu quốc gia về dân cư vào năm 2021 và đặt mục tiêu 100% tài khoản định danh cá nhân được thiết lập trên ESP ở cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh được xác thực kỹ thuật số vào năm 2022. Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia kết nối với hơn 90 bộ, ban, ngành, tỉnh, doanh nghiệp, với 10 cơ sở dữ liệu và 8 hệ thống thông tin. Vào năm 2021, 180.919.031 giao dịch dữ liệu đã được thực hiện qua Nền tảng [3] (khoảng 500.000 giao dịch mỗi ngày), giúp tăng cường tái sử dụng dữ liệu và giảm trùng lặp khi đăng ký dữ liệu. [4] Chính vì vậy, xâm phạm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trở thành những rủi ro tất yếu cần được quản lý. Xu hướng này trở nên rõ ràng trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, khi các phương tiện truyền thông chính thống và chính quyền thường tiết lộ thông tin cá nhân của người mắc bệnh, bao gồm tên, địa chỉ, dữ liệu y tế và các vấn đề riêng tư. Theo thống kê của Bộ Công an, đã có 2.500 vụ lừa đảo diễn ra trên không gian số từ tháng 05/2020 đến tháng 05/2021. Trong số này, có 527 vụ liên quan đến tội phạm giả danh quan chức chính phủ và thực hiện các hành vi lừa đảo tài chính. Dù quan hệ nhân quả giữa các trường hợp lừa đảo và xâm phạm dữ liệu chưa được chứng minh, nhưng dường như các vụ việc đánh cắp danh tính liên quan đến việc làm giả hoặc sử dụng sai dữ liệu cá nhân đang gia tăng. Với 50 triệu thẻ căn cước gắn chip được cấp cho công dân trước ngày 01/07/2022 và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xác định là xương sống của các giao dịch kỹ thuật số, hành vi đánh cắp danh tính có thể gây ra những tác động nghiêm trọng hơn. Có những bằng chứng khác cho thấy khu vực công của Việt Nam đang bảo vệ dữ liệu chưa tốt. Báo cáo chỉ số đánh giá Chuyển đổi số Việt Nam (DTI) năm 2021 [5] cho thấy tăng cường an ninh thông tin là một trong hai ưu tiên nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ số ở cả cấp bộ và cấp tỉnh. So với các chỉ số khác như nhận thức về chuyển đổi số, quản trị số và hạ tầng số, an ninh thông tin trong DTI 2021 chỉ nhận được điểm đánh giá là 0,2948 giữa các bộ và 0,3267 giữa các tỉnh trên thang điểm 0-1. Nhận thức và thực tiễn bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trên các giao diện tương tác trực tuyến giữa chính quyền và công dân của chính quyền địa phương còn hạn chế Đánh giá cho thấy 59/63 EGP và 60/63 ESP vẫn chưa công bố Chính sách quyền riêng tư - một hình thức thỏa thuận điện tử xác lập trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ dữ liệu của công dân và cung cấp cơ sở pháp lý để công dân thực hiện các quyền đối với dữ liệu cá nhân của mình trong trường hợp vi phạm dữ liệu. Các chính sách và công cụ liên quan 18
  19. đến dữ liệu cá nhân và bảo vệ quyền riêng tư trên EGP, ESP và ứng dụng của các tỉnh còn có tính tự phát và chưa xuất phát từ nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của quyền riêng tư. Các văn bản về an toàn thông tin do chính quyền địa phương ban hành có thể dễ dàng truy cập trực tuyến, nhưng chúng lại đề cập đến các yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu, phòng ngừa rủi ro mạng và an ninh mạng hơn là bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của người dùng. Trên thực tế, các cơ quan nhà nước cấp tỉnh chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Không có điều khoản và điều kiện cụ thể nào về bảo vệ dữ liệu cá nhân trên 59 EGP và 60 ESP. Như đánh giá cho thấy, không có tỉnh nào trong số 63 tỉnh thành thực hành tốt về mọi mặt liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân. Hầu hết các giao diện cấp tỉnh chỉ yêu cầu người dùng xác nhận thông tin họ cung cấp là chính xác chứ không cung cấp công cụ để người dùng kiểm soát quyền riêng tư của mình. Về việc bảo vệ quyền riêng tư trong quá trình tương tác giữa chính quyền địa phương và người dân trên môi trường số, các yếu tố đầu vào như cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin đã được chú ý nhiều hơn, như Báo cáo DTI 2021 [6] đã chỉ ra. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách và luật bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư đòi hỏi phải cải thiện hơn nữa. Đặc biệt, các kết quả đầu ra, bao gồm mức độ bảo vệ dữ liệu cá nhân, chưa đáp ứng được yêu cầu của khung pháp lý hiện hành. Hình 1 và Bảng 1 cho thấy chính sách về quyền riêng tư chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện ở cả số lượng và chất lượng của các chính sách về quyền riêng tư. 19
  20. Bảng 1: Tóm tắt các kết quả đánh giá chính Chính sách quyền riêng tư trên ứng Chính sách quyền riêng Chính sách quyền riêng dụng tư trên EGP [7] tư trên ESP 1/32 tỉnh (Hậu Giang) có ứng dụng đã ban hành chính sách quyền riêng tư xác định Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan 1/3 chính sách quyền chịu trách nhiệm kiểm soát dữ liệu. riêng tư được công bố 5/32 tỉnh (Bình Định, Đà Nẵng, Đồng trên ESP (Đà Nẵng) đã Tháp, Thừa Thiên - Huế và Vĩnh Long) thiết lập thỏa thuận giữa có ứng dụng đã ban hành chính sách Sở Thông tin và Truyền quyền riêng tư thiết lập thỏa thuận giữa thông và người dùng [8]. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh 1/3 chính sách quyền và người dùng. Bốn tỉnh đã công bố chính riêng tư được công bố 11/32 tỉnh (Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bến Tre, sách quyền riêng tư trên trên ESP (Gia Lai) đã Cần Thơ, Hòa Bình, Hưng Yên, Kon EGP (Bình Định, Phú thiết lập thỏa thuận điện Tum, Long An, Quảng Nam, Quảng Thọ, Hà Nội và Thừa Thiên tử giữa nhà cung cấp dịch Ninh và Sóc Trăng) có ứng dụng đã ban - Huế) không xác định vụ (Máy chủ nhận dạng hành chính sách quyền riêng tư thiết lập chính xác cơ quan chịu WSO2) và người thỏa thuận điện tử giữa nhà cung cấp trách nhiệm thu thập và dùng. [9] dịch vụ và người dùng. kiểm soát dữ liệu. 1/3 chính sách quyền 15/32 tỉnh (An Giang, Bà Rịa - Vũng riêng tư được công bố Tàu, Cao Bằng, Hải Phòng, Kiên Giang, trên ESP (Thừa Thiên - Lai Châu, Lạng Sơn, Ninh Bình, Phú Huế) không nêu rõ cơ Yên, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái quan nào chịu trách Nguyên, Tiền Giang và Vĩnh Phúc) nhiệm bảo vệ quyền riêng không nói rõ cơ quan nào chịu trách tư của chủ thể dữ liệu. nhiệm bảo vệ quyền riêng tư của chủ thể dữ liệu mà chỉ nêu chung chung là “Chúng tôi”. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2