Quy định pháp luật Trung Quốc về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em và một số kiến nghị cho Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài viết "Quy định pháp luật Trung Quốc về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em và một số kiến nghị cho Việt Nam" trao đổi về những quy định của pháp luật Trung Quốc trong việc bảo vệ và xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em; đối chiếu với quy định về vấn đề này của pháp luật Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và xử lý dữ liệu cá nhân trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy định pháp luật Trung Quốc về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em và một số kiến nghị cho Việt Nam
- QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VỀ XỬ LÝ DỮ LIỆU CÁ NHÂN CỦA TRẺ EM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM ThS. Võ Thị Hoài GV Khoa Luật - Trường Đại học Sài Gòn ĐT: 0963414045, Email: vthoai@sgu.edu.vn Tóm tắt: Bảo vệ dữ liệu cá nhân ngày càng được Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm trong tiến trình chuyển đổi số. Trẻ em là một chủ thể dễ bị tổn thương và có thể bị ảnh hưởng rất lớn khi những dữ liệu cá nhân không có cơ chế bảo vệ hiệu quả. Bài viết trao đổi về những quy định của pháp luật Trung Quốc trong việc bảo vệ và xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em; đối chiếu với quy định về vấn đề này của pháp luật Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và xử lý dữ liệu cá nhân trẻ em. Từ khóa: dữ liệu cá nhân trẻ em; xử lý dữ liệu Abstract: Personal data protection is increasingly concerned by Vietnam and many countries around the world in the process of digital transformation. Children are a vulnerable subject and can be greatly affected when personal data does not have effective protection mechanisms. The article discusses the provisions of Chinese law on the protection and processing of children's personal data; Compare with the provisions on this issue of Vietnamese law; On that basis, we propose a number of recommendations to improve the law on protecting and processing children's personal data. Keywords: children's personal data; data processing Mở đầu Tại Điều 21 của Luật Trẻ em Việt Nam đã ghi nhận về việc pháp luật đảm bảo quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, theo đó trẻ em có "quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông 717
- tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư". Tại Việt Nam, khi hơn 2/3 dữ liệu cá nhân của dân số đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng thì yêu cầu bảo vệ dữ liệu cá nhân ngày càng trở nên cấp bách. Để bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn và không bị xâm phạm các quyền riêng tư, đặc biệt trên không gian mạng, pháp luật Việt Nam đã dành một phần riêng trong Nghị định số 13/2023/ND-CP để quy định cho việc bảo vệ và xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em. Đây là những căn cứ pháp lý đầu tiên cho việc triển khai hệ thống bảo vệ dữ liệu cá nhân của trẻ em nói riêng và của các chủ thể khác nói chung. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều công việc phía trước Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện nhằm xây dựng được cơ chế hữu hiệu bảo vệ quyền của trẻ em trên không gian mạng. Việc nghiên cứu quy định pháp luật của các nước từ đó tiếp thu có chọn lọc phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện để hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam, liên hệ so sánh với quy định pháp luật của Trung Quốc để cho thấy những kết quả và những khoảng trống còn tồn tại của pháp luật Việt Nam trong vấn đề bảo vệ và xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, từ đó rút ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật để bảo vệ có hiệu quả các dữ liệu cá nhân của trẻ em trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Nội dung 2.1. Sự cần thiết trong việc bảo vệ, xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em Trung Quốc được xem là một quốc gia có sự kiểm soát nghiêm ngặt về thông tin cá nhân trên nền tảng công nghệ. Không bàn về vấn đề kiểm soát dữ liệu cá nhân đối với người trưởng thành, người viết cho rằng việc kiểm soát trong vấn đề bảo vệ và xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em cần có những quy định chặt chẽ bởi xuất phát từ một số lý do như sau: (i) Trẻ em hiện đang là một nhóm đối tượng sử dụng Internet phổ biến, theo thống kê hiện nay cho thấy, 1/3 người dùng Internet trên thế giới là trẻ em. Tại các thành phố lớn ở Việt Nam, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế, Việt Nam có đến 96,9% trẻ có sử dụng mạng Internet cho nhiều mục đích khác nhau như học hành, giải trí, tìm kiếm thông tin và chơi game (Thu Lan, 2021); (ii) mục đích sử dụng Internet của trẻ em và người lớn không giống nhau. Nếu người lớn sử dụng Internet như một công cụ phục vụ cho nhu cầu công việc hay nhu cầu giải trí của họ thì trẻ em lại sử dụng Internet như một môi trường giao tiếp với xã hội. Vì vậy sự ảnh hưởng của không gian mạng có thể làm hình thành nhân cách, ảnh hưởng tới tương lai của trẻ em; (iii) vì chưa nhận thức được đầy đủ những tác hại của không gian mạng và những hệ quả khi truy cập và cho phép các ứng dụng sử dụng dữ liệu cá 718
- nhân của mình nên trẻ em có thể phải gặp phải những tác động tiêu cực khó lường từ không gian mạng. Ví dụ như ảnh hưởng của văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; xâm hại tình dục, mại dâm, buôn bán trẻ em; bắt nạt trực tuyến; dụ dỗ và lừa gạt trẻ em...(iv) trẻ em chưa có đủ kỹ năng cần thiết để xử lý những hậu quả tiêu cực của ảnh hưởng từ không gian mạng mang lại, vì vậy những hành vi tiêu cực như tự hủy hoại bản thân có thể được sử dụng như một giải pháp trốn chạy khỏi những áp lực đó; (v) số lượng vi phạm về quyền riêng tư của trẻ em không ngừng gia tăng. Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) và Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế, năm 2018, Việt Nam có 706.435 vụ báo cáo về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN và sau Indonesia (Thủy Trúc, 2020). Vì những lý do đó, việc xếp đối tượng trẻ em vào nhóm đối tượng riêng cần đặc biệt quan tâm trong vấn đề bảo vệ, xử lý dữ liệu cá nhân là điều cần thiết. Trung Quốc là một quốc gia có sự kiểm soát khá gắt gao trong vấn đề dữ liệu cá nhân của trẻ em trên không gian mạng, ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp lý để bảo vệ dữ liệu cá nhân trẻ em thì Trung Quốc cũng đã giải quyết một số tranh chấp liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân. Từ hoạt động tư pháp, Trung Quốc tổng kết, đánh giá hoạt động xét xử để làm cơ sở kiến nghị cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật. Việc lấy kinh nghiệm từ thực tiễn làm cơ sở xây dựng chính sách là một giải pháp tốt, đảm bảo tính khả thi trong bối cảnh các quốc gia đang đi những bước đầu tiên cho việc hình thành hệ thống pháp lý điều chỉnh về lĩnh vực dữ liệu cá nhân. 2.1. Pháp luật của Trung Quốc về xử lý bảo vệ dữ liệu cá nhân của trẻ em Luật bảo vệ thông tin cá nhân của Trung Quốc được thông qua tại cuộc họp lần thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 vào ngày 20 tháng 8 năm 2021. Đối với việc bảo vệ thông tin cá nhân, tại Điều 31 quy định: Nếu người xử lý thông tin cá nhân xử lý thông tin cá nhân của trẻ vị thành niên dưới mười bốn tuổi, họ phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ khác của trẻ vị thành niên. Khi người xử lý thông tin cá nhân xử lý thông tin cá nhân của trẻ vị thành niên dưới mười bốn tuổi, họ nên xây dựng các quy tắc xử lý thông tin cá nhân đặc biệt. Như vậy, độ tuổi của trẻ em để đồng ý cho việc xử lý thông tin cá nhân là 14 tuổi chứ không phải là đủ 7 tuổi như pháp luật Việt Nam. Như vậy cũng như quy định của luật Việt Nam, luật bảo vệ thông tin cá nhân của Trung Quốc cũng chỉ dành một điều để quy định về trẻ em. Tuy nhiên, ngoài quy định tại Luật bảo vệ thông tin cá nhân, trong vài năm qua, Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống quy tắc mạnh mẽ liên quan đến việc xử lý thông tin cá nhân của cá nhân và nhấn mạnh đặc biệt đến việc bảo vệ trẻ vị thành niên. Ngay cả trước khi Luật bảo vệ thông tin cá nhân (PIPL) mang tính bước ngoặt được thông qua vào năm 2021, Trung Quốc 719
- đã thông qua Quy định về bảo vệ thông tin trẻ em trực tuyến; Luật Bảo vệ người chưa thành niên đã dành 1 chương (Chương V) với 16 điều để quy định về bảo vệ trực tuyến. Nhiều quy tắc của Điều khoản đã được đưa vào PIPL và áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng cả hai văn bản đều có các biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với trẻ vị thành niên dưới 14 tuổi. PIPL coi tất cả thông tin cá nhân của trẻ vị thành niên là "thông tin cá nhân nhạy cảm'"- thông tin mà nếu bị rò rỉ hoặc sử dụng không đúng cách có thể dễ dàng gây tổn hại đến nhân phẩm, con người hoặc tài sản. Những thông tin như vậy cần được bảo vệ nâng cao và chỉ được thu thập hoặc sử dụng khi thực sự cần thiết. Ngoài các quy định chung, Các quy tắc dành cho trẻ em dưới 14 tuổi mở rộng "nguyên tắc cần thiết tối thiểu" để xác định thêm phạm vi nhân viên có quyền truy cập vào dữ liệu của trẻ em phải được giới hạn tương tự ở phạm vi nhỏ nhất có thể. Quyền truy cập vào thông tin trẻ em của nhân viên nhà cung cấp dịch vụ phải được cấp phép đặc biệt bởi nhân viên bảo vệ thông tin công ty hoặc người quản lý của họ, quyền truy cập phải được ghi lại và phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn mọi hành vi tải xuống hoặc sao chép trái phép thông tin của trẻ em. Khi trẻ vị thành niên tự công bố thông tin cá nhân trực tuyến, các nhà cung cấp mạng phải hành động để bảo vệ thông tin đó. Đối với thông tin cá nhân của trẻ vị thành niên được các dịch vụ trực tuyến thu thập, trẻ vị thành niên và người giám hộ của họ có quyền yêu cầu chỉnh sửa hoặc thậm chí xóa thông tin đó bất cứ lúc nào. Trong việc đưa tin, danh tính của trẻ vị thành niên thường được bảo vệ cả trực tuyến và ngoại tuyến, nhưng vẫn tồn tại các quy tắc đặc biệt đối với việc đưa tin trực tuyến tiêu cực về trẻ vị thành niên. Những câu chuyện liên quan đến tội phạm, bắt nạt hoặc hình phạt ở trường phải được giảm nhẹ và không bao giờ được xuất hiện trên trang chủ của trang web hoặc trang nhất của các phần tin tức. Mặc dù phạm vi của các quy tắc này không được xác định rõ ràng, nhưng mục đích đã nêu của các quy tắc là bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi bị tổn hại tâm lý khi hình ảnh trẻ em được sử dụng cho những câu chuyện trong đó trẻ vị thành niên là thủ phạm hoặc nạn nhân của tội ác hoặc bị ngược đãi. Đồng thời pháp luật cũng quy định về việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ vị thành niên trong hoạt động liên lạc trực tuyến của họ. Nếu không có sự cho phép của họ, email và các thông tin liên lạc điện tử khác của họ không được phép phá hủy hoặc che giấu bởi bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào. Không được mở chúng nếu không có sự đồng ý của họ ngoại trừ cơ quan thực thi pháp luật đang theo đuổi vụ án, để ngăn ngừa tổn hại về thể chất trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi người giám hộ của trẻ em dưới độ tuổi năng lực dân sự thay mặt chúng mở thư (Jeremy Daum,2021) 720
- Ngoài hoạt động lập pháp thì cơ quan tư pháp của Trung Quốc cũng đã xét xử một số tranh chấp trong vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ em. Vụ kiện chống lại nền tảng video ngắn nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên ở quận Yuhang của thành phố Hàng Châu là một ví dụ. Vụ việc liên quan đến quyết định tư pháp về việc liệu việc xử lý thông tin cá nhân của người dùng trẻ em trên nền tảng Internet di động (APP) quy mô lớn có vi phạm quyền và lợi ích của người dùng trẻ em hay không và liệu nền tảng này đã thực hiện nghĩa vụ đảm bảo an ninh mạng cho người dùng trẻ em chưa. Vụ án đã đạt được sự hòa giải với việc công ty công nghệ đồng ý bồi thường số tiền 1,5 triệu RMB, số tiền sẽ được chuyển cho các tổ chức từ thiện, sử dụng đặc biệt cho các vấn đề phúc lợi công cộng như bảo vệ an ninh thông tin cá nhân của trẻ em; công ty này cũng đăng tải thông tin công khai xin lỗi trên các trang vị trí nổi bật của tờ "Pháp quyền hàng ngày" và tài khoản chính thức của Ứng dụng video ngắn; đồng thời công ty cam kết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ em và xây dựng hệ thống giám sát. Những vấn đề thực thi về nguyên tắc bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân của trẻ em được khuyến nghị phải thực hiện bao gồm: (i) xây dựng "Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân/quyền riêng tư của trẻ em" và "Thỏa thuận người dùng cá nhân của trẻ em" riêng biệt và thực hiện các biện pháp hợp lý để thông báo cho người giám hộ đồng thời phải nhận được sự đồng ý rõ ràng hợp lệ về việc được phép đăng ký tài khoản trẻ em, thu thập và lưu trữ tài khoản trực tuyến, vị trí, thông tin liên hệ của trẻ em, cũng như các tính năng nhận dạng khuôn mặt, tính năng nhận dạng giọng nói và các thông tin cá nhân nhạy cảm khác của trẻ em (ii) bộ xử lý thông tin phải thiết lập nhóm bảo vệ đặc biệt cho thông tin cá nhân của trẻ em và áp dụng các biện pháp lưu trữ được mã hóa; (iii) Nếu bộ xử lý thông tin sử dụng tính năng ra quyết định tự động dựa trên thuật toán để gửi các video ngắn chứa thông tin cá nhân của trẻ em cho người dùng khác phải có sự cho phép và đồng ý riêng của người giám hộ trẻ em; (iv) Những người xử lý thông tin lập hồ sơ người dùng trẻ em, bật đề xuất được cá nhân hóa theo mặc định và sử dụng thuật toán để đẩy nội dung phải có sự đồng ý của người giám hộ; (v) Trước khi có sự đồng ý của người giám hộ, người xử lý thông tin phải bắt buộc trẻ em bật tính năng hạn chế người lạ theo dõi, bắt trẻ giấu vị trí, bắt trẻ bật tính năng hạn chế tin nhắn riêng, tắt đề xuất sổ địa chỉ; tắt các Chức năng tìm kiếm trẻ em bằng số điện thoại di động, tắt chức năng "vòng quen" của trẻ em; chức năng hiển thị động, chức năng giới thiệu trẻ em cho những người có thể quan tâm...Đây được coi là nghĩa vụ bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật cho người dùng trẻ em; (vi) Nếu bộ xử lý thông tin vi phạm quyền thông tin cá nhân của người dùng trẻ em không xác định trên nền tảng thì điều đó sẽ bị coi là xâm phạm lợi ích công cộng xã hội của các nhóm nhỏ không xác định trong xã hội (Tòa án Internet Hàng Châu, 2022). 721
- 2.2. Quy định pháp luật về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em theo pháp luật Việt Nam Tại Việt Nam, các quy định về xử lý dữ liệu cá nhân nói chung và xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em nói riêng chưa được ban hành thành luật mà mới chỉ ban hành Nghị định. Điều 20 Nghị định số 13/2023/NĐ-CP đã quy định về việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em. Với nguyên tắc khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em luôn phải đảm bảo bảo vệ được các quyền và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, pháp luật đã có nhiều quy định khá cụ thể. Do trẻ em là đối tượng chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nên trong việc xử lý dữ liệu cá nhân, pháp luật yêu cầu ngoài sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo quy định. Dữ liệu của cá nhân trẻ em sẽ bao gồm cả dữ liệu cơ bản và dữ liệu nhạy cảm. Dữ liệu cá nhân cơ bản gồm họ, ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; tài khoản số, mối quan hệ gia đình, hình ảnh cá nhân... Còn dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân như: quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo; tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án; đặc điểm di truyền, đặc điểm sinh học riêng, thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân; dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội...(Điều 2) Tuy nhiên trong một số trường hợp chủ thể có thẩm quyền sẽ được phép xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần phải có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, ví dụ như nếu trong tình trạng khẩn cấp cần xử lý dữ liệu ngay để bảo vệ quyền lợi cho chủ thể dữ liệu hoặc người khác; trường hợp khẩn cấp về an ninh quốc phòng, dịch bệnh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật..., để thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hay thực hiện hoạt động của cơ quan nhà nước; trong các trường hợp được phép công khai theo quy định của pháp luật (Điều 17). Ngoài các trường hợp này khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em các tổ chức có liên quan đến kiểm soát dữ liệu, xử lý dữ liệu, bên thứ ba, các bên liên quan đều phải được sự đồng ý của trẻ em nếu trẻ em đủ 7 tuổi trở lên và người giám hộ của trẻ nếu xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể bằng văn bản, giọng nói, đánh dấu vào ô đồng ý, cú pháp đồng ý qua tin nhắn, chọn các thiết lập kỹ thuật đồng ý hoặc qua một hành động khác thể hiện được điều này. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được. Bên cạnh đó pháp luật cũng bảo vệ quyền được ngừng xử lý dữ liệu, xóa không thể khôi phục, hủy dữ liệu hoặc rút lại đồng ý cho phép sử dụng dữ liệu nếu xử lý dữ liệu không đúng mục 722
- đích hay đã hoàn thành mục đích xử lý dữ liệu cá nhân hoặc có đủ căn cứ chứng minh việc xử lý dữ liệu cá nhân gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Để bảo vệ được trẻ em Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba phải xác minh tuổi của trẻ em trước khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em. 2.3. Một số kiến nghị đề xuất Nhìn chung các quy định về xử lý và bảo vệ dữ liệu cá nhân của trẻ em ở Việt Nam mới ở mức hình thành nên khung pháp lý cơ bản; các quy định về quyền liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ em được ban hành rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Vì vậy việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho cơ chế quản lý hiệu quả quyền được bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ em là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Một số đề xuất trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc như sau: - Cần sớm có quy định cụ thể theo hướng liệt kê về dữ liệu cá nhân nhạy cảm của trẻ em. Do trẻ em có những đặc điểm đặc trưng nhất định khác với người lớn, nên nhiều quy định về thông tin dữ liệu cá nhân nhạy cảm của người lớn không có ở trẻ em và ngược lại cũng sẽ có rất nhiều thông tin dữ liệu được coi là nhạy cảm của trẻ em cần được quy định. - Việc xử lý các thông tin không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu đối với mục đích "phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của luật" cần có hướng dẫn cụ thể. Hiện nay có rất nhiều vụ án về hình sự mà trong đó trẻ em là nạn nhân hoặc là con em của bị cáo. Đối với những người phạm các tội liên quan đến các yếu tố nhạy cảm như hiếp dâm, dâm ô, giết người có tính chất man rợ, côn đồ thường được dư luận xã hội quan tâm và lên án. Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội như hiện nay, sự lên án của xã hội càng trở thành gay gắt và rộng rãi hơn với những bình luận trên mạng, với sự đưa tin và khai thác thông tin từ các trang mạng điện tử. Để thông tin được nhiều người quan tâm hơn, các trang mạng xã hội, báo chí online tìm cách khai thác nhiều thông tin và khía cạnh khác nhau của vấn đề xẩy ra. Trong đó phổ biến là thông tin của những người thân của người phạm tội. Những thông tin này thể hiện quan điểm của người viết là thông cảm với nỗi đau của bố mẹ, vợ/chồng, con cái người phạm tội khi họ đã có một đứa con, một người vợ/người chồng, một người bố/ người mẹ như vậy. Tuy nhiên việc làm này nếu xuất phát từ khía cạnh pháp lý hay khía cạnh đạo đức đều có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và cuộc sống của những người này. Mặc dù khi bị tiết lộ thông tin riêng tư, người bị xâm phạm đến quyền riêng tư có thể yêu cầu: Chấm dứt hành vi vi phạm; Xin lỗi, cải chính công khai và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên đối với thân nhân người 723
- phạm tội, họ rất xấu hổ về hành vi của người thân của mình, vì vậy họ cảm thấy mình không "xứng đáng" để có thể thực hiện các quyền này và không thể yêu cầu cơ quan, tổ chức khác bảo vệ quyền riêng tư cho họ. Vì vậy, họ chỉ có thể chịu đựng hoặc "cầu xin" sự buông tha của dư luận xã hội. Hoặc họ lựa chọn cách trốn chạy như đi khỏi địa phương mình đang sinh sống để mong muốn có một cuộc sống không ai biết, không ai hay về gia đình mình. Nhiều người đã phải từ bỏ tương lai tốt đẹp của mình vì sự phạm tội của thân nhân. Và câu nói ai làm nấy chịu đúng về mặt pháp lý nhưng không hẳn đúng trong cuộc sống đời thường. Hoặc không khó để thấy bên cạnh những bài báo viết về các thông tin bạo lực gia đình, bạo hành đối với trẻ em là những hình ảnh thân thể đứa trẻ với những vết thương... Những hình ảnh này với mục đích dường như tốt đẹp nhằm nhấn mạnh về tội ác của thủ phạm và chia sẻ sự thương cảm với nạn nhân nhưng sẽ không nghĩ đến mặt trái là sẽ gây cho đứa trẻ sự tổn thương lớn hơn khi nhìn lại hình ảnh của mình. Và quyền được lãng quên cũng là một trong những quyền đáng được quan tâm trong môi trường số. Các quy định của pháp luật về xử phạt đối với các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội lại chủ yếu xử lý đối với các thông tin sai sự thật, giả mạo, vu khống, bịa đặt, xúc phạm danh sự, uy tín...cá nhân chứ chưa bảo vệ hữu hiệu cho những trường hợp đưa tin theo hướng đồng cảm, chia sẻ thông tin nhằm nhấn mạnh sự lên án với cái ác nhưng gây tổn thương cho những người liên quan. Vì vậy, nếu không có quy định và hướng dẫn rõ thì với danh nghĩa là đưa tin nhằm tuyên truyền, phòng chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 17 của Nghị định số 13/2023/ND-CP, các hành vi đưa tin này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và vi phạm quyền riêng tư của trẻ. - Các chủ thể có liên quan cần phải xây dựng cơ chế để xác định tuổi của trẻ em khi cho phép trẻ em sử dụng các ứng dụng. Việc quy định sự đồng ý khi đủ 7 tuổi đối với sự cho phép xử lý thông tin cá nhân của trẻ em là một độ tuổi rất sớm, điều này thể hiện sự tôn trọng quyền quyết định của trẻ em nhưng trong rất nhiều trường hợp quy định này lại chỉ mang tính hình thức do độ tuổi đó chưa có đủ khả năng để nhận thức được các vấn đề liên quan đến mục đích, nội dung của xử lý dữ liệu trẻ em. Vì vậy, quan trọng vẫn là việc yêu cầu các chủ thể có liên quan phải xây dựng được cơ chế để bảo vệ được trẻ em trước những nguy cơ tiêu cực nếu cho phép xử lý dữ liệu cá nhân. - Hiện Trung Quốc đã có tòa án chuyên trách về Internet, đây được coi là một yêu cầu cần thiết nếu trong trường hợp các tranh chấp trên không gian mạng ngày càng trở nên phổ biến. Vụ án tranh chấp viện dẫn ở trên cũng do Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết một vụ án khác thì phát hiện ra hành vi vi phạm của công ty công nghệ, từ đó họ khởi kiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhóm đối tượng trẻ em. Vụ việc này cho thấy, nếu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có trình 724
- độ, kiến thức về khoa học công nghệ thì có thể bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực công nghệ rất hữu hiệu. Yêu cầu cán bộ công chức cần có kiến thức về công nghệ, số hóa là điều cần thiết trong xu thế chuyển đổi số. Vì vậy, nâng cao kiến thức công nghệ cho cán bộ công chức để thực hiện tốt công tác xét xử là điều cần thiết trong giai đoạn tới khi đến một thời điểm chúng ta cũng nên thành lập Tòa án chuyên trách về Internet. - Quản lý nghiêm ngặt về quy trình xây dựng các chính sách bảo mật thông tin của trẻ em đối với các ứng dụng trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của những công ty công nghệ, nhằm hạn chế các hành vi vi phạm ảnh hưởng tới quyền riêng tư của trẻ em khi trẻ truy cập vào các ứng dụng. 3. Kết luận Với việc ban hành Nghị định số 13/2023/ND-CP cho thấy Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên cho việc bảo vệ và xử lý dữ liệu cá nhân trên không gian mạng. Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định và sớm ban hành các văn bản nhằm bảo vệ trẻ em trước những tác hại của mạng Internet cũng như bảo vệ hữu hiệu quyền riêng tư của trẻ em nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chính phủ (2023), Nghị định số 13/2023/ND-CP ngày 17/04/2023 Bảo vệ dữ liệu cá nhân Quốc hội (2016), Luật Trẻ em Tòa án Internet Hàng Châu, 2022, Tòa án Internet Hàng Châu: Mười trường hợp điển hình nhất về bảo vệ thông tin cá nhân. Truy cập tại https://www.secrss.com/articles/46037 Thu Lan (2021), Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, https://dangcongsan.vn/xa-hoi/bao-ve- tre-em-tren-khong-gian-mang-582802.html Thủy Trúc (2020), Khẩn thiết bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Truy cập tại https://kinhtedothi.vn/khan-thiet-bao-ve-tre-em-tren-moi-truong-mang.html Law of the P.R.C. on the Protection of Minors(2020 Edition), Truy xuất từ nguồn https://www.chinalawtranslate.com/en/protection-of-minors-2020/#_Toc53832363 Luật bảo vệ thông tin cá nhân của Trung Quốc (2021), Truy cập từ nguồn https://www.gov.cn/xinwen/2021-08/20/content_5632486.htm 725
- Jeremy Daum (2021), Children and the Law in China: An overview of recent reforms, Truy xuất từ nguồn https://www.chinalawtranslate.com/en/working-paper-children-and-the-law-in- china-an-overview-of-recent-reforms/ 726
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật - ThS. Nguyễn Thị Hạnh
20 p | 268 | 43
-
Quản lý xuất nhập cảnh, hộ tịch, hộ khẩu và những quy định của pháp luật Trung Quốc: Phần 1
102 p | 130 | 12
-
Quản lý xuất nhập cảnh, hộ tịch, hộ khẩu và những quy định của pháp luật Trung Quốc: Phần 2
88 p | 114 | 10
-
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Trung Quốc – một số kinh nghiệm cho Việt Nam
10 p | 117 | 10
-
Hoàn thiện luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ tri thức truyền thống – Kinh nghiệm từ Trung Quốc và Ấn Độ
9 p | 75 | 9
-
Một số quy định của pháp luật Trung Quốc về quản lý công tác lưu trữ doanh nghiệp
7 p | 42 | 4
-
khung pháp lý cho hợp đồng thông minh - Một số gợi mở cho Việt Nam từ pháp luật Trung Quốc
17 p | 11 | 4
-
Pháp luật Trung Quốc tế về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí gợi ý chính sách đối với Việt Nam
7 p | 65 | 3
-
Pháp luật về bảo mật thông tin trong các giao dịch điện tử trước bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế số
10 p | 7 | 3
-
Một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc đối với người chưa thành niên bị buộc tội và gợi mở cho pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
14 p | 13 | 3
-
Chính sách pháp luật biển của Trung Quốc từ góc nhìn của luật quốc tế hiện đại
9 p | 86 | 3
-
Tổng quan pháp luật quốc tế về quyền có quốc tịch trẻ em
8 p | 30 | 3
-
Pháp luật về viên chức của cộng hòa nhân dân Trung Hoa - kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về viên chức
10 p | 17 | 2
-
Hài hòa hóa pháp luật trong phòng chống tội phạm công nghệ cao
12 p | 31 | 2
-
Trung Quốc thành lập tòa án thương mại quốc tế - hướng đi mới và kinh nghiệm cho Việt Nam
7 p | 77 | 2
-
Hoàn thiện quy chế pháp lý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng, đất rừng tại Việt Nam
7 p | 47 | 2
-
Luật lao động quốc tế trong hội nhập quốc tế
7 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn