Dự phòng và điều trị bệnh “góc thời tiết”
lượt xem 7
download
Bệnh “góc thời tiết” còn gọi là hội chứng cổ đầu. Đây là hội chứng phổ biến xảy ra rất đột ngột mang theo nhiều biến chứng bệnh phức tạp xâm phạm đến nhiều chức năng của đời sống, tạo nên “tâm lý lo âu” kéo dài cho người bệnh. Đây cũng là hội chứng có nguồn gốc xuất phát từ cột sống cổ nhưng lại có biểu hiện lâm sàng đa dạng buộc người bệnh phải đến khám tại nhiều chuyên khoa. Nguyên nhân của hội chứng cổ đầu Hội chứng cổ đầu xảy ra là do động mạch...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dự phòng và điều trị bệnh “góc thời tiết”
- Dự phòng và điều trị bệnh “góc thời tiết” Bệnh “góc thời tiết” còn gọi là hội chứng cổ đầu. Đây là hội chứng phổ biến xảy ra rất đột ngột mang theo nhiều biến chứng bệnh phức tạp xâm phạm đến nhiều chức năng của đời sống, tạo nên “tâm lý lo âu” kéo dài cho người bệnh. Đây cũng là hội chứng có nguồn gốc xuất phát từ cột sống cổ nhưng lại có biểu hiện lâm sàng đa dạng buộc người bệnh phải đến khám tại nhiều chuyên khoa. Nguyên nhân của hội chứng cổ đầu Hội chứng cổ đầu xảy ra là do động mạch sống và giao cảm cổ sau đã bị chèn đẩy ở khu vực cột sống cổ bởi nhiều yếu tố: lệch trục cột sống; trượt đốt sống, hẹp ống động mạch đốt sống do chồi xương ra phía bên của mỏm móc đốt sống C4 - C7. Nhưng phần lớn các trường hợp mắc bệnh thường do nguyên nhân phối hợp. Trên lâm sàng, bên cạnh các triệu chứng của hội chứng cổ cục bộ cũng có thể thấy các biểu hiện bệnh do mạch máu và thần kinh thực vật. Biểu hiện thường gặp Đau đầu: Đau đầu thành cơn phụ thuộc vào tư thế vận động của đầu là đặc trưng chủ đạo nhất, có thể đột nhiên xuất hiện, trở thành nặng lên và biến đi cũng khá nhanh. Vì vậy, nhiều người bệnh rất khổ tâm vì đã bị những người thân coi
- như “bệnh tưởng”, như là bệnh “giả vờ”. Các tác giả phương Tây thường gán cho hội chứng này thuật ngữ “bệnh góc thời tiết”. Các dạng biểu hiện của đau đầu lại rất khác nhau, không thuần nhất. Bên cạnh đau nửa đẩu kiểu migraine lan đến trán, cũng có loại đau đầu cả hai bên và đau nặng ở một bên theo dạng đau dây thần kinh khu vực gáy sau đầu. Đau đầu cũng có khi kèm theo các biểu hiện chóng mặt, rối loạn nhìn chủ quan và có phần có những triệu chứng khách quan của dây thần kinh thính giác cũng như của bộ máy tiền đình. Chóng mặt: Bệnh nhân có cảm giác chóng mặt và rối loạn thăng bằng cũng xuất hiện ở một tư thế vận động nhất định của đầu. Khi xoay cột sống cổ, xuất hiện kiểu chóng mặt quay phần lớn trong vài giây đến vài phút. Thường chỉ quay đầu về một phía nhất định mới gây chóng mặt quay và cũng thường hay xảy ra ở cả tư thế quá ưỡn cổ (ưỡn ngửa cổ quá mức). Phần lớn xảy ra cơn chóng mặt là do cử động đầu quá đột ngột nhất là khi ngước mắt, ngửa cổ nhìn lên trên một cách nhanh chóng. Dấu hiệu đặc trưng là triệu chứng láy mắt (nystagmus) tự phát mạnh hoặc láy mắt tạm thời khi bị kích thích bằng các biện pháp kích thích thụ động vào cột sống cổ. Các kiểu láy mắt thường gặp là: láy mắt ngang theo hướng nhất định, láy mắt xoay ngang, láy mắt khi chuyển tư thế. Trong triệu chứng tiền đình trung ương, cần nhấn mạnh là do rối loạn thân não. Trường hợp cần thiết, bệnh nhân phải được chuyên khoa tai - mũi - họng xác định các rối loạn về tiền đình ốc tai, cũng như các rối loạn phối hợp vận động.
- Các rối loạn nghe, nhìn và nuốt: Có khoảng một phần ba bệnh nhân bị hội chứng cổ - đầu phàn nàn về triệu chứng ù tai, bao giờ cũng ở một bên. Phần lớn có ảnh hưởng đến thính lực. Ù tai âm trầm cùng với tất cả các triệu chứng của hội chứng cổ - đầu thường xuất hiện thành cơn. Ngoài ra, có thể có cảm giác đau tai cũng đều liên quan đến căn nguyên cổ (đau tai do cổ). Đặc trưng của các rối loạn này phụ thuộc vào tư thế. Ù tai, nghe khó, đau tai xuất hiện hay đau tăng lên đều phụ thuộc vào tư thế nhất định nào đó của đầu mà không bao giờ thấy trong các rối loạn nghe do các căn nguyên khác. Trong hội chứng cổ - đầu, bên cạnh triệu chứng đau lan ra hốc mắt, thường thường cũng có rối loạn nhìn: ám điểm lấp lánh, nhìn mờ sương và các rối loạn nhìn khác cũng xuất hiện với triệu chứng chóng mặt. Bệnh nhân thường kể tự nhiên thấy tối sầm trước mắt trong thời gian ngắn. Nếu người bệnh được điều trị kịp thời với chẩn đoán chính xác thì các rối loạn nhìn đó đều có thể biến hết và không để lại các di chứng trầm trọng và lâu dài. Ám điểm lấp lánh trong
- Rối loạn tuần hoàn não: Lồi đĩa đệm hay hội chứng cổ đầu. thoát vị đĩa đệm ở đoạn cột sống cổ có tỷ lệ thấp hơn ở đoạn cột sống thắt lưng. Tùy theo vị trí và mức độ lồi hoặc thoát vị đĩa đệm có thể gây nên 2 hội chứng chèn ép: hội chứng chèn ép rễ thần kinh, động mạch sống và hội chứng chèn ép tủy sống cổ. Hội chứng đau rễ thần kinh có thể do chồi xương thoái hóa ở mỏm móc hoặc các gai xương và có thể do khối lồi hoặc thoát vị đĩa đệm chèn ép. Thiểu năng tuần hoàn động mạch sống sẽ gây hậu quả thiểu năng cả động mạch nền và động mạch não. Tiến triển của hội chứng cổ - đầu: Trạng thái bệnh nặng nhẹ và các giai đoạn lui bệnh cũng như thời gian bệnh ổn định (không đau) thường xen kẽ nhau. Cùng với sự xơ hóa và khóa cứng các đoạn vận động cột sống cổ ngày càng tiến triển ở người cao tuổi, có thể xuất hiện hạn chế vận động cột sống cổ, làm cho vận động đầu tới mức tối đa của trường vận động không thực hiện được. Nếu được dự phòng và điều trị đúng phương pháp, tiên lượng của bệnh nói chung tốt. Dự phòng và điều trị Dự phòng chung - Phong cách sinh hoạt: Khi ngồi lâu hoặc ngồi trên xe ô tô đường dài cần ngồi ghế có bản tựa cổ và lưng. Khi nằm cần có gối thích hợp với loại hình có thể: không để tư thế cổ quá ưỡn hoặc gấp cúi quá mức. Tập vận động cột sống cổ theo
- nhiều hướng động tác (xoay tròn, ưỡn, quay cổ sang bên và nghiêng cổ về phía khớp vai). - Đối với các nghề buộc phải sử dụng tư thế cổ bất lợi như nghề văn phòng (dùng máy tính, điện tử, kế toán...), soi kính hiển vi, xét nghiệm phải cúi lâu, hoặc các nghề làm việc trên cao (thợ điện, thợ sơn, hàn...), lái xe đường dài, cần có thời gian “nghỉ tích cực”, tức là nghỉ để tập vận động cột sống cổ và cột sống lưng. Tránh dùng cột sống cổ ở tư thế không đổi quá lâu. Tránh các chấn thương vào cổ và đầu, kể cả những vi chấn thương không mạnh nhưng kéo dài. Điều trị Điều trị chung bằng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, thư giãn cơ như piroxicam, tilcosil... Có thể áp dụng châm cứu, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ - vai - gáy.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề Chẩn đoán và điều trị các loại cơn co giật: Phần 2
234 p | 130 | 23
-
Cập nhật chuẩn đoán và điều trị COPD theo gold 2017 và các khuyến cáo - GS.TSKH Dương Qúy Vỹ
56 p | 85 | 12
-
Cách phòng và điều trị bệnh tai biến mạch máu não: Phần 1
96 p | 35 | 7
-
Khảo sát ban đầu năng lực và một số khó khăn trong chẩn đoán, điều trị bệnh HIV tiến triển và nhiễm trùng cơ hội của một số đơn vị điều trị tại Việt Nam
12 p | 22 | 7
-
Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị bệnh cơ tim phì đại 2022 (Bản tóm tắt)
72 p | 11 | 6
-
Hội thảo vệ tinh Khám đông trong dự phòng và điều trị bệnh lý tim mạch
87 p | 54 | 6
-
Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả điều trị bệnh sốt rét tại Bệnh viện Dã chiến cấp 1 Việt Nam tại phái bộ UNISFA (Abyei)
10 p | 13 | 4
-
Nghiên cứu áp dụng bóng chèn lòng tử cung trong dự phòng và điều trị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện Sản nhi Phú Yên năm 2013
4 p | 51 | 4
-
Hiệu quả dự phòng và điều trị sâu răng bằng véc-ni fluor (5%) và kem đánh răng có fluor trên trẻ em 7-8 tuổi
6 p | 36 | 4
-
Cập nhật dự phòng và điều trị tình trạng huyết động không ổn định ở bệnh nhân lọc máu
12 p | 90 | 4
-
Đánh giá hiệu quả chăm sóc trong dự phòng và điều trị các biến chứng cấp trên bệnh nhân đột quỵ nặng tại Bệnh viện Trung ương Huế
6 p | 51 | 3
-
Ứng dụng các hướng dẫn quốc tế trong dự phòng và điều trị nhiễm candida xâm lấn trên bệnh nhân ghép tế bào gốc
8 p | 65 | 3
-
Cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh gan do rượu theo Hội tiêu hóa Hoa Kỳ ACG
7 p | 7 | 2
-
Bài giảng Cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút C - BS. Lê Mạnh Hùng
32 p | 53 | 2
-
Bài giảng Dự phòng và điều trị rung nhĩ ở người tăng huyết áp - TS.BS Phạm Quốc Khánh
35 p | 66 | 2
-
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng và điều trị ở bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính tại Viện Huyết học - truyền máu trung ương
8 p | 88 | 1
-
Hiệu quả can thiệp bằng véc-ni fluor (NaF 5%) trong dự phòng và điều trị sâu răng sữa sớm cho trẻ em 3 tuổi
7 p | 2 | 1
-
Vai trò của y học cổ truyền trong dự phòng và điều trị bệnh không lây nhiễm
5 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn