Là xã có điều kiện sản xuất nông nghiệp không thuận lợi, do địa hình cao cộng với đất ruộng bị khai thác đất sét loang lổ, nhưng nhiều năm nay xã Thanh Đức (Long Hồ) đã phát triển có hiệu quả cây màu trên đất ruộng, trong đó dưa gang đã “bén rễ” ổn định ở đây được 8 năm.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Dưa Gang - Cây Trồng Cho Người Nghèo
- Dưa Gang - Cây Trồng Cho Người Nghèo
Là xã có điều kiện sản xuất nông nghiệp không thuận lợi, do địa hình cao
cộng với đất ruộng bị khai thác đất sét loang lổ, nhưng nhiều năm nay xã
Thanh Đức (Long Hồ) đã phát triển có hiệu quả cây màu trên đất ruộng,
trong đó dưa gang đã “bén rễ” ổn định ở đây được 8 năm.
Ổn định vùng sản xuất
Anh Phạm Văn Thuận ở ấp Thanh Hưng cho biết: “Năm nay là năm thứ 8
anh trồng 5 công dưa gang trên đất ruộng vụ Xuân Hè thay cho vụ lúa Hè
Thu, loại dưa có trái bằng hoặc lớn hơn dưa leo một tí, dùng làm dưa mắm.
Người đầu tiên chỉ cho anh trồng cây này là ông Hai Thu ở ấp Long Hưng
(Thanh Đức). Năm 2002, anh bắt đầu trồng cho kết quả khả quan, rồi năm
sau anh chỉ lại cho 2 hộ kế bên trồng thêm 8 công nữa. Từ năm 2004, ở ấp
Thanh Hưng có tổng cộng 10 hộ trồng khoảng 40 công dưa và ổn định luôn
đến năm nay. Các ấp Long Hưng, Thanh Sơn và Cái Sơn Lớn cũng trồng
- nhiều dưa gang, khoảng 50 công. Dưa gang ở đây mỗi năm chỉ trồng một vụ,
mỗi vụ cho năng suất từ 3- 4,5 tấn/công, giá bán từ 900- 950đ/kg, đem lại
cho người trồng từ 3- 4 triệu đồng/công, trừ chi phí còn lợi nhuận từ 1,5- 2
triệu đồng/công”.
Dưa gang dễ trồng
- Anh Thuận còn cho biết thêm: Dưa gang dễ trồng, cách trồng, chăm sóc
giống như dưa leo, ít bị sâu bệnh gây hại. Lúc nhỏ, cây thường bị dế ăn cây
non, khi cây lớn thường bị sâu ăn lá, dùng thuốc hóa học thông thường có
thể trị được. Dưa chịu phân chứa nhiều đạm, lân hơn là phân kali. Ngược lại,
dưa không chịu úng, liếp dưa phải thoát nước tốt. Vụ dưa trúng thất phụ
thuộc nhiều vào thời tiết, năm nào có mưa trái mùa nhiều thì coi như thất
(năng suất cao lắm chỉ đạt 3 tấn/công). Nông dân thường chọn trái dưa giống
ở vụ trước để làm giống. Sau khi cắt lúa Đông Xuân, nông dân xới đất (hoặc
trồng chay không xới), phơi khô phủ rơm, 2 ngày sau khoét lỗ vô hạt giống
lấp tro trấu lên mặt lỗ, tưới nước và 2 ngày sau đó là lên cây con. Mỗi lỗ vô
từ 2- 3 hạt giống. Khoảng cách trồng: lỗ cách lỗ từ 0,7- 1m, hàng cách hàng
từ 2,6- 3m. Mỗi lỗ lên 1 bụi gồm 2- 3 dây dưa, cứ 4 hàng xẻ một rãnh thoát
nước. 35 ngày sau khi gieo hạt là thu hoạch trái lần lần (1 ngày hái, 1 ngày
nghỉ) đến 40 ngày sau đó dưa mới tàn. Khi thu hoạch, người ta lựa trái dưa
to cỡ cổ tay hoặc bắp tay, không quá già cũng không quá non.
- ... Dễ bán
Anh Thuận vui vẻ thố lộ: Những hộ trồng dưa ở đây đều được chủ vựa dưa ở
TP Vĩnh Long ký hợp đồng mua trước, dưa hái bao nhiêu chở tới vựa là tiêu
thụ bấy nhiêu, không kể kích cỡ (trừ trái dưa già, dưa chín không làm dưa
mắ m được), không phải bán lẻ ở các chợ như dưa hấu, dưa leo. Giá dưa
được chủ vựa ký hợp đồng mua từ 900- 1.200đ/kg, bình quân mỗi năm trên
5 công của anh bán được 15 triệu đồng, trừ chi phí còn lời 10 triệu. Mặc dù
thu nhập không cao lắm nhưng trồng dưa gang trên đất ruộng đã giúp nông
dân quê anh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất được 2 vụ lúa- 1 vụ màu
trong năm (có hộ trồng 2 vụ màu), giả m nhiều chi phí, nhân công thay vì
canh tác lúa Hè Thu vì ruộng nơi đây là ruộng gò cao, khó sản xuất.