intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dùng kháng sinh cho trẻ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

160
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

R ất nhiều bà mẹ tự ý mua các loại kháng sinh cho con dùng. Đến một lúc nào đó họ mới nhận ra rằng hình như dùng kháng sinh không hiệu nghiệm nữa. Tình trạng lạm dụng kháng sinh cho trẻ em là vấn đề đáng báo động. Rất nhiều bà mẹ tự ý mua các loại kháng sinh cho con dùng. Đến một lúc nào đó họ mới nhận ra rằng hình như dùng kháng sinh không hiệu nghiệm nữa. Tình trạng lạm dụng kháng sinh cho trẻ em là vấn đề đáng báo động. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dùng kháng sinh cho trẻ

  1. Dùng kháng sinh cho trẻ: Cần thận trọng! Rất nhiều bà mẹ tự ý mua các loại kháng sinh cho con dùng. Đến một lúc nào đó họ mới nhận ra rằng hình như dùng kháng sinh không hiệu nghiệm nữa. Tình trạng lạm dụng kháng sinh cho trẻ em là vấn đề đáng báo động. Rất nhiều bà mẹ tự ý mua các loại kháng sinh cho con dùng. Đến một lúc nào đó họ mới nhận ra rằng hình như dùng kháng sinh không hiệu nghiệm nữa. Tình trạng lạm dụng kháng sinh cho trẻ em là vấn đề đáng báo động. Khi dùng kháng sinh cho trẻ (đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ đang bú) cần lưu ý:
  2. Không nên lạm dụng: Trẻ có thể bị sốt (do mọc răng), bị tiêu chảy (do rối loạn tiêu hóa), nổi mẩn (do nóng bức), ho - sổ mũi (do thay đổi thời tiết, môi trường, tiếp xúc với vật lạ). Thấy triệu chứng như vậy, có bà mẹ cứ nghĩ là do nhiễm khuẩn, cho trẻ dùng kháng sinh; đôi khi bệnh khỏi do chính sức chống đỡ của trẻ nhưng lại cứ tưởng nhờ thuốc; lần sau gặp, lại dùng. Vi khuẩn quen dần, sinh ra chủng kháng thuốc. Đến khi trẻ thực sự bị nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh sẽ ít hay không có hiệu quả. Không dùng kháng sinh quá mạnh: Trẻ bị bệnh đến mức nào chỉ nên dùng kháng sinh đến mức đó. Ví dụ: trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp (do vi khuẩn streptococcus pneumoniae) ở thể nhẹ, đúng ra chỉ cần dùng amoxiciclin+ acid clavulanic. Tuy nhiên có bà mẹ sốt ruột đã cho trẻ dùng nhóm kháng sinh cực mạnh (tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn với cường độ cao) như cephalosporin (cefuroxim) hay fluoroquinolon (cyprofloxacin). Vi khuẩn quen dần, sinh ra các chủng kháng các kháng sinh mạnh. Đến khi trẻ bị nhiễm khuẩn nặng, dùng các kháng sinh thông thường không khỏi thì khó tìm được loại kháng sinh mạnh hơn. Trong đường tiêu hóa có nhiều loại vi khuẩn có lợi và có hại sống trong thế "cân bằng". Kháng sinh mạnh sẽ tiêu diệt hết các loại vi khuẩn làm mất "cân bằng" gây nên chứng tiêu chảy loạn
  3. khuẩn. Một số trẻ khi bị viêm đường hô hấp trên nhẹ nhưng dùng các thuốc cực mạnh sẽ chóng khỏi bệnh song ngay sau đó bị chứng tiêu chảy do loạn khuẩn. Có bà mẹ không biết tưởng là bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn lại cho dùng kháng sinh, trẻ càng bị chứng tiêu chảy loạn khuẩn nặng thêm. Không dùng loại đã cấm dùng cho trẻ: Một số kháng sinh bị cấm dùng cho trẻ theo độ tuổi nhất định. Ví dụ, không cho trẻ d ưới 12 tuổi dùng tetracyclin vì làm hỏng men răng và xương. Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng chloramphenicol vì thuốc gây suy tủy. Với trẻ lớn hơn khi thật cần thiết không có thuốc khác thay thế mới dùng nhưng phải theo dõi đặc biệt về huyết học. Không cho trẻ dưới 16 tuổi dùng fluoroquinolon vì thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển sụn khớp. Lưu ý đến tính hấp thu thuốc ở trẻ: Trẻ nhỏ có niêm mạc dạ dày- ruột chưa trưởng thành, có độ acid dạ dày kém (chỉ đạt được như người lớn khi 30 tháng tuổi), thời gian tháo sạch của dạ dày và nhu động ruột thất thường, chức năng mật chưa phát triển đầy đủ, hệ enzym chưa hoàn thiện... Những điều đó làm cho việc hấp thu thuốc ở ống tiêu hóa của trẻ (đặc biệt là trẻ sơ sinh hay đang bú) bị sai lạc. Một ví dụ: rifamycin muốn hấp thu được phải nhờ hệ enzym. Nhưng hệ enzym của trẻ nhỏ chưa phát triển, khi dùng rifamycin cho bà mẹ thì thuốc tiết qua sữa gây bất lợi cho trẻ. Erythromycin
  4. thường dùng trong viêm phổi không điển hình (do vi khuẩn Chlamydia chromatis, Haemophyllus influenzae) nhưng khi dùng thuốc lại gây buồn nôn, nôn, đi lỏng... nên chỉ dùng khi cần thiết, liều vừa phải, cần lắm mới dùng liều cao và phải chia ra nhiều lần uống trong ngày. Trẻ nhỏ, nhất là trẻ mới đẻ cơ vân có lượng nước nhiều, lưu lượng máu lại kém và co bóp cũng kém nên nhiều thuốc tiêm bắp hấp thu chậm, thất thường. Ví dụ: Khi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp nặng hay rất nặng cần phải dùng gentamycin tiêm bắp, nhưng chỉ được dùng ở bệnh viện, có điều kiện theo dõi điều chỉnh liều lượng, nếu cần thì chuyển sang đường tiêm tĩnh mạch. Ở nhiều vùng nông thôn cứ hễ trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp là các bà mẹ nhờ y tá tiêm gentamycin mà không hề theo dõi, có trẻ sau một đợt dùng kéo dài bị nghễnh ngãng, với trẻ chưa biết nói khi bị nặng có thể điếc rồi bị câm do điếc. Lưu ý đến sự chuyển hóa thuốc ở trẻ: Gan trẻ sơ sinh chưa trưởng thành, có kháng sinh khó chuyển hóa tích tụ lại ở gan gây độc như chloramphenicol, azithromycin. Hết sức cẩn thận khi dùng azithromycin (không dùng cho trẻ viêm phổi dưới 6 tháng tuổi, cho trẻ viêm hầu, amidan dưới 2 tháng tuổi, không tiêm tĩnh mạch cho trẻ dưới 16 tuổi).
  5. Lưu ý đến sự thải trừ thuốc ở trẻ: Ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh, chức năng lọc và thải trừ của thuốc qua ống thận kém, lưu lượng máu qua thận cũng kém. Ở người lớn, thời gian bán hủy nhóm aminozid (amikacin, gentamycin) chỉ kéo dài 2-3 giờ nhưng ở trẻ kéo dài hơn, riêng trẻ sơ sinh (7-8 ngày tuổi) phải mất 8 giờ. Khi thải trừ qua thận kém, chúng sẽ tích lũy gây độc. Với trẻ nhỏ, không nên dùng amikacin, khi cần thiết dùng gentamycin thì phải giảm liều. Bactrim là hỗn hợp có chứa sulfamid, không được dùng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi. Không cấm tuyệt đối streptomycin (thuộc nhóm aminozid) cho trẻ, nhưng không bao giờ dùng vượt liều (vì sẽ gây ức chế hệ thần kinh trung ương), không cho dùng dài ngày (ngay trong điều trị lao cho trẻ em chỉ dùng rifampycin, isoniazid pyrazinamid, chỉ khi rất nặng như lao màng não mới bổ sung streptomycin). Tránh nguy cơ dị ứng, tương tác bất lợi: Cẩn thận với các kháng sinh có tần suất gây dị ứng cao. Kháng sinh betalactam (như penicilin) tuy ít thải trừ qua sữa nhưng người cho con bú không nên dùng vì với một lượng nhỏ tiết qua sữa ít cũng có thể gây quá mẫn cho trẻ bú. Một số kháng sinh (azithromycin, erythromycin) ít gây dị ứng ở người lớn nhưng có thể gây sốc phản vệ nguy hiểm ở trẻ em.
  6. Phải dùng đủ liều, đủ ngày: Có khi thấy bệnh chuyển biến chậm tự tăng số lần dùng, gây quá liều; có khi dùng bị rơi vãi ra ngoài, nên không đủ liều, lại có khi mới dùng vài ngày thấy đỡ (giảm sốt, giảm ho) đã vội cho trẻ ngừng thuốc, không đủ ngày dùng cần thiết. Dùng quá liều, dễ gây nguy hiểm, dùng không đủ liều, đủ ngày làm cho vi khuẩn nhờn thuốc. Cần chọn dùng dạng thuốc thích hợp: Đối với trẻ em thường có dạng bào chế riêng như bột tan được trong nước (amoxiciclin, amoxiciclin + dạng hỗn dịch (như acid clavulanic, ampicilin, erythromycin), azithromycin), dạng cốm (erythromycin), vừa dễ chia liều, vừa dễ uống. Đáng tiếc, vẫn còn các bà mẹ cho trẻ dùng dạng không thích hợp (như bóc viên nang, lấy bột trộn với đường, rồi bịt mũi trẻ lại, đổ thuốc vào miệng). Đây là cách dùng hết sức nguy hiểm. Kháng sinh ngay cả loại thông thường cũng rất khó dùng. Trên đây chỉ nêu một vài thí dụ minh họa. Cần khám và dùng kháng sinh theo quy chế kê đơn của Bộ Y tế mới an toàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2