intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đừng mắc sai lầm khi sắp sinh nở

Chia sẻ: Quynh Quynh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Những lo lắng thái quá trong 3 tháng cuối thai kỳ đôi khi sẽ gây ra những hiểm họa khôn lường đối với mẹ bầu và thai nhi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đừng mắc sai lầm khi sắp sinh nở

  1. Đừng mắc sai lầm khi sắp sinh nở Sự kiện: Bà bầu cần biết (Ba bau) - Những lo lắng thái quá trong 3 tháng cuối thai kỳ đôi khi sẽ gây ra những hiểm họa khôn lường đối với mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn không nên quá lo lắng và đừng mắc phải những tâm lý này cho dù mình có mang thai lần đầu. 1. Không cẩn thận Không chỉ cần giữ gìn vào 3 tháng đầu, thậm chí đến cuối thai kỳ bạn vẫn có thể bị hư thai nếu không cẩn thận hoặc làm việc quá sức, đặc biệt là khi bạn lao động chân tay, điều này rất dễ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn. Một số ít bà bầu đã gần đến ngày dự kiến sinh vẫn còn rất thích đi đây đó mà không hiểu rằng sự căng thẳng và những va chạm giao thông có thể đe dọa đến cuộc sống của mẹ và bé. Bạn hãy tranh thủ đi chơi xa vào khoảng thời gian trong 3 tháng giữa thì tốt hơn. 2. Buồn chán Một số bà bầu thường có tâm trạng bực tức, hay buồn chán, những trạng thái này không những không tốt cho thai nhi mà thậm chí nó còn cản trở việc sinh đẻ. Những áp lực tinh thần của sản phụ chủ yếu là từ chồng, người thân hay công việc mang lại. Vì thế, bạn cần giúp những người xung quanh hiểu rõ việc chăm sóc, yêu thương và
  2. hạn chế đến mức tối thiểu việc mang lại áp lực cho bạn chính là cách tốt nhất để bảo vệ em bé. Trạng thái buồn chán không những không tốt cho thai nhi mà thậm chí còn cản trở việc sinh đẻ. (Ảnh minh họa) 3. Quá căng thẳng Nếu tâm lý của bạn quá căng thẳng sẽ khiến cho cơ thể bạn nhạy cảm hơn với môi trường bên ngoài, các kích thích bên ngoài này sẽ khiến bạn bị đau bụng. Do đó phụ nữ khi mang bầu cần phải duy trì một trạng thái tinh thần thoải mái và vui vẻ. 4. Coi nhẹ việc chăm sóc sức khỏe Nếu như bạnăn uống không đủ chất, ngủ không đủ giấc thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé, thậm chí cả khi sinh cũng khó khăn. Vì thế bạn cần luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thường xuyên ăn thêm những bữa phụ, uống thêm nhiều nước, ngủ đủ giấc để có đủ năng lượng hoàn thành nghĩa vụ của một người mẹ. 5. Lo lắng
  3. Một số sản phụ có tính lo lắng, đến ngày dự kiến sinh thì sốt ruột trông đợi đứa trẻ trào đời, sau ngày dự kiến sinh mà vẫn chưa sinh thì lo lắng bất an, và thậm chí còn tìm mọi cách để “thúc đẩy” sự ra đời của bé. Những tâm lý này có thể sẽ mang lại tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt đến cả sản phụ và thai nhi. Ngày dự kiến sinh chỉ mang tính ước định, nếu bạn sinh trước hoặc sau 10 ngày là điều rất bình thường.Nhưng nếu quá ngày dự kiến quá lâu thì bạn nên đến khám bác sỹ để biết rõ nguyên nhân. 6. Mệt mỏi Sức khỏe tốt là điều kiện quan trọng để đảm bảo việc sinh con diễn ra thuận lợi. Trước khi sinh nếu tinh thần hoặc thể chất ở vào trạng thái mệt mỏi thì cũng ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Do đó, hơn 10 ngày trước khi sinh bạn cần phải sinh hoạt có quy tắc, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để có thể dự trữ đủ lượng nước ối chờ ngày bé chào đời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2