intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược thảo điều trị ho do viêm họng, viêm phế quản

Chia sẻ: Ka Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

201
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dược thảo điều trị ho do viêm họng, viêm phế quản Cam thảo có tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn; gừng chống dị ứng, viêm và giảm ho; tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm... Dưới đây là một số loại thảo dược dùng để trị ho hiệu quả. 1. Cam thảo: hoạt chất axit glycyrhizic trong cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh, được dùng làm thuốc long đờm chữa ho khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-20 g dưới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược thảo điều trị ho do viêm họng, viêm phế quản

  1. Dược thảo điều trị ho do viêm họng, viêm phế quản Cam thảo có tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn; gừng chống dị ứng, viêm và giảm ho; tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm... Dưới đây là một số loại thảo dược dùng để trị ho hiệu quả.
  2. 1. Cam thảo: hoạt chất axit glycyrhizic trong cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh, được dùng làm thuốc long đờm chữa ho khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-20 g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc, thường phối hợp với các vị khác. 2. Cát cánh: Rễ cát cánh có tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy, nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc, làm cho đờm loãng dễ bị tống ra ngoài. Rễ cát cánh được dùng chữa ho có đờm, viêm đau họng khản tiếng, viêm phế quản. Ngày uống 10- 20 g dạng thuốc sắc. 3. Dâu: Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và an thần nhẹ. Vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà trẻ em. Ngày uống 4-12 g, có khi đến 20-40 g, dùng dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Lá dâu chữa ho, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-12 g, dạng thuốc sắc. 4. Gừng: Gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Gừng tươi được dùng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm. Ngày dùng 4-8 g dạng thuốc sắc. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, viêm phế quản. Gừng còn làm thuốc chống cảm lạnh, chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Ngày uống 4-20 g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị khác.
  3. 5. Mạch môn: Rễ mạch môn có thể kháng khuẩn đối với phế cầu và tụ cầu vàng, chống viêm, ức chế ho trong mô hình gây ho thực nghiệm trên động vật, đồng thời có tác dụng long đờm, làm tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc khí phế quản. Mạch môn được dùng chữa ho khan, viêm họng. Ngày uống 6-20 g, dạng thuốc sắc. 6. Tía tô: Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm. Ngày dùng 3-10 g, sắc uống. 7. Tiền hồ: Dược thảo này có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác, long đờm. Tiền hồ được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho, đờm suyễn, viêm phế quản. Ngày uống 8-15 g dạng thuốc sắc. Một số bài thuốc chữa ho hiệu quả: 1. Chữa ho do lạnh: tía tô, bách bộ, mỗi vị 12 g; húng chanh, sả, mỗi vị 10 g; gừng, trần bì mỗi vị 8 g; bạch chỉ 6 g. Sắc uống ngày một thang. 2. Chữa ho có đờm: - Cam thảo 8 g, cát cánh 4 g. Sắc uống ngày một thang. - Cát cánh, kinh giới, bách bộ, mỗi vị 200 g; trần bì 100 g, cam thảo 60 g. Các vị tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 1-3 g, ngày 3 lần vào sau hai bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  4. 3. Chữa ho viêm họng: vỏ trắng rễ dâu, bách bộ (bỏ lõi sao vàng), mạch môn, mỗi vị 10 g; vỏ quýt, xạ can, cam thảo dây, mỗi vị 5 g. Làm dạng thuốc phiến, mỗi phiến 3 g, ngày ngậm 4-5 lần, mỗi lần 1 phiến. 4. Chữa trẻ em viêm họng, viêm phế quản: mạch môn, huyền sâm, thiên môn mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần. 5. Chữa viêm phế quản đờm không tiết ra được: tiền hồ, tang bạch bì, đào nhân, bối mẫu, mỗi vị 10 g; khoản đông hoa 8 g, cát cánh 5 g, cam thảo 3 g. Sắc uống ngày một thang. 6. Chữa viêm phế quản cấp tính: - Kim ngân, lá dâu, mỗi vị 12 g; bạc hà, cúc hoa, lá ngải cứu, mỗi vị 10g, xạ can 8 g. Sắc uống ngày một thang. - Tía tô 12 g, lá hẹ, kinh giới, mỗi vị 10 g, bạch chỉ, rễ chỉ thiên, mỗi vị 8 g, xuyên khung, trần bì, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang. - Tiền hồ, hạnh nhân, tử uyển, mỗi vị 12 g; cát cánh 8 g, cam thảo 4 g. Tán bột làm viên, ngày uống 15-20 g, chia 3 lần. - Tiền hồ, hạnh nhân, tô diệp, mỗi vị 10 g; cát cánh 8 g; bán hạ chế, chỉ xác, phục linh, cam thảo, mỗi vị 6 g; trần bì 4 g, đại táo 4 quả, gừng 3 lát. Tán bột làm viên, ngày uống 15-20 g, chia làm 3 lần. 7. Chữa viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: tiền hồ, lá dâu, cúc hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, hạnh nhân, mỗi vị 12 g; cát cánh 8 g, bạc hà 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang. 8. Chữa viêm phế quản mạn tính: vỏ rễ dâu, mạch môn, rau má, bách bộ, mỗi vị 10 g; trần bì, bán hạ chế, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2