intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dướng - Cây mề đay, Pắc sa (Tày)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

99
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công dụng: Giấy và vải làm từ vỏ cây dướng đã được chế biến và sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Thái Lan, lndonesia, Philippin... Nhưng cách chế biến ở mỗi nơi cũng rất khác nhau. Trung Quốc đã sử dụng giấy làm bằng vỏ cây duớng từ khoảng 100 năm trước Công Nguyên. Sau đó nghề làm giấy dướng truyền sang Nhật Bản. Giấy dướng làm từ Trung Quốc nội địa, Nhật Bản và Đài Loan có chất lượng cao hơn so với giấy dướng sản xuất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dướng - Cây mề đay, Pắc sa (Tày)

  1. Dướng Cây mề đay, Pắc sa (Tày); sa lè (Thái), diềng dủ (Dao) Công dụng: Giấy và vải làm từ vỏ cây dướng đã được chế biến và sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Thái Lan, lndonesia, Philippin... Nhưng cách chế biến ở mỗi nơi cũng rất khác nhau. Trung Quốc đã sử dụng giấy làm bằng vỏ cây duớng từ khoảng 100 năm trước Công Nguyên. Sau đó nghề làm giấy dướng truyền sang Nhật Bản. Giấy dướng làm từ Trung Quốc nội địa, Nhật Bản và Đài Loan có chất lượng cao hơn so với giấy dướng sản xuất ở các vùng khác của châu Á. Giấy sản xuất từ vỏ dướng có thể dùng để viết thay vải làm ô dù, làm giấy bọc. Ở Myanmar, dân tộc Shan lại dùng làm giấy bọc thuốc phiện. Cả vỏ và gỗ dướng đều có thể làm giấy và vải. Các xí nghiệp sợi sản xuất vải từ vỏ và
  2. thân dướng để may sarong (một loại váy của người Ấn Độ, lndonesia...), làm mũ, khăn trải giường và may túi. Sợi dướng cũng có thể dùng bện dây thừng, dây chão. Ở lndonesia lá non của dướng được đồ lên để làm rau ăn. Quả dướng có vị ngọt, cũng ăn được ở Việt Nam lá dùng được dùng cho lợn, hươu, nai ăn để tăng lượng sữa. Tại Trung Quốc lá dướng còn được dùng để nuôi tằm. Dướng được dùng làm thuốc khá phổ biến ở Việt Nam và Lào. Quả dùng làm thuốc bổ thận, bổ gân cốt, làm sáng mắt, chữa cảm, ho, thuỷ thũng, mắt mờ, có thể dùng riêng hay phối hợp với thổ phục linh hoặc đại phúc bì. Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc. Lá dướng dùng làm thuốc nhuận tràng cho trẻ em, như nước xông khi bị cảm, làm thuốc lợi tiểu tiêu phù. Lá dùng tươi 50-100g, giã nát, vắt lấy nước uống hay sắc uống chữa lị. Vỏ thân cây dướng chữa lị, chảy máu tử cung với liều 8-16g, dạng thuốc sắc. Nhựa mủ của cây đắp chữa các vết rắn cắn, chó cắn, ong đốt. Sợi vỏ mềm, trong suốt và dai; lớp vỏ trong dày khoảng 2mm, cấu tạo bởi rất nhiều tia tuỷ nhỏ, dày đặc và đồng nhất. Sợi vỏ dài (6-)10-15(-25)mm và rộng (12-)25-30(- 36)µm; vách sợi khá dày, đầu nhọn. Vỏ còn chứa một loại sợi có hình dạng khác sợi trên: sợi rộng, vách mỏng và đầu tròn. Sợi vỏ dướng thường được bao bọc bởi một màng trong suốt (do vách sơ cấp thoái hoá). Nhu mô vỏ có các tế bào chứa tinh thể oxalat calci và các ống nhựa. Sợi gỗ của dướng dài
  3. (0,1-)0,8-2(-1,4)mm và rộng (17-)22(-47)µm. Gỗ dướng sấy khô chứa 59% cellulose; 23% lignin; 16% pentosan và 1% chất tro. Hình thái: Cây gỗ trung bình, rụng lá mùa đông, tán xòe rộng, thưa, thân thường không thẳng, cao 8-10m, đường kính 20-30cm, vỏ nhẵn, màu xám nâu, nhiều vết vòng lá kèm và lỗ vỏ màu nâu đen. Thịt vỏ dai, có nhựa mủ; có sợi, có thể bóc thành từng lớp. Thường phân cành sớm; cành tỏa rộng, khi non có lông tơ mềm, màu lục nhạt, khi già nhẵn, màu xám. Lá mọc cách, hình trứng, hình tim hay hình bầu dục; gốc từ hay tròn, đầu thuôn nhọn, chia 3 thùy ở các lá non và nguyên hay có thùy nhỏ ở các lá già phiến lá dài 6- 20cm, rộng 5-12cm, mép khía răng nhỏ; mặt trên có lông ngắn, ráp, mặt dưới có lông mềm, dính; gân bên 5-9 đôi, cuống lá dài 2-9cm; lá kèm nhỏ, dài 0,5-1,5cm; sớm rụng. Hoa đơn tính khác gốc; cụm hoa đực đơn độc hoặc vài cái mọc thành bông dài 3-10cm ở đầu các cành ngắn, rủ xuống; cuống dài 1,5-2cm; lá bắc ngắn hơn bao hoa, hình dùi, có lông ráp; bao hoa 4; nhị đực 4 xếp đối diện với lá đài; cụm hoa cái hình đầu, mọc đơn độc ở nách lá; đường kính 1- 1,2cm; cuống dài 0,3-1,5cm; bao hoa 4 mảnh; lá bắc lớn, hình tam giác có
  4. lông; bầu hơi dẹt, dài 0,5mm; vòi 1; dài 7- 10mm. Quả phức hình cầu, khi chín màu da cam hay đỏ, đường kính 2-2,5cm; hạt dẹt, nhăn nheo. Phân bố: - Việt Nam: dướng là một trong những loài cây phân bố rộng ở hầu hết các địa phương và quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Nhưng tập trung thành những đám lớn mới gặp ở các tỉnh vùng Trung Tâm Bắc Bộ như Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn . . . Ở đây nhân dân thường thu hoạch vỏ cây để đem bán về xuôi. - Thế giới: Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar. Dướng cũng đã được nhập vào trồng ở Đài Loan, Philippin, lndonesia, New Guinea và Polynesia. Hiện dướng đã trở thành cây trồng rất lâu đời ở các nước Đông Á, lndonesia và Polynesia. Đặc điểm sinh học: Dướng là loài cây ưa sáng, mọc nhanh, phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Quả có vị ngọt và nhiều hạt, lại là thức ăn hấp dẫn của nhiều loài chim và thú nhỏ, nên hạt dướng có thể được các loài chim thú đó phát tán mạnh, đến các vùng xa nơi cây mẹ. Khi gặp đất ẩm, hạt duớng mọc rất nhanh thành cây con. Trong các thành phố có thể gặp dướng mọc khắp nơi,
  5. cả trên mái nhà. Trong các bãi đất hoang, dướng thường là cây đến đầu tiên cùng với nhiều cây hoang dại khác. Tốc độ lớn của dướng mọc từ hạt rất nhanh, sau 4-5 năm có thể cao đến 5m và đã cho rất nhiều hoa, quả. Cây tái sinh bằng hạt, chồi và rễ đều tốt. dướng thường mọc thuần loại thành các đám lớn trên các sườn đồi, ven sông suối có đất ẩm, sâu dày hoặc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2