intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dưỡng sinh cho bà bầu lớn tuổi

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

366
lượt xem
231
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những bà bầu lớn tuổi (đa phần là ngoài 30) hầu hết đều sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nhiều hơn những bà bầu trẻ tuổi một chút. Chính vì lẽ đó, việc vận động hợp lý trong thai kỳ càng trở nên quan trọng. Cùng tham khảo tài liệu Dưỡng sinh cho bà bầu lớn tuổi sau để tìm hiểu về cách thư giãn vận động, chế dộ ăn uống hợp lý dành cho các bà bầu lớn tuổi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dưỡng sinh cho bà bầu lớn tuổi

  1. Dưỡng sinh cho bà bầu lớn tuổi Những bà bầu lớn tuổi (đa phần là ngoài 30) hầu hết đều sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nhiều hơn những bà bầu trẻ tuổi một chút. Chính vì lẽ đó, việc vận động hợp lý trong thai kỳ càng trở nên quan trọng. 1. Nâng cao 2 chân: Động tác này rất tốt cho các bà bầu, hãy ngồi xuống và nâng cao 2 chân lên, dùng vật gì đó làm bệ đỡ, có thể tận dụng ngăn kéo bàn hoặc những chiếc tủ đựng đồ ở nhà hay tại văn phòng để tập luyện. 2. Thư giãn vận động: Bạn có thể thực hiện những bài tập này ở bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào, chỉ cần một vài động tác đơn giản ở vai, cổ, xương chậu và chân. Luyện tập mỗi ngày một ít sẽ giúp tuần hoàn máu và giảm nhẹ căng thẳng khi mang thai đấy. 3. Tư thế bò cho người đau lưng:
  2. Qùy gối, chống tay giữ lưng thẳng là tư thế giúp giảm đau hiệu quả dành cho những bà bầu thường xuyên cảm thấy đau nhức ở vùng lưng. 4. Ăn uống hợp lý: Điều này cực kỳ quan trọng trong khoảng thời gian thai kỳ của bạn. Hãy ăn nhẹ nhiều lần trong ngày, tốt nhất là mang theo thức ăn dự trữ như sữa, bánh mì lúa mạch,… những loại thực phẩm này sẽ giúp bạn bổ sung chất dinh dưỡng mà không bị ngán ngẩm. 5. Giảm việc: Đối với các bà mẹ cuồng công việc thì đây là khoảng thời gian mà bạn nên tận dụng để nghỉ ngơi và lắng nghe đứa con của mình, đừng gắng sức quá độ nếu không muốn gây ra mệt mỏi cho con của bạn.  1 lưu ý nhỏ đối với những bà bầu lớn tuổi chính là bạn rất dễ bị béo phì trong khoảng thời gian này, chính vì vậy hãy hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường nhé vì nó chính là nguyên nhân số 1 gây ra bệnh béo phì cho bạn đấy!
  3. Những điều cần chuẩn bị để mang thai khi lớn tuổi an toàn nhất cho mẹ và bé Những điều cần chuẩn bị để mang thai khi lớn tuổi an toàn nhất giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh hạn chế được những rủi ro không mong muốn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Những phụ nữ lớn tuổi mang thai có nhiều nguy hiểm cũng như biến chứng hơn so với những phụ nữ trẻ tuổi chính vì thế bạn cần một chế độ chăm sóc kĩ lưỡng hơn rất nhiều. Nhưng nhiều chị em vẫn luôn thắc mắc có nên mang thai khi lớn tuổi không, mang thai khi lớn tuổi cần chuẩn bị những gì, chăm sóc bà bầu lớn tuổi như thế nào, biến chứng thường gặp khi mang thai lớn tuổi,…tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết trong thông tin bài viết dưới đây của gonhub.com, mời các bạn cùng tham khảo. 1. Độ tuổi sinh con tốt nhất Các chuyên gia của Tạp chí Y học Anh Quốc cho rằng độ tuổi lý tưởng nhất để phụ nữ sinh con là từ 20 đến 35 tuổi. Ngoài độ tuổi đó, phụ nữ sẽ phải đối mặt với các nguy cơ biến chứng về sức khỏe và sinh sản. Trong một bài viết, Tiến sĩ Randy Morris, một chuyên gia về thuốc vô sinh và sinh sản cho rằng phụ nữ trên 36 tuổi vẫn còn đủ điều kiện để sinh con. Tuy nhiên, tỉ lệ thụ thai vẫn giảm khi tuổi của người phụ nữ tăng lên.
  4. 2. Biến chứng khi mang thai lớn tuổi Một phụ nữ lớn tuổi mang thai sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng sức khỏe lớn hơn bình thường. Các biến chứng như bệnh tim, tiểu đường và cao huyết áp có khả năng xuất hiện rất cao. Nguy cơ khuyết tật bẩm sinh và sảy thai cũng tăng lên cùng với tuổi. Ở tuổi 38, nguy cơ xảy ra bất thường ở nhiễm sắc thể là 1/100. Đó là lý do tại sao phụ nữ phụ nữ lớn tuổi nên tiến hành các xét nghiệm trước khi sinh. Hiện nay, số phụ nữ trong độ tuổi 35 đến 39 và 40 đến 44 sinh con đầu lòng ngày càng tăng. Chuyện một người phụ nữ ở tuổi 50 sinh con nghe có vẻ khó tin nhưng điều đó vẫn còn có thể xảy ra. Có khá nhiều câu chuyện về những người phụ nữ trên 35 mà vẫn sinh con trên các diễn đàn. Một người đã sinh đứa con đầu lòng ở tuổi 38. Một người khác thụ thai ở tuổi 39 và sinh con ở tuổi 40. Cũng có những phụ nữ đã sinh ra nhiều hơn một đứa con sau độ tuổi 40. 3. Mang thai khi lớn tuổi cần chuẩn bị gì?
  5. Tuy các nguy cơ vẫn tồn tại nhưng đối với phụ nữ thì chẳng có nguy cơ nào lớn hơn việc không có con. Vậy, những người phụ nữ trên 35 tuổi phải làm gì để thụ thai và sinh con trong độ tuổi “không lý tưởng” của mình? Điều đầu tiên là bạn phải khoẻ mạnh và cân đối. Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và có một lối sống lành mạnh… Cơ thể của một người phụ nữ có thể chịu đựng những thách thức của quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh nở khi nó ở trong tình trạng tốt. Tiếp theo, tham khảo ý kiến bác sĩ sản-phụ khoa để tiến hành kiểm tra y khoa khi bạn muốn có thai. Hãy yêu cầu chồng cùng kiểm tra nếu cả hai đã cố gắng thụ thai trong nhiều năm. Nếu có vấn đề về sinh sản thì hãy theo đúng quá trình điều trị. Quá trình này có thể tốn kém nhưng vẫn luôn đáng để thử. Trinh – một giáo viên luôn mong muốn có một đứa con từ khi kết hôn đến giờ. Chồng cô làm trong ngành hàng hải và họ có một số vấn đề về sức khỏe và sinh sản nên đã tìm đến một chuyên gia và theo đúng quá trình điều trị. Cô đã có thai đứa con đầu lòng nhưng lại bị sẩy thai. Vì vậy họ đã thử một lần nữa và sau 4 năm, ở tuổi 37, cô ấy cuối cùng đã trở thành mẹ của một bé gái khỏe mạnh. Nếu quá trình điều trị không có kết quả thì vẫn còn có các biện pháp tiên tiến hơn như thụ tinh trong ống nghiệm. Bạn có thể thảo luận chi tiết về phương pháp này với bác sĩ. Đặc biệt, nếu bạn lo con mình bị dị tật thì có thể thực hiện chẩn đoán di truyền tiền cấy phôi (PGD) cùng với thụ tinh trong ống nghiệm vì quá trình chẩn đoán này có thể phát hiện những bất thường trong nhiễm sắc thể. 4. Các bước để có thai kỳ khỏe mạnh Nếu điều trị thành công và bạn có thể mang thai thì hãy thực hiện các bước sau đây để bảo đảm rằng bé sẽ khỏe mạnh và ra đời an toàn
  6.  Đi khám thường xuyên  Gọi điện hay gặp bác sĩ khi cảm thấy hoặc nghi ngờ về bất kỳ vấn đề gì khi mang thai.  Tránh căng thẳng.  Không làm việc quá mức.  Ăn uống lành mạnh và đúng cách.  Duy trì cân nặng phù hợp với người mang thai.  Tránh các loại thực phẩm hoặc các chất có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Sau cùng, điều trên hết bạn cần là, là phải tận hưởng từng phút giây. Đừng quá lo lắng vì như vậy có thể ảnh hưởng đến cơ thể của bạn và cảm xúc có thể ảnh hưởng đến bé. Hãy cứ vui vẻ ngay cả khi bạn cảm thấy không thoải mái hoặc khó chịu. Hy vọng với bài viết những điều cần chuẩn bị để mang thai khi lớn tuổi an toàn nhất trên đây các chị em phụ nữ sẽ có sự lựa chọn và chăm sóc bản thân tốt nhất khi quyết định mang thai. Chúc các chị em phụ nữ sẽ luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ của mình và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe nhé. Chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho bà bầu lớn tuổi Bà bầu lớn tuổi cần được chăm sóc đặc biệt, ngoài chế độ bổ sung dinh dưỡng hợp lý, cần phải theo dõi một số chỉ số cần thiết.
  7. Đối với phụ nữ mang thai lớn tuổi thì nhu cầu về dinh dưỡng tăng hơn 10-20% so với bình thường. Nếu bà bầu bị nghén nặng thường xuyên nôn có thể chia làm nhiều bữa nhỏ. Giữa các bữa nên bổ sung hoa quả có vị chua như cam, quýt, kiwi để kích thích tiêu hóa, không nên ăn những hoa quả hàm lượng đường cao như táo, dưa hấu.
  8. Nên khống chế lượng tinh bột trong một ngày bữa sáng 100g, trưa và tối mỗi bữa 200g) để tránh tăng đường huyết vì khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng hơn bình thường. Trong thai kỳ mỗi ngày thai nhi tăng khoảng 10g, nhu cầu ăn của bà bầu cũng tăng cao, như vậy sẽ gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa nên dễ bị táo bón. Vì thế phụ nữ cần ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước lọc.
  9. Cần bổ sung protein chất lượng cao như sữa, thịt, trứng... Mỗi sáng và buổi tối nên uống 250 ml sữa, ăn 2-3 quả trứng gà mỗi ngày. Cá, tôm cũng là nguồn protein chất lượng cao lại không gây béo. Thỉnh thoảng ăn thêm gan động vật để bổ sung sắt. Cần chú ý đến cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn và từng thời kỳ phù hợp. Trong suốt thời kỳ mang thai nên ăn nhiều rau, các loại rau xanh rất giàu vitamin, chất xơ, ít chất béo, hàm lượng đường thấp. Ăn hoa quả chứa hàm lượng vitamin C cao có thể nâng cao khả năng miễn dịch, mà còn kích thích tiết insulin giúp giảm lượng đường trong máu.
  10. Siêu âm: có hai mốc quan trọng không được bỏ qua là tuần thứ 12 và tuần thứ 20. Siêu âm giai đoạn này sẽ giúp xác định một số bất thường của thai nhi như hở hàm ếch, dị tật nội tạng . Sàng lọc Down: mang thai 16 tuần -20 tuần phải làm kiểm tra sàng lọc hội chứng down thông qua xét nghiệm máu của mẹ.
  11. Chọc ối: sau tuần thứ 20 nên chọc ối để kiểm tra. Xét nghiệm này không cần đối với phụ nữ trẻ nhưng không thể bỏ qua đối với bà bầu lớn tuổi. Theo nghiên cứu thì tỷ lệ trẻ bị hội chứng down ở các bà mẹ có độ tuổi cao tương đối lớn. Nguyên nhân, do phụ nữ lớn tuổi buồng trứng bắt đầu bị lão hóa, nên sẽ làm gia tăng tỉ lệ bất thường của nhiễm sắc thể.
  12. Cần quan tâm thường xuyên đến lượng đường huyết, huyết áp và các chỉ số khác. Bà bầu lớn tuổi dễ bị bệnh tim, cao huyết áp và tiểu đường thai kỳ. Vì thế cần theo dõi thường xuyên các chỉ số này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2