intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Căn cứ và nơi đứng chân của Tỉnh ủy Quảng Nam (1930-1975): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Căn cứ và nơi đứng chân của Tỉnh ủy Quảng Nam (1930-1975): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Điều kiện tự nhiên và quá trình xây dựng căn cứ, nơi đứng chân trong các phong trào đấu tranh yêu nước ở Quảng Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; Đảng bộ tỉnh Quảng Nam ra đời, lựa chọn nơi đứng chân, lãnh đạo phong trào cách mạng (1930 - 1945); Căn cứ và nơi đứng chân của Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954);... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Căn cứ và nơi đứng chân của Tỉnh ủy Quảng Nam (1930-1975): Phần 1

  1. CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975)
  2. TỈNH ỦY QUẢNG NAM CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975) Quảng Nam, tháng 10/2020
  3. Cơ quan quản lý SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG NAM Cơ quan chủ trì BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY QUẢNG NAM Chủ nhiệm đề tài CN. HUỲNH THỊ TUYẾT hư ký đề tài CN. LÊ NĂNG ĐÔNG ham gia thực hiện đề tài TS. NGUYỄN CHÍN CN. HUỲNH THỊ TUYẾT CN. TRẦN KHẮC THẮNG CN. ĐOÀN NGỌC THI CN. LÊ NĂNG ĐÔNG CN. HỒ XUÂN TỊNH CN. NGUYỄN HỮU THIÊN CN. LÊ MINH CHIẾN CN. NGUYỄN VĂN THI
  4. CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975) LỜI GIỚI THIỆU Sau gần 2 tháng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), ngày 28-3-1930, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam được thành lập. Trên cơ sở chủ trương, đường lối chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, với sự sáng tạo, linh hoạt, chỉ sau 15 năm ra đời, Đảng bộ Quảng Nam đã lãnh đạo nhân dân tỉnh khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng háng Tám năm 1945 thắng lợi; trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta (1946-1954), Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo quân và dân Quảng Nam lập được nhiều chiến công vang dội, góp phần cùng với cả nước đánh bại thực dân Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Nam là địa bàn trọng điểm đánh phá của địch; phong trào cách mạng trải qua nhiều thời kỳ ác liệt, đầy gian khổ, hy sinh nhưng với quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, Đảng bộ, quân và dân Quảng Nam đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương châm “hai chân, ba mũi giáp công”, liên tục tiến công địch, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Ghi nhận những thành tích đó, Quảng Nam đã được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu “Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”. Ngày 24-3-1975, tỉnh Quảng Nam được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng, Tỉnh ủy Quảng Nam đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Liên Khu ủy 5, sau này là Khu ủy 5, luôn chú trọng việc xây dựng căn cứ, chọn địa điểm đứng chân của Tỉnh ủy để phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng. Những căn cứ, địa điểm đứng chân đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo liên tục, xuyên suốt của Tỉnh ủy trong các giai đoạn cách mạng. 5
  5. CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975) Có được kinh nghiệm từ lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, các thế hệ người dân Quảng Nam đã khai thác, tận dụng, phát huy hiệu quả các điều kiện thuận lợi của tự nhiên, xã hội phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương và trên cơ sở lý luận của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng căn cứ địa cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam đã khai thác, phát huy lợi thế đắc địa về quân sự do điều kiện tự nhiên đem lại, đặc biệt là kế thừa truyền thống yêu nước, nhất là những kinh nghiệm quý báu về xây dựng căn cứ kháng chiến của các thế hệ cha ông để phục vụ có hiệu quả cho công tác xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của các căn cứ địa, nơi đứng chân của Tỉnh ủy Quảng Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc (1930-1975). heo Chủ tịch Hồ Chí Minh, căn cứ địa phải có nhân hòa, địa lợi và thiên thời, có địa thế hiểm yếu và quần chúng cảm tình ủng hộ; có thể phát triển thành căn cứ địa vững vàng; phải tiến tới xây dựng được chính quyền cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng, Tỉnh ủy Quảng Nam (có giai đoạn là Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, Tỉnh ủy Quảng Đà, Đặc Khu ủy Quảng Đà) đã kế thừa và phát triển những kinh nghiệm về xây dựng căn cứ trong lịch sử chống ngoại xâm của cha ông, nhất là quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về xây dựng căn cứ địa cách mạng phải đảm bảo yếu tố “nhân hòa, địa lợi và thiên thời”, xây dựng hậu phương và xác định đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh cách mạng. “Nơi đứng chân” là nơi có thể đảm bảo bí mật, địch khó phát hiện; được nhân dân ủng hộ, che chở; an toàn cho hoạt động của lực lượng cách mạng trong một thời gian nhất định. Nơi đứng chân của cách mạng có thể là một khu rừng, một hang động hoặc nhà ở của người dân. Tại nơi đứng chân, lực lượng cách mạng có thể trú quân, bí mật tổ chức xây dựng lực lượng, tiến hành các hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo phong trào cách mạng phù hợp với diễn biến từng thời kỳ. Tùy thuộc vào điều kiện bí mật, an toàn về cảnh giới, liên lạc, tiếp tế hậu cần thuận lợi cho hoạt động hoặc do 6
  6. CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975) yêu cầu thay đổi địa bàn hoạt động, mà lực lượng cách mạng chỉ trú quân một thời gian ngắn và thường xuyên thay đổi nơi đứng chân. Nhằm làm rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của căn cứ địa cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua đó, góp phần bổ sung, làm phong phú thêm kho tàng lý luận về chiến tranh nhân dân của Đảng ta; đồng thời tự hào về truyền thống đấu tranh trung dũng, kiên cường của Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, từ năm 2017 đến 2019 đã nghiên cứu đề tài “Căn cứ và nơi đứng chân của Tỉnh ủy Quảng Nam (1930-1975)”. Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu Sở KH&CN tỉnh Quảng Nam đánh giá xuất sắc và ngày 12/3/2020 UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 662/QĐ-UBND về việc công nhận và giao nhiệm vụ ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ nói trên. Chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025, Ban hường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chủ trương xuất bản tập sách “Căn cứ và nơi đứng chân của Tỉnh ủy Quảng Nam (1930-1975)” và giao cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy triển khai thực hiện. Ban Chủ nhiệm đề tài, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có nhiều cố gắng nhằm đảm bảo tính chính xác của sự kiện lịch sử, tránh liệt kê, sa vào kể lể các sự kiện lịch sử Đảng bộ, lại vừa phải đảm bảo tái hiện lịch sử một cách chân thực, khách quan, sinh động quá trình lựa chọn xây dựng căn cứ, địa điểm đứng chân lãnh đạo nhân dân đấu tranh qua các thời kỳ, đồng thời làm rõ vai trò “lòng dân” với cách mạng. Tuy nhiên, chiến tranh đã lùi xa, nhiều nhân chứng lịch sử đã qua đời, một số địa điểm, nơi đứng chân của Tỉnh ủy đến nay không thể xác định được vị trí cụ thể, vì vậy tập sách chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của độc giả để lần tái bản tập sách được hoàn chỉnh hơn./. BAN BIÊN TẬP 7
  7. CHƯƠNG I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CĂN CỨ, NƠI ĐỨNG CHÂN TRONG CÁC PHONG TRÀO ĐẤU TRANH YÊU NƯỚC Ở QUẢNG NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX
  8. CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975) I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG ĐẤT QUẢNG NAM Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở trung độ đất nước, cách thủ đô Hà Nội khoảng 850km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 900km về phía Bắc. Địa hình Quảng Nam đa dạng, phong phú, có cả núi, sông, đồng bằng, biển, đảo tạo nên phong cảnh hữu tình. Và chính điều kiện tự nhiên này lại có ý nghĩa đắc địa trong dụng võ. Nói về vị trí chiến lược của vùng đất Quảng Nam, Chúa tiên Nguyễn Hoàng, trước lúc lâm chung (1613), đã từng căn dặn con cháu rằng: “Đây là đất yết hầu của miền huận, Quảng”, là “đất dụng võ của kẻ anh hùng”, bởi nó hội đủ những điều kiện cho thế công, cũng như thế thủ; nếu biết “dạy dân, luyện binh” thì có thể xây dựng sự nghiệp cho muôn đời”1. Trong lịch sử phát triển đất nước, đặc biệt là trong bảo vệ Tổ quốc, cho thấy Quảng Nam thật sự có vị trí, vai trò quan trọng, là “phên giậu” ở chốn đầu sóng ngọn gió, thể hiện rõ nhất ở những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Vùng rừng núi Quảng Nam chiếm ¾ diện tích đất liền, địa hình phức tạp, độ chia cắt mạnh, với 4 dạng địa hình chính: địa hình núi cao, địa hình đồi cao núi thấp, địa hình đồi gò và đồng bằng. Địa hình núi cao phân bổ ở phía tây, tây bắc và tây nam của tỉnh, gồm nhiều dãy núi chạy nối tiếp theo hướng tây bắc - đông nam, độ cao trung bình từ 500 - 1.000m, nằm trong hệ thống dãy Trường Sơn, có nhiều núi cao, trong đó cao nhất là Ngọc Linh (2.567m). Địa hình núi cao có hướng dốc từ tây sang đông và từ bắc xuống nam, càng về phía đông nam địa hình càng thấp dần. Vùng núi nối với Tây Nguyên (Kon Tum), nước bạn Lào, và vùng núi hừa hiên-Huế, Quảng Ngãi, là sườn Đông của dãy Trường Sơn vào nơi cao nhất nên độ dốc rất lớn, vừa liên hoàn, vừa chia cắt; có nhiều nhánh, 1. Dẫn lại: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam (2004): Tìm hiểu con người Xứ Quảng, tr.14. 11
  9. CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975) nhiều “hạt” “trườn” xuống đồng bằng, tạo nên những thung lũng, những điểm cao khống chế và tạo thế nối liền rất lợi hại về địa hình từ ven biển đến vùng núi rừng; nhiều địa điểm ở bán sơn địa cũng đã mang những cái tên chỉ nghe thôi có thể hình dung ra thế hiểm trở như Đèo Le, Dốc Giằng Xay, Dương Ba Đầu… Vùng núi trùng điệp thì lại mang những cái tên như gắn liền với các huyền thoại: Núi Chúa, Hòn Tàu, Dùi Chiêng, Yên Ngựa… Địa hình núi thấp là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi cao và trung du, độ cao trung bình từ 100m - 500m, đồi núi chia cắt mạnh, độ dốc từ 20 - 250, thung lũng thường hẹp và sâu, các đồi núi thường có địa hình dốc. Vùng núi cao Quảng Nam là vùng cư trú lâu đời của đồng bào các các dân tộc Cơtu, Giẻ - Triêng, Xêđăng, Cor, Ca Dong,… và vùng trung du số đông cư dân là dân tộc Kinh. Người dân nơi đây giàu lòng yêu nước và tinh thần thượng võ, đây thực sự là nơi căn cứ địa phục vụ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng núi Quảng Nam là vùng căn cứ cách mạng vững chắc, “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, là vùng chiến lược đắc địa, không bị địch chia cắt; có điều kiện liên lạc với Trung ương nhờ dãy Trường Sơn hùng vĩ, đường Trường Sơn nối liền Nam - Bắc; đồng thời thuận lợi trong việc liên lạc, móc nối với nhân dân vùng đồng bằng, lương thực, thực phẩm từ đồng bằng tiếp tế lên vùng căn cứ cách mạng ở vùng núi nhờ có những dãy núi “trườn” gần tới biển và đồng bằng Quảng Nam nằm sát vùng trung du ở các huyện Quế Sơn, Tiên Phước và vùng tây các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, hăng Bình, Phú Ninh và huyện Núi hành, độ cao trung bình từ 50 - 100 m, với dạng bát úp và dạng địa hình lượn sóng thấp, thoải, độ dốc từ 8 - 100. Trong chiến tranh, địa thế vùng này thuận lợi cho căn cứ cách mạng. Đây là vùng bàn đạp của ta, nối liền giữa đồng bằng và vùng núi. Quân ta từ miền núi cao muốn tiến công địch ở đồng bằng thì phải qua vùng giáp ranh (trung du) bàn đạp. Vì vậy, nếu để mất vùng bàn đạp này thì ta gặp khó khăn trong chuyển lực lượng từ núi cao về đồng bằng và ngược lại; khó 12
  10. CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975) khăn trong tiếp tế lương thực, thực phẩm lên căn cứ; mặt khác, địch dễ tiếp cận với căn cứ cách mạng của ta hơn. Đối với địch cũng vậy, địch muốn tiến công căn cứ cách mạng ở vùng núi cao thì trước hết phải chiếm đóng vùng trung du, vùng giáp ranh - vùng bàn đạp này. Vùng đồng bằng Quảng Nam không rộng lắm, kéo dài từ giáp thành phố Đà Nẵng đến giáp tỉnh Quảng Ngãi. Vùng đồng bằng Quảng Nam khá phì nhiêu, được bồi đắp phù sa từ sông hu Bồn, sông Vu Gia và các con sông khác trong tỉnh; nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp là chủ yếu. Đặc điểm của vùng đồng bằng Quảng Nam là phía tây giáp trung du; phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 125 km trải dài từ Điện Bàn (giáp Đà Nẵng) đến Núi hành - nơi cung cấp mắm, muối cho nhân dân trong tỉnh nói chung và cho vùng căn cứ cách mạng ở Trung du, miền núi nói riêng. Vùng đồng bằng có tiềm lực để phục vụ kháng chiến, nhất là hỗ trợ cho vùng căn cứ cách mạng ở vùng rừng núi. Vùng nông thôn đồng bằng cũng là bàn đạp để tấn công vào vùng đô thị, tác động chính trị vào đô thị để động viên người dân đô thị đứng lên kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, Quảng Nam có mật độ sông ngòi dày đặc, nhưng sông ngòi ở Quảng Nam có độ dốc lớn do bắt nguồn từ núi cao đổ ra biển và gần biển vừa tạo thế chia cắt phức tạp trong nội địa giữa vùng này với vùng khác bởi các con sông, lại vừa tạo thế liên hoàn giữa miền núi và đồng bằng. Đặc điểm này rất lợi hại trong kháng chiến. Con sông lớn nhất của Quảng Nam là sông hu Bồn, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Phước Sơn, Hiệp Đức, Nông Sơn, Duy Xuyên và đến Giao hủy (Đại Lộc), từ Giao hủy, sông hu Bồn xuôi về Điện Bàn, Hội An nhận thêm nguồn nước của sông Ly Ly từ Quế Sơn chảy ra, sông Bà Rén từ Duy Xuyên đổ xuống và nước của sông Trường Giang rồi đổ ra cửa Đại (Hội An)... Sông hu Bồn cùng với mạng lưới sông ngòi của tỉnh với tổng chiều dài hơn 940 km đã nối liền miền xuôi và miền ngược, thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế giữa 13
  11. CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975) các địa phương, giữa Hội An, Điện Bàn, Tam Kỳ và Đà Nẵng, tạo nên lợi thế trong việc cung cấp lương thực, vật dụng phục vụ kháng chiến nói chung trong đó có cung cấp cho căn cứ cách mạng. Đồng bằng, đô thị Quảng Nam là chỗ dựa, nơi chuẩn bị lực lượng cho các căn cứ cách mạng ở trung du, miền núi kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Với địa hình tự nhiên lợi hại, sự đắc địa về quân sự của Quảng Nam là minh chứng hùng hồn trong dòng chảy lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Nhiều địa danh hẳn còn lưu lại rất lâu dài mai sau cho thấy các cuộc vận động cách mạng và kháng chiến liên tục của quân dân xứ Quảng suốt mấy thế kỷ qua từng luôn gắn bó chặt chẽ với vùng núi hết sức đắc địa này, như núi Ông Hường - nơi chí sỹ Nguyễn Duy Hiệu từng đặt bản doanh tân tỉnh của Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam (Trung Lộc, huyện Nông Sơn). Rừng Định Phước (xã Tam Nghĩa, huyện Núi hành) - nơi lập lại Tỉnh ủy Quảng Nam lâm thời đầu năm 1933; vùng núi Cao Ngạn (xã Bình Lãnh, huyện hăng Bình) - nơi đứng chân của Tỉnh ủy năm 1954, Tiên Sơn - căn cứ Tỉnh ủy Quảng Nam, Hòn Tàu - căn cứ Đặc khu ủy Quảng Đà trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước… Chính điều kiện tự nhiên, và lịch sử đó đã tạo cho con người nơi đây những phẩm chất cần thiết để tồn tại, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. II. CĂN CỨ, NƠI ĐỨNG CHÂN TRONG CÁC PHONG TRÀO ĐẤU TRANH YÊU NƯỚC Ở QUẢNG NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (9-1858), các phong trào yêu nước ở Quảng Nam nổ ra sôi nổi và liên tục. Nhân dân Quảng Nam là những người tiên phong trong cuộc kháng chiến 14
  12. CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975) chống Pháp bảo vệ quê hương, đất nước, hưởng ứng mạnh mẽ phong trào Cần Vương cứu nước (cuối thế kỷ XIX). Đất Quảng là vùng đất đặt đại bản doanh của phong trào Đông Du (1905-1909) và phong trào Duy Tân (1904 - 1908), là quê hương nơi khởi phát của phong trào chống thuế 1908, là địa bàn hoạt động sôi nổi của cuộc vận động khởi nghĩa hái Phiên - Trần Cao Vân 1916… trong các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Quảng Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dù ở mức độ khác nhau, các sĩ phu, chí sĩ yêu nước đã quan tâm đến việc xây dựng căn cứ, chọn địa điểm đứng chân để vận động, tập hợp lực lượng tham gia đấu tranh đánh đuổi giặc pháp xâm lược. - Phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam (1885-1887) háng 9-1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, Tiến sĩ Trần Văn Dư cùng với Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu, Cử nhân Phan Bá Phiến, Ấm sanh Tiểu La - Nguyễn hành đã thành lập Nghĩa hội Quảng Nam, Tiến sĩ Trần Văn Dư được cử làm Hội chủ và chọn Sơn phòng Dương Yên (nay thuộc thôn 5, xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My) làm đại bản doanh, trung tâm chỉ huy phong trào Cần vương cứu nước ở Quảng Nam. Sơn phòng là hệ thống đồn lũy mà các triều đình phong kiến đã nối tiếp nhau xây dựng dọc các tỉnh Nam Trung Bộ, những nơi tiếp giáp với các dân tộc thiểu số, nhằm ngăn chặn sự quấy nhiễu của họ lúc bấy giờ. Nhà Nguyễn lên ngôi đã tiếp tục củng cố hệ thống này. Sau Hòa ước Patenôtre năm 1884, phái chủ chiến của triều đình Huế mà đứng đầu là Tôn hất huyết tích cực chuẩn bị công cuộc kháng Pháp. Sơn phòng Dương Yên nằm ở một thung lũng rộng, có địa thế khá hiểm trở, phía Nam là núi Đoác, phía Tây là hố Khéo và cánh đồng rộng, phía Đông giáp với những dãy núi cao về phía huyện Tiên Phước, phía Đông Bắc là đèo Ron. Lúc đó, con đường giao thông duy nhất từ Trà My xuống Tiên Phước phải đi qua đèo Ron. Sơn phòng Dương Yên nằm án ngữ tại đây để dễ bề kiểm soát sự đi lại giữa miền ngược và miền xuôi. 15
  13. CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975) háng 7-1884, sau khi được bổ làm Chánh Sơn phòng sứ Quảng Nam. Việc đầu tiên mà Tiến sĩ Trần Văn Dư làm là tâu xin triều đình cho tu sửa sơn phòng, tích trữ muối gạo để “củng cố thế lực phía tả kỳ được mạnh lên”1. Đồng thời ông “thống thiết kêu gọi các bậc lương đống, cựu thần, các giới sĩ, nông, công, thương tùy sức, tùy tài khởi binh kháng địch, tôn phò quốc tộ, giành lại giang sơn gấm vóc”2. Nhân dân Quảng Nam nói chung, nhân dân thuộc huyện Hà Đông nói riêng, trong đó có nhân dân xã Trà Dương đã hưởng ứng tích cực ủng hộ Nghĩa Hội. Từ đó, Trần Văn Dư đã chiêu mộ binh mã, ngày đêm tập luyện võ nghệ chuẩn bị cho cuộc chiến. Ngày 04-9-1885, từ căn cứ Dương Yên, dưới sự chỉ huy của Trần Văn Dư, một mũi quân lớn của Nghĩa Hội tiến ra đánh chiếm tỉnh thành Quảng Nam đóng tại làng La Qua, Điện Bàn. Cuối tháng 9-1885, thực dân Pháp chiếm lại La Qua. Sau đó, thực dân Pháp thấy phải gấp rút tấn công vào căn cứ đầu não của Nghĩa hội. háng 11 Ất Dậu (12-1885) quân Pháp vượt đèo Ron tấn công Sơn phòng Dương Yên. Sơn Phòng thất thủ, để bảo tồn lực lượng, Trần Văn Dư bàn với Nguyễn Duy Hiệu và Phan Bá Phiến về La Qua tính chuyện thương thuyết, nhưng khi đi ngang qua Điện Bàn, Trần Văn Dư bị Châu Đình Kế phát hiện báo cho giặc Pháp bắt và giết vào ngày 13-12-1885. Sau khi Trần Văn Dư hy sinh, Nghĩa Hội cử Nguyễn Duy Hiệu làm Hội chủ. Sau khi lên làm Hội chủ, Nguyễn Duy Hiệu chọn thung lũng Trung Lộc (nay thuộc xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn) để xây dựng căn cứ đầu não của Nghĩa Hội và căn cứ này được gọi là Tân tỉnh hay Tân tỉnh Trung Lộc. Nguyễn Duy Hiệu chọn thung lũng Trung Lộc vì: “nơi đây đất đai màu mỡ, có nhiều vườn cây trái và cánh đồng lúa lớn, xung quanh có núi cao bao bọc, làm nơi đặt tổng 1. Tỉnh ủy - UBND tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng (2010): Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng, Nxb KHXH, tr.1627. 2. BCH Đảng bộ huyện Tiên Phước (2014): Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Tiên Phước (1858 - 1975), Nxb CTQG, Hà Nội, tr.24. 16
  14. CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975) hành dinh của Nghĩa Hội với tên gọi Tân tỉnh Trung Lộc”1. Và điều quan trọng nhất để căn cứ Trung Lộc đóng quân và tồn tại là nhờ vào lòng dân và sự ủng hộ hết mình của các sĩ phu yêu nước ở vùng đất Trung Lộc nói riêng và các địa phương lân cận trên vùng đất Nông Sơn nói chung. Chính quyền Tân tỉnh được thành lập do Hội chủ Nguyễn Duy Hiệu là Tổng đốc, Phan Bá Phiến làm Án sát và Huỳnh Bá Chánh làm Bố chánh. Chính viên Khâm sứ Trung Kỳ đã sửng sốt nói rằng: “Ông ấy đã xây dựng căn cứ Tân Tỉnh gần như một quốc gia”2. Các phủ, huyện đều có chính quyền, quân đội đặt dưới quyền các tán lý quân vụ dựa vào những nơi hiểm yếu, nghĩa quân xây đồn đắp luỹ, dùng chiến thuật du kích chiến đấu với địch. Nghĩa quân đánh chiếm nhiều nơi trong tỉnh: Quế Sơn, hăng Bình, Điện Bàn, Hà Đông (Tam Kỳ, Tiên Phước), Duy Xuyên... tổ chức cho nhân dân ở những vùng giặc chiếm dời nhà vào vùng giải phóng, thu thuế, sản xuất, khai thác mỏ để có tiền, lương thực nuôi quân, nghiêm cấm dân đi lính cho giặc, làm việc cho giặc. háng 10-1886, quân Pháp mở cuộc tấn công vào trung tâm đầu não của nghĩa hội ở Tân Tỉnh Trung Lộc, nhưng nghĩa quân đã rút khỏi nơi đó. háng 2-1887, thế lực của Nghĩa Hội mạnh lên. hực dân Pháp huy động thêm 400 lính Pháp, hơn 200 lính tập, phối hợp với quân của Phan Liêm và Nguyễn hân tiến đánh nghĩa quân. Phan Liêm và Nguyễn hân được Pháp cấp thêm 200 súng để lùng sâu lên vùng rừng núi. Nghĩa quân mở đợt tấn công giành lại thế chủ động ở khắp nơi: Cẩm Sa, Ngân Câu, Viêm Minh, Ngân Hà, Trân Câu, Mông Lĩnh, Phú Trạch, Tuý Loan, Dương Sơn, Tam Kỳ, Khương Mỹ... Đến tháng 9-1887, lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, gia đình bị địch cầm tù, lương thực, khí giới không còn. Nguyễn Duy 1. Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng, sách đã dẫn, tr.1346. 2. Phòng VHTT huyện Quế Sơn (1999): Quế Sơn: Văn hóa & hắng cảnh, Nxb Đà Nẵng, tr.21. 17
  15. CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975) Hiệu bàn với Phan Bá Phiến tự thấy khó lòng trong một thời gian ngắn có thể khôi phục lực lượng của nghĩa quân. Để bảo toàn lực lượng còn lại của Nghĩa hội, tránh sự khủng bố đẫm máu của giặc, cầu mong mai sau có cơ hội vùng lên cứu nước, cứu nhà, Nguyễn Duy Hiệu khuyên Phan Bá Phiến uống thuốc độc tuẫn tiết còn ông thì tự mình chịu để cho giặc bắt rồi nhận lãnh hết trách nhiệm nhằm che giấu tổ chức Nghĩa Hội. - Phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân háng 5-1904, một cuộc hội nghị Toàn quốc thành lập Duy Tân Hội đã họp tại Nam hạnh Sơn trang của Tiểu La - Nguyễn hành ở phủ hăng Bình (nay là thôn Quý hạnh 1, xã Bình Quý, huyện hăng Bình). Trong phong trào Nghĩa Hội, Tiểu La - Nguyễn hành giữ chức Tán tương quân vụ, lập nhiều chiến công xuất sắc. Sau khi lãnh tụ phong trào Nghĩa Hội bị giặc bắt và giết hại, ông cũng bị bắt giam một thời gian. Sau khi được thả, ông về quê ở làng Nam hạnh (nay thuộc xã Bình Quý, huyện hăng Bình), lập nên Nam hạnh sơn trang, cày ruộng, ẩn giấu tung tích, tụ tập nhân sĩ, chờ thời cơ mới. Mùa xuân 1903, Phan Bội Châu từ Huế vào Quảng Nam đến Nam hạnh sơn trang gặp Tiểu La – Nguyễn hành. háng 5-1904, hội nghị thành lập Duy Tân hội diễn ra tại Nam hạnh sơn trang với sự tham gia của hơn 20 chí sĩ, trí thức yêu nước. Mục đích của Duy Tân Hội là tập hợp những người trung nghĩa để: “đánh giặc phục thù, mà thủ đoạn là bạo động”, nhằm “khôi phục nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập”1; trước mắt là tập trung phát triển thế lực về người và tài chính, chuẩn bị cho cuộc bạo động và cử người xuất dương sang Nhật cầu viện. Duy Tân Hội chủ trương phối hợp với sĩ phu phong trào Duy Tân để phát triển phong trào; tổ chức các hội buôn, mở các cửa hiệu làm nơi tập hợp lực lượng, thu hút nhân tài, làm cơ quan liên lạc và cung cấp tài chính cho Hội. Cùng thời với phong trào Đông Du, một số sĩ phu yêu nước và 1. Phan Bội Châu niên biểu (1957). Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, tr.33. 18
  16. CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975) tiến bộ như Phan Châu Trinh, Huỳnh húc Kháng, Trần Quý Cáp đã khởi xướng phong trào Duy Tân với chủ trương: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Các sĩ phu yêu nước của phong trào Duy Tân kịch liệt lên án bọn vua quan phong kiến thối nát, bài xích lối học và thi kiểu từ chương khoa cử, công khai vận động cải cách văn hoá - xã hội, hô hào mở mang trường học dạy chữ quốc ngữ, phát triển công thương. Phong trào Duy Tân phát triển rất sâu, mạnh mẽ, thu hút đông đảo các nhân sĩ tiến bộ trong toàn tỉnh Quảng Nam tham gia. Khác với các phong trào đấu tranh yêu nước khác là các chí sĩ yêu nước thường chọn địa điểm làm căn cứ, bản doanh để vận động, tập hợp lực lượng, và từ đó xuất phát tấn công kẻ thù khi thời cơ xuất hiện, nhưng phong trào Duy Tân lại chọn địa điểm “đứng chân” thực hành Duy Tân ở một làng (xã nhỏ) Phú Lâm (nay thuộc xã Tiên Sơn, huyện Tiên Phước). Phú Lâm là ngôi làng thuộc trung du miền núi, đúng như tên gọi “Phú Lâm” là một xã giàu với nhiều loại cây trông như chè, cau, tiêu, quế, trong dân gian có câu “mắm Cửa Khe, chè Phú Lâm”. Trong đó, hạt tiêu và nhất là quế đem lại nguồn lợi kinh tế rất lớn cho nhân dân trong xã. Sản vật này nhiều đến nỗi, những người Hoa kiều cũng đến tận nơi đây mua đem xuống Hội An bán lại cho thương lái lớn. Một số định cư luôn tại Phú Lâm”1. Con người Phú Lâm nói riêng có những đặc tính tiêu biểu của người dân xứ Quảng “khai phá và trấn giữ, gánh vác trách nhiệm; cách tân đổi mới; cương cường khí khái, quyết đoán. Là những người đi khai hoang mở rộng vùng đất mới từ thế kỷ XIV, XV nên người Quảng không bị ràng buộc nhiều bởi những quy định khắt khe nơi bản quán trên đất Bắc và do vậy nên họ cũng dễ dàng phát huy sáng kiến”2. Vùng đất Hà Đông xưa đã sản sinh ra nhiều người con ưu 1. PGS. TS Ngô Văn Minh (2017): Chí sĩ Lê Cơ trong phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX, Nxb Đà Nẵng, tr.23. 2. Chí sĩ Lê Cơ trong phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX, sđd, tr.23. 19
  17. CĂN CỨ VÀ NƠI ĐỨNG CHÂN CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM (1930 - 1975) tú, như Phan Châu Trinh, Huỳnh húc Kháng… đây là những nhà tư tưởng Duy Tân, trong khi đó, Lê Cơ lại là người cùng quê và có mối liên hệ họ tộc tương đối gần gũi với Phan Châu Trinh1. Cổ nhân thường dạy rằng: “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Giữa Lê Cơ và Phan Châu Trinh, bên cạnh sự đồng thanh và đồng khí còn có sự thân ái tự nhiên của tình đồng hương và sự mật thiết thường có của nghĩa họ hàng. Trong khi đó, tuy không phải là bậc khoa bảng, nhưng Lê Cơ cũng là bậc trí thức Nho học, cho nên ông đến với Phong trào Duy Tân sau khi đã tự mình phân tích và thực sự nhận thức được tầm vóc cũng như ý nghĩa lớn lao của chính phong trào này. Chính những yêu tố, điều kiện trên đã góp phần lý giải vì sao Phú Lâm được coi là điển hình của phong trào Duy Tân ở Quảng Nam và Lê Cơ được coi là “nhà thực hành Duy Tân xuất sắc”. - Phong trào Chống thuế năm 1908 Phong trào Chống thuế khởi phát từ Đại Lộc, nhân sự kiện đám giỗ tại làng Phiếm Ái (nay thuộc xã Đại Nghĩa), một số hào lý và học sinh như Trương Tổn, Trương Côn, Trương Đính, Trương Hoành (Phiếm Ái), Hứa Tạo (Ái Nghĩa), Lương Châu (Hà Tân)… đã “bàn nhau làm đơn lấy chữ ký các làng xã trong huyện, tới trình viên quan huyện chuyển đạt lên tỉnh cùng tòa sứ, xin giảm nhẹ sưu cùng các món thuế, kẻo nặng quá, dân không đóng nổi”2. Sau đó cuộc biểu tình nhanh chóng lan ra quy mô trên cả tỉnh, rồi cả miền Trung hưởng ứng khiến cho thực dân Pháp vô cùng hoảng sợ, chúng tiến hành khủng bố, thẳng tay đàn áp người biểu tình. Chúng bắt bớ, bỏ tù, giết hại hàng loạt sĩ phu yêu nước. Phong trào Chống huế 1908 chọn Đại Lộc làm “bản doanh”, là nơi khởi phát, bởi các yếu tố địa lợi, nhân hòa: Về vị trí, huyện Đại Lộc nằm về phía Bắc tỉnh Quảng Nam, là cửa ngõ nối các huyện 1. hân sinh Lê Cơ là cụ Lê Tuân và thân mẫu Phan Châu Trinh là cụ bà Lê hị Trung là hai anh em ruột. Có nghĩa là, Phan Châu Trinh và Lê Cơ là anh em con cô con cậu. 2. Huỳnh húc Kháng, sđd, tr.369. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2