intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Đền Đô, Đình Bảng - âm vang Lý triều: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Đền Đô, Đình Bảng - âm vang Lý triều" tiếp tục giới thiệu tiểu sử các vị vua triều Lý với phần văn tóm tắt và bằng thơ như: Lý Thần Tông; Lý Anh Tông; Lý Cao Tông; Lý Huệ Tông; Lý Chiêu Hoàng - vị vua cuối cùng nhà Lý; Đô đốc Lý Long Tường;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Đền Đô, Đình Bảng - âm vang Lý triều: Phần 2

  1. KIM CỐ LÝ THẦN TỎNG Lý Thần Tông tên húy là Dương Hoán, cháu gọi Lý Thánh Tông là ông nội, gọi Lý Nhân Tông bằng bác, con của Sùng Hiền Hầu, do phu nhân họ Đỗ sinh ra. Khi mới hai tuổi được nuôi trong cung rồi được lập làm HoàngThái tử. Khi Lý Nhân Tông qua đời, ông lên'ngôi vua, là vua thứ năm của triều Lý, ở ngôi 10 năm (1128-113S). Lý Thần Tông khi mới lên ngôi còn trẻ dại, đến khi lớn tư chất thông minh, độ lượng trong việc sửa sang triều chính, dùng người hiền tài, thủy chung, quang minh chính đại, không có điều gì sai lệch. Năm Thiên Chương Bảo Tự thứ tư (1136), Lý Thần Tông mắc bệnh nặng. Được Thiền sư Nguyễn Minh Không chữa khỏi, phong Thiền sư là Quốc sư và sắc lập chùa Thiên cảm. Lại nói, nhà vua mắc bệnh tự nhiên mình mẩy mọc lông lá, đòi ăn thịt sống lại kêu gầm như hổ. Các Ngự y, rồi lương y cả nước, những thầy thuốc giỏi trong thiên hạ đến chữa bệnh nan y cho nhà vua, nhưng đều vô hiệu. Một hôm, ở khu Hoàng thành, bỗng thấy trẻ con hát: 52
  2. 'í í t ó / ^ ỉ/t/t (ĩĩfí/tự - c /r/ềf/ -Tập tầm vông, tập tầm vông Cố NíỊnyễn Minh Không, clỉữơ vua khỏi hóa. Bệnh đã quá - mong ngự giá, đón Nguyễn Minh Không. - Tập tầm vông, vông tập tầm Muốn cho khỏi hênh cỉm trùng Phải về Giao Thủy tìm thầy Minh Không. Triều đình liền sai Sứ giả mang 40 tùy tùng đưa cả thuyền Rồng về chùa Keo, hương Giao Thủy đón Thiền sư Nguyễn Minh Không về kinh đô chữa bệnh cho vua. Thiền sư liếp sứ giả, rồi sai tiểu đồng lấy 3 thăng gạo thổi cơm (3 lhăng= 3 ống= 900gram). Khi cơm chm, sai mòd tất cả mọi người cùng ăn, nồi cơm vẫn không hết. Mọi người đều ngạc nhiên sợ hãi. Ản xong ười gần tối, Thiền sư bảo mọi người xuống thuyền. Mọi người đều ngủ cả. Đến sáng hôm sau,Thiền sư mới lay mọi ngưòi dậy, nhìn ra thì thấy thuyền đã tới bến Đông Kinh-Thăng Long, ai nấy ngơ ngác vừa mừng vừa sợ. Sứ giả vội rước Thiềh sư vào cung. Lúc đó có rất đông các danh y có mặt ở đây vẫn đang chữa bệnh cho nhà vua nhưng không khỏi. Thấy Thiền sư quê mùa, thì họ khừứi thường không thèm chào hỏi; còn có những câu nói xấc xược: “Chuông khánh còn chẳng ăn ai! Huống chi mảnh chĩnh vất ngoài bụi tre...”. Thiền sư lẳng lặng cầm một cái đinh 53
  3. KIM CỔ dài 5 tấc chìa ra bảo mọi người; Ai ấn được cái đinh này cắm ngập trong cột lim ở đây, rồi lại dùng tay nhổ ra thì người đó sẽ chữa khỏi bệnh cho nhà vua? Các danh y cười bảo rằng: Lấy vồ sắt đóng trăm nhát cũng chưa vào được một tấc, thế ông già có đóng được không? Thiền sư bèn lấy tay đóng một nhát, cái đinh ngập hết vào thân cột. Mọi người kinh sợ, liền xúm vào định nhổ đinh ra, rồi thay phiên nhau lấy cả kìm, đu cả người lên! Dùng hết sức cũng không nhúc nhích tí nào. Bấy giờ Thiền sư lại dùng hai ngón tay từ từ rút ra một cách dễ dàng. Mọi người khiếp phục, răng lưỡi va vào nhau, vái lạy Thiền sư nói rằng: Thầy thật là người nhà trời! Thiền sư đến trước mặt vua, lớn tiếng nói: “Đã là vua giàu sang bốn bể, sao lại còn sinh loạn thế này?”. Vua Thần Tông sợ hãi run rẩy, Thiền sư truyền mang vạc lốfn vào đổ dầu rồi đun sôi sùng sục, mọi người đều chú ý từng động tác của Thiền sư. Thấy có nắm lá mộc hoàn bỏ vào vạc, Thiền sư lấy tay khoắng đều, rồi vẩy dầu vào khắp thân thể nhà vua, lông lá tuột trôi hết, nhà vua khỏi bệnh. Ngày hôm ấy là 28 tháng 3 Mậu Thân (1136). Ngày hôm sau vua ra ngự triều hạ chiếu đại xá 54
  4. '10fj ^/JỈ/f/ỉ ỢJíf/tf/ , /f// thiên hạ. phong ITiiền sư làm Quốc sư, lưu ở IricLi dinh: phụ chính. 1 - Quốc su họ Nguyễn, hiiv Chi í hanh, ngưoi Iuiil; Dion \a . luivcr Gia Viền, nôi dòi làm nghè đánh cá. Niiuòi cao U pliuong iluiại .VI.I i> im h ê đăng dó khfi|i vùng (ìia Viôn. với một COI’ ihu\ền Icnl’ dCnh khấp noi sõng bicn. Năm 2h tuồi, ngưòi bo nglic chài lirói. theo dạo thiền, thii giao i h:: Duòng thiên su. sau trụ tri ớ chua Hành Cung, dạo hiệu Không 1. 0 . Nguời kèt bạn với su Oạo Hạnh lu ó chua Bi và sư Giác Hai lu o chiu Phúc i.âm. Ba ngirời chuyên tâm nghiên cứu kinh Đà-la-ni mà giác ngộ dạo Một hỏm, người bàn vói hai nhà sir, di sang Tây Trúc học đạo va phép thuái cua phát tồ Như Lai. Ba vị kliới hành C|ua biên giới, vượt dày Thập Vạn Đại Son no vạn núi lớn) qua tinh Ván Nam, qua nước Miên Điện, ròng rã máy năm. mới đi đến bến Long Vân, nhận thấy ở bến CÓ một chiếc thuyên không chù, mới cùng nhau xuống thuyên bơi qua sông. Sư Không Lộ và sư Giác Hài, lên bờ đi trước, dặn su Đạo Hạnh ngồi trông thuyền, đợi khi gặp Phật tổ rồi sẽ ra đón. Đợi đến ngày thứ ba cũng không thấy hai sư trở lại. Hai nguời vào gặp Phật tô, Đức Như Lai nói: Đạo Hạnh đi học phép đế về trá thù, nên không cho hai người ra đón. Từ Đạo Hạnh cũng đoán biết phần nào về duyên phận, nên kiên trì chở khách nhở đường sang sông. Rồi Phật hiện ra nói; “Nhà sư nhẫn nại giúp người là rất có tâm, Phật cũng cho biết: Hai nhà sư Minh Không và Giác Hài được đức Như Lai truyền cho tâm ấn, đã lên đường về rồi. Ta vâng lời Đức Như Lai truyền cho con Lục Trí Thần Thông, có cả phép rút đường qua biển, vượt núi...”. Đạo Hạnh bái tạ Đức Phật ra về, rồi dùng phép rút đường vượt lên trước hai sư, nấp trong bụi rậm rồi biến thành hổ muốn dọa hai sư, liền gầm thét ra vẻ sắp vồ người. Sư Không Lộ nhận ra Đạo Hạnh, cười bảo rằng; "Muốn làm kiếp ấy thì sau được làm". Sư Đạo Hạnh hiện nguyên hình xin lỗi rồi nói: "Nếu là nghiệp chướng thi xin sư đệ giải cứu cho”, về sau Từ Đạo Hạnh đầu thai, làm con Sùng Hiền Hầu, tên là Dương Hoán là em ruột Lý Nhân Tông. Nhân Tông không có con trai nên bác truyền ngôi cho cháu Dương Hoán tức là Lý Thần Tông. 55
  5. KỈM CỔ Lý Thần Tông khỏi bệnh, trông coi triều chính, áp dụng các chế khoá, luật định như các triều vua trước. Các mặt triều chính, kinh tế ổn định, bờ cõi yên bình, nhân dân an cư lạc nghiệp. Lý Thần Tông qua đời ở điện Vĩnh Quang ngày 26 tháng 9 năm Mậu Ngọ, thọ 23 tuổi (1116-1138) an táng ở Thọ Lăng Thiên Đức, hương cổ Pháp quê nhà. Thần Tông gọi Nhân Tông bằng bác Đã được ông ủy thác nối ngôi Thần Tông tuy ít tuổi đời Nhưng dầy bản lĩnh con người thông minh Ong gồng gắng sức mình vua trẻ Cùng các quan thế hệ cha ông Chung vai gánh vác non sông Khó khăn cùng vượt thành công cùng mừng Hai mốt tuổi bổng diúĩg bệnh nặng Các Ngự y cũng chẳng tìm ra Bệnh trong ruột, bệnh ngoài da Khắp người lông lá trông mà phát kinh Vua cảm thấy trong mình mỏi mệt Sức khỏe dần, suy kiệt mong manh 56
  6. ^ ữ iểt 'ÍẾ Ỉíi' (S á ể tợ - c^JM tU iỉtợ Thích ăn thịt sống, chất tanh Thuốc đâu chữa đươc bệnh tình nhà vua Cố người mách đến chùa Giao Thủy Đón Thiền sư chữa trị mới xong Ấy là sư Nguyễn Minh Không Tắm dầu sôi sục mình Rồng sạch bong Nguyễn Minh Không vốn cùng Đạo Hạnh Dày công tu, sức mạnh tâm ỉinh Hai người ngoài việc đọc kinh Còn đi tìm hiểu bệnh tình dân gian Trồng cây thuốc để làm dược liệu Sống cùng dân để hiểu lòng dân Nên ông chữa bệnh như thần Dạy dân rèn sắt, dạy dán đúc đồng Vua Lý được Minh Không chữa khỏi Khâm phục người tài giỏi chân tu Liền phong phụ chính Quốc sư Lại cho đại xá mừng vua bệnh lành Nhưng cay lại gẫy cành rụng trái Được mười năm, ở tuổi hai ba Vua đành vĩnh hiệt đi xa Nước non dành một vòng hoa tiễn chào. 57
  7. KIM CỔ LÝ ANH TÔNG Lý Anh Tông tên húy là Lý Thiên Tộ, con trưởng của Lý Thần Tông, mẹ là Hoàng hậu họ Lê. Ông sinh năm Bính Thìn, tháng tư (1136), đến tháng 9 nãm Mậu Ngọ (1138) được lập Hoàng Thái tử. Khi Lý Thần Tông qua đời, ông lên ngôi báu, là vua thứ sáu của triếu Lý. ở ngôi 37 năm (1138-1175), Lý Anh Tông kế thừa sự nghiệp các vua tiền triều, giữ gìn luật lệ một cách cẩn trọng. Năm 1149 Lý Anh Tông đã cho người hai lần ra hải đảo vẽ bản đồ Tổ quốc rồi cho lập thưcrng cảng Vân Đồn để buôn bán, trao đổi sản vật với nước ngoài. Long Xưởng là con trưỏrng phạm lỗi, Lý Anh Tông tước quyền Thái tử, lập Long Trát là con thứ sáu cho kế vị. Trước lúc qua đời, Lý Anh Tông dặn con kế vị: “Nước ta non sông gấm vóc, nhân tài tuấn kiệt, đất nước anh linh, châu ngọc bảo bối, không cái gì là không có. Nước khác không thể nào bì được. Con hãy nên giữ nước cho cẩn thận”. Lý Anh Tông qua đời ở điện Thuỵ 58
  8. 'ĩỉ/ểt ^ ỉ/t/t (S/íểtự - ( 4 / f i iUiểtự Ẩíụ ffv'i'fí Quang ngày 5 tháng 7 năm Ấ Tỵ, thọ 40 tuổi (1136-1175). An táng tại Thọ Lăng Thiên Đức. hưcmg Cổ Pháp quê nhà. Lý Anh Tông lên ngôi kế vị Tuổi ấu thơ mới chỉ lên hai Nhưng nhờ các bậc hiền tài Phò vua giúp nước trong ngoài vẫn an Đứng đầu triều là quan phụ chính Tô Hiến Thành đáng kính một lòng Ông từng làm tướng lập công Dần hai vạn lính dẹp xong Chiêm Thành Ông khuyến khích học hành thi cử Tìm người tài: giỏi võ, tinh văn Nâng cao đời sống nhân dân Giúp vua cử tướng hai lần ra khơi Đạc địa đồ ở ncti gió bão Đảo Hoàng Sa và đảo Trường Sa Ghi vào lãnh thổ nước ta Đưa dán ra đó giao hòa công thương Lập hương cảng bán buôn sản vật Hàng của ta đã xuất đi xa 59
  9. KIM CỐ Mở mang công nghệ nước nhà Chấn hưng kinh tế quả tà công lao Vua cũng còn trải bao vất vả Long Xưởng người con cả hư thán Gây nhiều chê trách trong dân vẫn còn ta thán, xa gần khắp nơi Ông buộc phải truất ngôi Thái tử Để đưa người con thứ sáu lên Long Trát là người con hiền Thông minh đức độ, kính trên dưới nhường Bốn mươi tuổi còn đương sung sức Ông thấy mình có lúc rã rời Biết mình gần đất xa trời Dặn con ông nhắc những lời ruột gan Đất nước ta rừng vàng biển bạc Mà bao nhiêu nước khác khó tìm Chúng ta phải biết giữ gìn Làm cho của cải gấp nghìn lần hơn Năm Ảt Tỵ ngâu vờn tháng Bảy Vua ra đi lòng thấy thảnh thơi 60
  10. 'ÍP /Í (S á /tự - < -^ //t t u /t t t / Ẩ ^ý / r t / t / Tuy ỏng bốn chục tuổi đời Nhưng ha mươi bảy năm trời làm vua Giữ đất nước cõi bờ nguyên vẹn Còn mà thêm rộng đến hiển khơi Một ngôi sao rụng cuối trời vẫn đem ánh sáng để đời soi chung Bà Thái hậu vẫn thương con trưởng Mong muốn đưa Long Xiỉởng vê ngôi Tô Hiến Thành vội trả lời Thưa là phụ chính được người tin giao Phải thực hiện làm sao cho đúng Không cảm tình tùy hứng đổi thay Đê khi nhắm mắt sau này Gặp Tiên vương biết giãi bầy đục trong Lý Cao Tông nối dòng nhà Lý Tô Hiến Thành quyết chí phò vua Rối ren hoàng tộc cõi bờ Vốn con người thép thê cờ vư0 qua. 6.
  11. KÌM c ó LÝ CAO TÔNG Lý Cao Tông tên húy là Lý Long Trát (một tên khác là Lý Long Cán), con thứ sáu của Lý Anh Tông. Mẹ là Hoàng hậu họ Đỗ, húy là Thuỵ Châu. Lý Cao Tông sinh ngày 25 tháng 5 năm Quý Tỵ (1173), năm Thiên Cảm Chí Bảo thứ hai (1175), được sắc lập làm Thái tử lúc các anh bên trên mắc lỗi lầm. Khi Lý Anh Tông băng hà, Lý Cao Tông lên ngôi báu, là vua thứ 7 của triều Lý, ở ngôi 35 nãm (1175-1210). Thời Lý Cao Tông cơ nghiệp nhà Lý đã bắt đầu suy yếu. Vua thấy được trách nhiệm của mình, đã viết chiếu hối lỗi cùng thần dân rằng: “... Trẫm còn bé đã phải gánh vác việc lớn, lại ở trong cửu trùng sâu thẳm không biết nỗi khó nhọc đời sống muôn dân, lại nghe lời bọn tiểu nhân mà gây oán với người dưới. Dân đã oán thán thì Trẫm còn biết dựa vào ai! Nay Trẫm sẽ sửa đổi lỗi lầm, cùng trăm họ bắt đầu canh tân. Ai có sản nghiệp bị sung công sẽ được hoàn lại”. Các vua nhà Lý quả là hiếu thuận và coi trọng thần dân ‘trăm họ, khi biết mình sai cũng đã có chiếu nhận 62
  12. 'TO/ểt '^lOỉểt/t (Sá/tụ ■f 'ỷ/M (Ui/tợ / a/ v/ thiếu sót và tỏ ra ân hận với lỗi lầm đã để dân khổ, còn luôn nhớ lời răn của các tiên vưcmg: “Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”, hơn nữa ngay trong nội lộc triều đình, Thái hậu (mẹ Lý Anh Tông) cũng vẫn muốn Lý Long Xưởng dù đã mắc lỗi lầm, đã bị truất sẽ trở lại ngôi vua! Đến đây triều chính còn trụ được là nhờ có Thái sư phụ chính Tô Hiến Thành, ông là một con người thép, quyết không nhận hối lộ của Thái hậu và lời cầu xin của bà vợ hiền; họ đều xin cho Long Xưởng trở lại ngôi vua. ông vẫn cương quyết làm theo Di chiếu của nhà vua là Lý Anh Tông. Đến lúc đại thần nhiếp chính họ Tô đã lâm bệnh nặng, Thái hậu đến hỏi: Nếu ông mệnh hệ nào thì ai sẽ thay ông? Không cần do dự ông trả lời ngay, có quan Gián nghị đại phu Trần Trung Tá đang đi công cán ở ngoài biên ải. Thái hậu ngạc nhiên hỏi lại: Võ Tán Đường đã hết lòng chăm sóc bệnh tình của ông, sớm tối thuốc thang bên giường bệnh sao ông vô tình thế? Ý Thái hậu muốn Võ Tán Đường là cháu mình sẽ thay quyền nhiếp chính nên bà nói thêm: Trần Trung Tá, từ 63
  13. KÌM CỔ________________________________________________________ khi ông ốm, ông ta đã đến thăm lần nào đâu? ông trả lời: Trần Trung Tá đang lo việc lớn của triều đình. Chỉ người này mới đảm đưcíng được trọng trách. Còn nếu kề cận phục vụ cấp trên khi mệt nhọc thì còn ai hơn Võ Tán Đường! Đến lúc trọng thần nhiếp chính nhắm mắt xuôi tay, không còn ai đứng mũi chịu sào, thì bao rối ren và sự bất mãn ào đến với ngai vàng mà Cao Tông đang ngự! Ngai vàng chẳng lung lay sao được? Ôi cũng là thời vận nhà Lý đã đến lúc suy rồi! Lý Cao Tông nối dòng họ Lý Mới lên ha còn bé chưa khôn Biết gì việc nước việc non! Bao nhiêu sự việc dập dồn trôi qua Tô Hiến Thành vẫn là nhiếp chính Nhưng tuổi cao lại hệnlì tật nhiều Biết rằng chẳng sống hao nhiêu! Ông căn dặn đến những điều tâm can 64
  14. '9 / / t 'S tỈH Ợ - r jĩt* t tU ỉềtợ ,£ự . Khi Thái hậu hỏi quan nhiếp chính Nôĩ nghiệp ông, ông định thay ai? Ông không ngần ngại nói ngay Có Trần Trung Tá thẳng ngay kiên cường Thế còn Võ Tán Đường? - Hậu hỏi Vốn là người sớm tối thuốc thang Thưa: Trần Trung Tá giỏi giang Để làm việc lớn xứng danh anh tài Còn cần một người phục vụ Ngoài Tán Đường còn có ai hơn! Lời ông vàng đá sắt son Là lời nhắn gửi nước non chân tình Đi đến cuộc hành trình sau chót Người lính già không chút nghỉ ngơi Bây giờ cánh hạc về trời Nước non còn lại những lời yêu thương Dân cả nước với nhiều thương tiếc Xây đền thờ đê biết công lao Một đời khí phách thanh cao Rượu cay chén rượu, hương ngào ngạt hương 65
  15. KỈM CỔ Lý Cao Tông còn đương tuổi nhỏ Lại thiếu người dạy dỗ bảo ban Đê dán cực khổ lầm than Lại nghe bọn xấu càng làm dân đau Ông hối hận thầm lau nước mắt Đất sung công trả đất cho dân Vương triều Lý đã suy dần Ba mươi tám tuổi đường trần xa cnơi Ông đã đến cái nơi phải đến Đê hương hoa đèn nến phụng thờ Ba nhăm năm ở ngôi vua Có công sửa lỗi đều nhờ ý dân. 66
  16. 'ĩỉề/t (Bỉútợ - fÌểMcuutợ frỉ/í/ LÝ HUỆ TÔNG Lý Huệ Tông tên húy là Lý Hạo Sảm, con trưỏfng của Lý Cao Tông, mẹ là Hoàng hậu họ Đàm. Ông sinh vào tháng 7 năm Giáp Dần (1194), năm Mậu Thìn (1208) được sắc lập làm Hoàng Thái tử. Khi Lý Cao Tông qua đời , ông lên ngôi báu, là vua thứ 8 của triều Lý. ở ngôi 14 năm (1210-1224), chán ngán cảnh làm vua, ông truyền ngôi cho con gái thứ hai là Công chúa Phật Kim, tức là Công chúa Lý Chiêu Hoàng, rồi xuất gia ở chùa Chân Giáo, hiệu là Huệ Quang Đại sư. 7'ới Lý Huệ Tông, quả đúng là “họa vô đon chí”. Tiếng là làm vua nhưng chẳng mấy khi được sống yên ổn ở kinh thành Thăng Long, ngược lại, luôn phải sống bôn tẩu đó đây bởi những cuộc xâu xé giữa các phe phái trong triều đình đưong thời. Có lúc nhà vua chỉ còn vỏn vẹn trong tay vài ba chục người theo hầu. Đang khi bôn tẩu gian nan thì cuộc xung đột trong nội bộ hoàng tộc lại bùng nổ quyết liệt, giữa một bên là Đàm Thái hậu (mẹ đẻ 67
  17. KÌM CỐ của Lý Huệ Tông) và một bên là Trần Thị Dung (vợ của Lý Huệ Tông). Trở lại chuyện cũ, hồi Lý Huệ Tông còn là Thái tử, bởi cuộc náo loạn kinh thành năm 1209 mà Lý Huệ Tông phải chạy đến Hải Ấp. Tại đây Huệ Tông đã kết hôn với con gái của Trần Lý là Trần Thị Dung, năm đó, Huệ Tông 15 tuổi. Nhưng cuộc hôn nhân này không được vua cha là Lý Cao Tông chấp thuận. Tháng 3 năm 1210, Lý Cao Tông đã sai quan thượng phẩm phụng ngự là Đỗ Quảng đến Hải Ấp đón Huệ Tông về, và không công nhận Trần Thị Dung. Mấy tháng sau, Lý Cao Tông mất, Lý Huệ Tông lên nối ngôi và công việc đầu tiên của nhà vua trẻ tuổi là cho người đi đón Trần Thị Dung. Nhưng có nhiều trở ngại do cả hai bên gia đình. Sau nhiều lần bị ngăn trở, cuối cùng Trần Thị Dung cũng đến được với Lý Huệ Tông, nhưng Đàm Thái hậu cho rằng Trần Tự Khánh (anh Trần Thị Dung) là kẻ phản trắc, bảo vua bỏ và đuổi đi. Nhưng Huệ Tông luôn đi sát vợ để bảo vệ, có lần trong thức ăn có thuốc độc, nên mỗi bữa ăn, vua 68
  18. '2 ^ / 'ĩỉì/t/t 'Síỉítụ - c^M íUỉềtợ ,Ẩ ỉtvềtí i(/ chia cho vợ một nửa số đồ ăn thức uống.của mình, và không lúc nào cho xa rời. Rồi đến một đêm vua cùng vợ lẻn đến chỗ quân của Trần Tự Khánh. Năm 1216 (Bính Tý), Trần Thị Dung sinh hạ Thuận Thiên công chúa và cuối năm đó thì được sắc phong làm Hoàng hậu. Vì sự thế thời; Lý Huệ Tông làm vua thế nào mặc dầu nhưng đối với Trần Thị Dung, thì quả là người chồng đáng kính. Vua chúa mà làm được như vậy hiếm lắm. Rất tiếc là Lý Huệ Tông chỉ sinh được hai Công chúa không có con trai nối dõi; lại rất buồn vì mất hết •quyền lực như thể bị giam lỏng ở trong thâm cung. Buồn sầu chẳng than thở cùng ai nên thành trầm cảm, nói quá thành điên. Thế rồi lại bị áp lực, không còn đủ minh mẫn để làm vua thì buộc phải để ngai vàng cho con gái mà lại là con gái nhỏ 7 tuổi mới trớ trêu làm sao? Đen bước sau lại bị ép phải vào chùa làm sư, nhưng vẫn bị giám sát; lúc ấy Trần Thủ Độ đi qua chùa, thấy Huệ Tông đang nhổ cỏ ở sân chùa. Thủ Độ đi ngang trước mặt Huệ Tông nói to rằng : “Nhổ cỏ phải 69
  19. KỈM CỔ ______________________________________________________ nhổ sạch cả gốc rễ”! Huệ Tông biết mình chẳng sống được lâu bèn vào trong phòng lấy giải lụa tìm đến cái chết để yên thân! Thời Lý Huệ Tông, cơ nghiệp nhà Lý ngày càng suy tàn rồi sụp đổ khi Công chúa Phật Kim được truyền giữ ngôi báu. Năm 1226 Huệ Tông qua đời, táng ở Thọ Lăng Thiên Đức, hương cổ Pháp quê nhà. Lý Huệ Tông có phần thua kém Nối ngôi cha lại hiếm con trai Việc dân, việc nước trong ngoài Có Trần Thủ Độ là người lo toan Mười bốn năm ông làm Hoàng đế Nhưng binh nhung quyền thế bao nhiêu? Tháng năm quanh quẩn trong triều Không con nối dõi là điều khổ tâm Trong khi đó họ Trần lấn tới Nắm quyền binh khí giới trong tay Huệ Tông ngày một hao gầy Tinh thần suy sụp lòng đầy âu lo 70
  20. ^êV t ^ ỉf t /f (S /íể tự - cyi/M íU í/tự Ẩ lự /r /ể u Ông nhất định vào chùa niệm Phật Để ngai vàng điện ngọc cho con Chiêu Hoàng mới bảy tuổi tròn Lại là con gái đang còn ngây thơ Nên mọi việc phải nhờ Thủ Độ Người gian hùng đang có mưu thâm Đổi triều từ Lý sang Trần Thời cơ chước quỷ mưu thần tính toan Rồi ghép nối Chiêu Hoàng - Trần Cảnh Hai tâm hồn mỏng mảnh non tơ Kết thành chồng vợ vui đùa Nhường chồng ngôi báu tuổi thơ! Tấn - Tần Tuy vị thế nhà Trần đã vững Đê cõi lòng bớt những môi lo Huệ Tông nhổ cỏ sân chùa Bỗng nghe có tiếng ai vừa nói to "Nhổ cỏ phải nhổ cho hết rễ" Ông biết mình chẳng thể sống lâu Thắt vuông lụa trắng cơ cầu! ưng dung ông bước lên lầu ra đi! 71
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2