intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Địa chí huyện Đức Thọ: Phần 2

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:522

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Địa chí huyện Đức Thọ: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đức Thọ-một vùng văn hoá đặc sắc; các xã và thị trấn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Địa chí huyện Đức Thọ: Phần 2

  1. PHẦN THỨ BA ĐỨC THỌ - MỘT VÙNG VĂN HÓA ĐẶC SẮC
  2. CHƯƠNG I VĂN HÓA DÂN GIAN Đức Thọ là vùng đất cổ. Cha ông ta , những người dân bản địa , di duệ của lớp người tiền sử rú Dầu - Cồn Bến Lội cùng với lớp lớp những người nhập cư từ lưu vực sông Hồng, sông Mã và cả người Hán , người Minh , phía Bắc , người Chiêm Thành phía Nam , vừa tính kế sinh tồn mở mang cơ nghiệp , giữ gìn quê hương, đất nước , vừa tạo ra , tích luỹ được cả một kho tàng văn hóa phong phú , để thoả mãn nhu cầu về tinh thần , tình cảm và tổng kết được những tri thức cần thiết cho cuộc sống . Trong kho tàng sản phẩm văn hóa ấy , song song với văn hóa · bác học , và trước cả văn hóa bác học là nguồn văn hóa dân gian văn hóa mẹ , văn hóa gốc dồi dào và đậm sắc thái riêng . Nguồn văn hóa ấy liên tục phát triển trong hàng nghìn năm , ngày càng giàu có với “vốn tự tạo ” và “ vốn du nhập ” từ hai phía đất nước , được giữ gìn bằng cái tâm , và lưu truyền qua cửa miệng trong quá trình lịch sử , thường xuyên được trau chuốt thêm , bổ sung thêm , “ nhân bản " nhiều thêm . Đến nay , dù phần lớn đã rơi rụng , mất mát , nguồn vốn ấy vẫn quá phong phú và đặc sắc , bao gồm vốn tri thức dân gian , nghệ thuật dân gian , phong tục , tập quán và các hoạt động văn hóa khác trong dân gian . I - Tri thức dân gian được ứng dụng hàng ngày trong đời sống quảng đại nhân dân và thường được đúc kết bằng ngữ văn (tục ngữ , phương ngôn , ca , vè ... ) để dễ nhớ và dễ truyền bá . Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp , thủ công nghiệp ,
  3. 214 ĐỊA CHÍ HUYỆN ĐỨC THỌ những hiểu biết về thiên văn , thủy văn , địa lý , lịch sử , y dược , triết lý ... và những kinh nghiệm ứng xử ... Dân gian khẳng định rằng , muốn sống được phải biết sự trời (và sự đời) , phải có tri thức . Biết sự trời mười đời không đói (hoặc không khó) . Tri thức dân gian được đúc rút từ kinh nghiệm của nhiều người , qua nhiều đời , được tích luỹ thành một kho báu . Người nông dân xưa , trước tiên phải có những hiểu biết về “ sự trời” , những tri thức về thiên văn , thủy văn. Bài Tình ca 24 tiết là bản “ nông lịch ” giản đơn : - ... Thanh minh rồi cốc vụ (vũ ) Chộ (thấy ) ló (lúa) lố (trổ ) đầy đồng . Ngồi ngẫm sự tình chung . Chạnh một niềm vàng đá . Bước sang tuần lập hạ . Nghe chim quyên gọi hè. Ngày não một tiếng ve. Đêm mơ màng giấc bướm . Nước tứ bề lai láng . Ló (lúa ) ngàn mẫu hươm vàng . Tiết tiểu mạn bước sang . Người gắt (gặt ) hái đầy đàng , Trông người thương nỏ chộ (chẳng thấy ) ... Mưa nắng , thời tiết có ảnh hưởng đến mùa màng và đời sống . Người ta có thể đoán biết qua các hiện tượng tự nhiên , mây , gió , trăng , sao , cây cối , súc vật , côn trùng v.v ... - Thâm đông thì mưa , thâm dưa thì khú . - Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang . Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút. · - Mây vỏ trút thì mưa , mây nhả bừa thì nắng. · - Một cái sao , một ao nước . - Quầng đại hạn , tán trời mưa . · Mưa - sớm mai mài ra đi rú . Chuồn chồn đã dạo, không bạo (bão ) thì lụt. · Chuồn chuồn bay thấp thì mưa , Bay cao thì nắng , bay vừa thì nhim (râm) . · Mống rú Mèo trèo lên chạn .
  4. ĐỨC THỌ - MỘT VÙNG VĂN HÓA ĐẶC SẮC 215 · Mống dài trời lụt , mống cụt trời mưa , - Ráng mỡ gà có nhà thì chống v.v... Người vùng Đức Thọ (và các nơi khác) chiêm nghiệm như vậy . Lại còn các hiện tượng : chớp giật , sấm đất thì bão lụt : cỏ gà , rễ của nhú trắng , cây ngải trổ hoa , gà ăn cỏ , chó mửa khan ... thì mưa ; kiến đen leo ngược - tò vò làm tổ trên cao. thì lụt ; măng tre mọc giữa bụi thì bão to ; lại còn "Được mùa cau , đau mùa lúa " , “ Lắm sim đại hạn, lắm nhạn (nhãn ) được mùa” : Lại còn “ Hâm mốt (tháng tám , giỗ ) Lê Lai, hâm hai Lê Lợi ; “ Tháng chín bão rươi , tháng mười bão cá ” v.v ... Những câu ca , câu tục ngữ , phương ngữ như trên rất nhiều . Ngoài ra còn có những Bài ca thời tiết , Bài ca con nước... đều được đúc kết từ những chiêm nghiệm nghìn năm . - Ai về Đức Thọ thì về Nước trong , gạo trắng nhiều bề làm ăn. Đức Thọ gạo trắng nước trong , Khuyên ai về Đức Thọ , cho thong dong con ngài (người) . Những câu ca , bài vè về phong thổ như vậy rất nhiều . Đó là tri thức địa lý dân gian . Bên cạnh những câu trên , giới thiệu một nét chủ yếu về Đức Thọ gạo trắng nước trong , tức là cái giàu đẹp của cả huyện , lại có những câu , những bài nói về đặc điểm từng vùng , từng làng, xã . Có nơi người thanh , cảnh đẹp , làm ăn dễ dàng : - Ai vô Hà Tĩnh coi voi, Ai về Phù Thạch mà coi chùa Gành . · Trai Đông Thái, gái Yên Hồ , Gặp nhau xây dựng cơ đồ cũng nên . - Muốn ăn cơm nếp độ (đỗ ) chà, Muốn lấy vợ đẹp thì ra Yên Hồ. - Thượng , Hạ là đất thanh nhàn , Khuyên em về Thượng , Hạ cùng lập lường bán buôn v.v ... Lại có nơi làm ăn vất vả , ăn uống kham khổ: - Dù ai béo bạo (khỏe ) như trụ (trâu) , Về đất Kẻ Ngù cũng tóm (gầy ) như dam (cua đồng ) . - Tường Xá là đất bãi bồi ,
  5. 216 ĐỊA CHÍ HUYỆN ĐỨC THỌ Em về Tường Xá cạp chồi lá ngô . - Chen chúc trửa (giữa ) đất Yên Hồ , Cơm khoai thì ít ló ngô thì nhiều . - Em về Bại Trửa mà coi, Hai nồi úp một (nấu khoai ) hẳn hoi vô cùng. - Ai về Cận Kỵ (hay Kẻ Nướt ) mà coi, Bắc niêu lên bếp , xách oi ra đồng. - Khoai Kẻ Hạ , cá Hồ Thông , Hết tiền , trộn củi ra sông Chợ dầu . - Anh đi Mụ Giạ mỏ trì (chì ) Em về mỏ cối lo bề nuôi con. · - Giàu Kẻ Dạ như lá bềnh bềnh v.... Đức Thọ là đất làng cày , cũng là vùng có nhiều nghề thủ công nổi tiếng : - Tiếng lành đồn xa, tiếng tốt đồn xa, Cái nghề sợ (thợ) mộc nhất là Thái Yên . . Làm quan Kẻ Hạ , làm hàng mạ Nghĩa Yên . · Chợ Hôm ép dầu, chợ Cầu múc bột. - Nghĩa Yên lừa ma, Bùi Xá lọc nước . - Nón Hạ buộc quai thao vàng , Em về dưới Trổ đổ đàng (đường) với anh . - Khi mô cho đến đò Tuần (Tam Soa) Để em mua lụa Hạ , may áo quần cho anh . - Trăng lên khỏi ngọn cơn (cây ) tre , Lấy chồng Kẻ Thượng (hay đóng nốc ) chở ba ghe trên đồng. · Tiền đồng thì mặc tiền đồng , Em về lấy chồng cào hến đủ ăn v.... Lại còn rất nhiều bài ca , bài vè phong thổ giới thiệu khá cu the những nét chính về địa lý tự nhiên và nhân văn một địa phương . Đây là Phong thổ làng Huệ Ốc ( Tàng Cao , nay thuộc xã Đức Hòa) : · Gẫm ra trời đất sắp bày , Lần xem phong thổ xưa nay khác thường . Giang sơn chung tủ rõ ràng , Rú Rờn cao ngất , vực Tàng trong veo.
  6. ĐỨC THỌ - MỘT VÙNG VĂN HÓA ĐẶC SẮC 217 Gẫm xem phong cảnh còn nhiều , Sau lùm Ngũ Lão trước lèn Cửu Long . Cồn Thoi múi bãi thủy cùng , Bàu Rò là đó , giếng Rồng là đây . Kia Thất Tú , nọ Tam Thai , Núi này Nhất Tự , nhỏn này Độc Xôi . Cũng nhờ mấy kẻ tài bồi , Đời đời võ quận văn khôi liền liền . Gành Tàng đất ấy vững bền , Địa linh nhân kiệt tiếng truyền ngàn xưa ... Đây là Phong thổ Yên Hồ : · Đất Yên Hồ cảnh thú vui thay Vốn xưa thiên địa đã đắp xây vun trồng . Sông La chảy một dòng Dân " Bình Yên " hai chữ . Tả Minh Lang lịch sự , Cũng tại thánh mắt hiền , Dòm (nhìn) hai xã Nhân , Yên , Cũng cận kề tương tiếp ... Đất Yên Hồ đã đẹp , Dòm phong cảnh đã vui , Cây nhơn nhởn cây tươi , Cảnh đờn dờn cảnh tốt... ... Trai văn nho sĩ hạnh , Lo sách vở luyện rèn , Tối tối lại thắp đèn , Lo sôi kinh , nấu nữ , Trai sôi kinh, nấu sử , Mong gặp hội rồng mây , Gái canh cửi , cấy cày , Ra sánh cùng thiên hạ. Xuân rồi sang hạ , Thu rồi lại sang đông , Nhờ thiên địa ấm phong , Được bình yên no đủ ,
  7. 218 ĐỊA CHÍ HUYỆN ĐỨC THỌ Được bốn mùa no đủ . Nhớ xưa chuyện cũ, Vua dựng trại Trùng Quang , Cũng dãy dọc, toà ngang , Bóng cờ xí rộn ràng , Lính cấm vệ nghiêm trang , Dân tung hô vạn tuế... Sử xanh còn chép để Công sức của người xưa , Chịu dầu dãi nắng mưa , Lo cấy gắt (gặt ) cày bừa , Kẻ canh cưới tằm tơ , Người rèn thổi, đục cưa , Lo đi sớm về trưa , Để nuôi quân đánh giặc, Giúp vua Trần đánh giặc , Để giữyên xã tắc , Để giữ vững âu vàng, Chữ thái bình thịnh trị, hát vang muôn đời. Gương quan Ngự sáng ngời ... ... Nước sông Lam ghi tạc , Đá núi Thành ghi tạc... Và đây là Phong thổ Việt Yên Thượng : Anh ở huyện La Sơn , Xem phong cảnh mô hơn , Họa địa đồ cho rõ . Bến Tam Soa đã có , Núi Thiên Nhẫn dăng ngang , Đất Thượng , Hạ phố phường Mặc sức em buôn bán , Tha hò nường vùng vậy , Khe Vũ Môn cá nhảy , Con cá hóa ra long . Hữu Bạch hổ Tàm Phong Tả thanh long Yên Mã .
  8. ĐỨC THỌ - MỘT VÙNG VĂN HÓA ĐẶC SẮC 219 Họa địa đồ bản xã Có phượng ấn , trung đồ , Dưới có chợ bán mua Trên có chùa , có miếu . Vũng Hồ Dương thủy đáo Trước La Thủy án tiền . Nước lưu thủy lưu liên, Năm bốn mùa bát tiết . Rú Mồng lê trên hết Đất Dỵ Nguộn tử quy Rú Việt Lĩnh cũng uy , Được non Bồng thế vượng . Nước dòng La kéo xuống . Đất tứ chí giao kề Nào địa mạch ai khai Được trước rào sau hói . Trai đi thi văn giáo, Gái dệt lụa thêu rồng Lính lo việc nhà vương Để lên quan thăng chức Trước nhờ ơn tổ đức Truyền từ cổ dĩ lại, Được gái sắc trai tài, Làng Nho gia tử đệ . Nhất là cận thủy Nhì là cận sơn . Họa địa đồ bên mô kém, bên mô hơn . Loại ca , vè phong thổ như vậy còn rất nhiều : Phong thổ Trung Lễ, Phong thổ Ngũ Khê , Phong thổ Mỹ Xuyên , Phong thổ Thái Yên v.v ... Bài Phong thổ Thái Yên có đoạn : "Nguyên làng ta ngay trước Cổ hiệu là Thái Bình - Sau cải lại thôn danh - Đặt Thái Yên mỹ tự - Cũng dân thuần, tục mỹ - Cũng thượng mục hạ hòa - Không theo sự kiêu ngoa - Chỉ một bề cần kiệm - Người canh nông cần kiệm - Đào hói mới lại dài - Nghề thuyền thợ có tài - Kiểu mẫu chi cũng đủ ... "
  9. 220 ĐỊA CHÍ HUYỆN ĐỨC THỌ Ở loại Phong thổ, bên những câu , bài về " địa chí" lại có những câu , bài về "nhân chí" nữa . "Thái Yên sợ (thợ ) mộc có tài - Thứ nhất Cửu Ngại, thứ hai ông Hồng ” là một ví dụ . Lại có những bài như nói về các nhân vật có tiếng của đất Trung Lễ xưa . Văn chương đồn đảo , Tiếng chói quan Nghè (Lê Văn Kỷ ) . Phô nói Tây nghe, Có ông Đốc Giải (Lê Thước ) . Cày bừa bay nhảy (? ) Có ông Chắt Hương . Lắm rọng (ruộng ) nhiều nương, Có bà Giải Phó , Sợ (thợ ) mộc mần (làm ) phó Có Ngoéc Nhị , Cu Ty , May vá ai bì. Bà Đề, cố Ước . Đi xuôi về ngược , Vô quán ông Diên Rượu bán loèn choèn , Có mụ Hét Ký . Ăn uống bí tỉ , Vô cửa cu Binh . Buôn bán phân minh, Cậu cu Sâm mở phố. Đói nghèo vay nợ Vô cửa cụ Hàn . Tre ná (nứa ) thưng đan , Ông cu Sanh cũng khéo v.... Loại ca , vè phong thổ trước tiên nhằm cung cấp những điều nên biết , cần biết về một địa phương , chủ yếu là đề cao , tôn vinh , nhưng đôi khi cũng chê một việc chưa hay , một tật xấu nào đó , ví như : "Nghĩa Yên lừa ma (làm hàng mã) , "Mồm như Kẻ Thượng " ( đàn bà ra chợ nói lấn át người khác) , Mất trụ ( trâu) lên Cận Kỵ ( nói ở đây có kẻ trộm trâu ) , thô tục là đất Quang Chiêm - Lấy dao bứt cỏ, lấy liềm bửa cau v.v.... Cũng như vè phong thổ, vè nhật trình cung cấp những địa
  10. ĐỨC THỌ - MỘT VÙNG VĂN HÓA ĐẶC SẮC 221 danh , những đặc điểm từng nơi trên con đường người ta đi qua . Ngược Ngàn Sâu , Đi đào kênh Voi , Buôn gạo chợ Vịnh , và cả bài Đi lính mộ sang Tây , đều là những bài vè nhật trình . Đi lính mộ là tác phẩm của ông Đồ Trưng , bị bắt lính đưa sang Pháp trong đại chiến thế giới lần thứ nhất ( 1914-1918) kể về hành trình từ lúc ra đi đến khi sang tới Mác - xây ( Pháp ) . Sau đây là kể đoạn đường từ Hải Phòng vào Sài Gòn , ra Côn Lôn : ... Hải Phòng là chốn Bắc Châu Vượt ba ngày sẽ vào thâu Nam Kỳ . Sài Gòn tới tỉnh một khi, Anh em gióng giả lên đi phố phường . Kìa đại lộ , nọ phố thương Kìa nơi ca xướng nọ hàng cao lâu . Phong lưu rất mực một màu, Chơi ba ngày sẽ xuống tàu nhổ neo. Chín giờ nghe tiếng coi reo , Xúp - lê tàu chạy biết theo đường nào . Bỗng nghe sóng lượn ào ào , Trời xanh biển lặng một màu bao la . Trông về cố quốc đất nhà, Mịt mù phong cảnh biết là nơi đâu !... ... Tàu đi vừa độ mấy giờ , Thấy non xanh ngắt gọi là Côn Lôn . Nhìn xem hình thể cũng buồn , Làm thơ tả cảnh thất ngôn một bài ... Nông dân xưa không được đi học , hầu hết mù chữ , nhưng họ "thuộc sử " , họ nắm được khá nhiều tri thức lịch sử qua những câu ca , bài vè , những truyện kể , truyền miệng từ đời này đến đời khác , tất nhiên là thiếu hệ thống và có khi không chính xác . Nhưng như vậy cũng đã quý lắm rồi . Ngày trước , con cháu trong họ ai lại không biết gốc tích họ mình , người trong làng ai lại không rõ lai lịch làng mình . Người ta học " Sử họ " , " Sử làng " qua những câu chuyện được lớp trước truyền lại . Người họ Đào , họ Đoàn ở Yên Hồ biết các vị thủy tổ là Trạng
  11. 222 ĐỊA CHÍ HUYỆN ĐỨC THỌ Nguyên Đào Tiêu , quê xứ Thanh , và Khôi nguyên Đoàn Xuân Lôi từ xứ Bắc vào ở lại đây lập nghiệp , sau khi mất , được dân lập miếu thờ . Kẻ Giè vang tiếng đồn xa , có hai quan Trạng dân ta phụng thờ . Hai ngôi miếu không còn, nhưng dân Kẻ Giè ( Yên Hồ) thì đến nay vẫn truyền câu ca ấy . Người họ Đinh Đông Khê không quên gốc gác vốn từ Gia Viễn , Ninh Bình đến , là di duệ của công thần nhà Lê Đinh Liệt ... Nhiều dòng họ có bài diễn ca truyền cho con cháu dễ thuộc , dễ nhớ . Con cháu họ Phan Đăng ở Thái Yên truyền câu hát về gốc tích họ mình : " Họ ta chức trọng quyền sang , Trước ở Nha Lộc( ? ) vào làng Thái Yên . Đến nay gần được nghìn niên, Xây nên cự tộc ở miền nhà quê ". Đây là bài "Mai tộc văn " (họ Mai Trọng ở Đông Thái) : " ... Tổ tiên công đức họ ta , Ghi trong gia phổ truyền nhà phân minh . Họ Lê xưa ở xứ Thanh , Đời vua Hồng Đức tòng chinh Chiêm Thành , Sắc ban hướng đạo lĩnh binh, Anh em hợp lực địch binh tan tành . Trang Mai , huyện Lệ , Quảng Bình . Hay đâu dinh lệ tướng tinh đã dời ... ... Cửu trùng phán hỏi phân minh, Ân ban tứ tính họ mình họ Mai... " Và đây là đoạn mở đầu bài " Trần tộc phổ diễn ca " : Hiên song thanh thả ngày rồi , Chạnh niềm sẽ nhớ đến đời tổ tiên, Biên làm gia phổ một thiên, Để con cháu biết đời truyền toả ra . Tỉnh Hà , phủ Đức, huyện La , Xã là Thịnh Quả gọi là Nam Lân. Nguyên ta bản hộ công thần Từ ông Trần mỗ dần dần kể ra . Đầu lòng sinh gái một bà, Triều vua Thái Tổ đức nhà Hoàng Lê .
  12. ĐỨC THỌ - MỘT VÙNG VĂN HÓA ĐẶC SẮC 223 Có công dực vận phù suy , Một con một mẹ đều thì vinh hoa. Mẹ thời Hoàng Vại Vua Bà , Hoàng phi con cũng một tòa vinh phong . Gái lên phủ tía lầu hồng , Trai thì cũng đấng anh hùng chẳng chê. Anh em trung nghĩa quyết bề, Công trong nhà nước tiếng ngoài viễn nhân . Bình Ngô khai quốc công thần , Quốc công , quốc tính đượm nhuần ơn trên ..." . Dân làng Tường Xá đều rõ " sử làng " : " Về đời vua Trần Anh Tông ( 1293-1313) có sáu ông họ Lê , Nguyễn , Phạm , Trần , Bùi, Bạch từ Thăng Long vào lánh nạn ở Nghệ An , ngụ dưới Rú Rum (Lam Thành ) , thấy bãi bồi giữa lòng rào Rum đất đai màu mỡ , cỏ tốt cây xanh , bèn ra dựng trại nuôi Dê . Cái xóm nhỏ đầu tiên ấy gọi là Dương Xá (nhà nuôi Dê) . Khoảng năm Canh Tuất đời Lê Hồng Đức ( 1490) đến năm Bính Dần đời Đoan Khánh ( 1506) , do làng có nhiều người học hành , đỗ đạt , tên làng mới được đổi thành Tường Xá (nhà học ) ... " . Còn người vùng Ngũ Khê , Trại Côốc , xuống Kẻ Bàu (Mỹ Xuyên ), Kẻ Dạ ( Cận Kỵ ) ai mà không biết làng mình xưa là đất do Hoàng hậu Bạch Ngọc tổ chức khai phá , lập lên đầu thế kỷ XV . Và , Mỹ Xuyên (Đức Lập) xưa là Trung Phạm lấy tên vợ chồng ông Trần Quốc Trung và Cận Kỵ xưa là Kính Kỵ , lấy tên vợ chồng ông Nguyễn Thời Kính , là những gia thần của bà Bạch Ngọc ... Người ta biết " sử làng " đại khái vậy thôi . Nhưng trong làng , thì mỗi ngọn núi , con sông , mỗi cánh đồng, con đường ... đều có sự tích ; có nhiều khi được truyền , kể rất ly kỳ ; Ví như : rú Mồ côi ( Tùng Ảnh ) là một hòn đất bị đánh rơi khi ông Đùng gánh về xây dãy rú Trăm Ngàn - Thiên Nhẫn 999 ngọn . Ở Yên Hồ có đội đồng Cửu Phủ , còn ở Bùi Xá lại có đội đất Nhà Giáo . Đó là nơi đặt phủ lỵ và trường học (có nhà của quan Giáo Thụ ) phủ Đức Thọ đầu thế kỷ XIX ... Lại có tên Chợ Trai thì được giải thích : Hồi quân Ngô (Minh ) đô hộ , lính tráng ra chợ cướp bóc , trêu gẹo , đàn bà , con gái không ai dám đi , chợ toàn là đàn ông , con trai bán mua với nhau nên gọi thế( ? ) . Còn xuất xứ của tên Chợ Giấy lại là : Hồi ấy quan Nghè Phan Phúc Cẩn ( 1458- ?) ở trên Kẻ Hạ vào đây mở trường
  13. 224 ĐỊA CHÍ HUYỆN ĐỨC THỌ dạy học , cho cưới cái chợ để bán giấy bút cho học trò , chợ có nhiều hàng giấy , ở đâu cần mua cũng phải đến đây (? )... Lại nữa , Cầu Khóng xưa có tên " cầu Thị Lang " thì nhiều người đã biết là do quan Thị Lang Trần Dực bắc lại ; " Cầu Cố Bá " (trên tỉnh lộ 5 bây giờ) thì do vợ chồng một nhà khá giả , không con cái , dốc hết của cải tích góp được ra bắc cầu làm việc phúc đức ; " Đập Cố Thống " tức đập Bạ , ngăn đoạn hói Bạ trước gọi là " vực Mười hai" , ở làng Chính Trung , là công trình của cố Thống (Hoàng Văn Kỷ ) đắp lên khi cố đứng ra khai khẩn vùng đất hoang ở đồng Ba ; Và cánh đồng dưới rú Quan có tên gọi "bãi Đúc Chuông " lại liên quan đến bà Võ Thị Du , người Lạng Thôn , vợ ông Nguyễn Đình Thông ở Chính Trung , làm Phó sứ đồn điền Đức Quang sau làm thừa huyện Tư Vinh (nay thuộc đất Thừa Thiên ) đời Lê . Gia phả họ Nguyễn thôn Chính Trung (bản chữ Hán) chép : Ông bà đều mộ đạo Phật , ông mất khi bà mới 27 tuổi , nhưng bà không tái giá , thường hay giúp đỡ người nghèo và xuất tiền đúc năm quả chuông lớn cùng các chùa Tân Giang (chùa Bế ) ở Lạng Thôn và các chùa ở Du Đồng (chùa Hưng Long , chùa Thôn Hạ v.v ... ) Các làng nghề luôn nhắc đến sự tích vị tổ sư: Thợ đóng thuyền Trường Xuân đều biết ông Phạm Đà , sống dưới thời Lê - Mạc , đã lập trại đóng thuyền bên sông La , dạy trai trẻ trong làng học nghề... Thợ mộc Thái Yên thì coi ông Nguyễn Viết Đức và Nguyễn Quang Diếu (tổ các họ Nguyễn Viết , Nguyễn Trọng) , đã truyền nghề mộc cho dân làng từ đời Lê . Tập trung nhất là chuyện kể về các nhân vật lịch sử có tiếng tăm , và về những sự kiện lịch sử quan trọng . Xã Yên Hồ có bài Nghĩa vương chính khí ca kể chuyện Nguyễn Biểu, đến nay vẫn được truyền tụng : "... Trời đất nhẽ. Thuở bụi vàng hiu hắt, Xe lục phi chật vật hạnh Chi La . Tuyển hoàng hoa chiếu mệnh đài thần . Khâm lịnh chỉ đáo ngay sân giặc Phụ . Yến gia tân thiết một bàn nhân thủ, Miếng ngọt ngon no nghĩa phủ trung can . Trương Phụ đã rụng mật mê hồn, Chắc chắc lưỡi gớm ghê khen tiết nghĩa ... ..Miếu Bình Hồ ngọn cỏ xanh xanh ,
  14. ĐỨC THỌ - MỘT VÙNG VĂN HÓA ĐẶC SẮC 225 Cái hàn nha kêu trên cành tà dương . Lê triều lâm ngự vạn phương , Sắc phong Thượng đẳng đại vương phúc thần . Lịch triều phong hộ quốc , tí dân . Sơn Đẩu đó , hậu nhân chiêm ngưỡng đó... " Đây là bài vè về cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất ( 1874) của Tú Tấn , Tú Mai , Đội Lựu , lưu truyền ở Nhân Thi : Năm Giáp Tuất nhị thập thất niên , Văn thân hai tỉnh xuất tiền mộ quân. Đầu ra cướp nước tranh Vương , Hóa ra nát thịt tan xương cả bầy . Đầu ra sát tả bình Tây , Hóa ra cướp hết huyện này , phủ kia. Triều đình sai các quan về , Quan Lịnh, quan Võ , quan Đề Hổ oai. Kéo lên đánh với Tấn , Mai . Lịnh binh, Khâm phái đã vài trận lui . Công văn Đội Lựu chạy xuống sách (thách) chơi : " Triều quan có đánh thì mời lên đây !" Bây giờ giặc đã bấy chầy Đàng trong Đội Ngọc đàng ngoài quan Cao ( ? ) Quan phủ sức dân đào hào, Mồng hai tháng tám quan Cao kéo về. Công văn bẩm với quan Đề, Bấy giờ " giặc " đã kéo về Nhin (Nhân ) Thi. Quan Đề cất gánh ra đi, Kéo lên đến phủ , " giặc" thì lui ra . Quan Đề gọi: Bớ binh ta ! Truyền quân võ cử đôi ba mươi người . Dàn ra một trận mà chơi . Dàn ra một trận trửa nơi đồng Chìn . Văn thân thì có bảy nghìn Bên triều thì được ba nghìn còn lưng , Triều thì súng bắn vang lừng , " Giặc " thì chỉ chạy vào rừng mà thôi.
  15. 226 ĐỊA CHÍ HUYỆN ĐỨC THỌ Những thằng làm đã trơi đời , Khi đầu lừng lẫy , sau hơi làm xằng . Lọng xanh chóp bạc huênh hoang , Làm thì nỏ được ăn tốn lang (lương ) tốn tiền . Mười ngày đánh " giặc " lưu tiên, Đốt khắp huyện Hương lại liền huyện La . Làm chi cho khổ dân ta , Đàn ông chạy ngược , đàn bà chạy xuôi ? ... Bây giờ " giặc " đã yên rồi , Ta đặt một chuyện để đời cho hay " . Những bài vè Ấm Ninh hạ thành Hà Tĩnh , vè Quan Đình không chỉ ngợi ca Lê Ninh "Anh hùng lập chí công danh - Trọng vì việc nước mà khinh việc nhà ... " hay tự hào về Phan Đình Phùng : " Quan Đình người ở quê ta · Khí thiêng un đúc sơn hà Hồng Lam ..." mà là những bài học lịch sử rất cụ thể và bổ ích . Hàng loạt bài ca , bài vè về các phong trào yêu nước và Cách mạng , về các cuộc kháng chiến ... cũng vậy . Lại có mảng chuyện kể rất phong phú về các sự kiện và nhân vật lịch sử trong huyện , trong vùng . Chuyện vua Trần Trùng Quang lên ngôi ở Bà Hồ , vua Lê đóng quân ở thành Lục Niên , Chuyện mẹ con Hoàng hậu Bạch Ngọc chiêu dân lập ấp , tiếp tế quân lương cho nghĩa quân ... , chuyện các võ tướng , công thần , các nhà yêu nước và Cách mạng , từ những vị có công lao to lớn , tiếng tăm lừng lẫy , đến những người bình thường như " thầy thuốc Lê Mai ở Trường Xuân " , ông thợ dác ở Vĩnh Khánh đi theo nghĩa quân Lam Sơn v.v ... Chuyện ông thợ dác tóm tắt như sau : " Hồi quân Minh sang cướp nước ta , có một chàng trai không rõ họ tên , quê quán đến dựng lều trên rú Đất làng Vịnh Khánh , làm nghề thợ dác nuôi thân . Lúc vua Lê về đóng quân ở núi Thiên Nhẫn , ông ra ứng nghĩa đánh giặc , cứu nước , từng lập nhiều công trạng . Sau khi đuổi được giặc , thiên hạ yên bình , ông trả chức tước , xin về quê cũ, dựng lại túp lều , ngày ngày đi dác ở trong vùng . Về già , ông mất trong ngôi lều , mối vùn thành mộ ... Về sau dân Địa Vì bên kia sông Phố , làm ăn khó khăn , thường hay đau ốm , bèn sang núi thắp hương khấn nguyện , xin vong linh ông thợ dác phù hộ , quả nhiên ứng nghiệm . Làng bèn lập miếu thờ ông
  16. ĐỨC THỌ - MỘT VÙNG VĂN HÓA ĐẶC SẮC 227 bên mộ , hương khói quanh năm . Đến đời Tự Đức , theo lời khai báo của dân địa phương , triều đình ban sắc phong ông làm phúc thần , hiệu là " Phù trì hách trạc Tiên dác đại Vương" . Những chuyện kể (thoại) về phong trào Cần Vương , Duy Tân - Đông Du , Xô viết Nghệ Tĩnh càng phong phú . Ngoài chuyện Lê Ninh , chuyện quan Đình , có các chuyện về tướng Cao Thắng , chuyện Đề Trạch và Đốc Chanh , chuyện Cán Úy , chuyện Đội Quyên và " cố Thần " Ngô Quảng, chuyện Quảng Hiến (Nguyễn Văn Hiến , nguyên là lý trưởng Yên Trung , tham gia nghĩa quân được phong Chánh quản) , chuyện Bát Khuê (quê Thịnh Quả , làm thư lại ở Nghệ An , theo nghĩa quân , khét tiếng một vùng ) , chuyện cô Tơi (Ngưu y nữ , vợ ba Đội Quyên) , chuyện bà Phan Thị Đại (chị ruột cụ Phan , mẹ ông Giải Huân ) , chuyện bà Phan Thị Hét (vợ ông Lê Văn Huân ) , chuyện bà Bảo theo chồng ra Côn Đảo v.v ... đều là những bài lịch sử được dân gian sáng tác và "xuất bản miệng" , truyền đến hang cùng ngõ hẻm . Bên cạnh mảng ca , vè , chuyện trên đây lại có rất nhiều ca , vè , chuyện về thiên tai (Bão lụt năm Giáp Tuất ( 1874) (?) , Lụt tiểu mãn năm Quý Hợi ( 1923) , nạn mất mùa năm Quý Hợi ( 1923) , Nạn đói năm Ất Mão ( 1915) , Nạn đói năm Bính Thìn ( 1916) , Nạn đói năm Ất Dậu ( 1945) , v.v ... Về địch họa ( Nạn sưu thuế, Cái nạn công sưu , Tây đốt làng Cẩm Trang , Tây đóng đồn Thái Yên , Tây vây bắt Trang - Hét ở Yên Phú , Dân khổ vì Nhật v....) . Một đoạn về " Trận bão lụt năm Giáp Tuất" : ... Mồng năm tháng tám Phát bão giờ Dần Cho đến giờ Thân Nhọc lòng thiên hạ . Lúc phong ba vấn rã , Ta biết nhờ vả ai ? Sinh ra kiếp con ngài (người ) Trời đã mần (làm ) phải chịu. Hết đàng lo liệu, Ai tính được việc trời , Nước trửa (giữa ) bãi băng vời Phát phong ba bão táp
  17. 228 เรี ĐỊA CHÍ HUYỆN ĐỨC THỌ Nhà thưng phên lưa (còn ) lạt , Nhà đóng ván lựa đinh , Tàu sa mái lựa tranh , Hai đầu hồi trống cả. Ngoài Cửu thiên giang hạ , Trong tiên tổ thăng đằng , Bàn tiên sư anh linh, Cũng dụng tình tắm nác (nước ) Ga (gà ) trong truồng (chuồng ) xao xác , Lợn trong cũi nhảy lồng Vợ van chán thì chồng Ta liều thân trửa ( giữa ) trận ... ... Mấy đời mấy thuở , Ná (nửa ) cánh lốt chở bò, Cồn sáu thước đang su ( sâu ) " Trào ( sào ) mười hai chưa đủ ... Và một đoạn vè Dân khổ vì Nhật : Kể từ anh Nhật sang ta , Giáp Thân (1944 ) Quý Vị ( 1943 ) hai ba năm này. Đông Dương nhiều nỗi đắng cay , Vải cao , bạc hạ , lúc này tính sao ?... ... Gẫm cho thiên hạ mấy lâu, Thọ Tường , Yên Thái hai cầu đứt đi . Mành thời hai chiếc ngập đi , Nghi Xuân , Phủ Đức tức thì bị bom . Ông đồn , quan phủ đứng dòm , Làm phu cho Nhật bị bom đã nhiều ... ... Bom bỏ Nhật nỏ chết một ngài An Nam chết hết lấy gì mà sinh ? Bởi vì Nhật kéo về Vinh . Cho nên anh Mỹ sang mình bỏ bom !... Có bài ca , vè nói về những việc liên quan đến cả vùng , cả huyện (như vè Đắp đường hoả xa , vè Đi phu đắp đường số tám , vè Đắp đê La Giang v.v .. ) hoặc chỉ nói việc một làng một xã ( vè Tường Xá làm hạ điện , Thịnh Quả dựng đền , Yên Thọ , Nhân Thọ
  18. ĐỨC THỌ - MỘT VÙNG VĂN HÓA ĐẶC SẮC 229 làm đền , Thái Yên ghép đàng đá v.v... ) . Tất cả đều là sử liệu dân gian có giá trị . Dân gian không chỉ học , biết sử một họ , một làng, một huyện , mà còn học , biết sử của dân tộc , và từ đầu thế kỷ XX còn biết " Chuyện năm châu " . "Á, Úc với Phi, Âu, - Bên Tây cầu châu Mỹ ..." Chuyện " Cách mạng Xô Nga " nữa ... Một trong những bài vè được phổ biến rộng rãi ở Đức Thọ cũng như toàn Nghệ Tĩnh là bài " Anh hùng nữ kiệt nước ta " , non 100 câu mà tóm lược lịch sử đấu tranh oanh liệt của nhân dân Việt Nam từ đời Hồng Bàng đến lúc Pháp sang cai trị , khẳng định rằng : " ... trong cõi Á Đông - so anh hùng nữ kiệt nỏ ai đồng nước ta" , từ Phù Đổng Thiên Vương, Bà Trưng , Bà Triệu , Lý Nam Đế , Ngô Quyền , đến Đinh Tiên Hoàng , Lê Đại Thành , Lý Thường Kiệt , các vua Trần , vua Lê Thái Tổ, Nguyễn Huệ v.v... Kỹ thuật dân gian là tất cả những tri thức tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất từ nghìn năm của người nông dân, người ngư dân , người thợ thủ công... Nói chung , kỹ thuật dân gian thì ở Đức Thọ cũng như ở nơi khác , đã được đúc rút , phổ biến rộng khắp . Riêng một số vùng chuyên canh ( chuyên trồng mía , trồng ngô , trồng khoai lang ...) hay làm một nghề thủ công mà nơi khác không có (làm giấy , làm miến bột , nấu rượu v.v ... ) thì có những kinh nghiệm hành nghề, những kỹ thuật riêng . Trong sản xuất nông nghiệp , ngày nay nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến , nhưng chung quy cũng không ngoài bốn vấn đề mà cha ông xưa đã tổng kết : Nước , phân, cần, giống . Xưa không có các công trình thủy lợi để tưới tiêu chủ động như bây giờ , nên việc đắp bờ giữ nước là rất quan thiết đến vụ cày cấy , không để “ruộng mất nước cốt " . Trừ một ít nơi gần núi có sinh thủy , còn thì nông dân luôn phải "ngửa mặt lên trời" , " lạy trời mưa xuống " mà thôi . Nước phải đủ , nhưng cũng phải được tưới đúng lúc . Làm mùa tháng năm mà gặp "mưa tháng ba thì ra mọi sự , mưa tháng tư thì hư mọi chuyện" , làm vụ mười "mưa tháng sáu là máu rồng" . Lúa gặp mưa rào thì quý , nhưng dưa thì gặp "mưa ngoi nam " mới tốt ... "Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt ló" . Không chỉ cây lúa mà bất cứ
  19. 230 ĐỊA CHỈ HUYỆN ĐỨC THỌ loại cây , con nào , khâu chọn giống cũng có tầm quan trọng quyết định : " Tra (già ) giống thì mau mộng" , hạt giống già thì mọc khoẻ . Giống cau thì phải hái trái vào đầu tháng tư dương lịch , tiết Thanh minh , còn giống chè hái vào cuối tháng mười , tiết sương giáng ; do đó có câu "Cau Thanh minh, chè sương giáng". Không chỉ lúa , ngô , cau , chè ... mà " Khoai lang , bù rợ , cà pháo , thuốc lào , cho ghẹo làm sao cũng giữ lấy giống" . Không chỉ chọn giống , mà còn phải trau giống nữa . "Ngài đẹp vì lụa , ló tốt vì phân " , "Ló có phân như thân có của " . Chẳng những biết cây cần có đủ phân , mà còn biết cây nào bón loại phân gì , bón vào thời kỳ nào . "Ló phân hoai , khoai phân tươi" . Xưa , người ta chưa biết đạm là gì , chưa biết rằng trong cơn dông , sấm sét cung cấp cho cây cối một lượng đạm rất lớn , nhưng qua kinh nghiệm , người ta cũng biết rằng : "Ló chiêm ngấp nghé đầu bờ - Nghe ba tiếng sấm trổ cờ mà lên " . Trong lao động sản xuất , chữ " cần " không phải chỉ hì hục mà làm , mà phải có kinh nghiệm , có tri thức . Làm lúa thì giống phải tốt , phải chọn kỹ , nhưng giống tốt mà làm ruộng mạ kém thì cũng hỏng . "Con hư tại mạ , má hư tại trưa" . Trưa mạ cũng phải làm đất thật kỹ , cũng như chuẩn bị ruộng cấy . Kinh nghiệm của nông dân là "ruộng già bừa , trưa già cày". Hơn nữa , trưa mạ không chỉ "già cày " , cày nhiều lần , mà còn phải bừa kỹ nữa . " Bừa dọc rồi lại bừa ngang - Đất tươi mười lượt , bàn trang mười lần " . Còn ruộng cấy thì : " Cơm ăn một đội ( bát ) răng (sao ) no - Rọng (ruộng ) cày một lượt sao cho đành lòng " , " Cày lắp tốt ló " mà ! Ngày trước , dùng giống cũ , người ta có kinh nghiệm là cây lúa thường nở hàng ngang (hàng lườn) nên phải cấy thưa hàng này . Còn hàng dọc (hàng sông) không nở , phải cấy mật độ cao thì mới lợi . Đây là kỹ thuật rất được chú ý . Phải cấy " Nhặt hàng sông , đông hàng con " ; " Nhặt hàng sông - lưa thưa hàng bụi thì chồng mới yêu " . Người đi cầy thuê cũng nhằm vào khâu này mà bắt bí chủ : " Trả choa đủ gạo, đủ tiền - Thì choa mới cấy cho liền hàng sông - Nhược bằng ít gạo, ít công - Thì choa sẽ cấy cho đông hàng lườn " . Chăm sóc đồng ruộng là chuyện phải làm thường xuyên , đắp bờ , tát nước , bón phân , làm cỏ ... lại phải năng thăm ruộng xem có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2