intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:238

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Phần 1 gồm các nội dung chính như sau: Cơ sở lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực trạng sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản: Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Chịu trách nhiệm nội dung: ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: ThS. VĂN THỊ THANH HƯƠNG TS. HOÀNG MẠNH THẮNG TRẦN HÀ TRANG NGUYỄN THỊ THẢO BÙI BỘI THU Trình bày bìa: PHẠM DUY THÁI Chế bản vi tính: HOÀNG MINH TÁM Đọc sách mẫu: NGUYỄN THỊ THẢO VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4139-2020/CXBIPH/7-337/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5358-QĐ/NXBCTQG, ngày 15/10/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 10 năm 2020. Mã số ISBN: 978-604-57-6102-1.
  2. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Vũ Trọng Lâm Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam / Vũ Trọng Lâm. - Tái bản lần thứ 2. - H. : Chính trị Quốc gia, 2020. - 356tr. ; 21cm ISBN 9786045754931 1. Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Lãnh đạo 3. Đổi mới 324.2597075 - dc23 CTK0232p-CIP
  3. PGS.TS. VŨ TRỌNG LÂM ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Xuất bản lần thứ hai, có chỉnh sửa, bổ sung) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT HÀ NỘI - 2020
  4. LỜI NHÀ XUẤT BẢN H ơn ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Những thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã đạt được trong công cuộc đổi mới một lần nữa chứng minh vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Hiện nay, trong giai đoạn cách mạng mới, những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước, đã tạo ra cả thời cơ, thuận lợi lẫn thách thức, khó khăn đan xen, vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng càng quan trọng, luôn là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta; đồng thời thực hiện chủ trương tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa {5}
  5. ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG... Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng để đất nước ta vững bước trên con đường đổi mới, phát triển nhanh và bền vững. Cuốn sách chuyên khảo Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của PGS.TS. Vũ Trọng Lâm trình bày cơ sở lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phân tích thực trạng sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó, đưa ra các quan điểm và giải pháp chủ yếu về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cuốn sách được xuất bản và phát hành lần đầu ở Việt Nam năm 2018, được dịch và phát hành ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cùng năm, đạt giải C về sách chính trị, kinh tế, pháp luật Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ hai năm 2019. Để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu của bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ hai, có chỉnh sửa, bổ sung cuốn sách trên. Trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 02 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT }6
  6. LỜI NÓI ĐẦU S ự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thực tế khách quan đã được khẳng định trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền, đó là tất yếu khách quan lịch sử, là trọng trách nặng nề đã được Nhân dân giao phó. Trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, đòi hỏi phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về nội dung và phương thức để vừa khẳng định vị thế, vai trò, uy tín của Đảng với tư cách là một đảng cầm quyền duy nhất, vừa phát huy vai trò, uy tín của Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”, “Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế {7}
  7. ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG... vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”1. Để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của Nhà nước thì việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội có ý nghĩa quyết định. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, là yêu cầu tất yếu, khách quan trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là yêu cầu khách quan về mặt chính trị của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền. Sự lãnh đạo của Đảng phải tuân theo những quy luật hình thành, phát triển và hoàn thiện của Nhà nước pháp quyền. Việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu sự đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức, hoạt động của Nhà nước là hết sức cần thiết từ góc độ của luật học và các ngành khoa học khác. Dưới góc độ luật học, cần đi sâu nghiên cứu phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, đối với hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr. 175. }8
  8. LỜI NÓI ĐẦU Vấn đề Đảng lãnh đạo và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được đề cập ở nhiều công trình khoa học. Tiêu biểu trong đó là các công trình khoa học đề cập nhu cầu khách quan của việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng đối với từng lĩnh vực hoạt động cơ bản của Nhà nước trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng. Trong cuốn sách chuyên khảo:“Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2008 của GS.TS. Phạm Ngọc Quang, các vấn đề vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được phân tích sâu sắc. Phương thức lãnh đạo của Đảng phải được đổi mới để bảo đảm và phát huy dân chủ mọi mặt trong đời sống xã hội. Phương thức lãnh đạo của Đảng được đặt ra trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, mà không trở thành chuyên quyền, độc đoán là vấn đề sống còn của Đảng, của chế độ. Cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, Chính phủ, Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân. 9{
  9. ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG... Về vai trò của Đảng với tư cách là một đảng cầm quyền ở nước ta, cuốn sách chuyên khảo của GS.TS. Nguyễn Văn Huyên: “Đảng Cộng sản cầm quyền - Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng”, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011 đã tập trung phân tích chủ yếu về vấn đề: đảng chính trị và đảng cầm quyền nói chung, Đảng Cộng sản cầm quyền nói riêng, đặc biệt nhấn mạnh nội dung và phương thức Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Các giải pháp đổi mới nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng đối với các thành tố của hệ thống chính trị bao gồm: đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; đổi mới nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng trên các lĩnh vực: quá trình hoạch định đường lối, chính sách, công tác tư tưởng, công tác tổ chức - cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát quyền lực trong nội bộ Đảng, công tác đào tạo cán bộ, công tác bầu cử. Đề tài KX.04.01 “Cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” thuộc Chương trình KX-04 giai đoạn 2001 - 2005 do GS.VS. Nguyễn Duy Quý làm Chủ nhiệm đề tài, đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Nội dung của đề tài đã tập trung làm rõ việc nhận thức } 10
  10. LỜI NÓI ĐẦU và thực hiện về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phải đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới kinh tế; khâu mấu chốt là tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở cấp Trung ương và chính quyền ở cấp địa phương; hoàn thiện quy trình, quy chế làm việc của các cấp ủy đảng. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: KX 10-07 do GS.TSKH. Đào Trí Úc làm Chủ nhiệm đề tài: “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, tập trung nghiên cứu, luận giải về vị trí, vai trò, nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống chính trị nước ta thời kỳ đổi mới, kinh nghiệm của các nước về các cơ chế và hình thức kiểm tra, giám sát xã hội; kinh nghiệm phối hợp các cơ chế và hình thức này với các cơ chế và hình thức kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Trên các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung trong bài báo khoa học: “Phương thức lãnh đạo của Đảng với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2+3, tháng 01/2009) đã khẳng định về điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng với tư cách là một đảng cầm quyền trong điều kiện xây 11 {
  11. ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG... dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cơ sở hợp pháp đầu tiên và quan trọng nhất của một đảng lãnh đạo, một đảng cầm quyền là có đủ khả năng nhận thức được những vấn đề mang tính quy luật tồn tại và phát triển của xã hội, giải đáp được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội để định hình được mục tiêu và con đường đi lên xã hội đó. Về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập pháp, tác giả Nguyễn Văn Yểu, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong bài viết: “Một số vấn đề về Đảng lãnh đạo hoạt động lập pháp”, Báo điện tử của Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, chuyên mục Nghiên cứu lý luận, ngày 02/11/2012, đã tập trung làm rõ một số vấn đề về các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền, tính tất yếu của việc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cắt nghĩa lý do phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập pháp. Cuốn sách chuyên khảo của GS.TS. Lê Hữu Nghĩa và PGS.TS. Bùi Đình Bôn (đồng chủ biên): “Thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng cầm quyền và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân”, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013, đã phân tích sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng cầm quyền } 12
  12. LỜI NÓI ĐẦU và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân. Xác định tính chất, phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong một số lĩnh vực trọng yếu, cơ chế và giải pháp để Đảng, Nhà nước hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Trong quá trình góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 và sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, đã có một số công trình đề cập vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiêu biểu như bài viết của GS.TS. Lê Hữu Nghĩa: “Hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp sửa đổi”, Báo Nhân dân điện tử, ngày 20/12/2013, đã đề cập những nội dung mới trong việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng, khẳng định trách nhiệm của Đảng đối với Nhân dân: Đảng chịu trách nhiệm trước Nhân dân về mọi quyết định của Đảng, chịu sự giám sát của Nhân dân. Vai trò lãnh đạo của Đảng là hợp lòng dân, hợp hiến, hợp  pháp. Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện rõ nét, đầy đủ hơn về nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đối với các tổ chức của đảng và  đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhiều công trình khoa học khác đã đề cập sự cần thiết phải hoàn thiện cơ sở pháp lý về vai trò cầm quyền của Đảng. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước 13 {
  13. ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG... pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, cần xác định rõ hơn mối quan hệ giữa các tổ chức đảng với các cấp chính quyền. Cần thiết lập cơ chế bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, bảo đảm cho các quy định của Hiến pháp và pháp luật luôn có hiệu lực thực tế, phát huy được vai trò, tác dụng trong cuộc sống. Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu, tham khảo, kế thừa nhiều ý kiến khoa học của các công trình về sự lãnh đạo của Đảng trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, đặc biệt là GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu về nội dung cuốn sách. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Tác giả PGS.TS. VŨ TRỌNG LÂM } 14
  14. Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ 1. Sự hình thành các đảng chính trị Trong đời sống chính trị, xã hội, các đảng chính trị có vị trí, vai trò quan trọng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội. Vị thế, vai trò, tầm ảnh hưởng của các đảng chính trị có sự khác nhau tùy thuộc vào chính thể, cơ chế tổ chức quyền lực chính trị và văn hóa chính trị của mỗi quốc gia. Từ khi ra đời cho đến suốt quá trình tồn tại và hoạt động, các đảng chính trị đều mang bản chất giai cấp rõ rệt. Đảng chính trị là đại biểu cho hệ tư tưởng, cho lợi ích của giai cấp trong xã hội, không có đảng chính trị nào là phi giai cấp, siêu giai cấp. { 15 }
  15. ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG... Quá trình hình thành của đảng chính trị bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, đồng thời cũng là thời kỳ ra đời các hệ thống chính trị của các nhà nước tư sản non trẻ ở Tây Âu và Mỹ1. Các tổ chức tiền thân của các chính đảng là các nhóm chính trị, các câu lạc bộ. Tại nước Anh, các tổ chức đảng được phôi thai từ thế kỷ XVII (theo đánh giá của T.B. Macaulay - Chính trị gia người Anh, những nhóm đầu tiên có thể gọi là các đảng chính trị là những người thuộc Cavalier và Rouhead: Cavalier là nhóm các kỵ sĩ hộ tống vua Charles I trong thời kỳ nội chiến ở Anh và Rouhead là những người ủng hộ nghị viện). Ở Pháp, sự phát triển của các nhóm nhỏ được coi là các đảng mới được hình thành, phôi thai từ cuộc cách mạng năm 17892... nhưng phải đến cuối thế kỷ XVIII, đảng chính trị mới xuất hiện. Ở Mỹ, Đảng Dân chủ xuất hiện năm 1792 với tư cách là một nhóm cử tri ủng hộ Thomas Jefferson trở thành Tổng thống năm 1801 (Đảng Cộng hòa ra đời muộn hơn, vào năm 1854). Trong lịch sử phát triển của loài người, khi xã hội phân chia thành giai cấp, mâu thuẫn về lợi ích 1. Xem Văn phòng Quốc hội: Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 47. 2. Xem Joseph La Palombara and Myron Weiner: Political parties and Political development, Princeten University Press, USA, 1966, p. 5. } 16
  16. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG... giai cấp xuất hiện. Lịch sử đấu tranh giai cấp đã chứng minh rằng, đấu tranh giai cấp phát triển đến một trình độ nhất định thì các đảng chính trị mới có khả năng ra đời. Các đảng chính trị được xuất hiện trong cách mạng tư sản, trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Trong điều kiện lịch sử mới, quyền lực nhà nước không còn nằm trong tay vua chúa và không được truyền cho con cháu theo nguyên tắc “cha truyền con nối”. Việc thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước được tiến hành bằng phương pháp bầu cử phổ thông, đầu phiếu. Xét về phương diện tổ chức quyền lực nhà nước, đảng chính trị xuất hiện như là kết quả việc hạn chế quyền lực của nền quân chủ chuyên chế, của sự ra đời quyền bầu cử (thế kỷ XIX)1. Trong bối cảnh đó, các lực lượng muốn chiếm giữ quyền lực và nhân rộng tầm ảnh hưởng trong xã hội cần phải bảo đảm cho mình sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng. Chính đảng chính trị đã trở thành công cụ hợp pháp để phản ánh quyền lợi của những nhóm cử tri khác nhau và để chọn lựa giới thượng lưu cho xã hội. Đây chính là những lý do khách quan cho sự cần thiết phải có đảng chính trị. 1. Xem Văn phòng Quốc hội: Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước, Sđd, tr. 47. 17 {
  17. ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG... Sự ra đời và phát triển của các chính đảng có liên quan chặt chẽ đến ba khái niệm cơ bản: quyền tồn tại của các nhóm khác nhau trong xã hội, quyền các nhóm được kiểm soát và chi phối lãnh đạo, hạn chế quyền của phái đa số cầm quyền1. Biểu hiện tập trung, cụ thể và thiết thực của ba khái niệm đó là quyền giành quyền lực bằng con đường tuyển cử và bằng đấu tranh ở Quốc hội. Một số Quốc hội ra đời sớm ngay khi còn chế độ quân chủ chuyên chế như Quốc hội Anh (giữa thế kỷ XIV), Quốc hội Pháp (giữa thế kỷ XV). Các sự kiện đó đã phản ánh mối quan hệ thống trị, đấu tranh và hợp tác giữa nhà vua, quý tộc, tư sản và nông dân trong một thời gian tương đối dài trước khi có các cuộc cách mạng tư sản. Tại Hoa Kỳ, Quốc hội và Chính phủ đều ra đời qua thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và thiết lập chính quyền tư sản. Trong bối cảnh đó, các chính đảng ra đời và phát triển. 2. Khái niệm đảng chính trị Trên thế giới đã có nhiều cách quan niệm về đảng chính trị, vừa có nét tương đồng, vừa có sự khác biệt thậm chí khác nhau khá xa. Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã đưa ra định nghĩa về đảng chính trị 1. Hồ Văn Thông: Hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.95. } 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2