intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Góp phần nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:272

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Góp phần nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam" trình bày đề cập đến nhiều vấn đề chung, tổng quát về lịch sử gần 80 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn thể hiện sự quan tâm của tác giả đến lịch sử các khu vực, địa phương ở nước ta. Phần 1 cuốn sách trình bày một số nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lenin - Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1931-1975).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Góp phần nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Phần 1

  1. 11. '' / v . - . V ■ ' ^ X . ^ ^ w ỉ' ^ ■? y ' G ú P PHẦN NGHIÊN CỨU •ầĩĨG' ề ^* ộĩiGSẢp h NHÀ XUÁT BẢN CHÍNH TRỊ QUốC GIÁ ^ ^ • ' *'^7:' ' • - - r / . -V Ị-* • ■ í , > “ r. ■ . K.ri
  2. 3KV1 Mã sô": C T Q G - 2009
  3. PGS, TS. TRƯƠNG MINH DỤC G d P PHẦN NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẶNG CỘNG SẢN V ĨỆ T NAM NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội - 2009
  4. LÒI NHÀ XUẤT BẢN Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gần 80 năm qua đã chứng minh rằng: Sự ra đời, tồn tại và phẩt triển của Đảng là xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, Đảng không phải là một tổ chức tự thân, mà nhiệm vụ của Đảng là phục vụ lợi ích của giai cấp, của dân tộc, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong và là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam, xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân ta. Sự ra đòi của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền V Ớ I vai trò, công hiến vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Công lao to lớn của Ngưôi là đã xây dựng thành công Đảng Cộng sản ở một nưóc thuộc địa nửa phong kiến. Đảng Cộng sản Việt Nam do Ngưòi sáng lập và rèn luyện đã giữ vững và phát huy bản chất giai cấp công nhân, giữ vững quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin là '‘đội tiên phong dũng cảm và là đội tham mưu sáng suốt” của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. Thành quả của hơn 20 nám đổi mới đất nước một lần nữa khẩng định sự lãnh đạo tuyệt đốì của Đảng đôi với sự nghiệp cách mạng ỏ nước ta. Nghiên cứu, tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm từ lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một việc làm quan trọng, cần thiết. Điều đó góp phần củng cô" niềm tin son sắt của nhân dân ta vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và kiên trì con đường cách mạng mà Đảng ta đã lựa chọn. Trên cơ sở đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
  5. xuất bản cuốn sách: Góp p h ầ n nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sdn Việt Nam của PGS, TS. Trương Minh Dục. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu và giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của tác giả trong 30 năm qua. Nội dung cuốn sách không chỉ đề cập đến nhiều vấn đề chung, tổng quát về lịch sử gần 80 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn thể hiện sự quan tâm của tác giả đến lịch sử các khu vực, địa phương ỏ nước ta. Cuốn sách là tài liệu học tập» tham khảo quan trọng, bổ ích cho sinh viên và các nhà nghiên cứu. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 7 năm 2009 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Qưốc GIA 6
  6. LÒI G iôl THIỆU Trong bài nói chuyện tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao, Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi hiết bao nhiêu tinh. Đảng ta là đạo đức, là văn minh, Là thống nhất, độc lập, là hòa bỉnh ấm no. Công lao của Đảng thật là to, Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng". Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua chặng đường lịch sử gần 80 năm. Gần tám mưđi năm qua, lịch sử dân tộc Việt N am gắn liền với quá trìn h hình th àn h và p hát triển của Đảrig Cộng sản Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã sinh ra Đ ảng và chính Đ ảng đã làm rạng danh dân tộc Việt Nam. Từ một nước thuộc địa chưa có tên trên bản đồ thế giới, từ năm 1930 khi Đảng ra đòi, qua 15 năm đấu tranh cách m ạng trả i qua ba cuộc tổng diễn tập (1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945), Đảng đã lănh đạo nhân dân ta làm nên Cách m ạng T háng Tám năm 1945 vĩ đại, lật nhào chế độ thực dân và phong kiến. Tiếp đó, Đ ảng lãnh đạo n h ân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chốíng thực dân Pháp xâm lược
  7. và can thiệp Mỹ (1945 - 1954), kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lẫy lừng, đánh dấu sự mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Từ năm 1954 đến năm 1975, Đảng đã lãnh đạo toàn dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ỏ miền Nam nhằm thống nhất đất nước. Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta đã đánh bại bốh chiến lược chiến tranh của năm đòi tổng thốhg Mỹ: chiến lược "Chiến tranh một phía" dưới thòi Tổng thống Aixenhao, chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" dưới thời Tổng thống Kennơđi, chiến lược "Chiến tranh cục bộ" dưối thòi Tổng thống Giônxơn và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" dưới thòi các Tổng thống Níchxơn và Giêrôn Pho. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã thực hiện đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, thu giang sờn về một mốì, cả nước độc lập, thốhg nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau ngày đất nưóc thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong mưòi năm (1975 - 1985), nhân dân ta đã th u đưỢc những th àn h tựu quan trọng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, song do nhận thức chưa đầy đủ vể chủ nghĩa xă hội và tính chất phức tạp của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ỏ một nước nông nghiệp lạc hậu, vì vậy kinh tế - xă hội đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đòi sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vói tư tưởng chỉ đạo: "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật"^ tại Đại hội lần thứ VI (12-1986), Đảng ta đã chủ trướng tiến hành công cuộc đổi mối. Qua hơn hai mươi năm thực hiện đường lốì đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.77. 8
  8. khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước sang giai đoạn p h át triển mới. giai đoạn công nghiệp hóa. hiện đại hóa. Việc nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quá trình lãnh đạo cách mạng được đặt ra sớm và được Đảng ta coi trọng. Lịxih sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ môn mới của khoa học lịch sử và sớm đưỢc đưa vào giảng dạy trong các trường Đảng, tiếp đó là ở các trường đại học, cao đẳng, góp phần đào tạo đội ngũ lãnh đạo, quản lý và cán bộ khoa học - kỹ thuật của đất nước. Quá trình nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã hình thành một đội ngũ cán bộ khoa học chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp đông đảo. Nhiều công trình nghiên cứu về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đưỢc công bô' góp phần to lớn vào việc giáo dục truyền thông cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử cận - hiện đại Việt N a m thuộc khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hỢp Hà Nội, tôi làm công tác giảng dạy, nghiên cứu Lịch sử Đảng tại Trưồng Nguyễn Ái Quốc phân hiệu IV, nay là Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tiếp theo các công trình thuộc hướng nghiên cứu chính về chính sách của Đảng trong vấn để dân tộc đã đưỢc công bố như: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); X ây dựng và củng c ố khối đ ạ i đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008); Thực hiện chính sách dân tộc của Đ ảng ở các tỉnh m iền Trung - Tây N guyên trong những năm đổi mới, (Nxb. C hính trị - H ành chính, Hà Nội, 2009), cuôn sách mà bạn đọc có trong tay là kết quả nghiên cứu của tôi trong 30 năm nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam được chọn lọc từ 9
  9. các bài viết công bô^ trên các báo, lạp chí. kỷ yếu khoa học. Cùng với việc nghiên cứu các vấn đề chung của Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi còn tiếp cận các vấn đề lịch sử địa phương khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Ngoài sử dụng phương pháp lịch sử và lôgíc là những phương pháp của khoa học lịch sử, các phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp tổng k ế t thực tiễn cũng được sử dụng đốì vối các nghiên cứu tổng kết thực tiễn. Do các bài viết trải qua nhiều năm tháng, chính vì vậy, có những bài, nếu bây giò viết lại th ì phải sửa chữa vì n h ận thức và tri thức khoa học có sự p h á t triển không ngừng, n h ấ t là các vấn đề liên quan đến tổng k ết thực tiễn công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ của Đảng. Tuy nhiên, tôi cho rằng, những bài v iết trong sách này vốn là sản phẩm hiện hữu của một thòi điểm cụ thể, vì vậy, tôi vẫn giữ nguyên. Có những số liệu, vấn đề đă bị thực tiễn vượt qua, hoặc một số nhận định đánh giá không phù hỢp vói tìn h hình hiện nay cũng là chuyện thường tìn h và r ấ t mong bạn đọc lượng thứ. Nội dung cuốn sách được chia làm bô"n phần: - Một số nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin - tư tưỏng Hồ Chí Minh; - Đảng trong cách m ạng d ân tộc dân chủ n h ân d ân (1930 - 1975); - Đảng trong cách m ạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới; - Một số vấn đề về xây dựng Đảng. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 80 năm qua là vô cùng rộng lớn và vĩ đại. Việc nghiên cứu quy luật phát triển của Đảng, sự lãnh đạo sáng suốt và sáng tạo của Đảng cũng như những kinh nghiệm lịch sử trong quá trình lãnh 10
  10. đạo cách mạng gần 80 năm qua là công việc của nhiều ngưòi, nhiều th ế hệ. Những k ếl quả nghiên cứu về lịch sử quang vinh của Đảng trong cuốn sách này nhằm tuyên truyền và giáo dục truyền thống của Đảng trong quá trình đào tạo, bồi dưSng cán bộ, là thể hiện sự thành kính của tôi đốì vổi Đảng kính yêu. Để cuốh sách này đến tay bạn đọc, có sự giúp đỗ tận tình của các bạn đồng nghiệp, đồng chí - những ngưòi đã bỏ nhiều công sức tuyển chọn, biên tập, hiệu đính. Xin cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đă giúp đõ và tạo điều kiện để cuốh sách ra mắt bạn đọc. Tác giả 11
  11. PHẦN THỨ NHẤT MỘT SỐ NGHIÊN cúụ VỀ CHỦ NGHĨA MẮC - LỀNIN TƯTưỦNG HỐ GHÍ MINH 13
  12. MỐI QUAN HỆ Glfift KHOA HQC VÀ CẮCH MẠNG TRỌNẽ CHỦ NGHÌA m ÃG - LÊNIH - Từ NHẬN THÚC DẾN VẬN DỤNG m m m Thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ XX nhân loại đã chứng kiến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự sụp đổ của một mảng lớn mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Trước sự biến động lịch sử dữ dội đó, một sô" đảng viên cộng sản, trong đó có cả những người vô'n từng là lãnh đạo, và cả nhiều nhà khoa học đã "sám hối", đòi đánh giá lại tính khoa học của học thuyết Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung. Thòi gian càng lùi xa cho phép ta bình tâm đánh giá lại những sự kiện đã qua. Đặc biệt đối với những sự kiện về sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nưóc Đông Âu đã, đang và sẽ tổh không ít giấy mực của các nhà khoa học (chính trị, lịch sử, xã hội học, kinh tế,...). Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc làm sáng tỏ bẳn chất khoa học, mốì quan hệ giữa khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là một nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết đặt ra đối vối những nhà Mácxít. I- Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một chuyển biến căn b ả n tro n g tư tưỏng n h â n loại đã d iễn ra . Chủ n ghĩa 15
  13. Mác - hệ thông những tư tưởng và học thuyết của Mác, học thuyết cách mạng của giai cấp vô sản toàn thế giới được hình thành. Học thuyết cách mạng của Mác ra đời đồng thời với quá trình hoàn thiện của giai cấp vô sản thế giối. Nó là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học xã hội, khoa học tự nhiên trong những năm cuổỉ của thế kỷ XVIII và nửa đầu thê kỷ XIX, cùng vỏi sự phát triển của cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, sự tồn tại và phát triển của một phong trào độc lập của giai cấp công nhân hiện đại. Là một nhà khoa học, C.Mác đã nghiên cứu có kế thừa và hoàn chỉnh một cách thiên tài ba trào lưu tư tưỏng của thê kỷ XIX thuộc ba nưôc tiên tiến nhất của loài ngưòi. Đó là triết học cổ điển Đức, kinh tế - chính trị học cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội khoa học không tưởng Pháp, gắn với các học thuyết cách mạng Pháp nói chung. Với việc phát hiện ra phép biện chứng duy vật, Mác đã phát hiện ra những quy luật chung của sự vận động thế giới bên ngoài cũng như của tư duy con người. Vì vậy, Lênin gọi phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển. Lênin còn đánh giá: việc phát hiện ra quan niệm duy vật lịch sử, hay nổi việc phổ biến, vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật để xem xét những hiện tượng xã hội, đã loại bỏ hai thiếu sót căn bản của ỉý luận lịch sử trước kia: Một là, không nghiên cứu căn nguyên của những động cơ đó, không phát hiện ra tính quy luật khách quan trong sự phát triển của hệ thổng quan hệ xã hội và không nhận thấy rằng trình độ phát triển của sản xuất vật chất là nguồn gốc của quan hệ ấy. Hai là, không nói đến chính ngay hoạt động của quần chúng 16
  14. nhân dân, còn chủ nghĩa duy vật lịch sử. lần đầu tiên đã giúp ta nghiên cứu một cách chính xác khơa học tự nhiên, những điều kiện xã hội của đòi sông quần chúng và những biến đổi của những điều kiện ấy\ Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã mở đường cho việc nghiên cứu rộng rãi toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn của các hình thái kinh tế - xã hội, bằng cách xem xét toàn bộ những xu hưổng mâu thuẫn nhau, bằng cách quy những xu hướng ấy vào những điểu kiện sinh hoạt và sản xuất đã được xác định rõ ràng của các giai cấp trong xã hội, bằng cách gạt bỏ chủ nghĩa chủ quan và thái độ tùy tiện khi lựa chọn những tư tưỏng "chủ đạo" hay khi giải thích những tư tưỏng ấy, bằng cách vạch ra nguồn gốc của mọi tư tưỏng và mọi xu hưóng khác nhau ở trong trạng thái của lực lượng sản xuất vật chất, không trừ một tư tưông, một xu hướng nào. Vói phương pháp tiếp cận đó, Mác đã phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và quy luật giá trị thặng dư là hai phát hiện khoa học vĩ đại lúc đó và cho đến bây giò. Đó chính là cốhg hiến lớn lao của Mác về mặt khoa học cho nhân loại. Cùng với hai phát hiện vĩ đại đó, Mác đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mối xã hội chủ nghĩa giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Với việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Mác chỉ ra cho giai cấp công nhân con đưòng và VÜ khí để giải phóng mình. Đó là tính cách mạng của học thuyết Mác. 1. Xem V.I. Lênin: Mác - Ăngghen - chủ nghĩa Mác, Nxb. Tiến bộ, Mấtxcơva, 1975, tr.l5. 17
  15. V. I. Lênin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới. Cuối những năm 90 của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong bốì cảnh chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc độc quyềrí, Lênin đã tiến hành một cuộc đấu tranh không điều hòa chông bọn cải lương và bọn xuyên tạc chủ nghĩa Mác đủ các loại màu sắc. Lênin đã nâng chủ nghĩa xã hội khoa học lên một giai đoạn mới. Ngưòi đã làm phong phú chủ nghĩa Mác - VÜ khí tư tưởng của thời đại của giai cấp vô sản, đã góp phần công hiến lón lao vào việc đề ra lý luận về chuyên chính vô sản, đã phát hiện nguyên lý mácxít về khối liên minh công nông, vấn đề dân tộc và thuộc địa, về chủ nghĩa quốc tế vô sản, về việc xây dựng và củng cố đ ản g vô sản kiểu mới ìà tổ chức duy n h ấ t đủ sức lãn h đạo cuộc đấu tra n h m uôn hình, muôn vẻ của giai cấp công n h â n và các dân tộc bị nô dịch. Lênin đã xây dựng lý lu ận mới, hoàn chỉnh về cách m ạng xã hội chủ nghĩa, đã chứng m inh k h ả n ăn g chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi ở một nưóc riêng lẻ. Đốỉ với các nưổc có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, Lênin khuyên không nên sao chép y nguyên sách lược áp dụng ỏ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết, "mà phải tự mình suy nghĩ xem những nét đặc thù, những điều kiện và những kết quả của sách lược đó như thế nào; phải áp dụng ở nước các đồng chí không phải từng câu, từng chữ mà là tinh thần, ý nghĩa, những bài học kinh nghiệm của những năm 1917- 1921"'. Lênin đề nghị: "thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội một cách thận trọng hơn, từ từ hơn, phải tỏ ra mềm dẻo hơn, thận trọng hớn, 1. V.I. Lênin; Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, t.43, tr.238. 18
  16. nhượng bộ hơn đối với giai cấp tư sản, đối với trí thức, nhất là đốì với nông dân"‘. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: "Lênin đã giúp nhân dân lao động đang rên xiết dưới ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc hiểu một cách sâu sắc hơn những quy luật phát triển của xã hội, những đòi hỏi và những điều kiện khách quan của cuộc đấu tranh chính trị trong từng giai đoạn của cách mạng vô sản, của toàn bộ phong trào giải phóng. Ngưồi đã dạy cho quần chúng bị áp bức hiểu rõ những sự kiện hiện đại rắc rốỉ phức tạp. Người đã cho họ VÛ khí tuyệt diệu trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng: lý luận và sách lược của chủ nghĩa bônsêvích"^. Tuy nhiên, là nhận thức khoa học, lý luận của Mác cũng phải trải qua kiểm nghiệm của thực tiễn, phải được bổ sung từ thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình sáng tạo ra học thuyết của mình, Mác và Ăngghen ra sức làm cho lý luận đó trở thành tài sản của giai cấp công nhân. Mác và Ăngghen quan niệm một cách đúng đắn về vai trò của hoạt động thực tiễn, hoạt động trong phong trào cách mạng của quần chúng. Các ông cho rằng, lý luận phải là kim chỉ nam cho mọi hành động nên say sưa hoạt động thực tiễn để đem lý luận của mình vào phong trào công nhân. Sau này, Lênin đã nêu ra quan điểm về nhận thức luận: Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả tính hiện thực trực tiếp. Tiếp cận cho được cái phổ biến và cái hiện thực trực tiếp 1. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.43, tr.237. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 513 - 514. 19
  17. với đầy đủ tính đa dạng và luôn biến động của nó mới phát hiện ra những vấn để mới để bổ sung vào lý luận. Do đó, Lênin đã từng nhắc nhở những người cộng sản Nga sau Cách mạng Tháng Mười rằng: "Thực tiễn là tất cả, rằng đã đến một thòi kỳ lịch sử mà lý luận biến thành thực tiễn. Thực tiễn đó là phát triển kinh tế, tổ chức tốt việc sản xuất, là đi vào làm kinh tế, đi sát quần chúng, phát triển quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các địa phướng, giữa công nghiệp và nông nghiệp" ^ Vì vậy, phải bám sát thực tiễn và phát hiện ra những biến đổi của thực tiễn để đề xuất những biện pháp thực tiễn để thúc đẩy thực tiễn phát triển đúng hưóng và bổ sung cho lý luận. Nếu không bám sát thực tiễn, sẽ biến chủ nghĩa Mác - Lênin thành những giáo điều chết. Có lẽ vì thế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét học thuyết Mác có ưu điểm là phép biện chứng. Phép biện chứng chính là chìa khoá cho nhận thức và tiếp cận khoa học. Đó là biện chứng của mốỉ quan hệ giữa khoa học và cách mạng trong ehủ nghĩa Mác. II- Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra quy luật phát triển tất yếu của lịch sử nên nó là VÛ khí tư tưỏng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chông chế độ áp bức, bóc lột và xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, không có người bóc lột người. Vối tư cách là nền tảng tư tưỏng, kim chỉ nam cho hành động, chủ nghía Mác đã khơi dậy tinh thần cách mạng và tập hỢp lực lượng chống áp bức, b ấ t công. Tuy n h iên , k h i v ậ n dụng vào thực tiễn, các hậu duệ của Mác, Ãngghen đã biến chủ nghĩa Mác thành "giáo điều chết" dẫn đến phải trả giá 1. V.r.Lênin: Toàn tập, Sđd, t. 43, tr. 379-399. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2