intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Trần Phú (1981-2010)

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:169

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ phường Trần Phú (1981-2010)" giới thiệu khái quát về sự hình thành, phát triển của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc phường Trần Phú qua các thời kỳ lịch sử: Nêu bật quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ trên tất cả các mặt, làm tài liệu nghiên cứu, góp phần giáo dục bồi dưỡng cho cán bộ đảng viên và nhân dân các dân tộc, lòng tự hào về truyền thống cách mạng;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Trần Phú (1981-2010)

  1. Thành uỷ hà giang Đảng bộ phường Trần Phú LỊCH SỬ Đảng bộ phường trần phú (1981 - 2010) ------ Hà GIANG - 2011 1
  2. Chỉ đạo nội dung: Thường trực Thành uỷ Thành phố Hà Giang. Ban Thường vụ Đảng ủy phường Trần Phú. Biên soạn: Phạm Xuân Thủy: Trưởng ban Khoa học lịch sử Bộ CHQS tỉnh: (Chủ biên). Nguyễn Thế Soái: Nguyên Bí thư Đảng ủy phường Trần Phú. Nguyễn Hồng Nam: Nguyên Bí thư Đảng ủy phường Trần Phú. Trần Tuyên: Nguyên Chủ tịch UBND phường Trần Phú. 2
  3. Lời giới thiệu Phường Trần Phú được thành lập năm 1981 trên cơ sở tiểu khu Yên Biên và tiểu khu Minh Khai; nằm giữa trung tâm thành phố Hà Giang, có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng. Phường Trần Phú có di chỉ khảo cổ học Lò Gạch, Đồi Thông (tổ 17 khu Hạnh Phúc) Đền Thác (tổ 8) là nơi tổ chức các hoạt động tâm linh. Trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, khu Hạnh Phúc (tổ 17) từng là căn cứ đứng chân của Tỉnh ủy, Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Hà Giang. Dưới sự lãnh đạo của tổ Đảng khu phố Yên Biên (1950-1959), của Chi bộ Đảng tiểu khu Yên Biên (1959- 1981), của Đảng bộ phường Trần Phú (1981-2011) nhân dân các dân tộc phường Trần Phú giầu lòng yêu nước, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết đấu tranh cách mạng, năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, học tập công tác, xây dựng phường Trần Phú vững về chính trị, giàu về kinh tế, sáng về văn hóa xã hội, mạnh về quốc phòng-an ninh, trở thành phường trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của thành phố Hà Giang, một trong những phường trọng điểm, động lực cho sự phát triển của thành phố qua các thời kỳ lịch sử. Để tổng kết kinh nghiệm, ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc, nhằm rút ra những bài học lịch sử bổ ích phục vụ công tác nghiên cứu và giáo dục truyền thống lịch sử: Ban Thường vụ Đảng uỷ phường chỉ đạo nghiên cứu biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ phường Trần Phú 1981-2010”. Cuốn sách giới thiệu 3
  4. khái quát về sự hình thành, phát triển của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc phường Trần Phú qua các thời kỳ lịch sử: Nêu bật quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ trên tất cả các mặt, làm tài liệu nghiên cứu, góp phần giáo dục bồi dưỡng cho cán bộ đảng viên và nhân dân các dân tộc, lòng tự hào về truyền thống cách mạng; trên cơ sở đó kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ cha anh, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình nghiên cứu biên soạn, Ban Thường vụ Đảng uỷ phường luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của Thường trực Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành uỷ, của phòng nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Hà Giang, cùng với sự đóng góp ý kiến quý báu của các đồng chí cán bộ đảng viên và nhân dân đã từng tham gia hoạt động, công tác tại phường Trần Phú và thành phố Hà Giang. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, nhưng do nguồn tư liệu thất lạc nhiều, chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của bạn đọc để không ngừng nâng cao chất lượng cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ phường Trần Phú 1981-2010” với toàn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc cùng bạn đọc. Hà Minh Mẫn Thành uỷ viên Bí thư Đảng bộ phường Trần Phú 4
  5. Chương một Khái quát về khu phố Yên biên, tiểu khu hành chính Yên biên (1945-1981) giai đoạn tiền thân của phường Trần phú. Phường Trần Phú có diện tích tự nhiên 2,68 km2: Phía Đông chạy dài theo dãy núi Mỏ Neo, phía Tây nằm dọc theo bờ tả ngạn sông Lô, giáp với phường Nguyễn Trãi, phía Nam giáp phường Minh Khai, phía Bắc giáp với sông Miện và phường Ngọc Hà. Trần Phú là một trong 8 phường, xã của thành phố Hà Giang. Theo điều tra dân số ngày 01/4/2009 phường Trần Phú có 1.654 hộ, 6.031 nhân khẩu với 18 dân tộc anh em sinh sống ở 17 tổ nhân nhân: Đông nhất là dân tộc Kinh, rồi đến dân tộc Tày, Dao, Giấy, Ngạn, Hoa, Hơ Mông, Nùng, và các dân tộc ít người khác. Ngoài ra còn có khoảng 3000 cán bộ, công nhân viên chức của gần 40 cơ quan Nhà nước, trường học, doanh nghiệp và nhân dân tạm trú: Đặc biệt có trụ sở làm việc của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố và một số sở, ban, ngành của tỉnh. Kết quả nghiên cứu khảo cổ học cho thấy phường Trần Phú nằm trên vùng đất cổ, có lịch sử lâu đời, có những di vật quan trọng đánh dấu những giai đoạn chính trong quá trình phát triển đất nước. Đó là những công cụ chặt, đập được tìm thấy trong địa tầng bậc thềm sông Lô cổ, thuộc thời đại đá cũ, có khả năng chủ nhân của nền văn hoá này là người Tày cổ. Có tới trên 1000 tiêu bản công cụ đá cũ ở Đồi Thông và trên 500 di vật ở Lò Gạch thuộc tổ 17, khu Hạnh Phúc(1). Trong giai đoạn hậu kỳ đá mới, những cư dân ở Hà Giang đã sáng tạo ra nền văn hóa 5
  6. độc đáo với những đặc trưng nổi bật về đồ đá, đồ gốm thể hiện sức sống mãnh liệt và bản sắc văn hóa đa dạng của cộng đồng cư dân cổ Hà Giang. Được thừa hưởng những thành tựu văn hóa kỹ thuật của lớp người đi trước, những cư dân thuộc giai đoạn sơ kỳ kim khí ở Hà Giang đã góp phần hình thành Nhà nước Văn Lang của người Việt cổ, cuội nguồn của Nhà nước Việt Nam hùng mạnh ngày nay. Dưới thời Pháp thuộc, khi thị xã Hà Giang chưa hình thành, địa bàn thị xã Hà Giang thuộc phủ Tương Yên (tỉnh Tuyên Quang). Ngày 20/8/1891 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định thành lập tỉnh Hà Giang trên cơ sở phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang). Bộ máy cai quản tỉnh Hà Giang được đặt trên địa bàn phủ Tương Yên. Nơi đây đã trở thành trung tâm của tỉnh Hà Giang và thị xã Hà Giang được hình thành từ đây. Sau khi thị xã Hà Giang được xác lập, cư dân ở nhiều nơi tìm đến cư trú làm ăn buôn bán, thị xã Hà Giang dần dần đông đúc nhộn nhịp lên. Khu phố Yên Biên hình thành với vài chục hộ dân cư sống gọn trong khu phố chặt hẹp phía Đông Nam cầu Yên Biên. Đến cách mạng tháng 8 năm 1945, ngoài phố Yên Biên (từ ngã 3 đường vào khu Hạnh Phúc đến ngã tư đài truyền hình, vào cầu Yên Biên và đi về hướng Cầu Trâu khoảng 100 mét) còn hình thành các khu cư trú: Phố Cầu Trâu với trên chục hộ dân cư trú; khu cầu Phát đến đỉnh ----------- (1 ) Theo sách “Hà Giang thời tiền sử”: Sở Văn hóa thông tin Hà Giang xuất bản năm 2000; trang 37. 6
  7. dốc Phú Linh có khoảng 30 hộ; khu Gốc Cọ (từ đầu sân C10 đến bãi đá-đường Lý Tự Trọng) có vài chục hộ, với nghề sản xuất chính là trồng mía làm mật; khu Là Bồng (hay còn gọi là dốc Là Bồng) từ nhà Văn hóa đến cây xăng quân đội: Địa bàn kế cận có khu Lùng Thán (từ cây xăng quân đội đến đường vào bãi đá Ngọc Đường); xóm Độc Lập (từ đường vào bãi đá Ngọc Đường đến cầu bản Tùy). Thời kỳ này thị xã Hà Giang hình thành hai phố chính: Phố tỉnh và phố Yên Biên (còn gọi là bên tỉnh và bên sông): Bên sông bao gồm phố Yên Biên, Cầu Trâu, Cầu Phát, Gốc Cọ, Là Bồng): Phố tỉnh (thuộc phường Nguyễn Trãi ngày nay) gồm các công sở của bộ máy cai trị cấp tỉnh, các gia đình công chức, binh lính và một số hộ buôn bán giàu có. Phố Yên Biên là phố dân cư đông đúc nhất (chiếm khoảng 40% dân số thị xã khi thành lập tỉnh 1891) bao gồm dân nghèo, buôn bán nhỏ và thợ thủ công. Đầu năm 1945 cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã ở vào giai đoạn cuối. Những chiến thắng to lớn dồn dập của phe đồng minh, chủ yếu là Hồng quân Liên Xô tác động mạnh mẽ tới tình hình Đông Dương, cổ vũ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Ngày 9/3/1945 phát xít Nhật làm đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương. ở thị xã Hà Giang, Phát xít Nhật nhanh chóng nắm lấy và củng cố lại chính quyền tay sai ở địa phương, thực hiện chính sách bóc lột hà khắc đối với nhân dân ta. Lúc này cơ sở cách mạng và lực lượng du kích của Việt Minh từ Yên Minh, Bắc Mê, Bắc Quang được mở rộng đến các vùng giáp ranh thị xã như Tùng Bá, Phú Linh, Linh Hồ. 7
  8. Trên địa bàn thị xã Hà Giang, do Pháp - Nhật kiểm soát gắt gao nên cán bộ Việt Minh chưa tổ chức xây dựng được cơ sở cách mạng. Tuy nhiên, sự hoạt động của các tổ chức Việt Minh ở các vùng nông thôn lân cận đã có ảnh hưởng trực tiếp đến quần chúng nhân dân khu phố Yên Biên. Bằng sự thông thuộc địa hình và dựa vào các mối giao thương buôn bán giữa thị xã với các vùng nông thôn, nhiều tiểu thương của khu phố Yên Biên đã dán tiếp, rồi trực tiếp cung cấp tin tức của địch ở thị xã cho Việt Minh, cung cấp các mặt hàng thiết yếu như giầu, muối, vải cho các vùng căn cứ Việt Minh, tuyên truyền chủ trương chính sách của mặt trận Việt Minh cho quần chúng ở khu phố; mốt số thanh niên của khu phố Yên Biên đã bí mật tới căn cứ Việt Minh tham gia lực lượng du kích tự vệ cứu quốc. Tháng 8 năm 1945 chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc với sự toàn thắng của phe đồng minh. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. Nhân lúc phát xít Nhật và bọn tay sai đang hoang mang cực độ, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong phạm vi cả nước. Ngày 2/9/1945 Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu tuyên bố Nước nhà độc lập trước quốc dân và thế giới. Tại Hà Giang, lực lượng cách mạng dưới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc Kỳ đã dùng áp lực quân sự kết hợp với vận động cách mạng thu phục lực lượng Quốc dân đảng và tay sai phản động của Pháp, Nhật, Tưởng giải phóng huyện Bắc Quang ngày 5/11/1945, Hoàng Su Phì, Xín Mần ngày 13/11/1945, Quản Bạ, Bạch Đích ngày 21/11/1945, thị xã 8
  9. Hà Giang ngày 8/12/1945. Quần chúng nhân dân khu phố Yên Biên hết sức phấn khởi trước thắng lợi của cách mạng, hăng hái tham gia các công việc của cách mạng. Lực lượng thanh niên của khu phố Yên Biên được tổ chức thành một trung đội tự vệ cứu quốc, phối hợp với công nhân điện, nước, vừa làm nhiệm vụ tiếp quản bảo vệ máy điện, máy nước, kho tàng, vừa vận động nhân dân vận chuyển hàng chục tấn vũ khí đạn dược và hàng hoá của địch ra vùng căn cứ cách mạng. Ngày 25/12/1945 đông đảo quần chúng nhân dân các dân tộc thị xã Hà Giang và đại biểu các địa phương trong tỉnh tưng bừng họp mít tinh chào mừng Uỷ ban hành chính lâm thời của tỉnh do đồng chí Nguyễn Thanh Phong làm Chủ tịch và tỉnh Đảng bộ Việt Minh do đồng chí Hồng Quân làm Bí thư ra mắt trước toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Từ đây, dưới chính quyền dân chủ nhân dân, đồng bào các dân tộc thị xã Hà Giang trở thành người chủ của quê hương đất nước. Một thời kỳ mới đã mở ra, thời kỳ xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ cuộc sống tự do hạnh phúc của nhân dân. I/ Khu phố Yên Biên trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954. Cách mạng tháng tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời mở ra cho dân tộc ta một thời đại mới, thời đại độc lập dân tộc, dân chủ và đi lên CNXH. Nhân dân thoát khỏi vòng nô lệ, đã đứng lên làm chủ cuộc đời mình, làm chủ quê hương đất nước. Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đang đứng trước vô vàn khó khăn thử thách. Nạn đói khủng kiếp 9
  10. hoành hành, thiên tai đe doạ, nạn “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm” cùng những tàn dư của xã hội cũ, hậu quả của gần một thế kỷ dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến để lại rất nặng nề. Trong bối cảnh lịch sử chung của toàn quốc sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng bộ và chính quyền lâm thời của tỉnh vừa mới thành lập đã phải đương đầu ngay với sự quấy phá của các thế lực phản động. Trong khi đó đời sống của đồng bào các dân tộc vô cùng cực khổ, nạn đói, rét, bệnh tật hoành hành. Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra cho chính quyền cách mạng non trẻ là phải xác định những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt cũng như lâu dài, đồng thời quán triệt thực hiện kịp thời chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng trong tình hình mới. Để hợp pháp hoá chính quyền dân chủ nhân dân các cấp từ Trung ương đến các địa phương, Trung tương Đảng chủ trương tiến hành tổng tuyển cử trong toàn quốc, bầu ra Quốc hội, Uỷ ban hành chính các cấp. Ngày 6/1/1946 trong không khí tưng bừng phấn khởi của nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc khu phố Yên Biên nô nức đi bầu cử, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất và uỷ ban hành chính các cấp. Uỷ ban hành chính thị xã Hà Giang được thành lập ngày 2/5/1946 gồm 2 uỷ viên hành chính và 1 Hội đồng nhân dân với 10 nhân viên giúp việc do ông Nguyễn Văn Trạch làm Chủ tịch. Nhiệm vụ của uỷ ban hành chính thị xã lúc này là nhanh chóng tổ chức chính quyền nhân dân các cấp, thành lập các hội cứu quốc, tổ chức các đội du kích tự vệ vũ trang, huy động nhân dân tham gia các lớp bình dân học vụ, tích cực tăng gia sản xuất cứu đói. Mọi hoạt động vẫn duy trì theo tổ chức khu phố. Phố Yên Biên do ông Bá Viết 10
  11. làm trưởng phố, ngoài ra còn có các cán bộ giúp việc về các măt như quân sự, an ninh, mặt trận, phụ nữ, thanh niên. Phong trào “thi đua ái quốc” với mục đích diệt giặc đói, giệt giặc dốt, giệt giặc ngoại xâm do Hồ Chủ Tịch phát động được nhân dân khu phố Yên Biên hưởng ứng tích cực, đồng bào các dân tộc đã ra sức khai hoang phục hoá, làm thêm nhiều nương rẫy, trồng ngô, khoai, sắn và các loại rau, quả ngắn ngày. Ngay trong khu vực nội thị, những vườn hoa, sân rộng và xung quanh các công sở, bến bãi đều trở thành vườn rau tự túc. Phong trào “giệt giặc dốt” phát triển mạnh, thanh niên, phụ nữ, thiếu niên nhi đồng ở các khu phố nô nức cắp sách đến các lớp học bình dân. Những người biết chữ tự nguyện xung phong ra dạy người không biết chữ mà không cần hưởng thù lao. Nhân dân khu phố Yên Biên đã tự nguyện đóng góp tiền của, ngày công để dựng thêm trường lớp. Các tệ nạn xã hội dần dần bị đẩy lùi, những hủ tục nặng nề trong ma chay, cưới xin dần dần được bãi bỏ. Ngày 20/11/1946 thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, đổ bộ hàng ngàn quân lên Đà Nẵng; chúng còn ngang ngược gửi tối hậu thư đòi giải tán Chính quyền Trung ương và lực lượng vũ trang, đặt Hà Nội dưới sự quản lý của quân Pháp, thực chất là bắt ta đầu hàng. Như vậy là khả năng tiếp tục đàm phán với Pháp đã chấm dứt; nhân dân Việt Nam không còn con đường nào khác là đứng lên cầm súng chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 19/12/1946 Hồ Chủ Tịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến: Ngày 22/12/1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”. Chỉ thị đã nêu rõ mục 11
  12. đích cuộc kháng chiến là giành độc lập và thống nhất Tổ Quốc. Đường lối chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến là “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh”. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Hồ Chủ Tịch, cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân dân khu phố Yên Biên dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ vừa tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất, vừa xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều thanh niên khu phố Yên Biên hăng hái tình nguyện tham gia vào đội quân chủ lực của tỉnh sẵn sàng lên đường ra mặt trận. Khu phố Yên Biên thành lập một trung đội tự vệ làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ khu phố. Ngày 1/12/1947 Chủ tịch uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Hà Giang ra quyết định số 173 QĐ/VP tạm thời giải thể uỷ ban kháng chiến hành chính thị xã để thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến”. Tỉnh ủy, Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh di chuyển vào khu vực núi Hàm Rồng(1) (tổ 17 khu Hạnh Phúc ngày nay). Trong bối cảnh lịch sử đó, thị xã Hà Giang tự giải tán. Một phần dân cư sơ tán vào khu vực xã Ngọc Đường, Phú Linh, Kim Thạch, số còn lại bám trụ tại địa bàn, tích cực tăng gia sản xuất, phục vụ chiến đấu. Ngày 5/10/1947 Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh quyết định thành lập xã An Cư (trên địa phận thị xã Hà Giang) thuộc huyện Vị Xuyên, ông Thọ Hòe được chỉ định làm Chủ tịch xã. Khu ------- (1) Núi có hình con Rồng nên nhân dân địa phương gọi là núi Hàm Rồng (thuộc tổ 17), nơi đây những năm đầu cuộc kháng 12
  13. chiến chống thực dân Pháp 1947-1948 trở thành an toàn khu (ATK) của tỉnh), cuối năm 1948 tỉnh chuyển căn cứ đến khu vực trường Lê Hồng Phong, năm 1949-1950 đến khu Cầu Phát, 1951-1954 chuyển vào Bắc Ngàn (Phú Linh). phố Yên Biên từ đây thuộc xã An Cư. Thực hiện kế hoạch “Tiêu thổ kháng chiến ”, nhân dân khu phố Yên Biên đã đóng góp gần 1000 ngày công tự tháo dỡ hàng ngàn mét vuông nhà ở di chuyển vào nơi sơ tán, phá bỏ các công trình kiên cố, cầu cống lớn, nhỏ trên các trục đường vào thị xã, kể cả cầu sắt Yên Biên: Tham gia dựng các chướng ngại vật bằng cây gỗ, đất, đá dọc quốc lộ 2 và đào hào luỹ ở những nơi hiểm yếu, sẵn sàng đối phó với quân xâm lược Pháp. Đây là sự hy sinh lớn lao về tài sản của nhân dân cho kháng chiến, thể hiện tinh thần quyết tâm cách mạng và lòng tin sắt đá vào cuộc kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi của nhân dân ta. Thu đông năm 1947 thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc, đồng thời chúng thực hiện âm mưu bao vây biên giới, dùng thổ phỉ, phản động mở đường cho chúng chiếm đóng địa phương. Quân Pháp dùng máy bay bắn phá ác liệt thị xã Hà Giang làm 27 người chết, hàng chục người bị thương. Sau sự kiện này, công tác “tiêu thổ kháng chiến” được thi hành triệt để. Tháng 4 năm 1948 thực dân Pháp và phản động chiếm chiếm đóng Hoàng Su Phì và Yên Bình (Bắc Quang), Lao Chải, Thanh Thủy (Vị Xuyên), uy hiếp thị xã Hà Giang. Ngày 5/10/1947 Tỉnh uỷ Hà Giang quyết định thành lập Chi bộ xã An Cư trực thuộc Tỉnh uỷ, chi bộ gồm có 3 13
  14. đảng viên (Trần Văn Lược, Vũ Văn Yêm, Đỗ Văn Dậu) đồng chí Trần Văn Lược được chỉ định làm Bí thư chi bộ. Sau ngày thành lập, chi bộ đã lãnh đạo nhân dân tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất đảm bảo đời sống, góp phần cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh cung cấp sức người, sức của phục vụ các chiến dịch đánh Pháp, diệt phỉ. Dân quân du kích và dân công xã An Cư thường xuyên có mặt ở chiến hào Lao Chải, Thanh Thuỷ (Vị Xuyên), Yên Bình (Bắc Quang). Phong trào thi đua ái quốc do Hồ Chủ tịch phát động được nhân dân khu phố Yên Biên và ở các vùng sơ tán hưởng ứng rất sôi nổi như thi đua mua “công phiếu kháng chiến”, lập “Hũ gạo nuôi quân” ủng hộ kháng chiến, lực lượng thanh niên hăng hái tham gia bộ đội Cảnh vệ, dân quân du kích. Sau các trận phản công dồn dập của quân ta ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trận đánh ở Thanh Thuỷ dồn địch về phía Lao Chải, ta đã phá tan được âm mưu đánh chiếm thị xã Hà Giang của địch. Nhân dân các dân tộc rất phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái lao động sản xuất, tích cực giúp đỡ bộ đội, du kích làm các công việc tiếp tế, dẫn đường và động viên con em lên đường nhập ngũ, tăng cường lực lượng cho bộ đội Cảnh vệ tỉnh, bộ đội chủ lực để tiêu diệt địch. Ngày 10/4/1950 tại khu cầu Gạc Đì, Đảng bộ tỉnh Hà Giang tiến hành Đại hội lần thứ nhất. Đại hội đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp quan trọng nhằm tăng cường sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế trong giai đoạn mới của cuộc kháng chiến. Quyết tâm tiêu diệt thực dân Pháp và tay sai ở Hoàng Su Phì. Do có sự chỉ điểm của gián điệp Pháp, ngày 13/4/1950 thực dân Pháp cho nhiều tốp máy 14
  15. bay bay đến bắn phá khu vực cầu Gạc Đì hòng uy hiếp tinh thần cán bộ lãnh đạo và nhân dân trong lúc Đại hội Đảng bộ tỉnh đang họp. Nhưng trước đó Đại hội đã kịp thời bế mạc nên không có thiệt hại lớn. Dân quân du kích và nhân dân khu phố Yên Biên đã làm tốt nhiệm vụ phục vụ và bảo vệ an toàn cho đại hội. Sau đại hội phong trào cách mạng ở khu phố có sự chuyển biến mạnh mẽ, Chi bộ xã An Cư đã phát động toàn dân đẩy mạnh sản xuất, sẵn sàng chiến đấu, tạo ra một khí thế thi đua rất sôi nổi trên tất cả các mặt. Nhằm cứu vãn sự tan rã của quân phỉ và tay sai ở Hoàng Su Phì và Đồng Văn, những năm 1950-1954 thực dân Pháp liên tục dùng máy bay bắn phá thị xã Hà Giang và các vùng tự do của kháng chiến hòng phá hoại cơ sở kinh tế, quốc phòng, làm giảm sức tiến công của ta. Với quyết tâm kiên quyết tiến công địch, giải phóng hoàn toàn tỉnh Hà Giang, dưới sự lãnh đạo của tổ Đảng khu phố, nhân dân khu phố Yên Biên và ở các vùng sơ tán đã tích cực tham gia phục vụ các chiến dịch tiễu phỉ, dẹp trừ bạo loạn ở Hoàng Su Phì, Đồng Văn, Bắc Quang, Vị Xuyên. Hàng trăm lượt quân du kích và dân công của khu phố đã có mặt tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường của tỉnh và liên khu Việt Bắc. Hàng chục thanh niên đã xung phong vào bộ đội đánh Pháp(1), diệt phỉ ở Hoàng Su Phì, Yên Bình (Bắc Quang). Nam nữ dân công của khu phố đã hăng hái lên đường ra mặt trận phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Thanh niên khu phố Yên Biên tình nguyện đi chuyển thóc thuế ở các huyện về kho của tỉnh. Người người, nhà nhà đều góp công, góp của cho tiền tuyến, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. 15
  16. Dưới chế độ dân chủ nhân dân, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc ------- (1) Năm 2010, phường Trần Phú còn 10 cựu chiến binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh hoạt trong Câu lạc bộ chiến sĩ Điện biên của thành phố Hà Giang. khu phố Yên Biên và ở các vùng sơ tán, không kể Kinh, Tày, Mông, Hoa,Dao, Nùng đều ra sức đoàn kết thi đua lao động sản xuất, học tập công tác, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Dân tộc nào, gia đình nào cũng có con, em thoát ly làm cán bộ, bộ đội, dân quân du kích, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến. Đồng bào các dân tộc cùng vui với niềm vui chiến thắng của cách mạng, cùng đau với nỗi đau mất mát hy sinh của bè bạn, bà con hàng xóng láng giềng. Trên nền tảng tình cảm ấy, sự đoàn kết gắn bó keo sơn giữa cán bộ đảng viên với nhân dân, giữa dân tộc này với dân tộc khác, giữa miền xuôi với miền ngược được phát huy cao độ và hầu như không còn ngăn cách. Các cán bộ đảng viên của khu phố thực sự trở thành trung tâm, hạt nhân đoàn kết của đồng bào các dân tộc. Từ phong trào cách mạng của quần chúng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Chi bộ xã An Cư không ngừng lớn mạnh, trưởng thành: Đến cuối năm 1950 Chi bộ xã An cư có 4 tổ Đảng với 16 đảng viên, Tổ Đảng khu phố Yên Biên có 4 đảng viên, đến đầu năm 1954 có 6 đảng viên. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Ngày 20/7/1954 Hiệp định Giơ- Ne- Vơ được ký kết, cách mạng 16
  17. Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Với tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết, tự lực, tự cường, nhân dân khu phố Yên Biên dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xã An Cư tiếp tục bước vào giai đoạn lịch sử mới. Giai đoạn xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. II/ Chi bộ tiểu khu hành chính Yên Biên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1955-1975. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới. Đặc điểm nổi bật của tình hình lúc này là chuyển từ chiến tranh sang hoà bình, đất nước tạm thời chia làm hai miền, miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của bọn thực dân. Đế quốc Mỹ và bọn tay sai Ngô Đình Diệm đã phá vỡ hiệp định Giơ- Ne-Vơ và trở thành kẻ thù trực tiếp của cách mạng Việt Nam. Nhiệm vụ đặt ra cho Chi bộ Đảng xã An Cư lúc này là phải nhanh chóng ổn định an ninh chính trị, trận tự xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh góp phần khôi phục lại bộ mặt thị xã, ổn định đời sống của nhân dân. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chi bộ Đảng xã An Cư, nhân dân khu phố Yên Biên đã phát huy truyền thống đoàn kết, nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, từng bước khắc phục khó khăn để xây dựng cuộc sống mới. Các cơ quan của tỉnh, huyện Vị Xuyên và nhân dân từ nơi sơ tán trở về, ổn định sản xuất, học tập, công tác. Chỉ sau một thời gian ngắn, nhà cửa bằng tre nứa được dựng lên, các cơ quan, công sở được xây dựng lại, phố xá dần hình thành, chợ tỉnh hoạt động trở lại, các hiệu buôn bán hình 17
  18. thành, quang cảnh thị xã lại trở nên đông vui nhộn nhịp. Nhân dân được tổ chức sinh hoạt theo từng khu phố, mọi hoạt động lao động sản xuất, học tập công tác trở lại bình thường. Trong 3 năm xây dựng kiến thiết thị xã (1955- 1957) khu phố Yên Biên đã huy động hàng ngàn ngày công lao động cho nhiệm vụ kiến thiết thị xã Hà Giang, xây dựng hàng ngàn mét vuông trụ sở, nhà ở, nhà kho, hội trường, sân vận động, chợ trung tâm, rạp chiếu bóng. Trước yêu cầu phát triển của thị xã, ngày 22/7/1957 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 317/TTg về việc giải tán xã An Cư và tái lập thị xã Hà Giang. Ngày 18/10/1957 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ra Nghị quyết số 158/NQ- HG về việc giải tán xã An Cư, tái lập thị xã Hà Giang, chỉ định Uỷ ban hành chính lâm thời thị xã do đồng chí Nguyễn Đình Sỹ làm Chủ tịch. Ngày 7/11/1957 Uỷ ban hành chính lâm thời thị xã Hà Giang làm lễ ra mắt trước toàn thể nhân dân thị xã. Địa bàn thị xã Hà Giang được chia thành 4 tiểu khu hành chính (tiểu khu Yên Biên, tiểu khu Minh Khai, tiểu khu Đoàn Kết, tiểu khu Việt Trung). Về tổ chức Đảng, trên địa bàn thị xã lúc này vẫn duy trì 1 Chi bộ, Chi bộ Đảng xã An Cư được đổi tên thành Chi bộ thị xã Hà Giang với 35 đảng viên, đồng chí Hoàng Hữu Dung làm Bí thư Chi bộ. Tổ Đảng khu phố Yên Biên có 8 đảng viên do đồng chí Đỗ Như Đông làm tổ trưởng. Sau khi thành lập, tổ Đảng và Ban đại diện tiểu khu hành chính Yên Biên đã nhanh chóng ổn định tổ chức, củng cố các đoàn thể quần chúng như Mặt trận, Phụ nữ, Thanh niên, đưa nhân dân vào sinh hoạt theo các tổ dân phố: Đồng thời bắt tay ngay vào việc chỉ đạo thực hiện 18
  19. cuộc cải tạo công, thương nghiệp tư doanh trên địa bàn, vận động và tổ chức cho quần chúng quán triệt, học tập chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn cho các hộ kinh doanh khai báo hàng hoá trong từng hộ theo quy định của Nhà nước. Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới, ngày 29/1/1959 Khu uỷ Khu tự trị Việt Bắc ra Quyết định thành lập Đảng bộ thị xã Hà Giang, đồng chí Nguyễn Bá Viện được chỉ định làm Bí thư Đảng bộ. Chi bộ thị xã Hà Giang được tách ra thành 4 Chi bộ: Chi bộ tiểu khu hành chính Yên Biên, Chi bộ tiểu khu hành chính Minh Khai, Chi bộ tiểu khu hành chính Đoàn Kết và Chi bộ cơ quan. Ngày 16/2/1959 Đảng bộ thị xã Quyết định thành lập Chi bộ tiểu khu Yên Biên trên cơ sở tổ Đảng khu phố Yên Biên với 8 đảng viên do đồng chí Đỗ Như Đông làm Bí thư. Sau ngày thành lập, Chi bộ đã nhanh chóng ổn định tổ chức cán bộ, củng cố Ban đại diện hành chính tiểu khu, các đoàn thể quần chúng, các tổ dân phố của tiểu khu hành chính, đảm bảo yêu cầu lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương: Động viên nhân dân hăng hái tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống, đóng góp tích cực vào công cuộc tái thiết thị xã. Ngày 15/5/1960 Đảng bộ thị xã Hà Giang tiến hành Đại hội lần thứ nhất (Đại hội toàn đảng viên). Đại hội đã thảo luận và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ trong những năm 1959-1961, trọng tâm là: Củng cố khối đoàn kết toàn dân, thực hiện công cuộc cải tạo 19
  20. XHCN, xây dựng phong trào hợp tác hoá, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Chi bộ tiểu khu Yên Biên đã tổ chức quán triệt học tập rộng rãi trong quần chúng nhân dân Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ nhất: Đồng thời cử cán bộ, đảng viên xuống cơ sở vận động nhân dân xây dựng hợp tác xã, phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh làm rau, màu, phát triển ngành nghề thủ công, chăn nuôi. Phong trào thi đua tăng gia sản xuất diễn ra khá sôi nổi trên địa bàn khu phố, đồng bào các dân tộc thi đua tận dụng hết các mảnh vườn, khu đất trống để trồng trọt, chăn nuôi và tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm nghề phụ. Phong trào hợp tác xã phát triển mạnh mẽ, tính đến đầu năm 1961 hầu hết các hộ tiểu thương, thợ thủ công làm ăn cá thể đã đăng ký vào hợp tác xã. Đến thời điểm này tiểu khu Yên Biên đã thành lập được 1 hợp tác xã mua bán, 1 hợp tác xã xe ngựa, 1 hợp tác xã may mặc và 1 hợp tác xã rèn, đúc. Do sự phát triển của phong trào hợp tác xã, phương thức sản xuất XHCN từng bước được xác lập, kinh tế cá thể, tiểu thương ngày càng thu hẹp, nhân dân bắt đầu làm quen với cách thức làm ăn tập thể. Không khí lao động sản xuất của quần chúng, năng suất lao động ngày càng tăng, đời sống của nhân dân các dân tộc dần dần được cải thiện. Hệ thống trường lớp được sắp xếp, tổ chức lại. Các lớp bình dân học vụ, thanh toán nạn mù chữ được mở rộng. Lời kêu gọi chống nạn thất học của Hồ Chủ Tịch đã cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân thi đua học tập. Đồng thời với việc phát triển phong trào học chữ, Chi bộ còn phát động 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2