intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Cư Trinh (1930-2010): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Cư Trinh (1930-2010): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khắc phục khó khăn, ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội sau ngày miền Nam giải phóng (1975--1989); Đảng bộ phường Nguyễn Cư Trinh lãnh đạo nhân dân thực hiện phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội (3.1989-12.2000); Đảng bộ phường Nguyễn Cư Trinh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2000-2010). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Cư Trinh (1930-2010): Phần 2

  1. Chương III KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI SAU NGÀY MIỀN NAM GIẢI PHÓNG (1975 - 1989) Tên gọi phường Nguyễn Cư Trinh đã có từ trước ngày giải phóng. Thời điểm sáp nhập quận Nhất với quận Nhì (tháng 5 năm 1976)1 và chia tách các phường theo số thứ tự từ 1 đến 25, rồi quy hoạch lại từ 1 đến 20, thì phường Nguyễn Cư Trinh là địa phương ít biến động nhất so với các phường khác của Quận 1. Chỉ có sự thay đổi vào năm 1976, phường Nguyễn Cư Trinh được chia tách thành hai phường 14, 15 và khi thực hiện Quyết định 184/QĐ-HĐBT (1988) của Hội đồng Bộ trưởng, các phường trên địa bàn quận 1 được đổi từ tên gọi theo số thứ tự, sang tên gọi bằng chữ viết, thì hai phường 14 và 15 sáp nhập và lấy lại tên cũ: Phường Nguyễn Cư Trinh. I. KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TRONG NĂM ĐẦU GIẢI PHÓNG (5.1975 - 5.1976) Quận Nhất và quận Nhì trước đây là trung tâm đầu não của chế độ cũ, có nhiều cơ quan trọng yếu, nhiều đại sứ quán, lãnh sự quán của các nước và các tổ chức phi chính phủ chọn là nơi đặt trụ sở. Trên địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh có Tổng nha Cảnh sát (nay là Bộ Công an, số 258 đường Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh), Nha Cảnh sát Đô thành (nay là Công an thành phố, số 268 đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh), Khách sạn Metropole (số 148 đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, nay là khách sạn Pullman) là nơi ở và làm việc của chính quyền Sài Gòn và cũng là nơi cố vấn Mỹ thường tới. Sau ngày giải phóng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Ủy ban quân quản thành phố, các lực lượng vũ trang thành phố tích cực truy quét tàn quân địch, cấp ủy, chính quyền và nhân dân phường Nguyễn Cư Trinh thời điểm này đã tổ chức vận động sĩ quan, binh lính và nhân viên chính quyền Sài Gòn ra trình diện cách mạng, sau đó tiến hành đăng ký học tập cải tạo theo phân cấp. Sau ngày giải phóng, để ổn định tình hình mọi mặt, Thành ủy Sài Gòn - Gia Định lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương giữ nguyên các quận (huyện), phường (xã) và khóm, ấp theo tổ chức hành chính 4 cấp của chế độ cũ. Phường Nguyễn Cư Trinh lúc này thuộc quận Nhì có 5 khóm, dân số 22.481 người. Thời gian đầu sau ngày giải phóng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ đạo thành lập Ủy ban quân quản làm nhiệm vụ của chính quyền cách mạng lâm thời của thành phố và thành lập các ủy ban nhân dân cách mạng tại các quận/huyện, phường/xã. Do chủ động chuẩn bị từ trước, nên chỉ sau một thời gian ngắn, lễ ra mắt của ủy ban nhân dân cách mạng các phường thuộc quận Nhì được tiến hành trước sự chứng kiến của các tầng lớp nhân dân. 1 Theo Quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban nhân dân cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định. 30
  2. Chi ủy Chi bộ phường Nguyễn Cư Trinh lúc này gồm: Đồng chí Lê Xuân Hoàng (Tám Tiến), Ủy viên ban Chấp hành Đảng bộ quận Nhì - Bí thư Chi bộ; đồng chí Đinh Âu Dũng, Phó Bí thư Chi bộ phụ trách chính quyền; Mặc dù sau ngày giải phóng, cán bộ thiếu hụt, có đồng chí phải kiêm nhiệm nhiều việc, nhưng Ủy ban cách mạng phường Nguyễn Cư Trinh và các khóm từng bước được bổ sung kiện toàn, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Các đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc lần lượt được thành lập từ quận xuống các phường, khóm. Việc nhanh chóng xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng đã tạo điều kiện cho quận Nhì và phường Nguyễn Cư Trinh tổ chức tiếp quản và phát huy hiệu quả cơ sở vật chất của chế độ cũ để lại, ổn định tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn, tổ chức cứu trợ cho đồng bào gặp khó khăn, giúp đỡ các gia đình bị ly tán do chiến tranh ổn định cuộc sống. Ủy ban nhân dân cách mạng phường Nguyễn Cư Trinh được thành lập với các chức danh: Đồng chí Đinh Âu Dũng, Chủ tịch Ủy ban cách mạng phường; đồng chí Trần Thanh Xuân, Ủy viên an ninh; đồng chí Đỗ Văn Thưởng, Ủy viên quân sự; đồng chí Nguyễn Văn Ấn, Ủy viên văn hóa - thông tin; đồng chí Thân Đức Bút, Ủy viên xã hội. Theo sự chỉ đạo của thành phố, quận Nhì đã điều động một số cán bộ về khóm cùng lực lượng nòng cốt và quần chúng cách mạng thực hiện chức năng của chính quyền để điều hành các hoạt động. Phường Nguyễn Cư Trinh lúc này được chia thành 5 khóm, cụ thể: Khóm 1, đồng chí Tám Hương (nữ) - Khóm trưởng, Tổ trưởng tổ đảng, đồng chí Phạm Đức Tám phụ trách quân sự. Khóm 2, đồng chí Nguyễn Thị Rồi - Khóm trưởng, Tổ trưởng tổ đảng, đồng chí Nguyễn Tố Oanh phụ trách quân sự. Khóm 3, đồng chí Nguyễn Thị Hạnh (Hạnh Đỏ) - Khóm trưởng, Tổ trưởng tổ đảng, đồng chí Lê Minh Hùng phụ trách quân sự. Khóm 4, đồng chí Nguyễn Đại Đồng (Ba Đồng) - Khóm trưởng, tổ trưởng tổ đảng, đồng chí Lê Thị Hoa phụ trách quân sự. Khóm 5 (khu vực Mả Lạng) đồng chí Nguyễn Thị Liễu - Khóm trưởng, tổ trưởng tổ đảng; đồng chí Lương Hoàng Ấu phụ trách quân sự1. Nhân sự Đoàn Thanh niên: Đồng chí Nguyễn Quang Chúc, Bí thư Chi đoàn Khóm 1; đồng chí Nguyễn Văn Hải, Bí thư Chi đoàn Khóm 2; đồng chí Nguyễn Đức Tường, Bí thư Chi đoàn Khóm 3; đồng chí Ngô Kim Huệ, Bí thư Chi đoàn Khóm 4, sau đó là đồng chí Nguyễn Thị Loan và đồng chí Nguyễn Chí Dũng là Bí thư Chi đoàn Khóm 4; Khóm 5, đồng chí Vũ Văn Trưởng, Bí thư Chi đoàn. Nhân sự Hội Liên hiệp Phụ nữ phường: Hội trưởng Hội Phụ nữ phường là đồng chí Huỳnh Mỹ Nhâm (Tư Nhâm); Khóm 1 là đồng chí Nguyễn Thị Hương 1 Tư liệu do đồng chí Nguyễn Văn Ấn cung cấp. 31
  3. (Tám Hương); Khóm 2 là đồng chí Nguyễn Thị Rồi; Khóm 3 là đồng chí Nguyễn Thị Phước; Khóm 4 là đồng chí Cao Ngọc Anh; Khóm 5 là đồng chí Nguyễn Thị Liễu. Nhân sự Mặt trận Tổ quốc phường thời điểm này gồm: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc do đồng chí Trưởng khối vận phụ trách; Khóm 1 do ông Nguyễn Văn Minh (Bảy Minh) phụ trách; Khóm 3 do ông Ba Sâm, sau đó là ông Vũ Văn Đặng phụ trách; Khóm 4 do ông Trần Đức Thành (Sáu Thành) sau đó là ông Phan Văn Bá phụ trách; Khóm 5 do ông Ngô Văn Mùi (Bảy Mùi), sau đó là ông Lưu Trường Thọ (Hai Thọ) phụ trách. Ngày 15 tháng 5 năm 1975, thành phố Sài Gòn - Gia Định tổ chức Lễ mừng chiến thắng giải phóng miền Nam tại Dinh Độc Lập. Các tầng lớp nhân dân quận Nhất, quận Nhì cùng hàng vạn đồng bào Sài Gòn - Gia Định tay cầm cờ, hoa hân hoan đổ về quảng trường Dinh Độc Lập để dự lễ. Nhân dân phường Nguyễn Cư Trinh cùng với nhân dân thành phố tự hào được sống trong đất nước Việt Nam độc lập và hòa bình, được nhìn thấy cả rừng cờ Tổ quốc, cờ giải phóng phấp phới tung bay trên khắp các đường phố, các công sở, các tòa nhà cao tầng của thành phố. Chấp hành nghiêm túc chủ trương của Thành ủy, chính quyền cách mạng phường Nguyễn Cư Trinh đã nhanh chóng tiếp quản các cơ sở hành chính, kinh tế, xã hội của chế độ cũ để lại. Chi bộ và chính quyền phường đã chỉ đạo lực lượng quân sự vận động, tổ chức cho số sĩ quan, binh lính, nhân viên ngụy quyền đăng ký trình diện; thu gom súng đạn còn rải rác trong nhân dân; truy quét tàn binh địch, trán áp bọn phản cách mạng, thiết lập trật tự trị an ở địa phương. Ủy ban cách mạng phường Nguyễn Cư Trinh đã tổ chức nhiều đợt học tập, cải tạo tại chỗ cho hàng trăm binh lính, hạ sĩ quan, nhân viên chế độ cũ; tổ chức học tập Sắc lệnh của Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và phổ biến 10 điều kỷ luật của Ủy ban quân quản thành phố, các chủ trương, chính sách của Đảng và chính quyền cách mạng. Tháng 9 năm 1975, thực hiện chỉ đạo của Công an quận, Chi bộ đã lãnh đạo Công an và Phường đội mở chiến dịch “Giữ gìn trật tự, trị an xã hội” và “truy quét bọn lưu manh”. Phong trào tự quản bảo vệ an ninh Tổ quốc trong từng khóm được phát động nên tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phường khá tốt. Tháng 1 năm 1976, Chi ủy phường Nguyễn Cư Trinh đã kết nạp được đảng viên mới đầu tiên kể từ sau ngày giải phóng, đó là đồng chí Nguyễn Văn Ấn, đây là sự bổ sung kịp thời cho công tác lãnh đạo của Chi ủy và khẳng định công tác xây dựng Đảng đã được cấp ủy địa phương quân tâm ngay từ sau ngày đất nước được giải phóng. Những ngày đầu sau giải phóng, cũng như nhiều địa phương khác trong quận và trên địa bàn thành phố, nhân dân trong phường cũng lâm vào tình trạng thiếu lương thực, nguy cơ xảy ra nạn đói. Cùng với việc thiết lập lại trật tự xã hội, cấp ủy, chính quyền cách mạng phường Nguyễn Cư Trinh đã lãnh đạo và triển khai ngay việc chăm sóc, đảm bảo đời sống nhân dân, tổ chức cấp phát gạo cứu đói cho các gia đình nghèo, tập trung ở Khóm 5 (khu Mả Lạng) và một số hộ nghèo khác; phát động phong trào “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, tương trợ giúp 32
  4. đỡ người nghèo, vì thế phường đã không xảy ra tình trạng nhân dân bị đói. Thực hiện sự chỉ đạo của quận, phường đã thành lập hợp tác xã tiêu thụ, tổ chức các tổ bán gạo, cá, rau, chất đốt… nên đời sống nhân dân cơ bản được ổn định. Chi bộ đã lãnh đạo tổ chức thành công việc đổi tiền chế độ cũ sang tiền mới trong năm 1976. Ngoài việc tổ chức cứu đói cho nhân dân, chính quyền cách mạng phường Nguyễn Cư Trinh còn vận động công nhân trở lại các xí nghiệp, cơ sở sản xuất trước 30 tháng 4 năm 1975 để bảo đảm việc làm, giúp họ giải quyết những khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt. Cấp ủy, Ủy ban cách mạng phường Nguyễn Cư Trinh đã tích cực chỉ đạo và vận động thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm thu hút vốn, kỹ thuật, tay nghề để giải quyết việc làm cho người dân, điển hình như Tổ hợp tác may mặc gia công của phụ nữ, tổ hợp tác sản xuất cói lác Hướng Mới. Bên cạnh công tác lãnh đạo ổn định đời sống vật chất, Chi bộ còn lãnh đạo chăm lo đời sống tinh thần của nhân dân trong phường như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Từ cơ sở của một vườn trẻ cũ, năm 1975, Trường Mẫu giáo Chim Con được thành lập tại số 122 đường Trần Đình Xu do cô Đào Thị Nhàn làm Hiệu trưởng. Tiếp đó, ngày 20 tháng 10 năm 1975, Nhà trẻ 20/10 cũng được thành lập do cô Võ Thị Sơn làm Chủ nhiệm. Chi bộ đã lãnh đạo tổ chức khai giảng năm học mới (1975 - 1976) cho các cháu và tổ chức các lớp học bổ túc văn hóa để xóa nạn mù chữ cho nhân dân lao động. Chi ủy phường một mặt chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội đi vận động bà con tạo điều kiện cho con em mình tới lớp; mặt khác kêu gọi nhân dân trong phường đóng góp gây quỹ bảo trợ giáo dục cho giáo viên và học sinh. Ngày 25 tháng 4 năm 1976, các tầng lớp nhân dân phường Nguyễn Cư Trinh cùng nhân dân thành phố và cả nước hăng hái tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội thống nhất diễn ra trong cả nước. Tại các điểm bỏ phiếu trên toàn quận Nhì có trên 97% cử tri tham gia. Những binh lính và nhân viên của chế độ cũ đã ra trình diện, qua học tập cải tạo tại chỗ đều được thực hiện quyền công dân của chế độ mới. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội thống nhất thắng lợi, thể hiện tình cảm, trách nhiệm người dân đặt trọn niềm tin vào chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật nhà nước. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên. Tại kỳ họp lịch sử này, Quốc hội đã quyết định đặt tên nước ta là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, Thủ đô,… Đặc biệt, thể theo nguyện vọng của đồng bào, chiến sĩ cả nước, thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức được Quốc hội thông qua việc đặt tên mới: Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị của nhân dân thành phố, là niềm vinh dự, tự hào, sự biết ơn đối với Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau một năm hoạt động, Ủy ban cách mạng phường Nguyễn Cư Trinh đã đạt được những thành công nhất định trong quản lý xã hội tại địa phương, đời sống nhân dân từng bước ổn định; công tác quốc phòng - an ninh được bảo đảm, không có vụ việc nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ của phường 33
  5. trong thời điểm này hầu hết đều trải qua chiến tranh, chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng kinh tế - xã hội trên một địa bàn rộng và có nhiều khó khăn, phức tạp do hậu quả chiến tranh để lại. Xuất phát từ thực trạng trên, Trung ương đã quyết định điều chỉnh địa giới hành chính các quận và phường theo hướng thu hẹp địa bàn. Theo đó, cơ cấu hành chính của thành phố chỉ còn ba cấp là: Thành phố, quận (huyện), phường (xã). Đặc biệt, địa giới hành chính của các phường được thu hẹp đáng kể. Đây là điều kiện thuận lợi để cấp ủy, chính quyền địa phương nắm chắc tình hình mọi mặt, từ đó, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành và huy động sức mạnh của quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. II. LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG - AN NINH (7.1976 - 1979) Tháng 5 năm 1976, thực hiện chỉ đạo của Thành phố về chủ trương tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính một số quận, huyện; đồng thời, sắp xếp lại hệ thống chính quyền từ bốn cấp, còn ba cấp (bỏ cấp khóm, ấp); theo đó, quận Nhất và quận Nhì được sáp nhập thành Quận 1. Từ 7 đơn vị hành chính của quận Nhì được điều chỉnh, chia tách thành 15 phường, thứ tự từ phường 10 đến phường 25; trong đó, phường Nguyễn Cư Trinh được chia tách thành Phường 14 và Phường 15. Kể từ khi thành lập đến cuối năm 1978, nhân sự phường 14 cụ thể như sau: Đồng chí Lê Đảnh được chỉ định làm Bí thư Chi bộ Phường 14; sau khi đồng chí Lê Đảnh nghỉ hưu, Quận ủy đã chỉ định đồng chí Trần Thị Lý làm Bí thư Chi bộ; đồng chí Nguyễn Văn Biện, được chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Sau khi đồng chí Nguyễn Văn Biện chuyển công tác khác, đồng chí Sáu Tiến được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Trưởng Công an phường là đồng chí Trần Thanh Tâm, sau đó là đồng chí Trạc. Phường đội trưởng là đồng chí Thưởng; Trưởng khối vận là đồng chí Ngô Thị Tố Loan. Phường 14 có diện tích 0,264 km2, dân số 12.025 người1, 54 tổ dân phố, 2.287 hộ. Trụ sở của Chi bộ, Ủy ban nhân dân phường 14 được đặt tại số 212A đường Trần Hưng Đạo, cạnh đó là Trạm Y tế phường 14. Phường 14 bắt đầu từ đường Nguyễn Cư Trinh, đường Trần Hưng Đạo, đường Cống Quỳnh, đường Cao Bá Nhạ, đường Trần Đình Xu, đường Nguyễn Trãi đến đường Nguyễn Văn Cừ. Phường 15, đồng chí Đinh Âu Dũng được chỉ định làm Bí thư Chi bộ; đồng chí Lê Hữu Thưởng được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Các ban ngành, đoàn thể gồm: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Công an, Phường đội, Hội Chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ đều do các đồng chí đảng viên phụ trách. Phường 15 có diện tích 0,472 km2, dân số 6.992 người2, 59 tổ dân phố, 2.488 hộ. Trụ sở của Chi bộ, Ủy ban nhân dân phường 15 được đặt tại số 211 đường Nguyễn Trãi. Phường 15 bắt đầu từ đường Nguyễn Cư Trinh, đường Cống Quỳnh, đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Phạm Viết Chánh, đường Nguyễn Văn Cừ đến đường Nguyễn Trãi. 1 Theo tài liệu “10 năm cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Tr.25. 2 Theo tài liệu “10 năm cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Tr.25. 34
  6. Sau khi được trang bị những kiến thức mới và kiện toàn về tổ chức bộ máy hoạt động, cấp ủy, chính quyền phường 14, 15 tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của cấp trên, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phục hồi và phát triển sản xuất, giải quyết số lao động thất nghiệp, thực hiện công tác cải tạo các thành phần kinh tế tư bản tư doanh, tổ chức phối hợp với các lực lượng vũ trang trấn áp các phần tử phản cách mạng, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn và tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Gần một năm, sau ngày chia tách địa giới hành chính, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn quận 1 cũng như Phường 14, 15 có bước phát triển. Các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể được triển khai, vận hành tương đối nhịp nhàng, được nhân dân tin tưởng và tín nhiệm. Từ ngày 25 tháng 5 đến 1 tháng 6 năm 1977, Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận 1 lần thứ nhất đã được tổ chức và thành công tốt đẹp. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận 1 lần thứ nhất đã nhấn mạnh: Phát triển nền sản xuất tiểu thủ công nghiệp, trọng tâm trước mắt là dồn sức cải tạo thương nghiệp, tư bản, quét sạch gian thương, xóa các kiểu bóc lột. Tổ chức lại sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo hướng hợp tác xã, phân bố lại lực lượng lao động, chuyển đại bộ phận tiểu thương sang lĩnh vực lao động sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động, từng bước giải quyết nạn thất nghiệp, tệ nạn xã hội, từng bước ổn định đời sống nhân dân. Sau khi được thành lập, Chi ủy Phường 14, 15 đã phối hợp với Trường Đảng quận 1 (Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận bây giờ) tổ chức cho đảng viên học tập Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận 1 lần thứ I; Nghị quyết số 28- NQ/BCH của Thành ủy về phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, chống bệnh quan liêu giấy tờ, cửa quyền, giảm bớt phiền hà cho nhân dân trong công tác quản lý và phục vụ các cơ quan nhà nước, giảm bớt hội họp để cán bộ đi sâu sát dân, sâu sát cơ sở; Nghị quyết số 29-NQ/BCH của Thành ủy về phát động phong trào cần kiệm xây dựng đất nước, xây dựng thành phố, xây dựng nề nếp quản lý lao động, vật tư, tiền vốn, chống lãng phí, tham ô, ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, làm ăn phi pháp, thoái hóa, biến chất và các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thông qua các đợt học tập nghị quyết của cấp trên, nhận thức về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng viên được nâng lên, vững vàng hơn về lập trường tư tưởng, có mối quan hệ tốt với nhân dân. Công tác củng cố chi bộ và phát triển lực lượng cũng được quan tâm. Đội ngũ cán bộ phường 14, 15 được Quận ủy chỉ định đều là những cán bộ có kinh nghiệm và trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng, chiến đấu và công tác, trên các cương vị khác nhau; một số đã trải qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý và điều hành sau ngày giải phóng. Tuy nhiên, do chiến tranh nên phần lớn số cán bộ của địa phương chưa được đào tạo, bồi dưỡng qua các trường lớp cơ bản về quản lý kinh tế - xã hội. Do đó trong lãnh đạo, quản lý điều hành các hoạt động của địa phương cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Tuy nhiên được sự quan tâm động viên, giúp đỡ, cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Quận ủy, 35
  7. đội ngũ cán bộ của Phường 14 và 15 đều thể hiện rõ quyết tâm vừa làm vừa học, nêu cao tinh thần đoàn kết, có tinh thần cầu thị, khiêm tốn và đặc biệt là biết dựa vào dân, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, nên đã kịp thời bắt nhịp với nhiệm vụ mới; bước đầu điều hành, xử lý công việc hợp tình, hợp lý; từng vị trí, từng cương vị đều thể hiện rõ trách nhiệm cao đối với công việc, tạo được thiện cảm và niềm tin trong nhân dân. Ngày 15 tháng 5 năm 1977, cùng với cử tri toàn thành phố, nhân dân các phường thuộc Quận 1 đã tham gia bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố, Hội đồng nhân dân quận và Hội đồng nhân dân phường khóa I. Đây là lần đầu tiên, cử tri quận 1 được trực tiếp xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân ở 3 cấp tại địa phương. Trên địa bàn phường 14 và 15, để chuẩn bị cho công tác bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp diễn ra, chi bộ hai phường đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia đi bỏ phiếu; chỉ đạo lực lượng công an, Phường đội tổ chức nắm chắc tình hình mọi mặt tại địa phương, các đối tượng cộm cán, xây dựng các phương án bảo vệ thùng phiếu và an toàn cho người dân tham gia bầu cử. Do có kế hoạch và phương án chặt chẽ, cùng với tinh thần, trách nhiệm cao của cán bộ địa phương, nên công tác bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp tại Phường 14 và 15 đảm bảo an toàn tuyệt đối, có trên 97% cử tri tham gia bầu cử. Kết quả, cử tri phường 14, 15 đã lựa chọn được những đại biểu có đủ phẩm chất, năng lực vào các cấp lãnh đạo, điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Sau bầu cử, Hội đồng nhân dân và đại hội chi bộ phường lần thứ nhất, Hội đồng nhân dân phường 14, 15 khóa I đã bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các thành viên Ủy ban nhân dân phường. Các ban ngành, đoàn thể của hai phường đều được kiện toàn. Cũng thời điểm này, Đại hội Chi bộ phường 14 lần thứ I nhiệm kỳ 1977 - 1979 đã bầu đồng chí Lê Đảnh làm Bí thư Chi bộ, đồng chí Nguyễn Văn Biện là Phó Bí thư Chi bộ. Hội đồng nhân dân phường 14 bầu đồng chí Nguyễn Văn Biện làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, đồng chí Phan Văn Khì làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường; đồng chí Cao Văn Khuya, Ủy viên thư ký phường. Tại phường 15, Đại hội Chi bộ phường 15 lần thứ I nhiệm kỳ 1977 - 1979 đã bầu đồng chí Đinh Âu Dũng làm Bí thư Chi bộ, đồng chí Phan Văn Bé là Phó Bí thư Chi bộ. Hội đồng nhân dân phường 15 bầu đồng chí Phan Văn Bé làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, đồng chí Nguyễn Văn Tấn làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường; đồng chí Nguyễn Thi, Ủy viên thư ký phường; các vị trí lãnh đạo khác của hai phường cơ bản được giữ nguyên. Đại hội chi bộ hai phường được tổ chức trong bối cảnh cán bộ, đảng viên và nhân dân đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và Kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 của Nhà nước. Sau khi kiểm điểm kết quả lãnh đạo của chi bộ trong hai năm 1975 - 1977, căn cứ vào tình hình cụ thể của hai phường và phương hướng, nhiệm vụ chung của quận do Đại hội đại biểu Đảng 36
  8. bộ quận lần thứ I đề ra, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ của chi bộ trong nhiệm kỳ I là “Đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội”. 1. Lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội Về kinh tế: Năm 1977, Trung ương chỉ đạo thành phố tiến hành cải tạo công thương nghiệp lần đầu, đồng thời lập lại trật tự lưu thông phân phối, bảo đảm các nhu cầu thiết yếu cho nhân dân. Chi bộ Phường 14, 15 đã nghiêm túc triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Quận ủy: Cử cán bộ, nhân viên bám sát địa bàn và các hoạt động kinh doanh, tiến hành thống kê theo ngành hàng, đánh giá sát nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động để lập danh sách các hộ cần tập trung cải tạo. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Ủy ban nhân dân hai phường đã tổ chức lực lượng, bám sát địa bàn, theo dõi các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nắm bắt chính xác số lượng công nhân, mặt hàng sản xuất, kinh doanh của từng tổ hợp. Chi bộ và Ủy ban nhân dân phường 14, 15 luôn thống nhất ý chí và hành động, tìm mọi cách vận động, thuyết phục người dân, giải quyết thấu tình đạt lý từng trường hợp cụ thể. Phương pháp vận dụng cụ thể lúc đó là chọn lọc những hộ có quy mô kinh doanh lớn, cá thể, thống nhất đưa vào danh sách, mời lên phường hiệp thương, vận động họ liên doanh với nhà nước. Tại thời điểm đó, Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân các phường trực tiếp bám sát các tổ, nhóm làm công tác cải tạo, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các đối tượng thuộc thành phần kinh tế cải tạo đợt đầu, giải thích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để họ nhận thức đầy đủ và tự giác chấp hành. Năm 1977, Quận 1 tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư sản công nghiệp, giao thông vận tải và thương nghiệp. Do việc cải tạo tư sản là một nhiệm vụ trọng tâm, nên cán bộ lãnh đạo phường đã trực tiếp chỉ đạo các tổ, nhóm thực hiện công việc này. Ban chỉ đạo cải tạo tư sản phường 14, 15 đều do các đồng chí bí thư chi bộ làm trưởng ban, chủ tịch Ủy ban nhân dân phường làm phó ban, các đồng chí trưởng các ban ngành, như: Công an, Phường đội, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên làm ủy viên. Kết quả cải tạo tư sản trên địa bàn phường 14, 15 đã đạt được thắng lợi theo mục tiêu, yêu cầu đề ra; xóa được đại bộ phận giai cấp tư sản. Các hộ trên địa bàn phường 14, 15 chuyển sang sản xuất tại chỗ hoặc hồi hương hay đi lập nghiệp, trong đó có hàng chục hộ rời khỏi địa bàn phường 14, 15. Các cửa hàng quốc doanh và hợp tác xã đã tích cực tham gia thị trường, bảo đảm được trật tự lưu thông. Sau cải tạo tư sản thương nghiệp, Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo xây dựng ngành thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, hình thành các hợp tác xã tiêu thụ ở tất cả 25 phường. Trong ba năm 1977, 1978, 1979, thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận, Phường 14, 15 đã xây dựng được hệ thống phân phối lưu thông xã hội chủ nghĩa, bao gồm mạng lưới phân phối lương thực, thực phẩm như hợp tác xã tiêu thụ của phường tại các ngã tư; tổ phục vụ lương thực Đồng Minh Hội trên đường Nguyễn Cư Trinh; tổ hợp tác sản xuất bánh mỳ Liên Thái; tổ hợp giày thêu Phúc Lộc số 87 đường Trần Đình Xu; cơ sở sản xuất thảm cói; hợp tác xã tín dụng 37
  9. bảo đảm phân phối đủ định lượng, nhất là lương thực trong thời kỳ bao cấp hết sức khó khăn. Ủy ban nhân dân phường 14, 15 đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tích cực vận động nhân dân góp vốn để xây dựng hợp tác xã mua bán, phân phối lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm bảo đảm đời sống, sinh hoạt của dân. Ngoài cán bộ các ban ngành, đoàn thể, ban chủ nhiệm các hợp tác xã tiêu thụ còn có cả những người vốn là tiểu thương trước đây tham gia, với vai trò tư vấn về chuyên môn, nhằm phát huy sở trường, kinh nghiệm buôn bán, kinh doanh. Nhờ đó, hợp tác xã tiêu thụ của Phường 14, 15 ngày càng phát triển, tập trung được nhiều nguồn hàng phong phú, phân phối đến tận tay người dân trong phường với giá cả hợp lý, kịp thời giải quyết được một số khó khăn về lương thực, thực phẩm, góp phần ổn định đời sống nhân dân. Ngoài giải quyết các nhiệm vụ khó khăn tại địa bàn, các phường còn đưa nhân dân đi xây dựng các xã vùng kinh tế mới theo chỉ đạo của quận và thành phố,… Thời điểm này, Phường 14, 15 đã đưa một số hộ dân đi xây dựng vùng kinh tế mới tại xã An Biên tỉnh Kiên Giang và xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Chi ủy đã lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường 15 tiến hành giải tỏa 400 hộ dân ở khu Mả Lạng theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận1. Năm 1979, mồ mả ở khu Mả Lạng được di dời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (khi đó là Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh) quyết định đưa những người lang thang vô gia cư về khu Mả Lạng, dựng nhà đơn sơ, diện tích 3x5 mét, vách bằng cót ép, lợp tôn cấp cho dân lưu trú, chia thành các lô, đánh dấu từ A đến K. Từ đó “khu Mả Lạng” ra đời, thay thế cho “nghĩa địa, đồng mả” trước đây. Dân ở đây đều người Nam bộ, hồn hậu chân tình, họ không ngại với cái tên Mả Lạng. Chi ủy hai phường đã lãnh đạo tổ chức thực hiện hoàn thành công tác đổi tiền (tháng 3 năm 1978) theo Quyết định số 87/CP, ngày 25 tháng 4 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ. Về y tế, văn hóa, dưới sự lãnh đạo của chi ủy và chính quyền hai phường, lĩnh vực y tế, văn hóa - thông tin đã tích cực phục vụ nhân dân, góp phần bảo vệ sức khỏe, xây dựng nếp sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa và tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trạm y tế hai phường đã phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh, kịp thời ngăn chặn các loại bệnh dịch. Phong trào vệ sinh phòng dịch được đông đảo quần chúng hưởng ứng và đã trở thành thói quen tốt, đẩy lùi các đợt dịch lớn. Hai phường đã thành lập Ban thể dục thể thao, phát động phong trào toàn dân tham gia tập thể dục thể thao buổi sáng. Bộ phận thương binh - xã hội của hai phường đã thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng, cán bộ hưu trí. Chính quyền và các đoàn thể hai phường đã phát động nhân dân mở rộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong hộ gia đình để cải thiện đời sống. 1 Theo Lịch sử Đảng bộ quận 1 (1975-2000). NXB Tổng hợp TP.HCM. Tr.43 38
  10. Về giáo dục, hai phường đã chỉ đạo Nhà trẻ 20/10,Trường Mẫu giáo Chim Con, Trường cấp I Trần Hưng Đạo, cấp I-II Phan Văn Trị, Trường Trung học cơ sở Hưng Đạo, Trường Trung học cơ sở Đức Trí nhận các cháu trên địa bàn hai phường và hỗ trợ thêm các phường lận cận để thực hiện phong trào “ánh sáng văn hóa mới” theo chỉ đạo của quận. Công tác bổ túc văn hóa cho nhân dân trong phường đang tiếp tục được nâng lên trình độ phổ cập lớp 2, lớp 3 và đã cơ bản đã xóa được nạn mù chữ trong phường. Tính đến năm 1979, hầu hết cán bộ, nhân viên của hai phường đã được phổ cập lớp 4. Chi ủy Phường 15 còn chỉ đạo mở lớp dạy cho trẻ thất học1. Về quốc phòng, an ninh: Đến giữa năm 1977, tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêngxari đã liều lĩnh đưa quân xâm lấn biên giới Tây nam của Tổ quốc, gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta. Thanh niên quận 1, trong đó có thanh niên phường 14, 15 đã phát huy truyền thống cách mạng của địa phương trong hai cuộc kháng chiến, hăng hái lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây nam. Mặc dù tình hình an ninh trật tự có nhiều phức tạp nhưng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn hai phường vẫn được giữ vững. Song song với việc trấn áp bọn phản cách mạng, lực lượng công an hai phường đã tiến công mạnh vào các băng nhóm và tội phạm hình sự, làm tốt công tác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Công an hai phường đã tiếp tục triển khai, quán triệt trong cán bộ, chiến sĩ thực hiện tốt 6 điều Bác Hồ dạy, 5 lời thề, 10 điều kỷ luật và điều lệnh nội vụ ngành theo Nghị quyết số 08-NQ/QU, ngày 25 tháng 5 năm 1977 của Ban Chấp hành Đảng bộ quận. 2. Công tác xây dựng Đảng Về chính trị, tư tưởng: Chi ủy hai phường đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV; Nghị quyết số 28 - NQ/TU, ngày 20 tháng 7 năm 1977 của Thành ủy về phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và Nghị quyết số 29-NQ/TU, ngày 20 tháng 7 năm 1977 của Thành ủy về phong trào cần kiệm xây dựng đất nước, xây dựng thành phố… đã góp phần ngăn chặn được sai lầm, có tác dụng động viên và răn đe. Hai phường đã tổ chức đợt sinh hoạt tự phê bình để nhân dân góp ý xây dựng cho cán bộ, đảng viên. Đây là đợt học tập chính trị sâu rộng trong hai Chi bộ Phường 14 và Phường 15. Nhìn chung, trước tình hình kinh tế đời sống khó khăn nhưng tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên trong những năm này là vững vàng, kiên định với mục tiêu và lý tưởng của Đảng. Về tổ chức: Thực hiện sự chỉ đạo của Quận ủy, công tác xây dựng Đảng của hai chi bộ trong thời gian này tập trung vào ba nhiệm vụ chính: Một là, nâng cao công tác vận động quần chúng của chi bộ. Hai là, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, đảng viên. Ba là, phát triển đảng viên mới. Cấp ủy hai chi bộ đã tổ chức cho đảng viên trong chi bộ tự kiểm điểm theo tinh thần tự phê bình và phê bình. Qua đó giúp đảng viên thấy được những ưu, khuyết điểm của mình và có phương hướng khắc phục những thiếu sót. 1 Theo Lịch sử Đảng bộ quận 1 (1975-2000). NXB Tổng hợp TP.HCM. Tr.46 39
  11. Đầu năm 1978, đồng chí Lê Đảnh nghỉ hưu, đồng chí Trần Thị Lý được điều động từ Ủy ban nhân dân quận 1 về nhận nhiệm vụ thay cho đồng chí Lê Đảnh. Công tác xây dựng chính quyền Hội đồng nhân dân hai phường đã phát huy được vị trí, chức năng của mình. Bảo đảm các kỳ họp theo quy định, thường xuyên tiếp xúc cử tri, nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Hầu hết các đại biểu đều thể hiện tinh thần trách nhiệm trước nhân dân. Ủy ban nhân dân hai phường, sau bầu cử Hội đồng nhân dân khóa I, bộ máy chính quyền đã ổn định về nhân sự, có sự phân công trách nhiệm giữa các thành viên trong Ủy ban nhân dân phường. Mối quan hệ giữa ủy ban nhân dân và chi ủy được tăng cường. 3. Xây dựng các đoàn thể chính trị Dưới sự lãnh đạo của hai chi ủy, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ của hai phường ngày càng được củng cố và phát huy vai trò của mình, tập hợp đông đảo quần chúng tham gia sôi nổi các phong trào cách mạng, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của hai phường và mang lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, hội viên của mình. Những kết quả mà Chi bộ Phường 14, 15 đạt được trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 1977 - 1979 tuy chưa tạo ra những thay đổi nhiều về mặt kinh tế, nhưng trong bối cảnh tình hình khó khăn của quận, của thành phố cũng như cả nước trong thời gian này thì nó có ý nghĩa hết sức quan trọng và là cơ sở để hai chi bộ xây dựng phương hướng nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội chi bộ lần thứ II. III. LÃNH ĐẠO GIỮ VỮNG AN NINH CHÍNH TRỊ, TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, CHĂM LO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN (1979 - 1981) Được sự nhất trí của Ban Thường vụ Quận ủy, trong tháng 3 năm 1979, Chi bộ Phường 14 và 15 đã tổ chức Đại hội đảng viên lần thứ II nhiệm kỳ 1979 - 1981. Đại hội hai phường đã đánh giá tình hình lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ lần thứ I, đề ra phương hướng, nhiệm vụ của chi bộ trong nhiệm kỳ II và bầu cấp ủy mới. Đại hội chi bộ hai phường đã thảo luận và biểu quyết thông qua phương hướng, nhiệm vụ của chi bộ trong những năm 1979 - 1981 là “Giữ vững an ninh chính trị, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân”. Tại Phường 14, Đại hội đã bầu Chi ủy mới gồm 3 ủy viên. Đồng chí Trần Thị Lý được bầu là Bí thư Chi bộ; đồng chí Phan Văn Khì là Phó Bí thư Chi bộ thay cho đồng chí Nguyễn Văn Biện chuyển công tác về quận. Tại Phường 15, Đại hội đã bầu Chi ủy mới gồm 3 ủy viên. Đồng chí Đinh Âu Dũng tiếp tục được bầu là Bí thư Chi bộ; đồng chí Phan Văn Bé được bầu là Phó Bí thư Chi bộ. 40
  12. Thực hiện Quyết định số 03-CP, ngày 8 tháng 01 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ, ngày 29 tháng 5 năm 1979, dưới sự lãnh đạo của chi bộ hai phường, trong không khí dân chủ và trách nhiệm, trên 95% cử tri của hai phường đã đi bầu cử Hội đồng nhân dân quận 1 và Hội đồng nhân dân phường khóa II, nhiệm kỳ 1979 - 1981. Cuộc bầu cử diễn ra trong thời điểm phức tạp ở hai đầu biên giới cùng sự chống phá quyết liệt của kẻ thù. Tuy nhiên, được sự lãnh đạo của chi bộ hai phường trong xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các phương án trong bầu cử, nên cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân tại địa phương được diễn ra và thành công tốt đẹp. Sau bầu cử, nhân sự lãnh đạo phường 14, 15 có một số thay đổi. Tại Phường 14, đồng chí Nguyễn Thị Bảy được bầu làm Trưởng ban thư ký Hội đồng nhân dân phường; đồng chí Phan Văn Khì được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, đồng chí Nguyễn Văn Ấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Sau khi đồng chí Phan Văn Khì chuyển công tác, đồng chí Mạc Như Sương được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Trưởng Công an phường thời điểm này là đồng chí Đỗ Thế Chí; Phường đội trưởng là đồng chí Trần Văn Lộc; Trưởng khối vận là đồng chí Lê Thị Cơ (Tám Cơ). Tại Phường 15, Hội đồng nhân dân tiếp tục bầu đồng chí Phan Văn Bé làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Cùng với đó, các thành viên Ủy ban nhân dân và các ban ngành, đoàn thể của hai phường đều được kiện toàn, củng cố để thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Mặc dù có sự thay đổi về nhân sự lãnh đạo trong cấp ủy, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể, nhưng các phong trào thi đua hành động cách mạng của Phường 14, 15 vẫn được duy trì liên tục, đều đặn và đạt hiệu quả thiết thực. Từ ngày 27 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 năm 1979, Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận lần thứ II được tổ chức và thành công tốt đẹp. Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ của quận trong nhiệm kỳ mới xác định rõ: “Đẩy mạnh tốc độ hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa còn lại, gắn liền với xây dựng các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cấp quận, thực hành tiết kiệm, tích cực phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát huy thế mạnh của quận, mở rộng mạng lưới thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã, mạng lưới dịch vụ, tăng cường tốc độ giải quyết việc làm, cơ bản thanh toán xong nạn thất nghiệp, phấn đấu thu mua cho hết sản phẩm trong quận làm ra, quản lý tốt lương thực, tổ chức lưu thông phân phối, ra sức chăm lo, nhất là hai bữa ăn của quần chúng, ổn định và bảo đảm đời sống cấp thiết cho nhân dân trong quận”. Dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Quận ủy và Ủy ban nhân dân quận, sau hai năm 1979 - 1981 nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ lần thứ II và các nghị quyết của Quận ủy, Chi bộ Phường 14, 15 đã đạt một số kết quả trên các lĩnh vực như sau: 1. Lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội 41
  13. Trong năm 1979, phong trào sản xuất tại Phường 14, 15 phát triển khá mạnh. Ủy ban nhân dân quận và các phường đã tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tập thể phát triển, giao mặt bằng, máy móc, thiết bị cho các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Thời điểm này, Ủy ban nhân dân thành phố cũng cho phép mở rộng liên doanh, liên kết kinh tế với các tỉnh, ký hợp đồng gia công với các cơ sở sản xuất được rộng rãi hơn. Qua đó, các cơ sở sản xuất tập thể ở Phường 14, 15 đã phát triển nhanh; các cơ sở sản xuất cá thể cũng phát triển mạnh. Đầu năm 1980, một số mặt hàng tiểu thủ công nghiệp của Phường 14, 15 từng bước được khôi phục và phát triển trở lại. Thế mạnh của Phường 14, 15 là buôn bán lẻ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đặc biệt là lĩnh vực thương mại và dịch vụ phát triển khá mạnh trên các tuyến đường chính của phường như đường Nguyễn Trãi, đường Nguyễn Cư Trinh, đường Trần Hưng Đạo, đường Trần Đình Xu, đường Cống Quỳnh,... Những mặt hàng nằm trong thế mạnh kinh tế của hai phường là kinh doanh lương thực, thực phẩm, rau quả, vật tư phụ tùng thay thế, vật liệu xây dựng, bách hóa mỹ phẩm, với hàng trăm cửa hàng. Chi ủy và chính quyền Phường 14, 15 đã tập trung chỉ đạo công cuộc cải tạo, tổ chức lại sản xuất theo hướng xã hội chủ nghĩa. Cả hai phường đã thành lập hợp tác xã và hàng chục tổ sản xuất tập thể, thu hút phần lớn lực lượng lao động trên địa bàn. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng đi vào nền nếp, từng bước phát triển với quy mô ngày càng lớn, giá trị sản lượng không ngừng được tăng lên, có những mặt hàng xuất khẩu đạt tiêu chuẩn, mang lại giá trị kinh tế cao, được thành phố và quận tặng bằng khen, giấy khen. Quá trình tổ chức lại sản xuất theo hướng xã hội chủ nghĩa, các ngành như: Cơ khí, nhựa, dịch vụ sửa chữa máy móc nông, ngư cơ,... trên địa bàn phường 14, 15 đã tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng, cung cấp ra thị trường nhiều mặt hàng phục vụ cho sản xuất. Sau khi tiến hành cải tạo thương nghiệp, Ủy ban nhân dân phường 14, 15 đã tạo điều kiện cho một số tiểu thương chuyển sang sản xuất, góp phần làm ra của cải vật chất cho xã hội. Mặt khác, Phường 14, 15 cũng chú trọng sắp xếp lại các hoạt động dịch vụ, buôn bán, kinh doanh, giảm bớt tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, lấn chiếm vỉa hè, tạo đường thông, hè thoáng. Điểm nổi bật trong hoạt động lưu thông phân phối của hai phường 14, 15 lúc đó là tổ chức được các hợp tác xã tiêu thụ và đưa vào hoạt động có hiệu quả xuống từng khu phố, hình thành thế đứng vững chắc của thương nghiệp hợp tác xã trong lĩnh vực phân phối, lưu thông và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Ngoài việc tiếp nhận nguồn hàng do thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã của quận phân phối, hợp tác xã tiêu thụ của Phường 14, 15 còn chủ động thu mua sản phẩm của các cơ sở sản xuất tại chỗ, như: Các mặt hàng nhựa dân dụng, các loại phụ tùng thay thế, xà bông, cặp học sinh,… để cung ứng cho người tiêu dùng. Mặc dù còn bị ràng buộc bởi cơ chế bao cấp, nhưng các hợp tác xã tiêu thụ của Phường 14, 15 đã mạnh dạn phát triển kinh doanh theo hướng trao đổi hàng hóa hai chiều với một số xã ngoại thành, một số địa phương lân cận, tạo ra nguồn cung dồi dào 42
  14. phục vụ thị trường và nhân dân trên địa bàn. Cấp ủy, chính quyền phường 14, 15 đặc biệt quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động, coi đây là vấn đề then chốt bảo đảm cho sự phát triển sản xuất và góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, các phường đã có những hình thức hoạt động phong phú và hiệu quả. Thông qua hệ thống loa truyền thanh cố định và tổ chức phát thanh lưu động, Phường 14, 15 đã tích cực tuyên truyền đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến từng người dân. Ngoài đội thông tin cơ sở, hai phường đều tổ chức các đội văn nghệ ở các khu phố phục vụ nhu cầu của đông đảo bà con tại địa phương. Tại thời điểm này tàn dư của chế độ thực dân mới để lại vẫn còn hết sức nặng nề, trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền phường 14, 15 đã tạo điều kiện, bố trí việc làm cho hàng trăm người trước đây làm việc trong bộ máy chính quyền của chế độ cũ, giúp họ xóa bỏ mặc cảm tội lỗi, hòa nhập với cuộc sống mới. Cấp ủy, chính quyền phường 14, 15 rất chú trọng công tác giáo dục - đào tạo, trong đó bậc học nhà trẻ, mẫu giáo, được quan tâm. Tại Phường 14, 15, Ủy ban nhân dân phường đã dành những ngôi nhà rộng rãi, khang trang, để làm trường học, nhà trẻ hoặc lớp mẫu giáo. Năm 1979, trường cấp II Hưng Đạo trở thành trường cấp I - II. Từ những năm 1980, Phường 14 đã thành lập Nhà trẻ Phường 14 tại số 387 đường Nguyễn Trãi (Chi cục Thi hành án quận 1 bây giờ); Phường 15 thành lập Nhà trẻ của phường tại số 178 đường Nguyễn Cư Trinh (Công ty Cổ phần Du lịch Thanh niên xung phong bây giờ). Năm 1981, Trường Mẫu giáo Chim Con được đổi tên thành trường Mẫu giáo Bé Ngoan 14 do cô Nguyễn Thị Tiên làm Hiệu trưởng… Không chỉ đầu tư, chăm lo cơ sở vật chất cho các nhà trẻ, mẫu giáo, Ủy ban nhân dân phường 14, 15 còn trợ cấp thêm một phần kinh phí nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho các cháu. Đối với các bậc học khác, ngành giáo dục đã tiến hành công lập hóa và cải tạo lại tất cả các trường tư, thay thế nội dung và chương trình giảng dạy, sách giáo khoa của chế độ cũ, bằng chương trình và nội dung giảng dạy mới thống nhất trong cả nước. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư đúng hướng, công tác giáo dục của hai phường đã thu được nhiều kết quả tốt. Phong trào toàn dân chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng của Phường 14, 15 phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đẩy mạnh công tác xóa mù chữ và dạy văn hóa cho người dân. Trên địa bàn phường 14, 15, cán bộ Đoàn, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ được phân công trực tiếp xuống các khu dân cư để dạy văn hóa cho người dân. Những người nghèo không có điều kiện đi học, được dạy chữ tại nhà, nên rất cảm động và tích cực tham gia phong trào “diệt giặc dốt”. Cũng tại thời điểm này, Ủy ban nhân dân quận 1 còn chỉ đạo phường 14, 15 mở các lớp bổ túc văn hóa dành cho cán bộ, nhân viên các cơ quan, đoàn thể để nâng cao trình độ văn hóa, tạo nguồn cán bộ kế cận trước mắt và phát triển lâu dài của địa phương. Công tác bảo đảm y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân được chi ủy, chính quyền hai phường đặc biệt quan tâm. Các trạm y tế của Phường 14 và 15 43
  15. thường có nhân viên chuyên ngành phụ trách, có giường bệnh, với nhiệm vụ chính là khám, sơ cứu ban đầu cho các ca bệnh. Nhờ vậy, Trạm Y tế của Phường 14, 15 đã phát huy tác dụng, kịp thời chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tích cực vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, duy trì tỷ lệ phát triển dân số của các phường dưới 1,7%. Ủy ban nhân dân phường 14, 15 thường xuyên phát động các chiến dịch tổng vệ sinh, cải thiện môi trường ở những nơi công cộng, khu vực có đông dân cư sinh sống. Cảnh quan và môi trường sống tại các khu phố được cải thiện, vệ sinh được đảm bảo tốt, đã góp phần ngăn chặn và dập tắt nhiều ổ dịch bệnh. Riêng mạng lưới chữ thập đỏ phát triển rộng khắp trong các tổ dân phố và trong các cơ sở sản xuất trên địa bàn. Nhờ sự nỗ lực cố gắng trong công tác chuyên môn, trạm y tế của Phường 14, 15 liên tục được công nhận là “Đơn vị tiên tiến” của ngành y tế quận 1. Công tác đền ơn đáp nghĩa được chính quyền và nhân dân hai phường thực hiện khá tốt. Việc thực hiện chế độ, chính sách hậu phương quân đội với các gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với cách mạng được đảm bảo đầy đủ theo tiêu chuẩn do Nhà nước quy định. Hàng năm, vào các ngày lễ, tết, phường đến thăm hỏi, động viên, tặng quà các gia đình chính sách. Mặt khác, cấp ủy hai phường, chính quyền và các đoàn thể địa phương luôn chăm lo, tặng quà, hỗ trợ các gia đình chính sách gặp khó khăn một cách kịp thời, chu đáo. Về quốc phòng, an ninh: Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây nam vừa kết thúc, đất nước ta lại đứng trước một thử thách mới cực kỳ nghiêm trọng. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chiến sự bùng nổ trên toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh đến Lai Châu. Một lần nữa, quân và dân thành phố Hồ Chí Minh, Quận 1 và Phường 14, 15 lại sôi sục trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chi viện sức người, sức của cho tuyến đầu của Tổ quốc chống quân xâm lược. Sau cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá nước ta bằng cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt, diễn ra quyết liệt trên phạm vi cả nước. Để chống lại cuộc chiến tranh này, Đảng và Nhà nước chỉ đạo các địa phương vũ trang toàn dân, tăng cường xây dựng lực lượng quân sự, sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với các tình huống xảy ra trên địa bàn. Thực hiện chủ trương quân sự hóa toàn dân của Ủy ban nhân dân quận, Phường 14, 15 đã đảm bảo tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Chi bộ hai phường cùng các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn đã liên tục phát động và củng cố phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong công tác xây dựng lực lượng, Phường 14, 15 đã tập trung củng cố tổ chức các ban bảo vệ khu phố, đội dân phòng, kiện toàn lực lượng giữ gìn an ninh trật tự tại tổ dân phố. Đồng thời, mở nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho tất cả lực lượng ban bảo vệ khu phố, tổ phó phụ trách an ninh của các tổ dân phố, với hàng trăm lượt người tham gia. Lực lượng dân phòng các phường đã tổ chức hàng ngàn lượt tuần tra, canh gác và phòng cháy, chữa cháy đạt kết quả, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Chi bộ Phường 14, 15 một mặt giáo dục, nâng cao tinh thần cảnh giác để nhân dân thấy rõ âm mưu và những hành động thâm độc, xảo quyệt của các thế 44
  16. lực phản động quốc tế; mặt khác, vận động nhân dân tích cực động viên chồng, con, em của mình lên đường cùng với nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc chiến đấu chống quân xâm lược. Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội phường 14, 15 đã tích cực vận động quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh biên giới phía Bắc và con, em đang làm nhiệm vụ chiến đấu ở tuyến trước, đạt và vượt chỉ tiêu giao quân; đồng thời, đẩy mạnh công tác hậu phương quân đội, đảm bảo trật tự, an ninh trên địa bàn. Chi ủy hai phường đã lãnh đạo củng cố Công an phường 14, 15. Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc được nhân dân đồng tình ủng hộ đã làm cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững. Tuy nhiên, khu vực Mả Lạng, Đồng Tiến vẫn còn rất nhiều phức tạp, nhất là về tệ nạn ma túy. Đó là thứ mà người dân khu vực này tới giờ vẫn còn ám ảnh, cũng là thứ khiến khu vực này nổi tiếng về tệ nạn xã hội; tất cả có lẽ bắt nguồn từ thất nghiệp, nghèo đói. Cuối năm 1979, nhân sự phường 14 có sự thay đổi như sau: Tháng 1 năm 1981, đồng chí Dương Văn Đầy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận đã ký Quyết định số 016/QĐ-UB bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Ấn giữ nhiệm vụ quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thay đồng chí Mạc Như Sương nhận nhiệm vụ Bí thư Quận đoàn 1. Tại Phường 15, đồng chí Nguyễn Thị Mỹ Thu được chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thay đồng chí Phan Văn Bé chuyển công tác về quận; đồng chí Nguyễn Hoàng Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. 2. Công tác xây dựng Đảng Công tác chính trị tư tưởng của hai chi bộ ngày càng bám sát nhiệm vụ chính trị và thực tiễn của địa phương, tạo được sự nhất trí cao trong nội bộ Đảng và đông đảo quần chúng nhân dân. Chi ủy hai chi bộ đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập, quán triệt các nghị quyết Trung ương khóa IV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần II (tháng 10 năm 1980) và Nghị quyết 32 - NQ/TW, ngày 20 tháng 11 năm 1980 của Bộ Chính trị về công tác tổ chức, Thông tri 126-TT/TW, ngày 25 tháng 7 năm 1981 của Ban Bí thư về việc tiến hành đợt sinh hoạt nâng cao phẩm chất cộng sản cho cán bộ, đảng viên… Thông qua các đợt phát thẻ Đảng và những đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, hai chi bộ tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về tình hình nhiệm vụ mới, củng cố lập trường quan điểm, giữ gìn đoàn kết nội bộ, tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng tiến công, tự lực tự cường của cán bộ, đảng viên để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của chi bộ. Công tác tổ chức và phát triển đảng, theo hướng dẫn của Quận ủy, chi ủy hai chi bộ đã thực hiện kiện toàn tổ chức cơ sở đảng, tổ chức phát thẻ Đảng cho đảng viên nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Đảng (3/02/1930 - 3/02/1980). Công tác xây dựng chính quyền, Hội đồng nhân dân hai phường được hình thành với các tổ đại biểu ở các khu phố. Các tổ đại biểu duy trì sinh hoạt tháng và quý tổ chức tiếp xúc với cử tri để nghe tâm tư nguyện vọng và những ý kiến đóng góp cho đại biểu, kết hợp với nhau giữa đại biểu hội đồng nhân dân và ủy ban nhân 45
  17. dân hai phường đã giải quyết được nhiều vướng mắc trong nhân dân như các trường hợp đơn khiếu nại và các yêu cầu chính đáng của cử tri. Ủy ban nhân dân hai phường ngày được củng cố, xây dựng về mọi mặt, lề lối làm việc ngày được cải tiến hơn; đoàn kết nội bộ ngày được phát huy đúng mức. Trong hai năm, ủy ban nhân dân hai phường có nhiều nỗ lực chỉ đạo các mặt công tác tại địa phương. Tuy nhiên do ảnh hưởng tác động nhiều mặt của tình hình chung, nhất là do mức thu nhập bình quân còn thấp, giá cả thị trường tăng, nên đời sống vật chất của nhân dân lao động, của cán bộ, công nhân viên chức và lực lượng vũ trang còn có nhiều khó khăn. Trong nhiệm kỳ, nhân sự của Phường 14 có sự thay đổi. Đồng chí Trần Thị Lý, Bí thư Chi bộ phường 14 được điều động nhận nhiệm vụ khác. Ban Thường vụ Quận ủy chỉ định đồng chí Tạ Đức Truyền làm Bí thư Chi bộ phường 14. 3. Công tác xây dựng các đoàn thể chính trị Trong hai năm, Mặt trận Tổ quốc hai phường đã tổ chức nhiều hoạt động tích cực, được đánh giá là đơn vị khá như phong trào “Tuyến đầu Tổ quốc”, Công trình thủy điện Trị An, ủng hộ đồng bào Nghệ Tĩnh, phong trào bảo trợ giáo dục... Hội Phụ nữ hai phường đã vận động tuyên truyền giáo dục tập hợp chị em tham gia vào tổ chức Hội, đã kết nạp được nhiều hội viên, duy trì được sinh hoạt Hội hàng tháng, giữa Ban Chấp hành, xuống các tổ. Hội cũng đóng góp vai trò nòng cốt trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phân phối lưu thông, tiết kiệm, vận động nghĩa vụ quân sự, vận động chị em sinh đẻ có kế hoạch, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Trong giải quyết việc làm, Hội đã đưa các chị em vào làm việc tại các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đoàn Thanh niên hai phường có 96 đoàn viên, được chia ra 12 chi đoàn, 7 chi đoàn khu phố, 2 chi đoàn nhà trẻ mẫu giáo, 2 chi đoàn phân phối lưu thông (Hợp tác xã); trong 2 năm phát triển thêm 30 đoàn viên mới, giới thiệu cho Đảng 6 đoàn viên ưu tú. Nhìn chung, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hai phường có nhiều cố gắng đáng kể trong việc giáo dục và huy động quần chúng tham gia các mặt công tác ở địa phương, các phong trào làm theo lời Bác, các phong trào vì tuyến đầu Tổ quốc. Tuy nhiên cũng còn những thiếu sót như Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chưa bám sát được vào các cơ sở sản xuất cũng như công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa, giáo dục đối với các tầng lớp nhân dân, đối với trí thức cũng như đồng bào theo đạo Thiên Chúa. Tuy có phát động nhưng không thường xuyên, thu hút các tầng lớp này còn quá ít, số chưa vào tổ chức sinh hoạt còn quá nhiều. Về công tác Đoàn, chất lượng của Đoàn còn yếu nhất là các chi đoàn đường phố, công tác phát triển Đoàn còn chậm, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng còn ít, nhất là các cơ quan, trường mẫu giáo, công tác tổ chức đoàn có lúc xem nhẹ, chưa được các chi ủy quan tâm đúng mức. IV. LÃNH ĐẠO THÁO GỠ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT, CHĂM LO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CHO NHÂN DÂN, TIẾP TỤC 46
  18. THỰC HIỆN CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1981 - 1983) Tháng 4 năm 1981, Đại hội Chi bộ phường 14, 15 lần thứ III nhiệm kỳ 1981 - 1983 được tổ chức và thành công tốt đẹp. Đại hội đã bầu cấp ủy và phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong cấp ủy mới. Theo chỉ đạo thống nhất của Quận ủy, đồng chí bí thư đảng ủy phụ trách chung, kiêm công tác tuyên huấn, tổ chức, kiểm tra; đồng chí phó bí thư, đảm nhiệm chức danh chủ tịch Ủy ban nhân dân phường; các ban ngành chủ chốt do các đồng chí đảng ủy viên phụ trách. Sau khi kiểm điểm công tác lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ lần thứ II, đại hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua phương hướng, nhiệm vụ của chi bộ trong năm 1981 - 1983 là “Phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tăng cường công tác xây dựng Đảng và chính quyền, cải thiện đời sống nhân dân”. Đại hội Chi bộ phường 14 đã bầu chi ủy mới gồm 3 đồng chí, trong đó đồng chí Tạ Đức Truyền được bầu là Bí thư Chi bộ; đồng chí Trần Văn Lộc được bầu là Phó Bí thư Chi bộ; đồng chí Lê Thị Tư, chi ủy viên phụ trách thương mại. Đại hội Chi bộ phường 15 đã bầu chi ủy mới gồm 3 đồng chí, trong đó đồng chí Đinh Âu Dũng được bầu là Bí thư Chi bộ; đồng chí Nguyễn Thị Mỹ Thu được bầu là Phó Bí thư Chi bộ; đồng chí Trịnh Đình Thái, chi ủy viên phụ trách khối vận. Cuối năm 1981, Phường 14, 15 đã vận động cử tri tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân quận và các phường khóa III, nhiệm kỳ 1981 - 1984. Trong cuộc bầu cử này, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, có kế hoạch và phân công cụ thể cho các lực lượng, do đó, cuộc bầu cử trên địa bàn phường 14, 15 diễn ra và thành công tốt đẹp, tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử đạt 98%. Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân phường 14, 15 đã bầu các ủy viên Ủy ban nhân dân phường, với các chức danh cụ thể: Phường 14, đồng chí Trần Văn Lộc được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường; đồng chí Lê Thị Tư, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường phụ trách tài mậu; đồng chí Trần Thị Vinh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường phụ trách công nghiệp; đồng chí Trương Thị Cẩm Nhung, Ủy viên thư ký phường; đồng chí Phan Văn Sửu, Ủy viên văn xã; đồng chí Đỗ Thế Chí, Ủy viên phụ trách Công an; đồng chí Lê Anh Tuấn, Ủy viên phụ trách Phường đội. Phường 15, các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Ủy ban nhân dân phường được Hội đồng nhân dân phường khóa III bầu, nhân sự cơ bản được giữ nguyên. Nhân sự các ban ngành, đoàn thể khác cũng không thay đổi. Năm 1982, Ủy ban nhân dân quận 1 triển khai việc chia lại địa giới hành chính một số phường theo Quyết định số 147-HĐBT, ngày 26 tháng 8 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Theo đó, Quận 1 từ 25 phường, quy hoạch lại còn 20 phường; giải thể 5 phường là: Phường 2, 5, 9, 16 và Phường 22. Riêng địa giới hành chính phường 14 và 15 không thay đổi. Phường 14, Phường 15 bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ lần thứ III trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, của quận vẫn tiếp 47
  19. tục gặp những khó khăn trong sản xuất cũng như đời sống. Nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn trở ngại và được sự lãnh đạo của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Chi bộ và nhân dân phường 14, 15 đã hoàn thành cơ bản những chỉ tiêu về kinh tế - xã hội do Nghị quyết Đại hội Chi bộ lần thứ III đề ra. 1. Lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội Về kinh tế: Do không bị điều chỉnh địa giới hành chính, nên cấp ủy, chính quyền phường 14, 15 đã tập trung lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất theo tinh thần các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, trên cơ sở thế mạnh của phường là sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị 18-CT/QU, ngày 21 tháng 7 năm 1978 của Quận ủy về sắp xếp, cải tạo thương nghiệp tư nhân gồm toàn bộ các ngành từ buôn bán nhỏ, ăn uống đến tiểu thủ công nghiệp, Phường 14, 15 lãnh đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của quận. Ban chỉ đạo về việc sắp xếp, cải tạo thương nghiệp tư nhân của Phường 14, 15 được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, chỉ sau 3 tháng sắp xếp, cải tạo thương nghiệp tư nhân, Phường 14, 15 đã tổ chức đăng ký các mặt hàng, kiểm tra, kiểm soát việc mua bán đi vào nền nếp; củng cố, mở rộng hệ thống hợp tác xã tiêu thụ, được quần chúng tích cực tham gia, qua đó góp phần mở rộng mặt hàng, phục vụ nhân dân tốt hơn. Để thúc đẩy công tác phân phối lưu thông tại địa phương, Ủy ban nhân dân phường 14 và phường 15 đã huy động lực lượng phụ nữ, cán bộ hưu trí tham gia rất hiệu quả vào mạng lưới hợp tác xã. Các mặt hàng của hợp tác xã tiêu thụ khá phong phú, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người dân, như: Rau, củ, quả, cá, thịt, sữa, đường, gạo,… Bên cạnh đó, Phường 14, 15 cũng phát huy thế mạnh về thương nghiệp, tổ chức một số cở sở sản xuất gia công các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân và xuất khẩu. Theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận, việc tổ chức sản xuất giai đoạn này chủ yếu để cải thiện đời sống cán bộ, nhân viên, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Ngoài các mặt hàng do thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã quận 1 phân phối, các hợp tác xã tiêu thụ của Phường 14, 15 đã năng động, thu mua sản phẩm của các cơ sở sản xuất tại chỗ, cung cấp cho người tiêu dùng như: Phụ tùng xe đạp, xe máy, đồ dùng học sinh… Nhiều mặt hàng nông sản cũng được các hợp tác xã tìm nguồn, trao đổi mua bán hai chiều với các xã vùng ven, tạo ra mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, giá cả hợp lý, từng bước cạnh tranh được với giá thị trường tự do. Về văn hóa - xã hội: Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đã tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng phường về văn hóa - xã hội, xây dựng con người mới. Nhiều vấn đề về văn hóa - xã hội đặt ra đã được giải quyết có hiệu quả. Hoạt động văn hóa, giáo dục, thông tin tuyên truyền, y tế, thể dục thể thao trên địa bàn hai phường trong những năm 1981 - 1983 có sự chuyển biến rõ rệt, góp phần tác động đến nhận thức tư tưởng trong nhân dân. Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TU của Thành ủy, từ giữa tháng 4 năm 1981, Quận 1 đã phát động phong trào đấu tranh mạnh mẽ và liên tục nhằm bài trừ các hoạt động văn hóa văn nghệ đồi trụy, phản động. Thực hiện chỉ đạo của quận, chi ủy hai 48
  20. phường đã lãnh đạo chính quyền phát động phong trào quần chúng tham gia truy quét sản phẩm văn hóa văn nghệ phản động đồi trụy. Cuộc vận động xây dựng nếp sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ở hai phường, bước đầu thu được một số kết quả. Phường 14 và 15 đã thành lập các câu lạc bộ, phòng đọc sách và phát động phong trào văn hóa văn nghệ, thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân. Các hoạt động văn hóa, thể thao, giáo dục truyền thống, các câu lạc bộ được tổ chức, thu hút nhiều cán bộ hưu trí, thanh niên, phụ nữ tham gia, đã góp phần làm cho cuộc sống thêm lành mạnh, vui tươi, thắt chặt hơn mối quan hệ đoàn kết trong nhân dân, tăng cường mối quan hệ của nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương, động viên người dân tin tưởng, lạc quan xây dựng cuộc sống mới. Hai phường đã tổ chức khám sức khỏe cho toàn thể nhân dân trên địa bàn; vận động chị em phụ nữ đăng ký sinh đẻ có kế hoạch, phấn đấu đưa tỷ lệ sinh đẻ từ 1,5% năm 1980 xuống 1,2% năm 1982. Ngoài các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở hoạt động, trên địa bàn phường 14, 15 còn có các lớp xóa mù chữ cho phần đông là người lao động và trẻ em nghèo không có điều kiện đến trường vào ban ngày, phải học đêm, nhất là bà con sống trong khu vực Mả Lạng, Đồng Tiến, chợ tự phát Sở Rác. Những việc làm của cán bộ, đảng viên, các đoàn thể trong hai phường, đặc biệt là Đoàn Thanh niên trong thời điểm này đã có sức thuyết phục lớn đối với nhân dân. Về quốc phòng, an ninh: Tăng trưởng về kinh tế còn tác động tích cực đến các hoạt động quốc phòng, an ninh của địa phương. Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc được tổ chức chặt chẽ, mỗi khu phố có một đội dân phòng, một đội phòng cháy chữa cháy. Hàng năm, các lực lượng này đều tổ chức huấn luyện, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương và đạt giải cao trong diễn tập, hội thi, hội thao cấp quận. Phường đội hai phường đã làm tốt công tác tham mưu, duy trì chế độ giao ban, làm tốt công tác khám sức khỏe và gọi thanh niên nhập ngũ. Trong thời gian này, nhiều tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự được giải tỏa, nạn mua bán, tiêu thụ của gian, cướp giật trên đường phố được khống chế; nhiều đối tượng nghiện ma túy, tệ nạn xã hội ở khu vực Đồng Tiến, Mả Lạng được cấp ủy, đoàn thể, chính quyền quan tâm, tạo mọi điều kiện để cho họ hoàn lương, hòa nhập với cộng đồng. Lực lượng dân quân, dân phòng, công an, thanh tra, tư pháp đã phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, góp phần tuyên truyền, giáo dục nhân dân tôn trọng, thực thi pháp luật, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động phi pháp. Chi bộ hai phường đã lãnh đạo phát động, duy trì và ngày càng củng cố phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các khu dân cư. 2. Công tác xây dựng Đảng Công tác chính trị, tư tưởng: Cấp ủy hai chi bộ đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, các nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng khóa V, Nghị quyết 01-NQ/BCT, ngày 14 tháng 4 năm 1982 của Bộ Chính trị khẳng định thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn, một trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của nước ta, thành phố Hồ Chí Minh có 49
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2