intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Tài liệu các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:333

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Tài liệu các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 được biên soạn nhằm cung cấp có hệ thống các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo và nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, qua đó tạo sự thống nhất ý chí, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Tài liệu các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025

  1. TỈNH ỦY HÀ GIANG BAN TUYÊN GIÁO TÀI LIỆU CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025 Hà Giang, tháng 5 năm 2022 1
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thành công tốt đẹp là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - đánh dấu chặng đường 75 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Giang. Bám sát phương châm: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển”, chủ đề Đại hội “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; huy động tối đa nguồn lực, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chăm lo đời sống nhân dân; đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia; phấn đấu đưa kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc”, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn toàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Nhằm cung cấp có hệ thống các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo và nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, qua đó tạo sự thống nhất ý chí, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại 3
  4. hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên tập và phát hành “Tài liệu các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025”. Nội dung cuốn tài liệu được biên tập gồm Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh và các nghị quyết chủ yếu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trân trọng giới thiệu cuốn tài liệu đến các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân! BAN BIÊN TẬP 4
  5. NGHỊ QUYẾT SỐ 07-NQ/ĐH, NGÀY 17/10/2020 Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII thông qua ngày 17/10/2020) ----- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, họp từ ngày 15/10/2020 đến ngày 17/10/2020, tại Hội trường lớn Tỉnh ủy; tham dự Đại hội có 323 đại biểu tiêu biểu đại diện cho 70.404 đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh. Sau khi thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI trình, QUYẾT NGHỊ I- Tán thành những nội dung cơ bản về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; mục tiêu phát triển, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 1. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 Nhiệm kỳ 2015 - 2020, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, cùng với sự đoàn kết thống nhất cao trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận và nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, 36/48 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đạt và vượt mục tiêu đề ra. 5
  6. 1.1. Phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh Tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân đạt 6,8%. Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10.665 tỷ đồng, trong đó năm 2020 đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 51,2% so với năm 2015. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng, tăng 57,4% so với năm 2015, đạt mục tiêu Nghị quyết. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 44.694 tỷ đồng, tăng 71,3% so với giai đoạn 2010 - 2015. 92% dân cư thành thị, 86% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, 100% các thôn bản có đường đi được xe cơ giới đến trung tâm. 100% dân số đô thị, 94,4% hộ dân ở nông thôn được sử dụng điện. 43/174 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 143% chỉ tiêu Nghị quyết; thành phố Hà Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Quy tụ, sắp xếp 4.777 hộ sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai về sống tập trung tại các thôn bản. Tăng trưởng du lịch bình quân đạt 16%/năm, năm 2020 đạt 1,5 triệu lượt khách; triển khai tốt nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia 42%, tăng 20,7% so với năm 2015. Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế 100%, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 98,5%; chất lượng, hiệu quả y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống đại dịch Covid-19 kịp 6
  7. thời, hiệu quả. Tỷ lệ tăng dân số được kiểm soát, mức tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 54%. An sinh xã hội được bảo đảm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm 4,22%; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xây dựng được trên 3.300 nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo các xã biên giới có khó khăn về nhà ở. Công tác dân tộc, tôn giáo được chú trọng, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn luôn được quan tâm thực hiện. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và nền biên phòng toàn dân vững mạnh. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh và xây dựng khu vực phòng thủ các cấp ngày càng vững chắc. Thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại về quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, trên tuyến biên giới, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển. 1.2. Công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được đẩy mạnh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới và những nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng. Việc bảo vệ nền tảng tư tưởng 7
  8. của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được quan tâm chỉ đạo hiệu quả. Nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng; đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị được đổi mới về nội dung và phương pháp. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng có chuyển biến tích cực, đồng bộ, quyết liệt; tổ chức bộ máy từng bước sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với 8 lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang được triển khai nghiêm túc, hiệu quả. Hằng năm, 99% tổ chức đảng và 85% đảng viên xếp loại từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Kiên trì, kiên quyết thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy. Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng được nâng lên, đảm bảo công minh, chính xác, kịp thời. Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân ngay tại cơ sở. Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính quyết liệt. Thực hiện nghiêm túc việc rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính; một số đơn vị đã triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; thiết lập, duy trì và sử dụng hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong 8
  9. Hội nghị trực tuyến từ tỉnh đến 100% các huyện/thành phố, các xã, thị trấn. 2. Hạn chế, khuyết điểm Kinh tế - xã hội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, 12/48 chỉ tiêu không đạt nghị quyết; tăng trưởng kinh tế và chất lượng giảm nghèo chưa thật bền vững; sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, giá trị hàng xuất khẩu chưa cao; chất lượng giáo dục, đào tạo, nguồn nhân lực, chất lượng công vụ, cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu; đời sống của nhân dân còn ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống chưa được khắc phục hiệu quả. Hoạt động đối ngoại gắn với xúc tiến đầu tư, thương mại chưa hiệu quả. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy có nơi, có mặt còn hạn chế; một số chỉ thị, nghị quyết triển khai còn chậm; việc nâng cao chất lượng sinh hoạt, phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo, tính chiến đấu, tự phê bình và phê bình ở một số chi bộ, đảng bộ còn yếu. Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng còn hạn chế. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt, còn hình thức. Cải cách hành chính ở một số khâu còn chậm, hiệu quả chưa cao; công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và 9
  10. các tổ chức chính trị - xã hội các cấp có lúc, có nơi chưa sâu sát; công tác giám sát, phản biện xã hội còn yếu, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. 3. Mục tiêu phát triển nhiệm kỳ 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 3.1. Quan điểm chỉ đạo Nắm chắc chủ trương, định hướng Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết, chính sách, pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương để vận dụng sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đi đôi với thực hiện dân chủ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường; tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia; mở rộng đối ngoại, hội nhập quốc tế; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng phát triển và sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc của tỉnh. 3.2. Mục tiêu phát triển 3.2.1. Mục tiêu tổng quát Tập trung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết các dân tộc, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội; tăng cường ứng dụng 10
  11. khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát huy tiềm năng, lợi thế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh và bền vững, hoàn thiện kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; thực hiện giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Giữ gìn biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ổn định. Phấn đấu xây dựng Hà Giang là tỉnh phát triển về du lịch, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp đặc trưng hàng hóa; đến năm 2030 là tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển khá trong khu vực trung du miền núi phía Bắc; đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế - xã hội trung bình khá của cả nước. 3.2.2. Mục tiêu cụ thể (17 chỉ tiêu) (1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân 5 năm đạt 8%; (2) GRDP bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng; (3) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 4.000 tỷ đồng; (4) Tỷ lệ đô thị hóa đạt 30%; (5) Thu hút 03 triệu lượt khách du lịch; (6) Tỷ lệ hộ nghèo duy trì mức giảm 4%/năm; (7) 82 xã, 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; (8) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; (9) Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 60%; (10) Giữ vững ổn định 10,5 bác sĩ/vạn dân, có 45 giường bệnh/vạn dân; (11) 100% thôn biên giới có điện, đường giao thông đạt chuẩn tiêu chí Nông thôn mới; (12) Tỷ lệ 11
  12. che phủ rừng đạt 60%; (13) Tỷ lệ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh của dân cư đô thị 100%, nông thôn 96%; (14) Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị đạt trên 90%; (15) Hằng năm, trên 90% tổ chức cơ sở đảng xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; (16) Hằng năm, trên 95% đảng viên xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; (17) Trên 95% xã, phường, thị trấn, cơ quan đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự. 3.3. Định hướng phát triển (1) Phát triển kinh tế nhanh, bền vững đi đôi với trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; bảo vệ nguồn nước; bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an sinh xã hội và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Hoàn thiện hệ thống quy hoạch tỉnh, vùng huyện, quy hoạch đô thị, phân khu, điểm dân cư nông thôn, vùng trọng điểm du lịch đảm bảo phát triển bền vững; thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tiềm năng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; (2) Phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương: Xây dựng thành phố Hà Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II; phát triển du lịch khu vực 4 huyện vùng cao nguyên đá: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, các huyện còn lại là vệ tinh; phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế vườn rừng tại các huyện: Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, 12
  13. Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần; (3) Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc các dân tộc, xây dựng con người Hà Giang phát triển toàn diện; nhân rộng đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông, mô hình Hội nghệ nhân dân gian, truyền dạy văn hóa truyền thống trong các trường học; đầu tư, nâng cấp các thiết chế văn hóa cơ sở; (4) Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia; tăng cường an ninh xã hội, an ninh nông thôn, an ninh con người, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; (5) Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ. Phát huy vai trò cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cải cách hành chính, siết chặt kỷ cương, kỷ luật. Tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. 4. Nhiệm vụ trọng tâm và đột phá 4.1. Nhiệm vụ trọng tâm (05 nhiệm vụ) (1) Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, củng cố khối đoàn kết các dân tộc; 13
  14. tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp công lập tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới công tác đánh giá, quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng cán bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; (2) Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế; huy động các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; (3) Tập trung phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực; xây dựng con người Hà Giang đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; tiếp tục củng cố, hoàn thiện hệ thống y tế; (4) Tập trung xây dựng khu vực phòng thủ các cấp, nền quốc phòng toàn dân vững chắc. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện, sẵn sàng chiến đấu cao; tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự; (5) Thực hiện tốt chính sách xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững, chăm lo đời sống nhân dân; nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm. 4.2. Đột phá (03 đột phá) (1) Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; (2) Phát triển du lịch, nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị; (3) Tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. 14
  15. 5. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5.1. Phát triển kinh tế (1) Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu nền kinh tế, phát triển nhanh, bền vững: Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư, nhất là đầu tư công theo hướng trọng tâm, trọng điểm. Cân đối lại thu, chi ngân sách nhà nước. Nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển các hợp tác xã kiểu mới, các tổ hợp tác; tập trung hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục quy hoạch, đầu tư, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa tại trung tâm các huyện, các xã, thị trấn. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc. Phát triển mạnh kinh tế biên mậu, thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và các ngành dịch vụ. Đa dạng hóa phương thức huy động nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân; (2) Phát triển nông nghiệp đặc trưng theo chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao, điều chỉnh quy hoạch vùng phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, ứng dụng công nghệ cao phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa có quy mô phù hợp theo tín hiệu thị trường, sức cạnh tranh cao. Thực hiện tốt chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông 15
  16. thôn. Phát triển vật nuôi có thế mạnh của tỉnh. Đẩy mạnh trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, phát triển cây dược liệu theo quy hoạch, ưu tiên phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Xây dựng nông thôn mới theo hướng phù hợp với địa hình đồi núi, bền vững, phát huy bản sắc văn hoá của địa phương, ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của nhân dân, đảm bảo đến năm 2025, có 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, mỗi xã có ít nhất 01 thôn đạt chuẩn nông thôn mới; hình thành đô thị, trung tâm cụm xã gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; (3) Phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ; phát huy kinh tế biên mậu: Cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng các sản phẩm du lịch, phát triển bền vững dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các đặc sản và bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt công tác xúc tiến quảng bá, mở rộng các hoạt động hợp tác liên kết ngành, liên kết vùng thành chuỗi trong phát triển du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ, tham gia vào mạng lưới thương mại điện tử toàn quốc; tăng cường công tác quản lý thị trường, đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu, bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thành khu kinh tế tổng hợp, đa 16
  17. ngành, đa lĩnh vực; (4) Cơ cấu lại và phát triển các ngành công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, hình thành chuỗi giá trị. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, tập trung vào năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (5) Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển bền vững theo hướng đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Ưu tiên đầu tư xây dựng các dự án xử lý chất thải; hạn chế, tiến tới khắc phục cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn. Tăng cường kiểm tra công tác an toàn hồ, đập; (6) Xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện của tỉnh, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường liên kết các tổ chức khoa học, công nghệ với các doanh nghiệp; khuyến khích tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật. 5.2. Phát triển văn hóa - xã hội (1) Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất các trường, lớp học; tiếp tục đưa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lịch sử địa phương vào giảng dạy. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục bậc học mầm non gắn với học tiếng phổ 17
  18. thông. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; (2) Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; năng lực phòng, chống dịch bệnh; khuyến khích phát triển các dịch vụ khám, chữa bệnh tư nhân; có chính sách nâng cao chất lượng dân số, thể trạng tầm vóc con người; nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế hiện đại, ứng dụng công nghệ trong việc chẩn đoán, điều trị; chú trọng nâng cao trách nhiệm và y đức của đội ngũ cán bộ y tế; (3) Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Xây dựng con người Hà Giang phát triển toàn diện; (4) Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2030 và các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững. Tiếp tục huy động nguồn lực chăm sóc, hỗ trợ các đối tượng chính sách, Chương trình xây dựng nhà ở kiên cố cho người có công, người nghèo. 5.3. Đảm bảo quốc phòng - an ninh và đối ngoại (1) Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng và bảo đảm an ninh. Thực hiện tốt chính sách hậu phương Quân đội; (2) Nắm 18
  19. chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bảo đảm an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn, an ninh biên giới, an ninh phi truyền thống, an ninh chính trị nội bộ; (3) Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục duy trì, phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược, chủ động và tăng cường hội nhập quốc tế. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng, sự quản lý tập trung của chính quyền các cấp đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. 6. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh 6.1. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực hoạt động của chính quyền Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng. Nâng cao năng lực dự báo, phù hợp yêu cầu thực tiễn trong việc ban hành các nghị quyết, chủ trương của cấp ủy các cấp; nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đáp ứng yêu cầu mới; tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Kiên quyết, kiên 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1