Ebook Gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019-2020
lượt xem 3
download
Cuốn sách "Gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019-2020" gồm các bài viết về những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2019 - 2020 đã được biểu dương, khen thưởng ở các cấp và được phát hiện từ cơ sở trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019-2020
- TỈNH ỦY HÀ GIANG BAN TUYÊN GIÁO GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH NĂM 2019 – 2020 Hà Giang, tháng 11 năm 2021 1
- "Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp" (Chủ tịch Hồ Chí Minh) 2
- LỜI GIỚI THIỆU Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã từng bước đi vào chiều sâu, trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến về nhận thức chính trị, ý thức tự giác rèn luyện đạo đức, lối sống, đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương điển hình tiên tiến là cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh, chiến sĩ ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những kết quả của việc học tập và làm theo Bác đã góp phần khơi dậy và cổ vũ sức mạnh to lớn khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, tạo động lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII của Đảng bộ tỉnh Hà Giang. Với mục đích tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ những tấm gương người tốt, việc tốt, đồng thời góp phần tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy lòng tự hào, tính tích cực của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tỉnh Hà Giang, như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo 3
- dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới". Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang xuất bản cuốn sách "Gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 - 2020". Cuốn sách gồm các bài viết về những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2019 - 2020 đã được biểu dương, khen thưởng ở các cấp và được phát hiện từ cơ sở trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến toàn thể bạn đọc. BAN BIÊN TẬP 4
- NGƯỜI BÍ THƯ CHI BỘ GIÚP DÂN ẤM NO THEO LỜI BÁC DẶN "Ở đây ai cũng nghe theo lời anh ấy, bởi việc gì tốt cho dân là anh ấy làm! Mọi người trong thôn đều học anh ấy cách nuôi lợn, trồng cỏ nuôi bò nên cái nghèo bây giờ không còn nhiều nữa" - đó là tâm sự của đồng bào Mông thôn Sủng Cáng, xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc khi nói về người Bí thư chi bộ Lầu Chứ Tủa. Bí thư Chi bộ thôn Sủng Cáng Lầu Chứ Tủa (ngoài cùng bên phải) cùng lãnh đạo xã Sủng Trà thăm vườn Đương quy đang được gia đình chăm sóc 5
- Người giữ "nhịp sống" bản Mông Dẫn chúng tôi vượt con đường bê-tông dài hơn 4km uốn mình theo lưng núi dẫn vào thôn Sủng Cáng, Bí thư Đảng ủy xã Sủng Trà, Đặng Văn Khánh bảo rằng: "Con đường này trước đây dốc đứng, lởm chởm đá nên muốn vào thôn phải mất gần một tiếng đi xe máy, giờ chỉ cần vài phút là đến nơi. Với xi-măng hỗ trợ, người dân góp của, góp công san lấp, xếp đá hai bên mép giữ cho đường lâu hỏng. Có đường, nghèo đói không còn bám lấy đời sống người dân; bộ mặt thôn bây giờ nhiều đổi thay. Để có sự đồng thuận đó, công lớn thuộc về Bí thư Chi bộ Lầu Chứ Tủa". Lời của Bí thư Đảng ủy xã Sủng Trà được chúng tôi kiểm nghiệm ngay khi đặt chân đến Sủng Cáng. Gần 100 nóc nhà nằm yên bình bên triền núi; những ngôi nhà mới xây, lợp mái mới, xen lẫn nhà trình tường với hàng rào đá bao quanh khiến cả thôn sáng bừng dưới nắng vàng cuối Thu. Trong ngôi nhà sạch sẽ nép mình dưới chân núi, Bí thư Chi bộ Lầu Chứ Tủa đón chúng tôi bằng tình cảm chân tình vốn có bao đời nay của người Mông. Khác với tưởng tượng ban đầu, anh có dáng người nhỏ, nụ cười hiền hậu; dù nước da xạm đen bởi nắng, gió miền đá núi nhưng anh rất hoạt bát, nhanh nhẹn, khác hẳn với độ tuổi đã ngoài ngũ tuần. 6
- Sinh ra tại miền đá Sủng Cáng, Lầu Chứ Tủa như bao đồng bào Mông nơi đây lớn lên trong nghèo khó, khi quanh năm chỉ biết đến cây ngô mọc lên từ khe đá. Vào năm 1994 - 1995, Sủng Cáng được xem là một trong những "điểm nóng" về truyền đạo trái pháp luật. Chứng kiến người dân trong thôn bỏ phong tục, tập quán để theo đạo và một số hộ đã di cư, chàng thanh niên Lầu Chứ Tủa làm người "vác tù và" giúp dân nhận ra sai lầm. Không kể ngày, đêm, anh đến từng nhà để nói chuyện, tuyên truyền; dù nhà còn nghèo nhưng anh sẵn sàng mổ gà, mời rượu để giải thích cho người dân hiểu về nguồn cội tổ tiên, giúp người dân tin tưởng vào Đảng, Nhà nước. Anh bảo: "Do dân trong thôn nghèo, hiểu biết ít nên dễ bị lợi dụng. Sau khi được tuyên truyền, một số hộ quay lại phong tục, tập quán và thấy các hộ chăm chỉ lao động, sản xuất cũng khiến mình vui vì làm được việc nhỏ giúp cho bà con". Từ năm 2000, với sự tin tưởng của người dân, Lầu Chứ Tủa được giao trọng trách làm Phó trưởng thôn Sủng Cáng. Sau đó 2 năm, anh được bầu làm Bí thư Chi bộ đến tận bây giờ. Để giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, anh họp thôn, thống nhất xây dựng hương ước "đi báo việc, về báo công". Mỗi người muốn ra khỏi thôn và khi trở về phải báo cáo để anh nắm được, nếu không sẽ 7
- xử phạt theo hương ước. Do đó, người dân Sủng Cáng nhiều năm nay đoàn kết, chấp hành tốt các quy định, giúp cho bản Mông luôn yên bình. Khi chúng tôi hỏi hiện có những ai đi lao động hay thực hiện khai báo y tế phòng, chống dịch Covid-19 lúc trở về đều được Lầu Chứ Tủa nắm chắc như lòng bàn tay. Làm theo từng lời Bác dặn Từ khi Lầu Chứ Tủa đảm nhiệm cương vị Bí thư Chi bộ, anh luôn nhắc mình phải làm tròn trách nhiệm người cán bộ, xứng đáng với niềm tin của bà con. Làm gì để dân bớt khổ và giữ được an ninh trật tự là câu hỏi ngày nào anh cũng nghĩ tới. Anh kể: "Lúc đầu nghĩ nhiều lắm, nhưng nghĩ mãi không ra! Bởi, ở nơi ngẩng đầu thấy núi, cúi mặt thấy vực, xung quanh chỉ có đá thì chẳng biết làm gì để thoát nghèo. Rồi đến khi đọc những tài liệu về lời dặn của Bác Hồ khi lên thăm tỉnh, mình nghĩ chỉ cần làm được mấy điều thôi cũng đã giỏi lắm rồi". Lời Bác dặn như đuốc sáng soi đường giúp Lầu Mí Tủa hiện thực ước mơ xây dựng cuộc sống ấm no ngay tại nơi mình sinh ra. Nhận thấy người dân trong thôn biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau là điều kiện để cùng phát triển kinh tế; nhưng thay đổi nếp sống, nếp nghĩ đã "bám rễ" trong tập quán canh tác của 8
- bà con không phải chuyện một sớm, một chiều. Muốn làm được cần phải có người làm trước, hiệu quả rồi người dân mới làm theo. Nghĩ là làm, Lầu Chứ Tủa quyết định tiên phong thay đổi cách chăn nuôi. Nhấp ngụm nước trà, nở nụ cười tươi rói, anh kể: "Sau khi bàn bạc với gia đình, mình vay tiền mua bò và trồng cỏ quanh nhà, trên nương; hễ chỗ nào có đất đều được tận dụng trồng cỏ. Vài năm sau, mình bán con lớn, mua con nhỏ về chăm nên đàn bò cứ thế tăng dần; khi đã có vốn, mình chuyển sang nuôi bò vỗ béo mang lại thu nhập ổn định". Với những kiến thức học được tại các lớp tập huấn về chăn nuôi, anh mạnh dạn áp dụng và tuyên truyền cho bà con cùng làm. Mới đầu chỉ một vài hộ làm theo; sau thấy đời sống bớt khó khăn nên gần như nhà nào cũng nghe theo anh trồng cỏ nuôi bò. Không chỉ thay đổi cách chăn nuôi, Lầu Chứ Tủa tập trung cải tạo nương đá, xếp đá giữ đất trồng các loại rau trái vụ như su hào, bắp cải để cải thiện bữa ăn hàng ngày và phục vụ chăn nuôi. Anh cũng là người đầu tiên và duy nhất ở Sủng Trà tham gia trồng cây Đương quy trên nương đá. Năm 2019, anh trồng 7.600 cây Đương quy; sau khi trừ chi phí cho thu nhập cao gấp 2 lần trồng ngô. Học theo anh, một số hộ dần chuyển đổi cây trồng theo phương thức cải tạo nương tạp để mang lại sinh kế ổn định. 9
- Giống như nhiều vùng khác, thiếu nước là một trong những nguyên nhân khiến miền "đá khát" Sủng Cáng gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Nhận thấy điều đó, Lầu Chứ Tủa tuyên truyền bà con xây dựng hương ước không chặt, phá rừng để bảo vệ nguồn nước, nên nhiều năm nay trên địa bàn không xảy ra tình trạng phá rừng hoặc cháy rừng. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được cả thôn thống nhất làm đường bê-tông vào các nhóm hộ. Anh nói: "Khi chỉ rõ cho mọi người hiểu rằng đường không hỏng thì xe ít hỏng, sẽ ít tốn tiền sửa xe nên bà con ai cũng đồng lòng". Không chỉ giúp người dân thay đổi tập quán canh tác, Lầu Chứ Tủa góp công lớn bài trừ hủ tục lạc hậu; vận động nhân dân tích cực xây dựng nông thôn mới, nhất là di dời chuồng trại xa nhà ở, giữ vệ sinh môi trường, không sinh con thứ ba, giúp ngày công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo… Vậy nên, đến với Sủng Cáng hôm nay, dễ dàng nhận ra diện mạo đổi mới, hơi thở cuộc sống ấm no bao trùm khắp xóm làng. Từng theo học đến bậc trung học phổ thông nên Lầu Chứ Tủa hiểu rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo chính là thiếu "cái chữ". Trong các buổi sinh hoạt Chi bộ, họp thôn, anh luôn tuyên truyền, vận động con em đi học. Chúng tôi thực sự ấn tượng bởi câu nói 10
- của anh: "Bây giờ muốn đi xin việc hay đi làm lao động phổ thông cần có bằng cấp, ít nhất cũng phải học hết cấp hai, nên muốn thoát khỏi cái nghèo thì phải đi học. Đi học sẽ biết nhiều, học cái tốt, bỏ cái xấu; khi đã biết chữ thì làm gì cũng dễ". Nghe theo lời anh, nhiều gia đình ủng hộ con em đến trường, không bắt ở nhà lên nương giúp bố mẹ. Bây giờ đến Sủng Cáng, ai cũng biết câu chuyện của Chứ Mí Nô học hết lớp 9 nhưng không đi học tiếp, sau 2 năm nghỉ ở nhà được anh tuyên truyền nên tiếp tục theo học cấp 3, sau khi học xong được bà con tin tưởng bầu làm trưởng thôn. Không chỉ có Chứ Mí Nô, nhiều trường hợp học sinh lớp 9 trong thôn bỏ về lấy chồng được Bí thư Chi bộ Lầu Chứ Tủa khuyên đi học tiếp, nay có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thật khó để kể hết câu chuyện về Lầu Chứ Tủa – người con miền đá Sủng Cáng. Anh không chỉ đóng vai trò giữ "nhịp sống" bình yên cho xóm làng mà còn là người mang ấm no về bản Mông. Một Bí thư Chi bộ luôn "nói đi đôi với làm", gương mẫu, đi đầu, sẵn sàng bỏ lợi ích của mình để phục vụ nhân dân nên những lời nói của anh luôn được bà con coi trọng. Anh được nhận xét là một đảng viên mẫu mực, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tấm gương sáng trong thực hiện Tám lời căn dặn 11
- của Bác. Vì lẽ đó, quanh tường nhà anh treo nhiều Bằng khen của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; nhiều giai đoạn liên tiếp, Lầu Chứ Tủa được tỉnh công nhận là người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chia tay Bí thư Chi bộ Lầu Chứ Tủa khi nắng chiều dần buông mình sau lưng núi. Trong khói lam chiều, tiếng bò ăn cỏ, tiếng lợn réo đòi ăn khiến hơi thở cuộc sống no ấm nơi đây thêm rộn ràng. Trên đường trở về, lời nói của Bí thư Đảng ủy xã Sủng Trà, Đặng Văn Khánh làm chúng tôi nhớ mãi: "Ở Mèo Vạc, mỗi thôn chỉ cần một người cán bộ tâm huyết, trách nhiệm như thế thì cuộc sống ấm no sẽ luôn ở lại với người dân biên cương!". Kim Tiến 12
- NỮ ĐẢNG VIÊN LÀM KINH TẾ GIỎI Với tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm, nhiều đảng viên trên địa bàn thành phố Hà Giang đã đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, góp phần lan tỏa trong nhân dân về sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; trong đó phải kể đến cô Nguyễn Thị Dần ở thôn Sơn Hà, xã Ngọc Đường. Đàn lợn đen thương phẩm của gia đình cô Nguyễn Thị Dần Sinh ra tại xã Tam Hiệp, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng vùng kinh tế mới, năm 1976, cô cùng gia đình đã 13
- bén duyên với vùng đất, con người Hà Giang. Năm 1982, cô bắt đầu tham gia công tác trong ngành giáo dục và đến năm 2017 được nghỉ chế độ hưu trí. Là cán bộ hưu trí nhưng với sự chăm chỉ, tháo vát, nhận thấy nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm an toàn từ chăn nuôi ngày càng cao, vì vậy, cô đã cùng gia đình đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi lợn đen thương phẩm và hệ thống Biogas theo quy trình khép kín. Với hệ thống chuồng được thiết kế theo các tiêu chí an toàn từ khoảng cách nền chuồng đến mái che, các ô sáng cũng được thiết kế để đảm bảo có đủ ánh sáng tự nhiên, đã giúp đàn lợn phát triển, hạn chế được các dịch bệnh. Đồng thời với hệ thống Biogas được xây dựng đã giúp phục vụ nguồn nhiên liệu đun nấu hàng ngày, điện chiếu sáng và phân bón cho rau màu của gia đình. Cô còn trồng chuối, rau lang để vừa đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn lợn, vừa đảm bảo chất lượng thịt và tiết kiệm chi phí chăn nuôi cho gia đình. Cô chia sẻ: "Trước khi bước vào chăn nuôi lợn đen thương phẩm, tôi thường xuyên nghiên cứu những tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào chăn nuôi, đảm bảo đàn lợn phát triển tốt. Ngay từ khi lợn còn nhỏ, tôi tiêm vắc xin phòng, chống các dịch bệnh và luôn xác định tiêu chí thực phẩm chất lượng vì người tiêu dùng, sử dụng phương pháp cho ăn truyền 14
- thống như: Cám ngô, chuối, rau xanh, bỗng rượu…để chất lượng thịt thơm ngon, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng". Hiện nay, đàn lợn của gia đình cô luôn duy trì ổn định quy mô 40 con lợn đen thương phẩm/đàn; một năm xuất bán 2 lứa, giá bán khoảng 85.000 đồng/kg, mỗi con 120kg; trừ chi phí mỗi năm cũng đem lại 200 triệu đồng. Nguồn thịt lợn đen của gia đình cô không chỉ được tiêu thụ trong khu vực trung tâm thành phố mà còn được bán về các tỉnh khu vực phía Bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng… được các nhà hàng, thực khách đánh giá cao về chất lượng thịt. Với hiệu quả đem lại, cô dự kiến thời gian tới sẽ mở rộng thêm diện tích chuồng nuôi để đảm bảo thêm lượng cung, cầu cho thị trường. Cô Đỗ Thị Thuận, Tổ trưởng tổ chăn nuôi thôn Sơn Hà tâm sự: "Chị Dần là một trong những hộ chăn nuôi lợn đen thương phẩm tiêu biểu của tổ, chuồng trại nuôi đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, đảm bảo ánh sáng hợp lý. Các bước phòng, chống dịch bệnh thường xuyên được đảm bảo từ các chi tiết nhỏ nhất như rắc vôi, phun thuốc khử trùng. Chị cũng thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm có được từ thực tiễn cho các chị em trong tổ chăn nuôi". 15
- Không chỉ gương mẫu trong vươn lên trong phát triển kinh tế, cô còn luôn tích cực tham gia các phong trào của địa phương. Bằng sự tiên phong, gương mẫu, cô Nguyễn Thị Dần đã góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm trong khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển chăn nuôi hướng tới sản phẩm an toàn, bền vững ở địa phương, giúp nhiều hộ chăn nuôi cùng nhau đi lên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. Đức Ninh 16
- HOÀNG TIẾN CƯỜNG KHỞI NGHIỆP TỪ NUÔI GIUN QUẾ Thời gian qua, phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp ngày càng lan tỏa sâu rộng trong lực lượng đoàn viên, thanh niên ở huyện Hoàng Su Phì. Một trong những mô hình khởi nghiệp hiệu quả đó là nuôi giun quế kết hợp chăn nuôi tổng hợp của anh Hoàng Tiến Cường, sinh năm 1990, đoàn viên Chi đoàn thôn Quang Tiến, thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì. Các đoàn viên, thanh niên thị trấn Vinh Quang thăm mô hình nuôi giun quế của anh Hoàng Tiến Cường Sau nhiều ngày tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm tại các trang trại lớn của tỉnh Phú Thọ, nhận thấy giun quế 17
- là loại thức ăn có tỷ lệ đạm cao, thích hợp dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản; còn phân giun có nhiều tác dụng như kích thích tăng trưởng cây trồng, gia tăng khả năng giữ nước, loại trừ độc tố, nấm có hại và vi khuẩn trong đất nên có thể hạn chế sâu bệnh cho cây trồng, anh Cường quyết định khởi nghiệp với mô hình nuôi giun quế kết hợp chăn nuôi tổng hợp để phát triển kinh tế gia đình. Với nguồn vốn ban đầu 200 triệu đồng, anh Cường xây dựng khu chuồng trại quy mô 200m2 nuôi giun quế kết hợp với nuôi 14 con lợn nái sinh sản. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi giun quế, anh cho biết: "Giun quế giống (hay còn gọi là sinh khối giun quế) bao gồm giun trưởng thành, giun con, trứng, kén và phân khi thả vào ô nuôi sẽ thích nghi và phát triển rất nhanh, sau 45 ngày, giun sinh khối sẽ cho thu hoạch; điều đặc biệt là, nuôi giun chỉ cần mua giống một lần, sau đó giun tự sinh sản và phát triển không ngừng. Giun quế dùng để làm thức ăn cho các loại gia cầm hay thủy sản rất giàu đạm, cũng có thể được sấy khô và trộn với các loại bột ngô, cám, đậu tương để làm thức ăn cho gia súc còn phân giun sẽ dùng làm phân bón hay phục hồi đất đai bị hoang hóa, bạc màu". 18
- Hiện nay, gia đình anh thu được khoảng 300 - 500kg giun tinh/1 quy trình nuôi cấy (45 ngày) được bán với giá từ 65 - 100 nghìn đồng/kg tùy theo từng loại; phân giun từ 3,5 triệu đồng/tấn, giun sinh khối với giá 20 triệu đồng/tấn. Từ hiệu quả của việc nuôi giun quế, gia đình anh Cường đã trả được vốn vay. Với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng, anh Cường đã đầu tư mua thêm trâu giống và chăn nuôi lợn, gà, ngan, cá... mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Rất nhiều người trong thôn và một số xã trong huyện đã tìm đến để học hỏi kinh nghiệm; từ sự chia sẻ chi tiết, đầy đủ nên nhiều người đã và đang làm theo mô hình của anh rất tốt… Đồng chí Lê Duy Nguyên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Vinh Quang cho biết: "Mô hình phát triển kinh tế của anh Cường được huyện đánh giá cao và ghi nhận tinh thần tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm. Cùng với đó là tinh thần giúp đỡ, sẻ chia của anh được rất nhiều đoàn viên, thanh niên, hộ gia đình trong huyện Hoàng Su Phì học tập, làm theo. Đây là một trong những mô hình phát triển kinh tế điển hình của thị trấn…". Đại Tâm - Phi Anh 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giới thiệu về những tấm gương bình dị mà cao quý (Tập 12): Phần 1
137 p | 14 | 3
-
Giới thiệu về những tấm gương bình dị mà cao quý (Tập 12): Phần 2
117 p | 8 | 3
-
Ebook Người tốt, việc tốt về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
119 p | 9 | 2
-
Ebook Gương người tốt, việc làm hay: Phần 1
148 p | 11 | 2
-
Ebook Gương người tốt, việc làm hay: Phần 2
164 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn