Ebook Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam: Phần 2
lượt xem 4
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau đây: Tiếp tục sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Một số giải pháp định hướng thúc đẩy quá trình giải phóng con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hô Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam: Phần 2
- Chương 3 T IÉ P TỤ C S ự N G H IỆ P G IẢ I P H Ó N G C O N N G Ư Ờ I V IỆ T N AM H IỆ N NAY T H E O T ư TƯ Ở N G H Ò C H Í M IN H 3.1. Đảng cộng sản Việt Nam với mục tiêu giải phóng con nguời 3.1.1. S ự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu g iả i ph ón g con người Sau đại thẳng m ùa X uân năm 1975, cả nước thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đàng Cộng sản Việt Nam, nước ta đã giành nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao... Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, làm cho nền kinh tế - xã hội khủng hoảng nghiêm ứọng. Với bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao trước vận mệnh của dân tộc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trọng tâm là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế; từ đôi mới kinh tế từng bước đổi mới hệ thống chính trị.
- Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử, sự phát triển của đất nước, trong đó mục tiêu cơ bản là vì con người. Tại Đại hội VI, Đảng ta đã nhận thức rõ vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của lịch sử. Từ thực tiễn lãnh đạo đấu tranh cách mạng, Đảng ta rút ra bốn bài học kinh nghiệm, trong đó bài học đầu tiên là trong mọi hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đặt con người vào vị trí trung tâm cùa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tiềm năng của cả cộng đồng dân tộc và mỗi con người, Đại hội VI kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp để chuyển sang cơ chế sản xuất kinh doanh xã hội chủ nghĩa; thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, giải phóng mọi năng lực sản xuất. Đại hội VI cũng nhấn mạnh vai trò chức năng của chính sách xã hội là “nham phát huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người là mục đích cao nhất” [8, tr.2 2 1]. Đại hội xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng, N hà nước, các tổ chức chính trị - xã hội là ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân, thực hiện tốt chính sách xã hội. Tại Đại hội lần thứ VII (6/1991), mục tiêu giải phóng con người tiếp tục được đặt ra. Trong Cương lĩnh xây dựng
- đấí nước trong thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã nêu lên những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại; chi ra những đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là m ột xã hội: “do nhân dân lao động làm chủ... con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân” [9, tr. 111], Cương lĩnh khẳng định: xây dựng con người Việt Nam “có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giòi; sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính” [9, tr. 15], H oạch định chính sách phát triển kinh tế, Đại hội lần thứ VII chỉ rõ: “Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm , thống nhất tăng ừường kinh tế với công bằng và tiến bộ xã h ộ i” [9, tr. 115], Trong chiến lược ổn định và phát iriến kinh tế - xã hội đến năm 2000, Đảng ta đã đề ra m ục tiêu tổng quát là: ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triên nhanh hơn vào đầu thế kỉ XXI. 99
- Phương hướng của chính sách xã hội là phải nhằm phát huy nhân tố con người, ưên cơ sở bảo đảm công bầng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết họp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt vói chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể. “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã h ộ i” [10, tr. 13]. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (7/1996), mục tiêu giải phóng con người tiếp tục được Đ àng ta đặt ra. Trong định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu, Đại hội VIII chủ trương: tập trung giải quyết các vấn đề xã hội, trước m ắt tập trung vào các vấn đề: việc làm, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đẩy mạnh công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, đẩy lùi tệ nạn xã hội, lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho phát triển nhanh và bền vững. Trong chiến lược ôn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 , Đại hội xác định: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những van đề xã hội bức xúc, cải thiện đời sống nhân dân, v.v. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) đã đề ra mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001-2010 là: 100
- “Đưa nước ta ra khỏi tình ưạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, vãn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [13, tr. 159], Đại hội nêu ra những định hướng lớn về lĩnh vực văn hóa xã hội có liên quan đến con người như: vấn đề dân số và việc làm; xóa đói giảm nghèo; tiền lương và thu nhập; phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, v.v. Trong báo cáo chính trị trình Đại hội X, Đảng ta xác định: thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo m ôi trường thuận lợi và có cơ chế, chính sách giải phóng sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Làm tốt chính sách xóa đói, giảm nghèo, đồng thời khuyến khích mọi người dân làm giàu chính đáng và giúp đỡ người khác thoát nghèo, từng bước khá giả hơn. Văn kiện Đại hội X ghi rõ: “Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay ữong tòng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo .. giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người” [14, tr.77]. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đáng ta tiếp tục khẳng định: "Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với 101
- quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân" [15, ư.76]. Trên tinh thần đó, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) tiếp tục khẳng định: "Các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa, con người; phải thực hiện có kết quả mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát ừ iển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ" [16, tr.28]. Như vậy, cùng với quá trình thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mục tiêu giải phóng con người đã được Đảng ta đặt ra và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước. Công cuộc đổi mới ở nước ta ba m ươi năm qua là quá trình hiện thực hóa lý tưởng giải phóng con người của chủ nghĩa M ác-Lênin, thể hiện rõ tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và bản chất nhân đạo cộng sản; là sự kế tục sự nghiệp giải phóng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên ý nghĩa đó, tư tưởng, sự nghiệp giải phóng con người của Hồ Chí Minh mãi mãi là “ngọn đèn pha” soi sáng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm đổi mới để thấy rõ những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện mục tiêu giải phóng con người, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm tiếp tục sự nghiệp giải phóng con người là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay. 102
- 3.1.2. Thành tựu và hạn ch ế chủ yếu của việc thực hiện m ục tiêu g iả i ph ón g con người 3.1.2.1 Thành tựu Thứ nhất, qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), đến nay, nước ta đã đạt được những kết quả quan ừọng, trong đó có phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đảng ta nhận thức về dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn theo tư tưởng Hồ Chí Minh; đã khẳng định, phải làm cho mọi người dân được hưởng quyền làm chủ xã hội trên thực tế, làm cho mọi người dân nâng cao hiểu biết về quyền làm chủ, có điều kiện làm chủ và phát huy năng lực làm chủ. Đảng ta cho rằng: Nen dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa phải thể hiện các giá trị dân chủ phổ quát của nhân loại, vừa thể hiện những giá trị đặc trưng phản ánh bản sẳc văn hóa truyền thống của Việt Nam; có nội dung cốt lõi là tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, nhằm tạo điều kiện cho sự giải phóng m ọi năng lực sáng tạo của con người. Đảng ta đã nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về sự cần thiết phải đây mạnh các hình thức và phương thức thực hiện dân chủ, nhất là hình thức dân chù trực tiếp. Quyền dân chủ của nhân dân phải được thể chế hóa thành hiến pháp, pháp luật; dân chủ gắn với kỷ cương. 103
- Qua hơn 30 năm đổi mới cho thấy, việc xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đã có những bước tiến quan trọng. Đặc biệt, khi bước sang thế kỷ XXI, quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam không ngừng được m ở rộng, phát huy thông qua các quy định của pháp luật về phát huy dân chủ, trong đó phải kể đến Quy chế Dân chủ ở Cơ sở. Hội nghị Tổng kết 6 năm thực hiện C hỉ thị 30 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) đã khẳng định: Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đã thúc đẩy nâng cao dân trí, ý thức chấp hành pháp luật, thực hành công khai, dân chủ góp phần xây dựng môi trường văn hóa, xã hội lành m ạnh, đoàn kết, đồng thuận trong nhân dân. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là một mốc quan trọng trên đường thực hiện dân chủ hóa nước nhà; là cơ sở để khái quát những vấn đề lý luận về dân chủ. Hơn mười năm qua, Chính phủ tiếp tục sửa đổi, ban hành “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, trong đó quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của người dân trong quá trình quản lý cộng đồng, làng, xã, nhằm phát huy những sáng kiến của quần chúng thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn m inh”. Quyền dân chủ trực tiếp và gián tiếp của người dân ngày càng được thể hiện sinh động trên các lĩnh vực chinh trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Trong năm 2013, hơn 27 triệu lượt người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài góp ý vào Ban dự thào sửa đổi 104
- Hiến pháp 1992, thể hiện sinh động quyền dân chủ và ý thức chính trị của nhân dân ta quan tâm tới sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Thực hiện quy chế dân chủ, nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị hằng quý, hằng năm công khai các khoản đóng góp của cán bộ, nhân dân; công khai các dự án đầu tư trên địa bàn cũng như các kế hoạch làm đường, xây trường, phòng họp. Các cuộc họp của tổ dân phố, xóm, thôn có đại diện lãnh đạo phường, xã đến lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân nhằm xây dựng cuộc sống bình yên, gia đình hạnh phúc. K ỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, thông qua người đại biểu do mình bầu ra, các cử tri đã có điều kiện bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình trước những vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc. Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức nhà nước, đoàn thể và xã hội, trong các tổ chức và hoạt động của các cơ quan dân cử được mở rộng ngày càng được phát huy. N hững kết quả quan ứọng bước đầu ứong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đã góp phần nâng cao m ột bước dân chủ trong Đảng; sinh hoạt dân chủ trong nội bộ Đ ảng có tác động tích cực đến việc phát huy dân chủ trong xã hội. N hà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân n'mg bước được xây dựng làm cơ sở cho xây dựng nền dân chủ mới. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được mở rộng và phát huy, thực hiện tốt 105
- vai trò giám sát và phản biện xã hội. Bộ Chính trị đã ra quyết định về việc ban hành "Quy chế giám sát và phản biện xã hội của M ặt trận Tổ quốc Việt N am và các đoàn thể chính trị - xã hội" và "Quy định về việc M ặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền". Các hình thức thực hiện dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện) từng bước được mở rộng, đổi mới và thực hiện có hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, dân chủ có bước phát triển quan trọng. Đ ường lối xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, hình thức tổ chức kinh doanh, hình thức phân phối, cùng họp tác, cạnh tranh và phát triển lâu dài, bình đẳng trước pháp luật, đã tạo nền tảng cho việc phát huy dân chủ. Nhà nước đã ban hành Hiến pháp và nhiều đạo luật về kinh tế, tạo hành lang pháp lý cho sự vận hành của nền kinh tế nhiều thành phần, tạo điều kiện phát huy các nguồn lực trong nhân dân, nhất là phát huy tính tích cực của các chủ thể kinh tế, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhờ đó tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng được phát huy. Tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động kinh tế ngày càng thể hiện rõ hơn. 106
- Dân chủ frong lĩnh vực xã hội được mở rộng. Nhiều văn bản pháp luật đã cụ thể hóa các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. N guyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật đã được luật hóa và từng bước đi vào cuộc sống. Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân, sự bình đẳng của các tôn giáo trước pháp luật được cụ thể hóa. Công bằng, bình đẳng xã hội có những bước tiến bộ rõ rệt. Có nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân. Nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật quan trọng đã được nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi quyết định. Thứ /ĩai, đòi sống vật chất, văn hóa tinh thần, sức khỏe của nhân dân không ngừng được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta liên tục tăng theo các năm, từ 200 ƯSD/người/năm trong đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã tăng lên 400 ƯSD/người/năm (2000), 1.000 ƯSD/người/năm (2009), 1.540 USD/người/năm (2012), 1.960 ƯSD/người/năm (2013), 2.109 ƯSD/người/năm (2015). Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đa dạng hóa ngành nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng thêm việc làm cho người lao động. Bộ luật lao động được sửa đổi nhiều lần qua các năm 107
- (2002, 2006, 2007, 2012) đã tạo hành lang pháp lý cho việc hoàn thiện các tiêu chuẩn lao động, thiết lập quan hệ lao động giừa các chủ thể, điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến quan hệ lao động như họp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương, bảo hiểm xã hội, giải quyết franh chấp lao động. Mỗi năm bình quân tạo ra khoảng 1,6 triệu việc làm mới. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, khoảng 2% năm 2014, trong đó khu vực thành thị là 3,43%, khu vực nông thôn là 1,47% [27, tr. 178], Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt thông qua nhiều hình thức như trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Nguồn quỹ tín dụng giúp đỡ hộ nghèo vay vốn lãi suất thấp được m ở rộng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, “tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 12,6% năm 2011 xuống còn 7,0% năm 2015, bình quân mỗi năm trong 5 năm 2011-2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,4 điểm phần trăm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực thành thị bình quân mỗi năm giảm 0,9 điểm phần trăm; khu vực nông thôn giảm 1,6 điểm phần trăm [74, tr. 18], Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh hơn. 108
- Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được củng cố và phát triển; hầu hết các xã, phường trong cả nước đều có ừạm y tế. Trong 10 năm gần đây, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đ ảng đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013 và 20 luật liên quan đến lĩnh vực y tế, dân số, tạo cơ sở pháp lý quan ứọng đối với lĩnh vực y tế. Thứ ba, bước đầu thực hiện có kết quả chính sách an sinh xã hội. Tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho an sinh xã hội khoảng ưên 28% /năm. Hệ thống bảo hiểm được xây dựng, phát triển như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân có cơ hội tiếp cận và tham gia các loại bảo hiểm; m ở rộng các hình thức cứu trợ xã hội. Năm 2014, cả nước có hơn 11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hơn 9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hơn 64 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (chiếm 70,72% dân số). Đến năm 2014, tổng chi cho an sinh xã hội (với 5 trụ cột là tăng cường việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu; xóa đói, giảm nghèo; tăng cường tham gia bảo hiểm xã hội; hồ trợ người có hoàn cảnh đặc biệt; tăng cường tiếp cận của người dân đến các dịch vụ cơ bản) chiếm gần 12% GDP, trong đó ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 5,63% GDP, bằng 47% tổng chi an sinh xã hội. N ăm 2014, có gần 109
- 2,7 triệu người hưởng chính sách trợ cấp tiền mặt thường xuyên tại cộng đồng, s ố đối tượng được nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội trên 41,4 nghìn người. Thứ tư, thực hiện tốt các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Từ chỗ đề cao m ột chiều, phân phối theo lao động, nhưng thực tế là bình quân, cào bằng đã từng bước chuyển sang đa dạng hóa các hình thức phân phối, trong đó lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Đã gắn chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, và ngược lại. Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục - đào tạo; giải quyết tốt các vấn đề xã hội vi mục tiêu phát triển con người. Chỉ số phát triển con người (HDI) của V iệt Nam dần được cải thiện. Đen năm 2011 (đã tính đến yếu tố bình đẳng giới và bất bỉnh đẳng xã hội), chỉ số HDI của Việt N am đạt 0,589, cao hơn năm 2010 là 0,002, xếp thứ 128/187 nước trên thế giới được xếp hạng. Tuổi thọ trung bình của Việt Nam là 74,3, xếp thứ 54 thế giới. Bình đẳng giới tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về bình 110
- đăng giới, giai đoạn 2011-2020, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ nữ và chống phân biệt đối xử với phụ nữ. Tỷ lệ nừ tham gia Quốc hội khóa XIII (2011-2016) đạt 24,4% , đưa Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu vực và thế giới (đứng thứ 43/143 nước ưên thế giới và thứ hai trong ASEAN). Phụ nữ đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất nước như Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó C hủ tịch Q uốc hội, Bộ trưởng; 14/30 Bộ hoặc cơ quan trực thuộc C hính phù có Thứ trưởng là nữ; nhiều phụ nữ giữ vai trò chủ chốt ở các địa phương, các cấp, các ngành. H iện nay, tỷ lệ lao động có việc làm là nữ giới chiếm 49%. Tính đến hết năm 2011, tỷ lệ phụ nữ biết chữ là 92% ; khoảng 80% trẻ em gái ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số được đi học đúng tuổi. Tỷ lệ nữ sinh viên chiếm trên 50%, tỷ lệ thạc sỹ là nừ chiếm hơn 30% và 17,1% tiến sỹ là nữ giới. Tỷ lệ nừ làm chủ doanh nghiệp trên 25% , tỷ lệ nữ trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật đạt trên 53%. Tỷ lệ biết chữ của phụ nữ trong độ tuổi từ 15-24 đạt 96,5% và khoảng cách giới trong các cấp học pho thông ở Việt N am là không đáng kể. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội và ba ủy viên Bộ Chính trị
- là nữ. Với tỷ lệ 26,8% nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV. Theo xếp hạng của Liên họp quốc về chi số bất bình đẳng giới (GII) năm 2014, Việt N am xếp thứ 60/154 quốc gia được xếp hạng. Điều đó cho thấy những nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới của Việt N am đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Những thành tựu đạt được trên đây là do Đảng ta đã nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi m ới; xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội luôn lấy con người làm trung tâm; huy động m ọi nguồn lực ữ ong nước, ngoài nước vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu giải phóng con người. 3.1.2.2. Hạn chế Thứ nhất, tình trạng m ất dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân vẫn diễn ra ở m ột số nơi, m ột số lĩnh vực gây bức xúc trong nhân dân. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm m ất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội”. Điều này đã ánh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề xây dựng, phát triển và giải phóng con người Việt Nam hiện nay. 112
- Bên cạnh đó, còn một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống; tình trạng quan liêu, tham nhũng trong các cơ quan công quyền gây bức xúc trong nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đ ảng và ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ. X ét về bản chất, quan liêu là sự tha hóa quyền lực của các cơ quan công quyền; quan liêu và tham nhũng là hai "căn bệnh" luôn tồn tại cùng với sự tồn tại của nhà nước, tuy nhiên ở nước ta trong thời gian vừa qua, tệ quan liêu, nhất là tệ tham nhũng đã bị phát hiện với mức độ, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều địa phương. Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), V iệt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng. (Theo tiêu chuẩn của TI, thang điểm là 10, những nước có điểm dưới 3 được coi là tham nhũng nghiêm trọng. Chỉ số tham nhũng của Việt Nam được tổ chức này đánh giá và xếp hạng có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây). Thứ hai , nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là một tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của thị trường, vnìa dựa trên cơ sở và được chi phối với các nguyên tấc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. N en kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, 113
- bên cạnh những ưu việt nổi trội đó là góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng xuất lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thì vẫn đang tồn tại thực trạng người làm thuê bị bóc lột sức lao động ở m ột mức độ nhất định, thể hiện rõ ở thành phần kinh tế tư nhân và tư bản nhà nước. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, chấp nhận thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân nghĩa là phải chấp nhận quan hệ chủ - thợ, có bóc lột giá trị thặng dư. Chủ thể của mối quan hệ này một bên là người sử dụng lao động làm thuê (vì mục tiêu lợi nhuận) với m ột bên là người công nhân lao động (có mục tiêu tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập nhằm bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình họ), do vậy người sử dụng lao động luôn tìm cách tối đa hóa thị trường sức lao động, tăng thời gian lao động, cường độ lao động của người công nhân nhằm thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều người dân V iệt Nam hiện nay vẫn chấp nhận tình trạng bóc lột sức lao động, thậm chí bị đối xử thô bạo do tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi là 2,33% , trong đó khu vực thành thị là 3,37% , khu vực nông 114
- thôn là 1,82%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 1,89%, trong đó khu vực thành thị 0,84%, khu vực nông thôn 2,39%. Thứ ba, giảm nghèo ở nước ta tuy đã đạt được những kết quả nhất định song còn thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. K hoảng cách chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của việt N am so với mức chuẩn của m ột nước công nghiệp còn lớn. Nếu tính theo chuẩn nghèo mới thì hiện thời tỷ lệ nghèo còn khá cao và chênh lệch giàu nghèo có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2002, khoảng cách giàu nghèo trên cả nước là 6,954, năm 2004 là 4,719, năm 2006 là 3,831, năm 2008 là 3,470, năm 2010 là 5,888 [Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê năm 2011, NXB Thống kê, Hà Nội]. Sự bất bình đẳng về thu nhập đã dẫn tới chênh lệch trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu như giáo dục và y tế dẫn tới hệ quả có thể làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập về dài hạn. Đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, song vẫn còn một bộ phận nhân dân còn khó khăn, chưa được hưởng thụ một cách công bằng các thành quả của công cuộc đổi mới. Bất bình đẳng xã hội về thu nhập, giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh xã h ộ i,... chậm được khấc phục. Một số bức xúc xã 115
- hội chậm được giải quyết, có xu hướng gia tăng; m ột số vấn đề mới nảy sinh liên quan đến giai cấp, dân tộc, tôn giáo, dân số, đất đai, lao động, việc làm, thu n h ập ,... chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Thứ tư, trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo đã có bước phát triển đáng kể. Các nghị quyết của Đ ảng về giáo dục, đào tạo được lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên, giáo dục, đào tạo vẫn chưa thực sự trở thành "quốc sách" hàng đầu. Chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. M ặc dù nước ta đã đạt chuẩn về phổ cập giáo dục, song nguy cơ tái mù chữ còn cao. Sự chênh lệch về trình độ dân trí giữa các vùng, miền trong cả nước còn lớn. Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa còn thấp. Phát triển văn hóa, con người chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội; đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách chênh lệch mức hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lóp nhân dân còn lớn. Môi trường văn hóa ở m ột số nơi bị xâm hại nghiêm trọng bởi sự du nhập văn hóa thông qua hội nhập quốc tế với nhiều sản phẩm thiếu lành mạnh, trái với 116
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Kỷ yếu hội thảo khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Phần 1
245 p | 18 | 7
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: Phần 2
318 p | 18 | 6
-
Ebook Kỷ yếu hội thảo khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Phần 2
168 p | 16 | 6
-
Ebook Hồ Chí Minh-con người và thời đại dấu ấn trong lòng dân tộc: Phần 2
188 p | 13 | 5
-
Ebook Chiến thuật chiến lược quân sự Hồ Chí Minh: Phần 2
103 p | 14 | 5
-
Ebook Hồ Chí Minh về kiều dân và kiều bào
460 p | 12 | 5
-
Ebook Những chuyện kể về tấm gương trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phần 1
149 p | 14 | 4
-
Ebook Hồ Chí Minh con người của sự sống: Phần 2
213 p | 15 | 4
-
Ebook Hồ Chí Minh con người của sự sống: Phần 1
305 p | 15 | 4
-
Ebook Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam: Phần 1
98 p | 6 | 4
-
Ebook Chủ tịch Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp (In lần thứ ba): Phần 1
85 p | 10 | 4
-
Ebook Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ánh sáng của trí tuệ và niềm tin: Phần 2
196 p | 6 | 4
-
Ebook Hồ Chí Minh - Chân dung và Di sản: Phần 2
122 p | 5 | 3
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và việc vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam: Phần 2
182 p | 4 | 3
-
Ebook Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với nước Nga: Phần 2
124 p | 7 | 3
-
Ebook Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với nước Nga: Phần 1
205 p | 9 | 3
-
Ebook Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 02.9.1969)
56 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn