intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Hỏi - đáp về công tác dân tộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

15
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách là cẩm nang góp phần giúp cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tích cực vận động đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi tham gia triển khai và giám sát việc triển khai thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025”. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Hỏi - đáp về công tác dân tộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Phần 2

  1. PHẦN III HỎI - ĐÁP VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA 1719 Câu 109: Thế nào được gọi là Đầu tư công và Chương trình đầu tư công? Trả lời: Điều 4 Luật đầu tư công (năm 2019) quy định: 1. Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật đầu tư công. Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công. 171
  2. 2. Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Câu 110: Thế nào được gọi là Dự án đầu tư công, Chủ chương trình, Chủ đầu tư? Trả lời: Điều 4 Luật đầu tư công (năm 2019) quy định: - Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công. - Chủ chương trình là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý chương trình đầu tư công. - Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý dự án đầu tư công. Câu 111: Việc công khai, minh bạch trong đầu tư công được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời: Điều 14 Luật đầu tư công (năm 2019) quy định: 1. Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công bao gồm: a) Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; b) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công; c) Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; 172
  3. d) Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công; đ) Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư; e) Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án; g) Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công; h) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án; i) Tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án; k) Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án; l) Quyết toán vốn đầu tư công. 2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật. Câu 112: Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong đầu tư công? Trả lời: Điều 16 Luật đầu tư công (năm 2019) quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công bao gồm: 173
  4. 1. Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. 2. Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công. 3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. 4. Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà thầu dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân và của cộng đồng. 5. Đưa, nhận, môi giới hối lộ. 6. Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản. 174
  5. 7. Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật. 8. Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án. 9. Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án. 10. Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án. 11. Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công. Câu 113: Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? Trả lời: Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp thực hiện hoặc do các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện việc theo dõi, xem xét, đánh giá và kiến nghị đối với hoạt động của các 175
  6. cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 114: Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 bao gồm những nội dung gì? Trả lời: Nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 bao gồm: - Giám sát việc xác định đối tượng thụ hưởng Chương trình; - Giám sát việc phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình; - Giám sát công tác chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư các dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình; - Giám sát việc triển khai thi công các dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình; - Giám sát công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình; - Giám sát việc nghiệm thu, bàn giao sử dụng các dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình; - Giám sát việc thanh quyết toán các dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình; 176
  7. - Giám sát, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện Chương trình. Câu 115: Giám sát việc phân bổ ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 được thực hiện như thế nào? Trả lời: Giám sát việc phân bổ ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 là việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc cấp trên với chủ đầu tư chương trình dự án, tiểu dự án tổ chức đối chiếu việc thực tế phân bổ nguồn vốn phục vụ các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình trên địa bàn với định mức phân bổ và đối tượng thụ hưởng theo quy định của Chương trình. Câu 116: Giám sát việc xác định đối tượng thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 được thực hiện như thế nào? Trả lời: Giám sát việc xác định đối tượng thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 là việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam so sánh, đối chiếu đối tượng thụ hưởng trên địa bàn với các quy định về việc xác định xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025 được quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025. 177
  8. Câu 117: Giám sát việc triển khai thi công các dự án cụ thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 được thực hiện như thế nào? Trả lời: Giám sát việc triển khai thi công các dự án cụ thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 là việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc cấp trên với chủ đầu tư chương trình dự án, tiểu dự án tổ chức giám sát việc triển khai các dự án, tiểu dự án đó và tổ chức giám sát tại cộng đồng đối với các công trình cụ thể thuộc các dự án, tiểu dự án của Chương trình. Câu 118: Giám sát việc nghiệm thu các dự án cụ thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 được thực hiện như thế nào? Trả lời: Giám sát việc nghiệm thu các dự án cụ thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 là việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc cấp trên với chủ đầu tư chương trình dự án, tiểu dự án căn cứ những quy định pháp luật về tiêu chuẩn kỹ thuật để đối chiếu giữa thiết kế thi công và khối lượng, tiến độ, chất lượng thi công thực tế của một công trình cụ thể thuộc dự án, các tiểu dự án đối với các cơ quan có thẩm quyền trong nghiệm thu công trình. 178
  9. Câu 119: Giám sát việc quyết toán, bàn giao đưa vào sử dụng các dự án cụ thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 được thực hiện như thế nào? Trả lời: Giám sát việc quyết toán, bàn giao đưa vào sử dụng các dự án cụ thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 là việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc cấp trên với chủ đầu tư chương trình dự án, tiểu dự án căn cứ những quy định pháp luật về lập dự toán, quyết toán công trình để đối chiếu bản quyết toán thực hiện các dự án, tiểu dự án và các công trình cụ thể trực thuộc Chương trình với thực tế khối lượng triển khai các dự án, tiểu dự án và dự toán ban đầu của các dự án, tiểu dự án đó. Câu 120: Giám sát việc xác định xã, thôn là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi? Trả lời: Giám sát việc xác định xã, thôn là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là việc đối chiếu kết quả xác định xã, thôn là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn với các tiêu chí quy định tại Điều 2 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025 gồm: 1. Các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số 179
  10. hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên. 2. Các thôn, bản, làng, phum, sóc, xóm, ấp, khu dân cư, tổ dân phố và tương đương (sau đây gọi chung là thôn) có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên. Câu 121: Giám sát việc xác định xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn)? Trả lời: Giám sát việc xác định xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) là việc đối chiếu kết quả xác định xã khu vực III trên địa bàn với các tiêu chí quy định tại Điều 3 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025: Xã khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là xã thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và có 1 trong 2 tiêu chí sau: 1. Có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (riêng các xã thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên hoặc có trên 150 hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số). 2. Có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% (riêng các xã thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long 180
  11. có tỷ lệ hộ nghèo từ 12% đến dưới 15%) và có một trong các tiêu chí sau: a) Có trên 60% tỷ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của xã; b) Có số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết đọc, biết viết tiếng phổ thông từ 20% trở lên; c) Số lao động có việc làm nhưng chưa qua đào tạo từ 3 tháng trở lên chiếm trên 80% tổng số lao động có việc làm; d) Đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm xã dài trên 20km, trong đó có trên 50% số kilômét chưa được rải nhựa hoặc đổ bêtông. Câu 122: Giám sát việc xác định xã khu vực I (xã bước đầu phát triển)? Trả lời: Giám sát việc xác định xã khu vực I (xã bước đầu phát triển) là việc đối chiếu kết quả xác định xã khu vực I trên địa bàn với các tiêu chí quy định tại Điều 4 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025: Xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là xã thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg và có 1 trong 2 tiêu chí sau: (1) Có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%. (2) Đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. 181
  12. Câu 123: Giám sát việc xác định xã khu vực II (xã còn khó khăn) là gì? Trả lời: Giám sát việc xác định xã khu vực II (xã còn khó khăn) là việc đối chiếu kết quả xác định xã khu vực II trên địa bàn với các tiêu chí quy định tại Điều 5 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025: Xã khu vực II thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là các xã còn lại sau khi đã xác định các xã khu vực III, xã khu vực I. Câu 124: Giám sát việc xác định thôn đặc biệt khó khăn là gì? Trả lời: Giám sát việc xác định thôn đặc biệt khó khăn là việc đối chiếu kết quả xác định thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn với các tiêu chí quy định tại Điều 6 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể: Thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là thôn thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg và có 1 trong 2 tiêu chí sau: 1. Có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (riêng đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ 182
  13. hộ nghèo từ 15% trở lên hoặc có trên 30 hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số nghèo). 2. Có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% (riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 12% đến dưới 15%) và có một trong các tiêu chí sau: a) Có trên 60% tỷ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của thôn; b) Chưa có đường từ thôn đến trung tâm xã hoặc có đường nhưng đi lại rất khó khăn, nhất là mùa mưa; c) Chưa có điện lưới quốc gia hoặc đã có nhưng trên 30% số hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Câu 125: Giám sát việc thực hiện quy trình, thủ tục và thời gian xác định xã khu vực III, khu vực II, khu vực I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện như thế nào? Trả lời: Giám sát việc thực hiện quy trình, thủ tục và thời gian xác định xã khu vực III, khu vực II, khu vực I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là việc đối chiếu quá trình, kết quả thực hiện quy trình của các cơ quan có thẩm quyền với các quy định tại Điều 7 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí 183
  14. phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể: 1. Đối với cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ các tiêu chí quy định tại các điều 2, 3, 4, 5, 6 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg để xác định xã khu vực III, khu vực II, khu vực I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; lập báo cáo kết quả xác định gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện. 2. Đối với cấp huyện: Sau khi nhận đủ hồ sơ của các xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo tổng hợp, rà soát, kiểm tra và lập báo cáo gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả xác định các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I và thôn đặc biệt khó khăn trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện. 3. Cấp tỉnh: Sau khi nhận đủ hồ sơ của các huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức rà soát, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ gửi Ủy ban Dân tộc trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện của cơ quan trung ương. 4. Cấp Trung ương: Ủy ban Dân tộc tổng hợp, tổ chức thẩm định, quyết định phê duyệt danh 184
  15. sách các thôn đặc biệt khó khăn và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Câu 126: Giám sát việc lập hồ sơ xác định xã khu vực III, khu vực II, khu vực I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi? Trả lời: Giám sát việc lập hồ sơ xác định xã khu vực III, khu vực II, khu vực I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là việc đối chiếu thực tế việc lập hồ sơ của các cơ quan có thẩm quyền với các quy định tại Điều 8 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể: 1. Hồ sơ cấp xã gửi cấp huyện, 2 bộ, mỗi bộ gồm: a) Bảng đánh giá của xã và các thôn về mức độ đạt hoặc không đạt tiêu chí quy định tại các điều 2, 3, 4, 5, 6 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg; b) Danh sách thôn đặc biệt khó khăn và thôn được xác định thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 185
  16. 2. Hồ sơ cấp huyện gửi cấp tỉnh: 1 bộ, gồm: Báo cáo kết quả và danh sách chi tiết xác định các xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 3. Hồ sơ cấp tỉnh gửi Ủy ban Dân tộc: 1 bộ, gồm: a) Báo cáo kết quả và danh sách chi tiết xác định các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; b) Quyết định phê duyệt kết quả xác định tỷ lệ hộ nghèo của cấp có thẩm quyền đối với các xã, thôn; c) Số liệu về dân số, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số và số liệu, tài liệu của xã, thôn có liên quan đến các tiêu chí quy định tại các điều 2, 3, 4, 5, 6 của Quyết định này; d) Báo cáo thẩm định của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Câu 127: Thế nào là Giám sát đầu tư của cộng đồng? Trả lời: Khoản 10 Điều 3 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP, ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định: “Giám sát đầu tư của cộng đồng” là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn nhằm theo dõi, kiểm tra việc 186
  17. chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đầu tư (trừ các chương trình, dự án bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật). Câu 128: Việc thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 được thực hiện như thế nào? Trả lời: Khi có quyết định đầu tư đối với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Thành phần của Ban ít nhất là 5 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn (quy trình thành lập thực hiện theo Thông tri số 25/TTr-MTTW-BTT của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Câu 129: Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có những quyền gì trong giám sát các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719? Trả lời: Khoản 2 Điều 85 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP, ngày 26/3/2021 của Chính phủ 187
  18. quy định Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được quyền: a) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, các quy hoạch khác liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; b) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật; c) Yêu cầu chủ chương trình, chủ đầu tư trả lời, cung cấp các thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư: quyết định đầu tư; thông tin về chủ đầu tư, ban quản lý dự án, địa chỉ liên hệ; tiến độ và kế hoạch đầu tư; diện tích chiếm đất và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương án kiến trúc; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (đối với các chương trình, dự án đầu tư có nguồn vốn và công sức của cộng đồng, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã, ngoài các nội dung trên, chủ chương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về quy trình, quy phạm kỹ thuật, chủng loại và định mức vật tư; kết quả nghiệm thu và quyết toán 188
  19. công trình); khoản 4 Điều 85 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP, ngày 26/3/2021 quy định Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được quyền: Phản ánh với các cơ quan nhà nước về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng và kiến nghị biện pháp xử lý. Câu 130: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xây dựng kế hoạch giám sát các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 được thực hiện như thế nào? Trả lời: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xây dựng kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã và thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước khi thực hiện. Kế hoạch phải nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểm giám sát; nhân sự tham gia cuộc giám sát; kinh phí và điều kiện bảo đảm cho việc giám sát. Câu 131: Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng kế hoạch giám sát đối với một dự án cụ thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 được thực hiện như thế nào? Trả lời: Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng kế hoạch giám sát đối với một dự án 189
  20. cụ thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 được thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Lập kế hoạch giám sát và bảng dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ. Bước 2: Gửi xin ý kiến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kế hoạch hoạt động giám sát và bảng dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ. Bước 3: Hoàn chỉnh lại kế hoạch giám sát và bảng dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ theo góp ý của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Bước 4: Thông qua kế hoạch giám sát, tổ chức thực hiện kế hoạch. Câu 132: Giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 bao gồm những nội dung gì? Trả lời: Giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 bao gồm những nội dung sau: 1. Khoản 3 Điều 74 Luật đầu tư công (năm 2019) quy định nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm: a) Việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; 190
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2