Ebook Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Giang (1945-2010): Phần 2
lượt xem 3
download
Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Giang (1945-2010): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đảng bộ Thị xã lãnh đạo nhân dân cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc (1976 - 1986); Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Thị xã thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh Chính trị, chống “Diễn biến Hoà Bình” (1987 - 1995); Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Thị xã đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996 - 2010) và xây dựng Thị xã Hà Giang trở thành Thành phố trực thuộc tỉnh Hà Giang vào năm 2010. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Giang (1945-2010): Phần 2
- CHƯƠNG IV ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CÙNG CẢ NƯỚC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TỔ QUỐC 1975 - 1986 I/ KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước ta chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ độc lập dân tộc, thống nhất Tổ Quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đáp ứng yêu cầu chuyển tiếp của sự nghiệp cách mạng, 75
- tháng 8 năm 1975, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị toàn thể lần thứ 24 khoá III đã quyết định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn cách mạng mới: “Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội; Miền Bắc phải tiếp tục hoàn thành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; Miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Quán triệt vận dụng Nghị quyết lãnh đạo của Trung ương và Tỉnh uỷ, Đảng bộ thị xã đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực, lãnh đạo nhân dân bước vào giai đoạn cách mạng mới. Khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội; Đẩy mạnh củng cố phát triển hợp tác xã tiểu - thủ công nghiệp, mở rộng ngành nghề, phát triển chăn nuôi, chấn chỉnh hệ thống giáo dục, y tế, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội sau chiến tranh. Ngày 25 tháng 4 năm 1976, cùng với đồng bào cả nước, nhân dân các dân tộc thị xã Hà Giang nô nức đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội nước Việt Nam thống nhất và Hội đồng nhân dân các cấp; 98% cử tri đã tham gia bầu cử. Cuối năm 1976, thực hiện chủ trương hợp tỉnh của Đảng và Chính phủ, hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang được sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên; thị xã Hà Giang trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả tỉnh. Trước yêu cầu mở rộng cả về tổ chức Đảng, tổ chức hành chính và dân cư trên 76
- địa bàn, Đảng bộ đã nhanh chóng bắt tay vào ổn định tổ chức, nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thị xã những năm trước mắt, thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980). Từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 01 năm 1977, Đại hội đại biểu thị xã Hà Giang lần thứ VII vòng 2 được triệu tập. Đại hội đã thảo luận báo cáo bổ sung nhiệm kỳ và kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ từ Đại hội lần thứ VI đến nay. Báo cáo chính trị đại hội chỉ rõ: Đến đầu năm 1977, số hợp tác xã tiểu - thủ công nghiệp phát triển từ 6 hợp tác xã với 73 xã viên năm 1975 lên 11 hợp tác xã, 6 tổ hợp tác với 396 xã viên. Giá trị sản lượng tiểu - thủ công nghiệp năm 1976 đạt 589.885 đồng, tăng 170% so với năm 1975. Đã phát triển được một số mặt hàng mới như mành trúc, song mây, chổi chít, đồ mộc, vật liệu xây dựng. Đào đắp được 3 ha ao hồ thả cá, đàn lợn gia đình phát triển từ 3.000 con năm 1975 lên 4.000 con năm 1976. Các ngành tài chính, thương nghiệp, lương thực có nhiều cố gắng, phục vụ đời sống nhân dân, thu nhập gia đình bình quân tăng 32% so với năm 1975. Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng đẩy mạnh, khám và tiêm phòng bệnh cho hơn 10 ngàn lượt người, giáo dục phổ thông tăng từ 3.630 em năm học 1974 - 1975 lên 4.985 em năm học 1976 - 1977, các khu phố đều có trường cấp 1, cấp 2. Lĩnh vực quốc phòng - an ninh tiếp tục được củng cố, giữ vững, lực lượng tự vệ cơ quan, đường phố phát triển từ 2.000 người năm 1974 lên 3.000 người năm 1976, bổ sung cho bộ đội thường trực năm 1975 đạt 186% kế hoạch, năm 1976 đạt 100% kế hoạch. 77
- Tuy nhiên, do chưa quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chưa vận dụng thực hiện 3 cuộc cách mạng một cách cụ thể nên bộ mặt thị xã thay đổi chậm, nghèo nàn, chưa tổ chức hết thợ thủ công và người lao động vào hợp tác xã. Có những hợp tác xã yếu kém gần 10 năm nay vẫn chưa được củng cố. Tốc độ phát triển kinh tế chậm, công tác tăng gia, chăn nuôi bị coi nhẹ, công tác bảo vệ trị an còn buông láng nên các hiện tượng tiêu cực gia tăng; công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ phấn đấu trong 2 năm tới là: “Phát triển sản xuất tiểu - thủ công nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, vật liệu xây dựng, sản phẩm tiêu dùng và nông nghiệp thực phẩm. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội trên cơ sở khoanh vùng sản xuất, tạo điều kiện tập trung chỉ đạo hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sản xuất phát triển. Tăng cường phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, quốc phòng - an ninh, ổn định đời sống nhân dân”. Đại hội đã bầu 17 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ, đồng chí Phạm Minh Đăng được bầu làm Bí thư Đảng bộ. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, cán bộ và nhân dân thị xã Hà Giang đã đẩy mạnh sản xuất, đạt giá trị sản lượng tiểu - thủ công nghiệp năm 1977 là 715.370đ bằng 127% kế hoạch, tăng 21,3% so với năm 1976. Lương thực quy thóc đạt 378.350 kg, thu hoạch 50 tấn rau xanh, 6 tấn cá, đàn gia súc, gia cầm tăng 32% so với năm 1976. 78
- Lĩnh vực văn hoá, giáo dục phát triển mạnh, thành lập 5 Ban thông tin văn hoá ở 5 tiểu khu phố, vận động 80% gia đình đăng ký thực hiện xây dựng gia đình văn hoá mới, năm 1977 có 356 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá mới” được Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp chứng nhận. Đoàn thanh niên cộng sản và học sinh các trường phổ thông thành lập các đội cờ đỏ thường xuyên hoạt động, nhất là trong các ngày lễ, tết; hướng dẫn giao thông, nhắc nhở những người vi phạm nếp sống mới, vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường… Các khu phố thành lập các tổ hoà giải; ở các Trường phổ thông cơ sở Minh Khai, Đoàn Kết, Yên Biên, các em học sinh có phong trào thể dục buổi sáng theo Đài tiếng nói Việt Nam. Công tác vệ sinh môi trường, đường phố được nhân dân hưởng ứng tích cực, xây mới 1.100m cống ngầm, tu sửa và làm mới 1.527 hố xí, 856 nhà tắm, 314 giếng nước ăn hợp vệ sinh. Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể quần chúng được củng cố, kiện toàn một bước mới; tách chi bộ khối Ủy ban thành 4 chi bộ, thành lập chi bộ hợp tác xã Quảng Yên; toàn thị xã có 18 chi bộ với 263 đảng viên. Tháng 6 năm 1977, Hội đồng nhân dân thị xã được kiện toàn, bầu bổ sung 2 đồng chí phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã, biên chế đủ các phòng, ban, củng cố 5 ban đại diện hành chính tiểu khu với đủ các thành phần đoàn thể. Bước sang năm 1978, tình hình an ninh chính trị biên giới phía Bắc trở nên bất ổn do chính sách thù địch của đối phương đối với nhân dân ta. Lực lượng quân sự đối phương áp sát dần biên giới; tình trạng xâm canh, xâm cư, khiêu 79
- khích, lấn chiếm xảy ra ngày càng căng thẳng. Từ tháng 5 năm 1978, trên mọi miền đất nước, hàng vạn người Hoa bị bọn phản động tuyên truyền, lôi kéo, đã nhẹ dạ cả tin bán đất, bán nhà rời bỏ công sở, ruộng vườn, đưa cả gia đình về bên kia biên giới, gây nên cảnh màn trời chiếu đất ở biên giới. Thị xã Hà Giang có 33 hộ, 163 nhân khẩu người Hoa bỏ về nước trong hoàn cảnh này. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Tỉnh uỷ Hà Tuyên, Đảng bộ thị xã đã lãnh đạo nhân dân chuyển mọi hoạt động của thị xã từ thời bình sang thời kỳ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược có thể xảy ra. Đảng bộ đã tuyên truyền giáo dục cho cán bộ và nhân dân các dân tộc hiểu rõ và nhất trí với Đảng và Chính phủ về chủ trương giải quyết đối thoại hòa bình mối quan hệ bất hoà Việt - Trung; Nhưng nếu Chính phủ Trung Quốc muốn trừng phạt Việt Nam bằng quân sự thì nhân dân ta cũng kiên quyết chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và độc lập dân tộc. Ngày 18 tháng 7 năm 1978, Ban chấp hành Thị uỷ họp ra Nghị quyết lãnh đạo về công tác quân sự địa phương, sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh xâm lược ở biên giới. Nghị quyết đề ra hàng loạt biện pháp nhằm tăng cường thế trận chiến tranh nhân dân, nâng cao sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang, chuẩn bị các phương án đánh địch, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra để bảo vệ thị xã biên giới, trung tâm chính trị kinh tế văn hoá của cả tỉnh. Nghị quyết của Thị uỷ được tổ chức học tập quán triệt chặt 80
- chẽ rộng rãi cùng với các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và Tỉnh uỷ về công tác quân sự địa phương, sẵn sàng chiến đấu trong tất cả các chi bộ, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, các lực lượng vũ trang và nhân dân; Từ đó cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của giới cầm quyền Trung Quốc, xác định rõ nhiệm vụ củng cố quốc phòng trong tình hình mới, ra sức chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi sắp xẩy ra. Tháng 8 năm 1978, Thị uỷ chỉ đạo thành lập 5 Ban chỉ huy tự vệ cơ quan đóng trên địa bàn. Đến cuối năm 1978, toàn thị xã có 48 đơn vị tự vệ, 16 ban chỉ huy tự vệ cơ quan và khu phố, được biên chế thành 14 đại đội, 18 trung đội độc lập với tổng quân số 4.011 người, được trang bị 539 súng các loại (Trong đó có 165 cấp uỷ viên và 885 đảng viên tham gia). Các đơn vị sau khi thành lập đã nhanh chóng ổn định tổ chức, luyện tập quân sự theo kế hoạch của Ban chỉ huy quân sự thị xã. Công tác xây dựng trận địa sẵn sàng chiến đấu được triển khai tích cực. Uỷ ban nhân dân thị xã đã huy động 4 vạn ngày công, xây dựng tuyến phòng thủ trong và ngoài thị xã, đào đắp 16.000m hào giao thông, 500 hầm tránh pháo. Cán bộ và nhân dân thị xã đã vót 20 vạn mũi chông tre, làm hàng ngàn bàn chông sắt gửi lên biên giới, điều động 200 chiến sĩ tự vệ lên biên giới giúp bộ đội xây dựng công sự chiến đấu và huy động 500 dân công lên củng cố tuyến phòng thủ ở biên giới huyện Vị Xuyên. Ban chỉ huy Quân sự thị xã được củng cố, tăng cường nhiều cán bộ có năng lực, nhanh chóng hoàn chỉnh phương án tác 81
- chiến phòng thủ thị xã, giúp cơ quan đơn vị tự vệ xây dựng phương án chiến đấu tại chỗ, củng cố tổ chức, huấn luyện quân sự. Công tác tuyển quân năm 1978 đạt kết quả tốt, 117 thanh niên được tuyển chọn nhập ngũ, đạt chỉ tiêu 119%. Nhiệm vụ xây dựng kinh tế, tăng cường cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội vẫn được Đảng bộ xác định là nhiệm vụ trọng tâm và chỉ đạo các xí nghiệp, hợp tác xã theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Tập trung vốn cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt. Tận dụng lao động nhàn rỗi, người già, học sinh, gia đình cán bộ, công nhân để sản xuất gia công cho hợp tác xã. Hợp nhất hợp tác xã Tân Lực với Bình Minh thành hợp tác xã Tân Bình, hợp nhất các hợp tác xã mành trúc trong toàn thị. Thành lập một số hợp tác xã may mặc, đầu tư vốn, trang bị kỹ thuật, bổ sung lực lượng lao động cho các hợp tác xã trên. Đến cuối năm 1978, xã viên tăng 166%, vốn cố định tăng 275%. Giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp năm 1978 đạt 1.115.185 đồng (Theo giá cố định), tăng 50% so với năm 1977. Tốc độ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh về giá trị sản lượng với các ngành mũi nhọn như sản xuất vật liệu xây dựng, xuất khẩu, cơ khí. Về lương thực, thực phẩm, chủ trương của Đảng bộ là phát triển mạnh chăn nuôi, hoa màu, ao hồ thả cá trong các hợp tác xã nông nghiệp. Đảng bộ đã phát động đợt thi đua tăng gia sản xuất, thực hiện khẩu hiệu “Tấc đất, tấc vàng” trong tất cả các cơ quan, nhà trường, khu phố, xí nghiệp, hợp tác xã. Kết quả đã trồng 25 ha ngô, 70 ha sắn, 32 ha khoai 82
- lang, 12 ha dong giềng, 18 ha rau xanh, nuôi 2.117 con lợn, 70 trâu bò. Đầu tư xây dựng hệ thống ao hồ thả cá từ 3,6 ha lên 9,6 ha ở khu vực Minh Khai, xây dựng khu ao cá Mã Tim. Về xây dựng cơ bản, thị xã đã thành lập Ban kiến thiết và 2 đội công trình xây dựng giao thông, đầu tư nâng cấp một số đường nội thị, xây mới trường phổ thông cơ sở Quang Trung, Minh Khai, tu bổ các trường khác. Sự nghiệp văn hoá giáo dục tiếp tục phát triển với nhịp độ cao và toàn diện; năm học 1978 - 1979 có 4.760 học sinh, tỷ lệ chuyển cấp của cấp I đạt 93%, cấp II đạt 94%, cấp III có 13 lớp, 527 học sinh. Năm học 1978 có 2 trường tiên tiến, 2 tổ lao động xã hội chủ nghĩa, 12 tổ lao động tiên tiến, 4 chiến sỹ thi đua. Ngành Y tế thị xã đã vận động nhân dân thực hiện 4 công trình vệ sinh, làm được 2.574 hố xí, 1.902 nhà tắm, 710 giếng nước hợp vệ sinh. Đảng bộ đã lãnh đạo chặt chẽ cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hoá mới”, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh Tổ Quốc, bài trừ các tệ nạn xã hội, hiện tượng tiêu cực, mê tín dị đoan, văn hoá lai căng; Gắn cuộc vận động này với việc phát triển sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế, tạo ra phong trào mạnh mẽ của quần chúng; Trên cơ sở đã phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, xây dựng chế độ mới, nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa. Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể quần chúng được chăm lo, củng cố, kiện toàn, đi vào hoạt động có nề nếp. Đoàn 83
- thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thi đua lao động và học tập với phong trào 3 xung kích làm chủ tập thể, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Năm 1978, Đoàn viên thanh niên thị xã đóng góp 7.100 công lao động cộng sản chủ nghĩa để xây dựng công viên và các công trình công cộng khác. Sau khi học tập Nghị quyết quân sự địa phương của Thị uỷ, có 900 đoàn viên thanh niên tham gia các đội xung kích sẵn sàng làm tốt nhiệm vụ quân sự của Đảng. Hội phụ nữ có phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”, Phụ nữ thị xã đã trồng 2.400 cây xanh, hàng ngàn cây chuối mang tên “Người phụ nữ mới”, góp 400 công xây dựng nghĩa trang liệt sĩ, ủng hộ bộ đội 1.600 kilôgam rau xanh, 540 đồng. Mặt trận Tổ Quốc có phong trào “Lao động sản xuất, công tác học tập đạt năng suất cao”. Những phong trào trên thực sự cổ vũ lôi cuốn mọi ngành mọi giới vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa. Phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh, lôi cuốn hàng ngàn người tham gia. Thị xã có 7 đội bóng đá, 12 đội bóng chuyền nam nữ. Phong trào văn hoá văn nghệ phát triển mạnh ở tất cả các cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu phố. Đảng bộ, chính quyền các cấp luôn được chăm lo củng cố kiện toàn, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Từ tháng 6 năm 1978, Tỉnh uỷ quyết định chuyển 56 Chi, Đảng bộ thuộc các ty, ngành của tỉnh về sinh hoạt với Đảng bộ thị xã, đưa tổng số cơ sở Đảng của thị xã lên 75 cơ sở với 2.094 đảng viên. Các Chi, Đảng bộ 84
- nhanh chóng ổn định tổ chức, mở Đại hội nhiệm kỳ theo kế hoạch. Năm 1978, Thị uỷ mở lớp đối tượng cho 135 người, kết nạp 33 đảng viên mới, tuyển cho các trường đào tạo của Trung ương và tỉnh được 303 đồng chí. Sau hơn 3 năm phấn đấu xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Hà Tuyên lần thứ nhất, Nghị quyết Đảng bộ thị xã lần thứ VII; Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Hà Giang đã giành được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng. Nền kinh tế địa phương tuy còn nghèo nàn, nhưng bước đầu đã tạo ra thế và lực cho sự phát triển tiếp theo. Quan hệ sản xuất mới hình thành, các xí nghiệp, hợp tác xã đã tìm ra hướng đi thích hợp, giá trị sản lượng qua các năm đều tăng trưởng đáng kể, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phòng - an ninh được tăng cường, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra. II. ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỊ XÃ VỪA SẢN XUẤT VỪA CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI TỔ QUỐC 1979 - 1986. Bước sang năm 1979, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở nên căng thẳng, nhất là sau khi quân tình nguyện Việt Nam tiến vào Căm Pu Chia ngày 07 tháng 1 năm 1979, lật đổ chế độ phản động Pôn Pốt do Trung Quốc dựng nên theo yêu cầu của Mặt trận dân tộc cứu nước Căm Pu Chia. Lấy cớ “Trả đũa Việt Nam”, ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc huy động trên nửa triệu quân tiến hành cuộc chiến 85
- tranh xâm lược Việt Nam trên khắp tuyến biên giới Việt - Trung. Ở tỉnh Hà Tuyên, Trung Quốc huy động 3 trung đoàn đánh vào các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, quân dân các địa phương trên đã dũng cảm chiến đấu ngăn chặn các đợt tiến công của địch. Thực hiện lệnh sơ tán khỏi thị xã Hà Giang của Trung ương và Tỉnh uỷ, tối ngày 18 tháng 2 năm 1979, Thị uỷ triệu tập cán bộ chủ trì cơ quan đơn vị phổ biến lệnh sơ tán và chuẩn bị phương án sơ tán. Tối ngày 21 tháng 2 năm 1979, lệnh sơ tán khỏi thị xã được công bố trên đài truyền thanh, ngay đêm đó, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cơ quan của tỉnh chuyển về thị xã Tuyên Quang. Ở thị xã Hà Giang chỉ còn lại sở chỉ huy tiền phương của tỉnh. Do công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện sơ tán thiếu chặt chẽ, cuộc sơ tán trở thành cuộc rút chạy hoảng loạn, gây không khí căng thẳng, hoang mang trong quần chúng nhân dân. Chỉ sau một đêm dân số thị xã từ trên 2 vạn, chỉ còn 6.000 người, nhiều gia đình không kịp mang theo tài sản. Đảng bộ thị xã đã kịp thời tuyên truyền giáo dục nhân dân bình tĩnh, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, không hoài nghi dao động trước việc Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh chuyển căn cứ về tuyến sau. Sáng ngày 22 tháng 2 năm 1979, các đồng chí lãnh đạo Thị uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thị xã đã đi kiểm tra từng khu phố, nắm lại tình hình dân cư trên địa bàn. Đồng thời nhanh chóng ổn định tổ chức, chuẩn bị các phương án đánh địch bảo vệ thị xã, tiếp tục đưa 1.971 nhân khẩu sơ tán khỏi thị xã (trong đó có 959 khẩu người Hoa trong tổng số 1.249 khẩu người Hoa ở thị xã). 86
- Ban thường vụ Thị uỷ quyết định, các cơ quan của thị xã không sơ tán, trực tiếp ở lại tổ chức sẵn sàng chiến đấu, khẩn trương củng cố lực lượng tự vệ cơ quan và đường phố, trang bị vũ khí, động viên các cán bộ hưu trí lập các đội lão thành tuần tra canh gác, giữ gìn an ninh trật tự cho thị xã, có trên 100 cụ tự nguyện tham gia. Chính nhờ sự chỉ đạo nhanh nhạy, đúng đắn của Đảng bộ và sự đồng tâm, đồng lòng của các bậc lão thành cách mạng mà tình hình an ninh trật tự ở thị xã được chấn chỉnh tức khắc làm cho kẻ thù không lợi dụng để phá hoại được ta, tài sản của Nhà nước và nhân dân được quản lý, giữ gìn nghiêm ngặt, không để hư háng, mất mát. Nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trở thành nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Đảng bộ thị xã. Trước yêu cầu chi viện lực lượng cho tuyến trước, Đảng bộ thị xã đã huy động 800 chiến sĩ tự vệ lên biên giới chiến đấu, phục vụ chiến đấu, động viên tối đa phương tiện vận tải giúp tỉnh chuyên chở vũ khí, trang bị, lương thực, thực phẩm cho các vùng có chiến sự. Là một thị xã nằm trong vùng tuyến một, chỉ cách biên giới 18,5 km đường chim bay, phương án tác chiến bảo vệ thị xã được Đảng bộ chú trọng hoạch định từ sớm và thường xuyên chỉ đạo các lực lượng quân sự luyện tập theo phương án. Ban chỉ huy thống nhất được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Khoát, Thường vụ Thị uỷ, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự thị xã làm chỉ huy trưởng. Lực lượng tự vệ tham gia chiến đấu bảo vệ thị xã có 2.594 đồng chí (có 40% 87
- nữ) được tuyển chọn phân thành 3 lực lượng, lực lượng chiến đấu tại chỗ gồm có 4 đại đội, 2 trung đội 670 đồng chí, số còn lại lực lượng cơ động và phục vụ chiến đấu, giúp dân sơ tán. Đảng bộ đã huy động 4 vạn ngày công xây dựng tuyến phòng thủ trong và ngoài thị xã, đào mới và sửa chữa 1.600m hào chiến đấu 6.400 hầm trú ẩn. Ngoài ra còn huy động 2.721 công (vượt 1.000 công) làm trận địa cho bộ đội. Công an thị xã đã xây dựng được 206 tổ an ninh nhân dân làm nòng cốt cho phong trào toàn dân giữ gìn an ninh Tổ Quốc, chống chiến tranh tâm lý, tuyên truyền xuyên tạc, bạo loạn lật đổ của địch, các lực lượng tổ chức tuần tra canh gác suốt ngày đêm, ý thức cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu dần dần đi vào nề nếp. Sau sự kiện ngày 17 tháng 2 năm 1979 một thời gian ngắn, mọi hoạt động ở thị xã trở lại bình thường, các trường phổ thông tiếp tục mở cửa đón học sinh tới lớp. Công tác củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp được tăng cường một bước mới nhằm bảo đảm yêu cầu lãnh đạo và tổ chức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thị uỷ đã tăng cường 7 cán bộ xuống trực tiếp làm Bí thư, Chủ tịch 5 khu phố, đồng thời kiên quyết kỷ luật đưa ra khỏi Đảng những thành phần sa sút ý chí chiến đấu (kỷ luật 32 đảng viên trong đó có 6 đảng viên phải khai trừ ra khỏi Đảng). Tranh thủ bồi dưỡng những nhân tố tích cực trong lực lượng đoàn viên thanh niên cộng sản, kết nạp 28 đảng viên mới, lãnh đạo chặt chẽ cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân hai cấp và Đại hội Đảng bộ cơ sở. 88
- Sau khi cơ quan tỉnh và các cơ sở kinh tế chủ yếu của tỉnh chuyển về Tuyên Quang, trên địa bàn thị xã Hà Giang chỉ còn lại các xí nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nhỏ, phân tán, vốn, lao động, vật tư không đáng kể, Đảng bộ đã nhanh chúng ổn định tổ chức, lãnh đạo các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, phát triển chăn nuôi, tăng gia tự túc, ổn định đời sống nhân dân và phục vụ các lực lượng vũ trang chiến đấu. Tháng 6 năm 1979, cán bộ và nhân dân thị xã Hà Giang sôi nổi tham gia đợt học tập thảo luận bổ sung vào bản dự thảo Hiến pháp, 98% cử tri ở tất cả 70 cơ sở đã tham gia học tập thảo luận, đóng góp 4.500 ý kiến bổ sung cho dự thảo Hiến pháp. Đồng thời với việc học tập thảo luận dự thảo Hiến pháp, Đảng bộ triển khai học tập thực hiện Nghị định 94 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ của cấp phường. Từ tháng 7 năm 1981, Ban đại diện hành chính khu phố được nâng lên thành Uỷ ban nhân dân phường với đầy đủ các tổ chức quần chúng thuộc Uỷ ban nhân dân phường. Trong 2 ngày 29, 30 tháng 8 năm 1979, Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Hà Giang lần thứ 8 được triệu tập. Đại hội đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của thị xã trong giai đoạn cách mạng mới. 1/ Quán triệt sâu sắc 2 nhiệm vụ chiến lược của Đảng là xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thường xuyên nêu cao cảnh giác sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù, giữ vững an ninh, trật tự xã hội, làm tốt Chính sách hậu phương quân đội. 89
- 2/ Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp thực phẩm, tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục. Đại hội kêu gọi: “Toàn thể cán bộ đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc thị xã Hà Giang hãy đoàn kết, tin tưởng, quyết tâm chiến đấu bảo vệ và xây dựng thị xã giàu đẹp văn minh”. Đại hội đã bầu 25 đồng chí vào Ban chấp hành, đồng chí Nguyễn Tiến Lộc được bầu làm Bí thư Đảng bộ. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, cán bộ, nhân dân, chiến sỹ các lực lượng vũ trang thị xã Hà Giang đã ra sức sản xuất, công tác, sẵn sàng chiến đấu, thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của Đảng. Nhân dân thị xã đã tăng gia tự túc được hàng chục tấn rau xanh ủng hộ bộ đội. Phụ nữ thị xã đã đóng góp được 7.000 đồng ủng hộ thương binh. Học sinh các trường phổ thông đã sản xuất được 2,5 tấn rau xanh, thu nhặt 6 tạ dẻ rách ủng hộ bộ đội và 952 kg giấy vụn góp vào kế hoạch nhỏ của thiếu niên cả nước. Sản xuất tiểu - thủ công nghiệp tiếp tục đẩy mạnh, tuy nhiên, do phải tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ quốc phòng, tổng sản lượng tiểu - thủ công nghiệp năm 1979 chỉ đạt 425.682 đồng, bằng 81,51% kế hoạch. Sau hơn 1 tháng tiến hành chiến tranh xâm lược trên quy mô lớn ở khắp dải biên giới Việt Nam, trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân thế giới và bị thua đau ở chiến trường. Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân; Song họ 90
- vẫn duy trì lực lượng lớn quân sự áp sát biên giới Việt Nam, thường xuyên gây tình hình căng thăng, tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam trên mọi quy mô; Thực hiện “Chiến tranh phá hoại nhiều mặt” chống Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở Hà Tuyên, Trung Quốc tiếp tục chiếm giữ một số điểm cao ở Xín Mần, Đồng Văn, Mèo Vạc. 02 sư đoàn quân Trung Quốc áp sát biên giới, liên tục gây tình hình căng thẳng. Ngày 15 tháng 10 năm 1980, Trung Quốc sử dụng 2 trung đoàn đánh chiếm cao điểm cao 1992, bắn hàng trăm quả pháo lớn vào huyện lỵ Xín Mần, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân ta; Ngày 07 tháng 6 năm 1981, Trung Quốc sử dụng 2 trung đoàn có pháo lớn yểm trợ, đánh chiếm 1 số điểm cao ở xã Lao Chải huyện Vị Xuyên. Thị xã Hà Giang, các huyện lỵ biên giới trở thành những mục tiêu chính, sẵn sàng bắn phá của pháo binh Trung Quốc. Tình hình chiến sự ác liệt ở biên giới Đó làm đảo lộn cuộc sống thanh Bình của nhân dân, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thị xã Hà Giang bị ngưng trệ, các mục tiêu kinh tế xã hội của kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) không hoàn thành. Địa bàn thị xã đã thực sự phải tập trung cao nhất, trước hết cho nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc thị xã dồn hết sức người, sức của chi viện cho tuyến trước và củng cố hệ thống phòng thủ thị xã. Trong 2 năm (1979 - 1980), hàng ngàn lượt chiến sỹ tự vệ và dân công hoả tuyến, thanh niên xung phong của thị xã đã có mặt trên các điểm 91
- tựa Lao Chải, Thanh Thuỷ (Vị Xuyên) xây dựng trận địa chiến đấu; Đã đào đắp 31.000m hào chiến đấu và cơ động trên các điểm cao 317,118, 400, 722 và 2000, làm mới 2.000m đường cơ động ở điểm cao 400, 722 và 30 hầm hào ở điểm cao 2000, 12 nhà điểm tựa cho bộ đội. Hệ thống công sự chiến đấu ở thị xã được củng cố, xây dựng vững chắc, liên hoàn bao gồm 5 trận địa phòng thủ cấp đại đội, 7 trận địa cấp trung đội, 5 trận địa cấp tiểu đội, 15 km hào chiến đấu và cơ động, 250 hố cá nhân, 100 hầm bê tông, 520 hầm tránh pháo bằng gỗ, cải tạo 32 hang động tự nhiên làm kho tàng, nơi trú ẩn. Từ đầu năm 1980, ban chỉ huy thống nhất thị xã đã thành lập Đại đội pháo 37 ly của tự vệ thị xã, sẵn sàng bắn my bay địch bảo vệ bầu trời thị xã. Hưởng ứng cuộc vận động “Góp người, góp của” cho tuyến trước do Tỉnh uỷ phát động, Đảng bộ thị xã đã phát động phong trào “Luống rau nuôi quân, đánh giặc”. Phong trào được toàn dân sôi nổi hưởng ứng; Hội mẹ chiến sỹ đã vận động hội viên mỗi gia đình nuôi 1 con gà cho bộ đội. Năm 1981, Đảng và Chính phủ ban hành nhiều chính sách mới về phân phối lưu thông, quản lý thị trường, giá cả; các hợp tác xã nông nghiệp thực phẩm bắt đầu thực hiện khoán sản phẩm theo Chỉ thị 101 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Hợp tác xã Minh Khai đã phối 34.000 con giống cho 13 lao động nhận khoán nuôi thả, đến cuối năm đã giao nộp cho Nhà nước 1,2 tấn cá; 15 lao động trồng rau đã giao nộp 18 tấn rau xanh. 92
- Hướng ứng phong trào thi đua lao động sản xuất tự túc một phần lương thực, thực phẩm, lập thành tích chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng do Thị uỷ phát động; phong trào sản xuất lương thực, thực phẩm, tăng gia, chăn nuôi phát triển sôi nổi ở tất cả các cơ quan xí nghiệp, khu phố, hợp tác xã. Thị xã đã khai thác 1.323 ha đất nông nghiệp đưa vào sản xuất hoa màu ngắn ngày, rau đậu các loại, giá trị sản lượng đạt 299.300 đồng; Có 4.800 con lợn, 1.100 gia cầm. Mỗi cán bộ, công nhân viên chăn nuôi được 20 kg thịt và tự túc được 70% rau xanh. Hội phụ nữ đã quyên góp được 3 tấn rau xanh ủng hộ bộ đội. Đoàn thanh niên huy động 2.000 công lao động cộng sản xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, kết nạp 96 đoàn viên mới. Sản xuất tiểu - thủ công nghiệp năm 1981 đạt giá trị sản lượng 643.084 đồng, tăng 17,5% so với năm 1980, trong đó xây dựng cơ bản đạt 133% kế hoạch. Xét, cấp đăng ký kinh doanh cho 25 hộ gia đình buôn bán. Ngành lương thực đã cố gắng trong việc bảo quản hàng hóa, cải tiến phương thức phân phối, đảm bảo chỉ tiêu bán ra. Thực hiện Chỉ thị 134/TU của Tỉnh uỷ về kiểm tra cán cân thanh toán, ngành lương thực đã phát hiện, thu về cho Nhà nước 76 tấn lương thực do sử dụng sai chính sách. Giáo dục, y tế có bước phát triển mới, tổng số học sinh các cấp năm 1981 có 4.665 học sinh, tỷ lệ lên lớp đạt 85%. Ngành y tế đã đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong cơ quan đơn vị, khám và điều trị cho 12.000 lượt người. 93
- Đầu năm 1982, Liên hiệp Công đoàn thị xã đã phát động đợt thi đua lập thành tích chào mừng thành công Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng trong cán bộ công nhân viên chức, có 17/22 cơ sở công đoàn tổ chức phát động với 2.700 cán bộ công nhân viên đăng ký thực hiện thi đua, 27 tổ đăng ký phấn đấu trở thành tổ lao động tiên tiến. Trong cuộc vận động tăng gia tự túc một phần lương thực, thực phẩm phát động đầu năm 1979, có 90% cán bộ công nhân viên tham gia. Từ năm 1979 đến 1981, cán bộ, công nhân viên đã thu 125 tấn dong giềng; chăn nuôi trong gia đình cán bộ công nhân viên được 22,4 tấn thịt các loại. Năm 1981 có 70% chị em trong các cơ quan đơn vị sản xuất kinh doanh được công nhận danh hiệu “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, 40 chị em được khen thưởng. Từ ngày 05 đến 08 tháng 10 năm 1982, Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ IX được triệu tập, có 126 đại biểu thay mặt cho 1.482 đảng viên trong Đảng bộ tham dự. Đại hội đã kiểm điểm các mặt công tác nhiệm kỳ VIII và xác định mục tiêu phấn đấu nhiệm kỳ IX là: Ra sức phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh tế gia đình, kết hợp các nguồn vốn của Nhà nước với sự đóng góp của nhân dân theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm; Tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất, lãnh đạo chặt chẽ phân phối lưu thông, tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Quản lý chặt chẽ thị trường, cải tạo thương nghiệp tư nhân, chống đầu cơ buôn lậu, ổn định đời sống nhân dân. Tăng cường quốc phòng - an ninh, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của 94
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015): Phần 1
224 p | 9 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015): Phần 2
264 p | 12 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1925-1954): Phần 2 (Tập 1)
125 p | 11 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1954-1975): Phần 2 (Tập 2)
80 p | 11 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Lào Cai (1950-2020): Phần 2
475 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Yên Bái (1945-2020): Phần 1 (Tập 1)
195 p | 13 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1954-1975): Phần 1 (Tập 2)
112 p | 8 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Tam Kỳ (1954-1975): Phần 1
262 p | 7 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Hội An (1975-2010): Phần 2
117 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Tam Kỳ (1954-1975): Phần 2
198 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Hội An (1975-2010): Phần 1
122 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Sông Công (1985-2015): Phần 2
261 p | 14 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Phổ Yên (1942 - 2022): Phần 2
386 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Phủ Lý: Phần 1
168 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Yên Bái (1945-2020): Phần2 (Tập 1)
269 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Phủ Lý: Phần 2
587 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Thái Nguyên (1946-1975): Phần 1 (Tập 1)
62 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn