intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Lào Cai (1950-2020): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:475

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Lào Cai (1950-2020) nhằm ôn lại truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa cũng như những thành tựu trong lao động sản xuất của Đảng bộ và nhân dân thành phố Lào Cai trong 70 năm 1950 - 2020, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao lòng tự hào về quê hương, đất nước, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn thành phố, đặc biệt là thế hệ trẻ ra sức học tập, công tác, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Lào Cai (1950-2020): Phần 2

  1. 410 Chương V ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1992 - 2000) I- ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÂY DỰNG THỊ XÃ TỈNH LỴ, THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1992 - 1995) 1. Bối cảnh lịch sử Tái lập thị xã tỉnh lỵ Lào Cai (tháng 9/1992) trong bối cảnh đất nước không còn nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam, nợ nước ngoài phải trả hằng năm tăng lên, các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu truyền thống đột ngột đóng cửa, nhiều chương trình hợp tác quốc tế dừng hoạt động, các nước phương Tây cấm vận và bao vây kinh tế. Các thế lực thù địch ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, kích động thực hiện đa nguyên, đa đảng nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, truyền bá tư tưởng, văn hóa độc hại, đưa gián điệp, biệt kích vào phá hoại nước ta; câu kết với bọn phản động, các phần tử cơ hội trong nước tăng cường hoạt động hòng lật đổ chế độ. Tình hình an ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng, nhiệm vụ bảo vệ đất nước nặng nề hơn lúc nào hết. Trong điều kiện đó, công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, tạo tiền đề đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng bị cô lập về chính trị và bị cấm vận về kinh tế, từ đó bước vào quỹ đạo tăng trưởng và hội nhập. Quan hệ đối ngoại của nước ta từng bước được đa phương hóa, đa dạng hóa, trong đó quan hệ với các nước lớn được cải thiện, mở ra triển vọng bình thường hóa. Chúng ta tích cực tìm kiếm các thị trường mới, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp nhận tiến bộ khoa học - công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới. Công cuộc đổi mới được đông đảo nhân dân ủng hộ; cục diện chính trị nước ta ổn định. Trên đà thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
  2. Chương V: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN... 411 (tháng 6/1991) được tiến hành. Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Đại hội đã mở ra một triển vọng mới cho đất nước và là động lực lớn thôi thúc toàn Đảng, toàn dân vững bước vào chặng đường đổi mới tiếp theo. Trên cơ sở đánh giá khách quan về mọi mặt trong thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, Đại hội Đảng lần thứ VII đã xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 là: Vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay1. Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó xác định nội dung và tính chất của thời đại, nhận thức mới của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội khẳng định chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế quốc doanh là chủ đạo, kinh tế quốc doanh cùng kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Đại hội xác định phương châm chỉ đạo của Đảng là: Tăng cường hơn nữa khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong Đảng, quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp động lực kinh tế với động lực tinh thần; tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, mở rộng và tăng cường quan hệ quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi, gìn giữ và phát huy những truyền thống và bản sắc tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Đối với Lào Cai, việc tái lập tỉnh (tháng 10/1991) phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, tạo sự đồng thuận, phấn khởi, tin tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Lào Cai sau tái lập là một tỉnh có tiềm năng phong phú, đa dạng, dưới ánh sáng đổi mới của Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đã có những chuyển biến bước đầu đáng khích lệ trên một số lĩnh vực. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và lịch sử để lại, Lào Cai là tỉnh thuộc khu vực kém phát triển nhất cả nước; _____________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.50, tr.458.
  3. 412 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LÀO CAI (1950 - 2020) kết cấu hạ tầng yếu kém, không đồng bộ, ngày càng xuống cấp, vùng biên giới thuộc “vành đai trắng” sau chiến tranh còn nhiều chông mìn và vật cản, kết cấu hạ tầng hầu như không có gì. Sau bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, với lợi thế cửa khẩu quốc gia và quốc tế trên địa bàn, Lào Cai có điều kiện trở thành một thương trường lớn trong hội nhập nhưng hoạt động kinh tế cửa khẩu còn sơ khai, tự phát, quan hệ buôn bán, mậu dịch giữa hai bên biên giới ở giai đoạn bước đầu. Ngày 20/9/1991, Bộ Chính trị đã ra quyết định chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Lào Cai gồm 20 đồng chí, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lâm thời có 7 đồng chí, do đồng chí Tráng A Pao, Ủy viên Trung ương Đảng khoá VII giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy lâm thời. Sau khi tỉnh Lào Cai tái lập và chính thức đi vào hoạt động, Tỉnh ủy lâm thời khẩn trương chuẩn bị Đại hội Đảng bộ tỉnh. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (tính liên tục từ khi thành lập Đảng bộ tỉnh Lào Cai, ngày 05/3/1947) được tổ chức trọng thể từ ngày 09 đến ngày 11/01/1992, tại hội trường lớn Công ty Apatít Việt Nam (Khu D - phường Pom Hán, thị xã Lào Cai). Nhận thức rõ tiềm năng, lợi thế và những khó khăn, thách thức của một tỉnh mới tái lập, với tinh thần đoàn kết, nhất trí, tự lực, tự cường, kiên trì sự nghiệp đổi mới do Đại hội VI của Đảng đã đề ra và Đại hội VII tiếp tục cụ thể hóa, Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ X đề ra mục tiêu tổng quát trong những năm 1992 - 1995 là: Phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc và những kết quả đã đạt được, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững ổn định chính trị, củng cố và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và từng bước giảm kinh tế tự cấp, tự túc để ổn định, có cải thiện một bước đời sống của nhân dân các dân tộc, đẩy lùi tiêu cực, thực hiện công bằng xã hội. Phương châm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh là tạo sự chuyển biến rõ rệt về kinh tế - xã hội, giữ vững hòa bình, giữ vững sự đoàn kết trong Đảng, tăng cường chặt chẽ mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng. Khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi nhằm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, giải quyết ngày càng tốt hơn các vấn đề liên quan đến đời sống nhân dân, từng bước nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Khi tái lập tỉnh, các cơ quan đầu não, các sở, ban, ngành của tỉnh tập kết tại thị trấn Phố Lu, Tằng Loỏng (Bảo Thắng) và phường Pom Hán, Bắc Lệnh
  4. Chương V: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN... 413 (thị xã Lào Cai). Việc khôi phục lại thị xã tỉnh lỵ Lào Cai là một phương án được nghiên cứu ngay từ khi chuẩn bị thành lập tỉnh Lào Cai mới. Trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện tự nhiên, kinh tế - chính trị, xã hội - lịch sử, sự đồng thuận của các bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy Lào Cai đã thống nhất cao, quyết định lựa chọn vị trí thị xã Lào Cai trước đây để xây dựng thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai mới. Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ X nhiệm kỳ 1992 - 1995, nêu rõ: “Thực hiện xong về cơ bản việc xây dựng thị xã Lào Cai cũ về kết cấu hạ tầng và kiến trúc đô thị. Hai năm 1992 - 1993, cố gắng hoàn thiện quy hoạch, thiết kế xây dựng khu trung tâm hành chính để ổn định sớm nơi ở và cơ quan làm việc cho các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, một số cơ quan chủ chốt, tạo điều kiện, phối hợp điều hành thực hiện các lĩnh vực được kịp thời và có hiệu quả”1. Chỉ sau hai tháng, được sự giúp đỡ của Bộ Xây dựng và trực tiếp là Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng), tỉnh đã duyệt toàn bộ quy hoạch chung thị xã tỉnh lỵ. Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 05/3/1992 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng thị xã tỉnh lỵ Lào Cai. Theo đó, Tỉnh ủy yêu cầu trong năm 1992 và những năm tiếp theo, các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở cần tập trung lãnh đạo và chỉ đạo các cấp chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và nhân dân các dân tộc tiến hành triển khai, thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách bảo đảm bám sát Quy hoạch tổng thể phát triển theo phương án quy hoạch chung thị xã tỉnh lỵ Lào Cai tại Thông báo số 445/TB-BXD ngày 30/12/1991 của Bộ Xây dựng và phương án quy hoạch đô thị và nông thôn lập tháng 12/1991. Tỉnh đã sớm thành lập Ban Quản lý thị xã Lào Cai để tập trung tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện chưa có chính quyền thị xã tỉnh lỵ. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và cũng là nguyện vọng của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, ngày 09/6/1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 205/QĐ-HĐBT về việc phân vạch điều chỉnh địa giới thị xã Lào Cai, huyện Bảo Thắng và tái lập thị xã Cam Đường. Theo đó, thị xã Lào Cai được hoạch định lại có diện tích tự nhiên 5.038ha, với _____________ 1. Đảng bộ tỉnh Lào Cai: Văn kiện Đảng bộ toàn tập, Sđd, t.15, tr.67.
  5. 414 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LÀO CAI (1950 - 2020) 6.375 nhân khẩu, gồm 3 xã Đồng Tuyển, Vạn Hòa, Bắc Cường và 5 phường Lào Cai, Duyên Hải, Cốc Lếu, Kim Tân, Phố Mới. Thị xã Lào Cai với chức năng là một thị xã tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Lào Cai. Thị xã Lào Cai được xây dựng trong điều kiện hạ tầng kỹ thuật sau chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 bị tàn phá nặng nề, các vật cản và mìn vừa mới được tháo gỡ. Tuy gặp nhiều khó khăn, song thị xã có điều kiện triển khai thực hiện xây dựng đô thị tỉnh lỵ đồng bộ, hiện đại và văn minh. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ của thị xã tỉnh lỵ Lào Cai mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Quyết định số 47-QĐ/TU ngày 10/8/1992 về việc thành lập Đảng bộ thị xã Lào Cai (mới) và lập lại Đảng bộ thị xã Cam Đường trực thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai. Quyết định của Tỉnh ủy chỉ rõ: “Chuyển giao bộ máy Đảng của thị xã Lào Cai hiện nay, thành bộ máy Đảng của thị xã Cam Đường. Hệ thống con dấu của Đảng bộ thị xã Lào Cai hiện nay, chuyển giao cho Đảng bộ thị xã Lào Cai mới. Việc bàn giao và tiếp nhận phải hoàn thành trước ngày 30/8/1992”. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Lào Cai khóa XV gồm 23 đồng chí, chuyển thành Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Cam Đường có trách nhiệm tiếp tục lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XV, vòng 2 (tháng 11/1991) của Đảng bộ thị xã Lào Cai (cũ) cho đến hết nhiệm kỳ; chỉ định 15 đồng chí vào Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ thị xã Lào Cai, Ban Thường vụ Thị ủy lâm thời gồm 5 đồng chí. Đồng chí Đào Văn Ngoạn, Tỉnh ủy viên, được chỉ định làm Bí thư Thị ủy; đồng chí Nguyễn Kim Đê, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy; đồng chí Trần Đình Sự, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã. Ủy viên Ban Thường vụ gồm các đồng chí Nguyễn Trung Tính, Trưởng Ban Tổ chức Thị ủy và đồng chí Đào Xuân Hanh, Trưởng Công an thị xã. Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ chuẩn bị các điều kiện tiến hành Đại hội đại Đảng bộ theo quy định để kiện toàn tổ chức cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ thị xã tỉnh lỵ Lào Cai. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định chỉ định Ủy ban nhân dân thị xã Lào Cai (mới) lâm thời gồm 9 thành viên. Bộ máy đảng, chính quyền và đoàn thể thị xã Lào Cai (mới) chính thức đi vào hoạt động theo địa giới hành chính mới kể từ ngày 01/9/1992.
  6. Chương V: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN... 415 2. Đảng bộ thị xã với công cuộc tái thiết thị xã tỉnh lỵ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.1. Thị xã những ngày đầu tái lập Thực hiện các quyết định của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, ngày 01/9/1992, tỉnh tổ chức Lễ công bố bộ máy lãnh đạo đảng, chính quyền thị xã tỉnh lỵ lâm thời chính thức đi vào hoạt động. Từ tháng 9/1992 đến tháng 12/1993, hoạt động của Đảng bộ thị xã do Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ thị xã lãnh đạo. Lúc đầu, Đảng bộ chỉ có 2 tổ chức đảng cơ sở với 112 đảng viên thuộc các xã Đồng Tuyển, Vạn Hòa và Bắc Cường; sau đó, tăng nhanh số đảng viên và tổ chức đảng cùng với sự gia tăng cán bộ, công nhân viên, người dân nhập khẩu về thị xã làm việc và sinh sống. Công tác quản lý nhà nước trên địa bàn được thực hiện thông qua hoạt động của Ủy ban nhân dân thị xã lâm thời, hoạt động của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo nhiệm kỳ của thị xã Lào Cai trước đây; các ban đại diện Tiểu khu Cốc Lếu, Kim Tân, Phố Mới, Duyên Hải, Lào Cai và chính quyền các xã: Đồng Tuyển, Vạn Hòa, Bắc Cường. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đều do Ban Thường trực, Ban Chấp hành lâm thời cấp trên trực tiếp quyết định thành lập. Hệ thống hạ tầng rất khó khăn, thị xã bị chia cắt, qua sông Hồng phải đi bằng phà, đò; chưa có điện lưới quốc gia... Bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị thị xã, xã, phường dần được xây dựng, hoàn thiện. Trụ sở các cơ quan, đơn vị của thị xã đều chưa cố định, phải di chuyển nhiều lần, điều kiện làm việc thiếu thốn, chỗ ở và đời sống của cán bộ, công nhân viên chưa ổn định, có nhiều khó khăn. Với cách làm linh hoạt, sâu sát, cụ thể của tỉnh, đến cuối năm 1992 hầu hết các cơ quan tỉnh đã chuyển về hoạt động, làm việc tại thị xã tỉnh lỵ Lào Cai. Hàng loạt các công trình đường nội thị, cầu qua sông Hồng và sông Nậm Thi được xây dựng kết nối các khu chức năng và giao thông đối ngoại. Các khu tập kết gấp rút được hình thành, các công trình xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan Trung ương, tỉnh, thị xã, phường và các công trình cấp điện, nước sinh hoạt, thông tin, trường học, bệnh viện... được tiến hành xây dựng khẩn trương. Tháng 5/1992, cầu đường sắt qua sông Nậm Thi khai thông và chính thức mở
  7. 416 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LÀO CAI (1950 - 2020) lại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu. Ngày 01/5/1993, ga quốc tế Lào Cai (Phố Mới) đi vào hoạt động, những chuyến tàu hỏa đầu tiên được khởi hành. Tháng 12/1993, ánh điện đầu tiên từ điện lưới quốc gia được tỏa sáng tại trụ sở Công ty Điện lực Lào Cai (phường Cốc Lếu). Thị xã tỉnh lỵ Lào Cai được tái lập, cán bộ và người dân trong niềm hân hoan, tự hào, khí phách, quyết tâm xây dựng quê hương, thực hiện công cuộc tái kiến thiết thị xã với biết bao gian truân, thiếu thốn, nhưng tràn đầy niềm tin, khát vọng, hăng say. Trên cơ sở quy hoạch đô thị được duyệt, các công trình nối tiếp nhau được khởi công xây dựng, cả thị xã như một đại công trường. Mưa thì lầy lội, nắng thì tràn ngập bụi đỏ, cả một vùng đất tươi mới cho sự hồi sinh trở lại. Sau hơn một năm, từ một vùng đất hoang tàn, lau sậy... đã hiện hữu dáng dấp một đô thị biên cương tiềm năng, sôi động. Quá trình ấy, cũng diễn biến với nhiều phức tạp. Không ít người từ nhiều địa phương trong nước, nước ngoài trước đây từng ở Lào Cai trở về đòi lại đất cũ, lợi dụng chính sách đặc thù của tỉnh Lào Cai về đất đai để trục lợi; không ít trường hợp cố tình lấn chiếm đất và dựng nhà trái phép, tranh chấp đất xảy ra khá nhiều, có lúc căng thẳng... Dù Nhà nước đã phải chi hơn 6 tỷ đồng để thực hiện rà phá bom mìn và vật cản trên địa bàn thị xã, nhưng mìn chống tăng do lớp phù sa phủ dày còn sót vẫn nổ, gây chết người ở phường Lào Cai khi thi công xây dựng công trình, 5 chiến sĩ bộ đội hy sinh khi làm nhiệm vụ ở phường Cốc Lếu do sập “Nhà vòm” (Kho Công ty lương thực trước đây),... Công tác lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền thị xã được diễn ra hết sức khẩn trương. Nội dung lãnh đạo ngày càng nhiều, đa chiều, phức tạp. Vừa phải triển khai tất cả các nghị quyết Trung ương 3, 4, 5 khóa VII và các nghị quyết, kế hoạch của tỉnh nói chung, vừa phải tập trung lãnh đạo các mặt công tác có tính đặc thù. Trong đó, lãnh đạo thực hiện kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ được đặt lên hàng đầu. Sau hơn một năm thực hiện, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của Đảng bộ đạt được nhiều kết quả, đủ điều kiện để lần đầu tiên tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã tỉnh lỵ Lào Cai sau ngày tái lập. 2.2. Đại hội Đảng bộ thị xã Lào Cai lần thứ XVI nhiệm kỳ 1993 - 1996 (tháng 12/1993) Sau hơn một năm tái lập, thị xã tỉnh lỵ Lào Cai nhanh chóng được xây
  8. Chương V: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN... 417 dựng về kết cấu hạ tầng thiết yếu bảo đảm cho các cơ quan Trung ương và của tỉnh tập kết, xây dựng và đi vào hoạt động ổn định. Dân số tại các khu vực đô thị hóa tăng nhanh, Nhân dân rất phấn khởi về chủ trương của tỉnh được thực hiện, hầu hết các hộ thuộc diện chính sách đã được cấp đất ở, có nơi làm việc, cơ bản ổn định về đời sống. Kinh tế dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp hình thành và phát triển nhanh chóng, nông - lâm nghiệp kết hợp bước đầu được thử nghiệm thực hiện, chuyển nền kinh tế tự cấp, tự túc tại các xã sang sản xuất hàng hóa, với nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển. Hệ thống trường học, cơ sở y tế, văn hóa, thông tin... được hình thành đáp ứng nhu cầu học tập, khám chữa bệnh... của nhân dân. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội luôn bảo đảm. Đảng bộ thị xã phát triển nhanh chóng, đến tháng 12/1993 đã có trên 500 đảng viên với 31 chi bộ, đảng bộ cơ sở. Thị ủy lâm thời, Ủy ban nhân dân thị xã lâm thời khắc phục khó khăn, tập trung lãnh đạo các mặt công tác, tích cực triển khai mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện của địa phương; tập trung củng cố, kiện toàn, xây dựng được đầu mối hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở theo quy định; các chi bộ, đảng bộ cơ sở dù mới được thành lập đã tổ chức Đại hội thành công theo quy định. Tuy vậy, thị xã mới tái lập, đối mặt với rất nhiều khó khăn, cấp ủy, chính quyền hoạt động lâm thời; đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu về trình độ; trụ sở làm việc đều xây dựng tạm, thiếu chỗ làm việc; điều kiện công tác chưa bảo đảm nên gặp nhiều thách thức trước yêu cầu, nhiệm vụ mới. Sau hơn một năm hoạt động, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Lào Cai lâm thời đã lãnh đạo, chỉ đạo thu được nhiều thắng lợi. Nhằm đánh giá kết quả hoạt động và kiện toàn về tổ chức đảng, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy Lào Cai, trong hai ngày 14 và 15/12/1993, Đảng bộ thị xã Lào Cai tiến hành Đại hội lần thứ XVI. Đại hội có ý nghĩa đặc biệt, vì đây là đại hội đầu tiên sau khi tái lập thị xã tỉnh lỵ Lào Cai. Dự Đại hội có 84 đại biểu, đại diện cho 520 đảng viên sinh hoạt tại 31 cơ sở đảng của toàn Đảng bộ. Đồng chí Nguyễn Nghĩa Vụ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự và chỉ đạo Đại hội1. _____________ 1. Đảng bộ thị xã Lào Cai từ Đại hội lần thứ I (ngày 01/11/1960) đến khi thị xã Cam Đường tách ra (ngày 10/8/1992) đã trải qua 15 kỳ đại hội (các lần đại hội đã trình bày ở trên). Theo cách tính như vậy, Đại hội Đảng bộ thị xã Lào Cai lần này là lần thứ XVI.
  9. 418 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LÀO CAI (1950 - 2020) Đại hội tập trung thảo luận báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã lâm thời sau hơn một năm thành lập và thông qua Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ thị xã giai đoạn 1993 - 1995. Nghị quyết nêu rõ: Phát huy mọi nguồn lực địa phương; tập trung cao độ nhân tài, vật lực cho công tác tái thiết thị xã. Đồng thời phát triển mọi thành phần kinh tế, mở rộng quan hệ thị trường trong vùng của tỉnh với các tỉnh bạn. Đặc biệt, khai thác các thế mạnh của tỉnh lỵ như: có cửa khẩu quốc tế, có nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư với nước ngoài và tỉnh bạn để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ đó, tạo điều kiện giải quyết các nhu cầu về văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị, củng cố và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tạo đà cho những năm tiếp theo. Đại hội bầu 23 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã, trong đó có 7 đồng chí được Ban Chấp hành bầu vào Ban Thường vụ. Đồng chí Vũ Ngọc Cừ, Tỉnh ủy viên được bầu làm Bí thư Thị ủy; đồng chí Nguyễn Kim Đê làm Phó Bí thư Thường trực; đồng chí Phạm Khắc Khang làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã. Ủy viên Ban Thường vụ gồm các đồng chí: Nguyễn Trung Tính, Đào Xuân Hanh, Tẩn Láo San, Phạm Văn Tỵ. 2.3. Đảng bộ thị xã lãnh đạo các lĩnh vực công tác những ngày đầu tái lập và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVI (1993 - 1995) Xây dựng đô thị và phát triển kinh tế trong giai đoạn này là nhiệm vụ rất nặng nề, có ý nghĩa đặc biệt. Theo Nghị quyết số 01-NQ/TU của Tỉnh ủy, các cơ quan của tỉnh được bố trí dọc theo trục đường chính; nhà ở của nhân dân được bố trí xen kẽ ở cả 4 khu: Kim Tân, Cốc Lếu, Lào Cai và Phố Mới theo quy hoạch mới đã được phê duyệt. Về cấp đất xây dựng và huy động nguồn lực xây dựng thị xã tỉnh lỵ, Tỉnh ủy chủ trương thực hiện tiền tệ hóa theo giá thị trường của từng khu vực, từng lô đất xây dựng cấp cho các cơ quan và dân cư. Do vậy, sớm thể chế hóa biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm yêu cầu các cơ quan, cán bộ, công nhân viên trong diện chính sách đều có đất xây dựng. Quy định mức lệ phí phù hợp đối với cơ quan và nhân dân được sử dụng đất với phương châm tạo sự hấp dẫn để thu hút các cơ quan, ngành ở Trung ương và các tỉnh bạn, thu hút những người có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi (cả tổ chức và người nước ngoài) lên xây dựng, phát triển sản xuất, kinh doanh và cư trú tại thị xã Lào Cai.
  10. Chương V: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN... 419 Có chính sách ưu tiên đối với số người trước đây đã vận động họ trở về sinh sống ở thị xã Lào Cai sau cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (17/02 - 13/3/1979); đồng thời, kiên quyết xử lý đối với những hộ dân làm nhà và cư trú bất hợp pháp, lợi dụng để buôn bán đất đai khu vực thị xã Lào Cai. Trong năm 1992 và năm 1993, tập trung huy động nguồn lực xây dựng thị xã tỉnh lỵ, nguồn vốn ngân sách tập trung xây dựng các công trình giao thông, điện nước, khu vực cửa khẩu Lào Cai, bệnh viện, trường học, thông tin liên lạc, các chợ, khách sạn, một số cơ quan đầu não của tỉnh, bảo đảm đến cuối năm 1993 các cơ quan của tỉnh, về cơ bản có thể di chuyển lên vị trí tỉnh lỵ Lào Cai mới và từng bước đi vào hoạt động ổn định. Tăng cường quản lý xây dựng thị xã tỉnh lỵ, các công trình xây dựng trong khu vực thị xã Lào Cai phải đảm bảo yêu cầu có kiến trúc đẹp, đa dạng và bền chắc, kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại với tính dân tộc. Ngày 20/7/1992, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về việc chuyển các cơ quan của tỉnh lên thị xã tỉnh lỵ Lào Cai mới. Theo đó, Tỉnh ủy yêu cầu chuyển toàn bộ cơ quan của tỉnh từ Tằng Loỏng, Phố Lu, Cam Đường về thị xã tỉnh lỵ Lào Cai trong khoảng thời gian từ quý IV/1992 đến quý I/1993 với phương châm “nhanh gọn, an toàn và bảo đảm hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị mình”. Việc bố trí các cơ quan và nhà ở cho cán bộ, công nhân, viên chức phải theo đúng quy hoạch thị xã tỉnh lỵ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phải có đủ quỹ đất và làm thủ tục cấp đất chính thức cho các cơ quan và gia đình cán bộ, công nhân, viên chức trước khi di chuyển; triển khai ngay một số công trình trục đường chính, đường nhánh (cắm được chỉ giới và tạo nền đường), hệ thống điện lưới, điện thoại, cấp nước sinh hoạt, trường học, bệnh viện...; việc bố trí vốn xây dựng trụ sở làm việc các cơ quan phải tiến hành đồng thời với việc cấp đất cho các hộ gia đình để mọi người tự làm lấy nhà ở, tỉnh sẽ nghiên cứu hỗ trợ một phần về kinh tế ban đầu. Thành lập Ban Chỉ đạo tập kết của tỉnh thay thế Ban Quản lý thị xã Lào Cai để chủ động phối hợp các ngành triển khai mọi công việc theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tiến hành bàn giao địa giới hành chính, dân cư, tổ chức bộ máy của thị xã theo đúng Quyết định số 205/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
  11. 420 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LÀO CAI (1950 - 2020) Thị xã phải xây dựng lại từ đầu, đòi hỏi phải đồng bộ và có sự ưu tiên cho những công việc cấp bách trong triển khai thực hiện. Ngày 05/10/1992, Thị ủy ban hành Chương trình hành động số 01-KH/TU về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII. Trong đó, nhiệm vụ cấp bách đầu tiên được Thị ủy xác định: “Tập trung chỉ đạo việc phân vạch địa giới, thành lập các xã, phường, ổn định bộ máy các xã phường sớm đi vào hoạt động. Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, kết hợp với các ngành chức năng quản lý, sắp xếp bố trí dân cư đô thị, nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch, bố trí đất đai cho cán bộ, nhân dân xây dựng nhà ở ổn định đời sống để yên tâm sản xuất và công tác. Xây dựng ngay quy chế quản lý đô thị. Chuẩn bị và tạo mọi điều kiện để các cơ quan tỉnh lên tập kết tại thị xã vào cuối năm 1992 và đầu năm 1993”. Do quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh, bộ máy lãnh đạo quản lý lại bất cập nên càng thêm khó khăn hơn trong công tác quản lý. Thị ủy chỉ đạo các cơ quan của thị xã phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Ban Chỉ đạo tập kết, các sở, ban, ngành tích cực triển khai các kế hoạch của tỉnh trong xây dựng đô thị tỉnh lỵ. Để chủ động và thực hiện công tác quản lý xây dựng đô thị gắn với phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm đồng bộ, Thị ủy tập trung lãnh đạo công tác thể chế hóa, cụ thể hóa các quy định của pháp luật, của Ủy ban nhân dân tỉnh phù hợp tình hình thực tế. Ủy ban nhân dân thị xã Lào Cai ra Quyết định số 37/QLXDĐT, ngày 22/12/1992 về việc ban hành “Quy chế tạm thời về quản lý và xây dựng đô thị thị xã Lào Cai”. Bản Quy chế tạm thời ban hành kèm theo Quyết định số 37/QLXDĐT gồm 7 chương, 30 điều được áp dụng, điều chỉnh trong quản lý và thực hiện đối với tất cả các phường, xã, các đơn vị cơ quan của Trung ương và địa phương, các thành phần kinh tế, các công dân (kể cả khách qua lại, du lịch). Nội dung điều chỉnh được quy định trong bản quy chế này điều chỉnh các mối quan hệ trong công tác quản lý của chính quyền các cấp về nhân khẩu, hộ khẩu; đất đai, xây dựng các công trình; quản lý biên giới, giao thông đô thị; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và văn minh gia đình, khối phố; vệ sinh môi trường và cây xanh đô thị; phòng, chống ma túy, mại dâm, các tệ nạn xã hội và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn... Trong đó, đã cụ thể hóa biện pháp thực hiện các quy định tại Quyết định số 70/QĐ-UB/QLXDĐT,
  12. Chương V: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN... 421 số 71/QĐ-UB/QLXDĐT và số 72/QĐ-UB/QLXDĐT ngày 10/3/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về giải quyết đất ở cho các đối tượng diện chính sách theo chủ trương của Tỉnh ủy, quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị... Quy định cụ thể mức xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về chính sách đất đai, xây dựng các công trình... theo các quy định tại Pháp lệnh nhà ở, Luật đất đai và Quy định số 01/QĐ-UB/QLXDĐT, ngày 02/10/1991 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai...; trách nhiệm người dân đô thị chấp hành các quy định trong Hiệp định tạm thời Việt Nam - Trung Quốc về Quy chế biên giới; chỉ dẫn giao thông trên hè phố, người dưới 16 tuổi không được đi xe máy, đi xe máy từ 70 phân khối trở lên phải có bằng lái xe; chủ các xe trâu, xe ngựa, xe bò tham gia vận tải hàng hóa và người phải chấp hành đúng Luật giao thông và những quy định vệ sinh đường phố. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên, mặc dù “tạm thời” nhưng có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở cho toàn bộ công tác điều hành, quản lý của chính quyền thị xã đối với các lĩnh vực đời sống xã hội được diễn ra ngày càng sôi động theo tốc độ gia tăng dân số và nhịp độ tái thiết thị xã tỉnh lỵ Lào Cai. Thị ủy luôn bám sát chủ trương lãnh đạo của Tỉnh ủy và thực tiễn để chỉ đạo trực tiếp các vấn đề về xây dựng đô thị. Tuy là thị xã, có 5 phường và 3 xã, những ngày đầu dân số chưa đến một vạn người. Phường Duyên Hải, phường Lào Cai mới có trên một nghìn người dân nhưng lại tăng lên hằng ngày. Người dân ở các phường khác cũng từ nhiều nơi di chuyển đến, tạo nên sự phức tạp, bộn bề. Bộ máy lãnh đạo, quản lý đều mới được điều động từ nhiều cơ quan của tỉnh về và tiếp tục được bổ sung mới nên chưa nắm được tình hình, nhiều việc diễn ra hằng ngày làm hoạt động bộ máy lãnh đạo, quản lý của thị xã bị quá tải. Công việc cấp bách và được ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo thị xã là ổn định tình hình kinh tế - xã hội và tổ chức xây dựng đô thị tỉnh lỵ theo quy hoạch. Thời gian đầu, Ban Thường vụ Thị ủy họp 2 lần trong một tuần, phần lớn nội dung tập trung vào nhiệm vụ cấp đất cho các cơ quan và các hộ gia đình. Đây thực sự là công việc khó khăn, phức tạp, phát sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời. Họp giao ban Thường trực Thị ủy đều mời các phòng, ban có liên quan, nhất là Phòng Quản lý đô thị báo cáo tình hình, thảo luận và kết luận, yêu cầu Ủy ban nhân dân thực hiện nghiêm túc các nội dung đã được kết luận. Hội nghị
  13. 422 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LÀO CAI (1950 - 2020) Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ định kỳ đều đánh giá tình hình và chủ trương thực hiện trong thời gian tiếp theo về các vấn đề lớn trong xây dựng đô thị... Thường trực Thị ủy trực tiếp chỉ đạo các ngành trong khối nội chính thực hiện các nội dung công tác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ trong việc xử lý lấn chiếm đất và dựng nhà trái phép, tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình xây dựng. Đồng thời, trước những khó khăn trong việc quản lý cấp đất, quản lý đô thị trong điều kiện nhà ở đô thị không có số, đường phố không có tên, tại Hội nghị Ban Thường vụ Thị ủy họp ngày 27/3/1993, đã bàn và nghị quyết thông qua chủ trương thành lập Ban chuẩn bị thủ tục cấp đất để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (gọi tắt là Ban Cấp đất) do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã làm Trưởng ban và một số ngành, đoàn thể thị xã tham gia trong Ban. Thành lập Ban Quản lý công trình chuyên trách là đơn vị hạch toán, tách khỏi biên chế hành chính sự nghiệp. Cũng tại Hội nghị này, Ban Thường vụ chủ trương đặt tên đường và khu phố. Theo đó, thống nhất việc đặt tên đường và khu phố phải bảo đảm tính lịch sử, dân tộc và hiện đại, được tiến hành khẩn trương, theo trình tự, đúng thẩm quyền và thực sự dân chủ; làm tốt việc dự thảo, tổ chức hội thảo có mời các ngành của tỉnh, đại diện nhân dân am hiểu về thị xã tham dự; trình tỉnh phê duyệt, bảo đảm trong tháng 6/1993 hoàn thành việc đặt tên cho các đường nội thị đã được hình thành, nhất là đối với đường dưới 12 mét thuộc thẩm quyền quyết định của thị xã. Thị xã phải cấp đất cho tất cả các đối tượng, gồm các cơ quan, ban, ngành, số cán bộ được điều động công tác tại các cơ quan của tỉnh và của thị xã, các hộ trước đây ở thị xã Lào Cai xin nhập cư lại, các gia đình từ nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh... chuyển đến và những cán bộ hưu trí ở cùng con cháu cũng đến thị xã xin cấp đất. Khó khăn nhất là những hộ yêu cầu được cấp đúng mảnh đất thổ cư của họ ở trước đây... Trước nhu cầu cấp đất ngày càng nhiều, đối tượng cấp đất đa dạng và bức thiết, thị xã chủ trương phân loại theo từng đối tượng để giải quyết trên nguyên tắc chấp hành đúng theo quy hoạch được phê duyệt. Do có chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và của Ban Thường vụ Thị ủy nên mặc dù phức tạp, xảy ra một số vụ việc tranh chấp; song, đã kịp thời được giải quyết, tình hình dần được ổn định.
  14. Chương V: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN... 423 Việc đặt tên đường, tên phố được diễn ra theo đúng chủ trương của Ban Thường vụ Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã chủ động xây dựng phương án và phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh trong quá trình thực hiện với tinh thần khẩn trương, hiệu quả nên chỉ trong thời gian ngắn tiến hành nghiên cứu xây dựng dự án, tổ chức hội thảo, hoàn thiện, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua nghị quyết và được Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức phê duyệt việc đặt tên đường phố thị xã Lào Cai. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVI, Thị ủy đã chỉ đạo cụ thể, toàn diện về công tác quy hoạch chi tiết các khu vực đô thị, quản lý đất đai, xây dựng các công trình đô thị, quy hoạch và thực hiện xây dựng các bãi rác, nghĩa trang, công viên, cây xanh, xây dựng môi trường đô thị xanh - sạch - đẹp. Đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện các vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lực lượng trong tổ chức thực hiện. Hội nghị Ban Thường vụ Thị ủy họp ngày 16/6/1994 đã thảo luận và kết luận: Thống nhất phương án của Ủy ban nhân dân thị xã về việc giải phóng mặt bằng khu vực trường cấp I và cấp II Duyên Hải, khu vực Chợ A và Chợ B Cốc Lếu, song phải bảo đảm chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để xây dựng trục đường 1C và tạo thêm mặt bằng để di chuyển các hộ đang cư trú tại mặt bằng Chợ A, Chợ B Cốc Lếu (kinh phí tạo mặt bằng di chuyển đến do nhân dân đóng góp). Công tác giải phóng mặt bằng phải thực hiện kiên quyết, lực lượng chính và nòng cốt thực hiện giải phóng mặt bằng là công an và dân quân tự vệ các xã, phường trên địa bàn... Thực hiện chủ trương này của Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã trong cuối năm 1994 và năm 1995 đã tập trung chỉ đạo giải quyết cơ bản xong việc giải phóng mặt bằng theo đúng yêu cầu đề ra. Qua đó, có thêm những bài học thực tiễn trong việc tổ chức lực lượng thực hiện cưỡng chế những trường hợp phức tạp trong giải phóng mặt bằng, thực hiện xây dựng các công trình trọng điểm trên địa bàn. Với những chủ trương đúng đắn, các biện pháp chỉ đạo kịp thời nên công tác xây dựng đô thị đạt kết quả cao. Đến tháng 6/1993, thị xã đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tổ chức giao đất cho 181 cơ quan trung ương và địa phương để xây dựng trụ sở làm việc, làm thủ tục cấp đất cho 2.178 hộ gia đình và cán bộ, người có nhu cầu về xây dựng và sinh sống tại
  15. 424 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LÀO CAI (1950 - 2020) thị xã. Đến tháng 9/1993, có 82 đường nội thị được xây dựng và đặt tên, trong đó có các trục đường chính như đường Hoàng Liên, Nguyễn Huệ, Ngô Quyền, Nhạc Sơn, Điện Biên, Cốc Lếu, Quy Hóa...; hình thành kết cấu hạ tầng thiết yếu và đưa vào hoạt động các khu chức năng đô thị theo đúng quy hoạch. Đến tháng 12/1993, thị xã phối hợp các ngành chức năng tham mưu cho tỉnh làm thủ tục cấp đất cho 3.710 hộ gia đình, trong đó có 817 hộ đã có quyết định cấp đất của Ủy ban nhân dân tỉnh, giải phóng mặt bằng và bàn giao cho các cơ quan xây dựng trụ sở và tập kết lên thị xã đúng tiến độ theo yêu cầu của tỉnh; đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng Vườn trẻ Cốc Lếu, trụ sở phường Cốc Lếu, Phố Mới, Duyên Hải... Đến hết năm 1995, trên địa bàn thị xã có 6.938 hộ đăng ký thường trú với 28.570 nhân khẩu và gần 900 hộ với gần 4 nghìn khẩu diện hộ khẩu KT2, KT3 và hộ khẩu tạm trú; số nhân khẩu thường trú tăng gấp 4,48 lần so với ngày tái lập. Đã cấp đất ở cho 3.519 hộ, trong đó có 1.897 hộ đủ điều kiện thu tiền sử dụng đất và cấp bìa đỏ. Giải quyết xong việc cấp đất ở cho cán bộ hành chính, sự nghiệp công tác ở Lào Cai từ ngày 01/10/1991, các gia đình chính sách được quan tâm giải quyết đất ở kịp thời. Các công trình công cộng, trụ sở làm việc của cơ quan hành chính, sự nghiệp tiếp tục đầu tư, xây dựng kiên cố, trụ sở Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thị xã và các phòng, ban chuyên môn của thị xã được được đưa vào sử dụng tại vị trí giao cắt giữa đường Thanh Niên và đường Hoàng Liên nối cầu Cốc Lếu, phường Duyên Hải. Nguồn vốn đầu tư của thị xã trong hơn 3 năm khoảng 500 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn của nhân dân khoảng 200 tỷ đồng. Công ty Môi trường đô thị thị xã được thành lập với nhiệm vụ thu gom rác thải, trồng cây xanh, tang lễ... bảo đảm được sự cân bằng sinh thái và vệ sinh môi trường. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh những năm đầu tái lập tỉnh là khuyến khích mở rộng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực kinh tế gia đình, công nghiệp vừa và nhỏ với trình độ công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện từng địa phương vào các lĩnh vực chế biến nông - lâm sản, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; chú trọng phát triển các chợ ở khu vực trung tâm, thực hiện tốt khâu dịch vụ xuất nhập khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, cấp ủy và chính quyền thị xã đã tập trung thực hiện phát triển
  16. Chương V: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN... 425 kinh tế gắn với quá trình đầu tư xây dựng đô thị tỉnh lỵ, phát triển kinh tế dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp là trọng tâm. Để có cơ sở và bảo đảm cho thị xã phát triển lâu dài, Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 05/10/1992 của Thị ủy đề ra nhiệm vụ: Nắm lại thực lực kinh tế - xã hội các xã, phường, giúp các xã, phường xây dựng quy hoạch, định hướng sản xuất cho phù hợp với quy hoạch của thị xã tỉnh lỵ. Khảo sát và nghiên cứu, xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ thị xã giai đoạn 1992 - 1995 và đến năm 2000, xây dựng các đề án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Đầu tư thích đáng cho phát triển nông nghiệp nhằm ổn định đời sống nhân dân. Đồng thời, hoàn thiện phương án quy hoạch vành đai cung cấp thực phẩm, rau xanh cho thị xã. Những nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế: Khẩn trương khảo sát, nghiên cứu tình hình quản lý cửa khẩu để có phương án tổ chức quản lý, trước mắt tiến hành tổ chức, sắp xếp lại công tác dịch vụ cửa khẩu, giữ gìn an ninh trật tự, lập lại kỷ cương trong quản lý cửa khẩu; khẩn trương thi công chợ Cốc Lếu, đưa từng bộ phận của chợ vào hoạt động trong năm 1992 và hoàn chỉnh vào năm 1993, có phương án xây dựng chợ Kim Tân và các chợ khác. Đẩy mạnh trồng cây lương thực và cây công nghiệp; nhanh chóng hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho nhân dân, có chính sách đầu tư thích hợp cho sự nghiệp trồng rừng để đẩy mạnh phát triển rừng và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo đảm được sự cân bằng sinh thái, vệ sinh môi trường. Nhận thấy tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch, dịch vụ, ngay những ngày đầu tái lập, Bí thư Thị ủy Đào Văn Ngoạn cùng lãnh đạo Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã đã trực tiếp khảo sát đền Mẫu, đền Thượng, một số di tích lịch sử - văn hóa khác tại phường Lào Cai. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Thị ủy chỉ đạo, Ủy ban nhân dân thị xã ban hành Tờ trình số 06/TT-UB (tháng 4/1993) về việc xây dựng và thành lập “Khu du lịch Lào Cai”, Thị ủy Lào Cai báo cáo Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh xin chủ trương xây dựng phường Lào Cai thành nơi du lịch - thương mại cửa khẩu xứng tầm. Theo đó, đề nghị cho phép thị xã tiến hành lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật và trình tỉnh phê duyệt Khu du lịch phường Lào Cai trong quý II/1993; thực hiện xây dựng và đưa vào khai thác vào quý I/1994 và kết thúc đầu tư giai đoạn 1 đối với Khu du lịch vào năm 1995...
  17. 426 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LÀO CAI (1950 - 2020) Mặc dù diện tích đất nông, lâm nghiệp không lớn và nằm chủ yếu ở 3 xã ngoại thị, song Thị ủy đã nghiêm túc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII về “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn”. Xây dựng kế hoạch triển khai học tập trong toàn Đảng bộ Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đến hết năm 1995. Chỉ đạo thực hiện Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp lâu dài cho hộ nông dân, thị xã tiến hành theo các bước: triển khai tuyên truyền về chủ trương của Đảng, Nhà nước đến từng hộ và cá nhân, thống kê toàn bộ diện tích đất nông nghiệp và nhân, hộ khẩu trên địa bàn; chọn xã Bắc Cường làm thí điểm, hoàn thành giao đất nông nghiệp cho các cá nhân và hộ gia đình trong tháng 02/1994, tổ chức rút kinh nghiệm; triển khai và hoàn thành giao đất nông nghiệp cho các hộ vào tháng 7/1994 tại các xã Đồng Tuyển, Vạn Hòa. Sau hơn 1 năm tái lập, do bám sát chủ trương của tỉnh, tích cực thực hiện các biện pháp trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền thị xã, tích cực tham gia của người dân và doanh nghiệp trong phát triển kinh tế nên số lượng các cơ sở kinh tế dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển nhanh chóng. Từ chỗ có rất ít cơ sở sản xuất khi thị xã tái lập, đến hết năm 1993 đã có 600 cơ sở sản xuất dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 136 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng là chủ yếu với thành phần chính là kinh tế hộ gia đình. Giá trị sản lượng dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đạt 2,484 tỷ đồng. Ngoài ra, trên địa bàn có 17 công ty nhà nước và 20 doanh nghiệp tư nhân khác hoạt động trên các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng, cấp nước, khai khoáng... Đến năm 1995, thị xã có khoảng 1.580 hộ kinh doanh, 23 doanh nghiệp tư nhân và 3 công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Năm 1993, có 1.159 hộ với 5.087 nhân khẩu nông nghiệp, nông thôn (chiếm khoảng 20% dân số thị xã). Do có sự quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, nhất là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII nên tình hình kinh tế nông - lâm nghiệp có những chuyển biến mới. Bảo đảm được diện tích gieo trồng theo thời vụ và cả năm nên sản lượng lương thực quy thóc đạt 805 tấn; đàn lợn đạt 4.761 con, đàn trâu đạt 451 con,
  18. Chương V: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN... 427 đàn bò đạt 164 con. Đã giao 957ha đất lâm nghiệp (vượt 141% kế hoạch) cho các hộ quản lý theo chủ trương mới, cấp sổ địa bạ cho 187 hộ gia đình và 109 hộ thuộc chương trình phổ cập; trồng rừng mới 93,5ha, công tác chăm sóc tu bổ, bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng tái sinh đã được các địa phương chú trọng thực hiện; trồng cây đô thị được triển khai thực hiện, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, tỷ lệ cây sống thấp, chưa theo quy hoạch. Nhìn chung, trong sản xuất nông - lâm nghiệp đã bước đầu xóa bỏ tính thuần nông, các mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp xuất hiện ngày càng nhiều. Đến năm 1995, sản lượng lương thực quy thóc đạt 1.035 tấn (tăng 28,6% so với năm 1993) giúp giảm hộ đói xuống còn 5% (năm 1993, tỷ lệ hộ đói là 30%), hộ nghèo giảm từ 40% năm 1993 xuống còn khoảng 18%. Đã hình thành được vùng cây ăn quả như mơ, nhãn, vải thiều ở Vạn Hòa, Bắc Cường... với diện tích khoảng 150ha. Phát triển mạnh đàn bò ở Đồng Tuyển, bước đầu chăn nuôi dê sữa ở Vạn Hòa, đàn bò đạt 316 con và đàn trâu đạt 686 con (tăng 92,7% và tăng 52,1% so với năm 1993), đàn lợn còn 4.525 con (giảm 5% so với năm 1993). Hoàn thành di chuyển 50 hộ người Dao từ Cầu Sum ra định cư tại thôn Giang Đông và hơn 20 hộ người Dáy định cư tại khu trung tâm xã Vạn Hòa. Giao đất rừng cho các hộ gia đình theo Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ được 826ha. Các hộ gia đình đã trồng được 450ha rừng, đơn vị nhà nước trồng được 355,6ha rừng. Tổng diện tích đất rừng đã giao khoanh nuôi và do trồng là 1.479 ha/2.800ha đất trồng rừng. Thu ngân sách do thị xã thực hiện năm 1993 đạt 2,613 tỷ đồng; tổng chi ngân sách đạt 2,221 tỷ đồng, chủ yếu chi cho hành chính sự nghiệp, chi cho phát triển kinh tế đạt 0,764 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách 2 năm 1994 và 1995 là 8,587 tỷ đồng. Chỉ trong vòng hơn 3 năm, thị xã tỉnh lỵ nhanh chóng được xây dựng, kết cấu hạ tầng đô thị, các công trình thiết yếu cho hoạt động các cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ sở kinh tế, nhà ở của nhân dân được đầu tư, xây dựng theo quy hoạch. Kinh tế dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nông - lâm nghiệp được đầu tư, phát triển đúng hướng với sự tham gia nhiều thành phần kinh tế. Đô thị phát triển, kinh tế công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế thị xã. Hiện hữu một đô thị biên giới, nhiều tiềm năng trong thời mở cửa. Kết quả nổi bật trong xây dựng đô thị và phát triển
  19. 428 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LÀO CAI (1950 - 2020) kinh tế đã tác động tích cực đến phát triển văn hóa - xã hội. Các cơ quan tỉnh di chuyển về thị xã trong thời gian ngắn, dân số cơ học tăng nhanh, nhập cư từ nhiều nơi đến... đã cơ bản được cấp đất, ổn định chỗ ở, nơi làm việc và được tạo điều kiện để phát triển kinh tế, bảo đảm các điều kiện đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, thị xã luôn trong tình trạng thiếu quỹ đất cấp cho hộ gia đình làm nhà ở theo chủ trương của tỉnh. Đến hết năm 1995 vẫn còn 1.438 hộ cán bộ, công nhân viên và 762 hộ nằm trong diện giải phóng mặt bằng đất công cộng phải di chuyển chưa được giải quyết đất ở. Một số công trình phúc lợi cần thiết như bệnh viện, thiết chế văn hóa - thể thao cấp tỉnh, thị xã chưa được đầu tư xây dựng. Quản lý đô thị, đất đai còn nhiều hạn chế, tình trạng mua bán đất đai, dựng nhà trái phép còn xảy ra. Thu ngân sách trong 2 năm 1994, 1995 chỉ đạt 60% kế hoạch tỉnh giao, do thu tiền sử dụng đất thực hiện còn chậm. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được Đảng bộ bám sát sự chỉ đạo của tỉnh và cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ ngay từ đầu. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (năm 1992) đề ra nhiệm vụ phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo đến năm 1995 là: Hết sức chú trọng đến ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh, khuyến khích cán bộ khoa học và người lao động tham gia nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh; tập trung cho Chương trình chống xuống cấp và Chương trình phổ cập cấp I, khuyến khích giáo viên dạy giỏi và giáo viên công tác vùng cao, xây dựng Trường Đảng và một số trường chuyên ngành, thực hiện đào tạo và đào tạo lại cán bộ lãnh đạo, quản lý phù hợp yêu cầu đổi mới. Thực hiện chủ trương của tỉnh, nhiệm vụ của thị xã là tập trung mở lại trường lớp để đón 100% học sinh các cấp theo bố mẹ về thị xã công tác, làm ăn sinh sống... vào học, không để trẻ em thất học. Cùng với sự gia tăng dân số, nhu cầu học tập của con em nhân dân tăng đột biến, trong điều kiện bộn bề khó khăn ban đầu, song cấp ủy, chính quyền thị xã đã chỉ đạo củng cố các trường nhận bàn giao từ thị xã Cam Đường và huyện Bảo Thắng bảo đảm huy động trẻ em đến trường lớp thực hiện khai giảng năm học mới 1992 - 1993 theo đúng kế hoạch của tỉnh; đồng thời, khẩn trương tái lập các trường tại phường Kim Tân, Cốc Lếu, Phố Mới bảo đảm kịp thời
  20. Chương V: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN... 429 đón học sinh theo gia đình nhập cư vào thị xã. Đến cuối năm học 1992 - 1993, thị xã đã có 6 trường trung học cơ sở với 77 lớp, 1.510 học sinh. Đến năm học 1994 -1995, thị xã có 21 trường với hơn 10.000 học sinh từ bậc học mầm non đến trung học cơ sở (chưa kể số học sinh trung học phổ thông), gấp hơn 12 lần so với ngày tái lập thị xã và hơn 7 lần so với cuối năm học 1992 - 1993. Các xã, phường tích cực điều tra phổ cập và tổ chức các lớp xóa mù chữ. Năm 1992, thành lập Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh; năm 1993, tái lập Trường trung học phổ thông thị xã Lào Cai. Năm 1994, thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã Lào Cai, Trung tâm kỹ thuật, tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề và giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai với nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ thuộc nhiều lĩnh vực cho người lao động, trong đó có việc tổ chức học tập bổ túc văn hóa cấp III cho đội ngũ cán bộ xã, phường của thị xã. Những năm này, hàng loạt các trường giáo dục chuyên nghiệp như Trường Đào tạo cán bộ tỉnh, Trường trung học Sư phạm Lào Cai... được thành lập và đi vào hoạt động trên địa bàn thị xã. Cơ sở vật chất trường học chủ yếu là phòng học tạm, lúc đầu hầu hết các trường đều phải học 3 ca, đến năm 1995 cơ bản các trường đã chấm dứt tình trạng này. Đội ngũ giáo viên hầu hết được chuyển từ các nơi khác tới, thực hiện chính sách hợp lý hóa gia đình là chính. Kết quả giáo dục giai đoạn này có những đặc điểm đáng chú ý. Năm 1993, năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp cho 148 em học sinh tiểu học, có 106 em đỗ (chiếm 71,6%); 34 em học sinh cấp II, có 19 em đỗ (chiếm 55,8%). Kết quả thi tốt nghiệp cấp I và cấp II đạt rất thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Tuy vậy, Thị ủy đánh giá: “...Do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng nó phản ánh trung thực chất lượng học sinh và chất lượng giảng dạy của các thầy cô giáo. Cũng từ kết quả trên đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cơ sở phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho sự nghiệp giáo dục”. Trên cơ sở đó, Thị ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân thị xã tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể về đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Năm 1994, thị xã có 7.000 học sinh các cấp và bậc học, huy động hầu hết trẻ em trong độ tuổi vào học tiểu học, có 23% trẻ trong độ tuổi vào học trường mầm non, có 5 phường đủ điều kiện công nhận phổ cập giáo dục tiểu học; tỷ lệ chuyển cấp, cấp I đạt 92,8%, cấp II đạt 85%; có 27 học sinh đạt học sinh giỏi cấp thị xã,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2