intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Huyện Quang Bình 15 năm xây dựng và phát triển (2003-2018): Phần 1

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách phản ánh sự ra đời và phát triển của huyện Quang Bình từ năm 2003 đến 2018. Đồng thời, giới thiệu một số ngành, lĩnh vực, xã, thị trấn đã đạt được những thành tích xuất sắc trong 15 năm chung sức xây dựng huyện Quang Bình. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Huyện Quang Bình 15 năm xây dựng và phát triển (2003-2018): Phần 1

  1. TỈNH ỦY HÀ GIANG ĐẢNG BỘ HUYỆN QUANG BÌNH HUYỆN QUANG BÌNH 15 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (2003 - 2018) Xuất bản tháng 12 năm 2018 1
  2. 2
  3. Lời giới thiệu 15 năm thành lập - chặng đường chưa dài song nó đã ghi dấu sự ra đời và ngày càng phát triển của huyện Quang Bình. Từ khi thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, với chủ trương đúng đắn, sự quyết liệt trong công tác lãnh, chỉ đạo, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đoàn kết, quyết tâm, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên đã khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân các dân tộc huyện nhà, tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa huyện Quang Bình vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện Quang Bình ngày càng phát triển. Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, huyện Quang Bình đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao, bình quân tăng trưởng kinh tế 18,5%/năm, thu ngân sách trên địa bàn từ 4,940 tỷ đồng (năm 2005) đến năm 2018 đạt 87,8 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 3,5 triệu đồng/người/năm lên 26,5 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, văn hóa xã hội có bước phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng – an ninh luôn được củng cố và giữ vững, công tác xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện Quang Bình luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quản lý điều hành của chính quyền trong công cuộc đổi mới. Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy Quang Bình chỉ đạo biên soạn cuốn “huyện Quang Bình 15 năm xây dựng và phát triển 2003- 2018”. Nội dung cuốn sách phản ánh sự ra đời và phát triển 3
  4. của huyện Quang Bình từ năm 2003 đến 2018. Đồng thời, giới thiệu một số ngành, lĩnh vực, xã, thị trấn đã đạt được những thành tích xuất sắc trong 15 năm chung sức xây dựng huyện Quang Bình. Ngoài ra, cuốn sách giới thiệu một số hình ảnh về vùng đất, con người, những kết quả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh... của huyện Quang Bình. Đây là tư liệu quý giúp người đọc cảm nhận rõ nét sự thay đổi của huyện Quang Bình 15 năm qua. Thông qua đó khơi dậy tiềm năng, lợi thế, thu hút đầu tư để chung tay xây dựng huyện Quang Bình phát triển. Trong quá trình khai thác tư liệu, nghiên cứu và biên soạn, Ban Thường vụ Huyện uỷ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và sự đóng góp ý kiến quý báu của các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí cán bộ, đảng viên đã từng tham gia hoạt động, công tác tại huyện Quang Bình. Ban Thường vụ Huyện ủy Quang Bình trân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã đóng góp vào thành công của cuốn sách. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm và biên soạn, song cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các đồng chí và bạn đọc. Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Quang Bình 15 năm xây dựng và phát triển 2003-2018” tới toàn thể đồng chí và bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập huyện Quang Bình (24/12/2003 -24/12/2018)! T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Triệu Tài Phong 4
  5. CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 146/2003/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2003 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ Về việc thành lập xã thuộc huyện Bắc Quang và thành lập huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang; NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Nay điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã thuộc huyện Bắc Quang và điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần để thành lập huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang như sau : 1. Thành lập xã Tân Bắc thuộc huyện Bắc Quang trên cơ sở 5.690 ha diện tích tự nhiên và 3.644 nhân khẩu của xã Tân Trịnh. Địa giới hành chính xã Tân Bắc: Đông giáp xã Tân Trịnh; Tây giáp xã Yên Bình; Nam giáp xã Bằng Lang; 5
  6. Bắc giáp huyện Hoàng Su Phì. Sau khi thành lập xã Tân Bắc, xã Tân Trịnh còn lại 5.102 ha diện tích tự nhiên và 4.192 nhân khẩu. 2. Thành lập xã Đông Thành thuộc huyện Bắc Quang trên cơ sở 3.891,10 ha diện tích tự nhiên và 2.293 nhân khẩu của xã Đồng Yên, 1.478 ha diện tích tự nhiên và 443 nhân khẩu của xã Vĩnh Hảo. Xã Đông Thành có 5.369,1 ha diện tích tự nhiên và 2.736 nhân khẩu. Địa giới hành chính xã Đông Thành: Đông giáp tỉnh Tuyên Quang; Tây giáp xã Đồng Yên; Nam giáp các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang; Bắc giáp các xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Hảo và thị trấn Vĩnh Tuy. Sau khi thành lập xã Đông Thành: - Xã Đồng Yên còn lại 4.053,90 ha diện tích tự nhiên và 6.034 nhân khẩu. - Xã Vĩnh Hảo còn lại 5.082 ha diện tích tự nhiên và 4.565 nhân khẩu. 3. Thành lập huyện Quang Bình trên cơ sở 52.767 ha diện tích tự nhiên và 42.947 nhân khẩu (gồm toàn bộ các xã Bản Rịa, Yên Thành, Yên Bình, Bằng Lang, Xuân Giang, Nà Khương, Yên Hà, Tiên Yên, Hương Sơn, Tân Trịnh, Vĩ Thượng, Tân Bắc) của huyện Bắc Quang; 17.013 ha diện tích tự nhiên và 5.457 nhân khẩu 6
  7. (gồm toàn bộ các xã Tiên Nguyên, Xuân Minh) của huyện Hoàng Su Phì; 7.683 ha diện tích tự nhiên và 2.482 nhân khẩu (toàn bộ xã Tân Nam) của huyện Xín Mần. Huyện Quang Bình có 77.463 ha diện tích tự nhiên và 50.886 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Bản Rịa, Yên Thành, Yên Bình, Bằng Lang, Xuân Giang, Nà Khương, Yên Hà, Tiên Yên, Hương Sơn, Tân Trịnh, Vĩ Thượng, Tân Bắc, Tiên Nguyên, Xuân Minh, Tân Nam. Địa giới hành chính huyện Quang Bình: Đông giáp huyện Bắc Quang; Tây giáp tỉnh Lào Cai; Nam giáp huyện Bắc Quang và tỉnh Yên Bái; Bắc giáp các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Quang Bình: - Huyện Bắc Quang còn lại 108.359 ha diện tích tự nhiên và 102.293 nhân khẩu, có 23 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Đồng Tâm, Đồng Tiến, Đồng Yên, Đức Xuân, Bằng Hành, Hữu Sản, Hùng An, Kim Ngọc, Liên Hiệp, Quang Minh, Tân Lập, Tân Quang, Tân Thành, Thượng Bình, Tiên Kiều, Vô Điếm, Việt Hồng, Việt Vinh, Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Đông Thành và các thị trấn Việt Quang, Vĩnh Tuy. 7
  8. - Huyện Hoàng Su Phì còn lại 62.942 ha diện tích tự nhiên và 53.447 nhân khẩu, có 25 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Đản Ván, Bản Luốc, Bản Máy, Bản Nhùng, Bản Péo, Bản Phùng, Chiến Phố, Hồ Thầu, Nàng Đôn, Nam Sơn, Nậm Dịch, Nậm Khoà, Nậm Ty, Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Sả Hồ, Tân Tiến, Tả Sử Choóng, Thông Nguyên, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn, Tụ Nhân, Túng Sán và thị trấn Vinh Quang. - Huyện Xín Mần còn lại 58.192 ha diện tích tự nhiên và 50.748 nhân khẩu, có 19 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Nà Chì, Khuôn Lùng, Quảng Nguyên, Bản Díu, Bản Ngò, Chế Là, Chí Cà, Cốc Pài, Cốc Rế, Nàn Ma, Nàn Xỉn, Nấm Dẩn, Ngán Chiên, Pà Vầy Sủ, Tả Nhìu, Thèn Phàng, Thu Tà, Trung Thịnh, Xín Mần. Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG (Đã ký) Phan Văn Khải 8
  9. Phần I 15 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ I - VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN QUANG BÌNH Huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang được thành lập theo Nghị định 146/NĐ-CP, ngày 01 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ, ở vị trí địa lý 22o12’13’’- 22o34’41’’ vĩ độ Bắc, 103o56’40’’ - 104o17’25’’ kinh độ Đông, cách trung tâm tỉnh lỵ Hà Giang 85 km về phía Tây Nam, phía Bắc giáp huyện Xín Mần và huyện Hoàng Su Phì, phía Đông giáp huyện Bắc Quang (Hà Giang), phía Nam giáp huyện Lục Yên (Yên Bái), phía Tây giáp huyện Bảo Yên (Lào Cai). Huyện có diện tích đất tự nhiên là 79.188,04 ha. Là huyện vùng núi thấp, nhưng cấu trúc địa hình tương đối phức tạp, với ba loại địa hình chính: vùng núi cao có độ cao từ 900m - 1.700m so với mặt nước biển, gồm các xã Xuân Minh, Tân Bắc, Tân Trịnh, Tiên Nguyên, Yên Thành, Bản Rịa, địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn (trên 25 o), khu vực này có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc; trồng cây lâm nghiệp, cây dược liệu và phát triển Chè Shan tuyết... Khu vực đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 150m - 900m gồm hầu hết các xã, thị trấn vùng thấp như: Yên Bình, Bằng Lang, Xuân Giang, Yên Hà, Hương Sơn, 9
  10. Tiên Yên, Vĩ Thượng và phần đồi núi thấp của các xã vùng cao..., địa hình có dạng đồi núi bát úp, lượn sóng, tương đối thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả (cam, quýt). Ngoài ra, trên địa bàn huyện có diện tích đất bằng phẳng nằm trong các thung lũng gồm các dải đất bằng, thoải và những cánh đồng ven sông suối của hầu hết các xã vùng thấp của huyện thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm và nuôi trồng thủy sản. Hệ thống sông suối ở Quang Bình phân bố tương đối đều ở các xã gồm có hai sông lớn là sông Chừng và sông Bạc. Sông Chừng bắt nguồn từ Nà Chì, Khuôn Lùng (Xín Mần) chảy qua các xã Tân Nam, Tân Bắc, Tân Trịnh, Yên Hà và xã Hương Sơn. Sông Bạc bắt nguồn từ xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì) chảy qua các xã Xuân Minh, Tân Trịnh, ngoài ra còn nhiều suối nhỏ phân bố ở hầu khắp các xã, thị trấn. Hệ thống sông, suối đa dạng là điều kiện thuận lợi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển thủy điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Thời tiết, khí hậu ở huyện Quang Bình mang đặc trưng của vùng nhiệt đới, gió mùa, tính chất nóng ẩm với nhiệt độ trung bình từ 220 - 270c. Lượng mưa hàng năm từ 4.000 mm - 4.600 mm. Độ ẩm trung bình trong năm từ 85 - 90%. Do địa hình chia cắt mạnh nên tạo ra 10
  11. các tiểu vùng khí hậu khác nhau (ở các xã vùng cao nhiệt độ thấp hơn các xã vùng thấp từ 2 - 3 độ). Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện tương đối phát triển, bao gồm ba tuyến đường chính là Quốc lộ 279, tuyến đường của tỉnh 183 và 178 chạy qua huyện. Hệ thống giao thông được đầu tư xuyên suốt từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã, thôn bản. Qua 15 năm từ khi huyện thành lập, hệ thống đường giao thông được đầu tư cơ bản, trong đó đa số đường từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã đã rải nhựa và bê tông, đường từ xã đi các thôn thường xuyên tu sửa, cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt, từ năm 2010, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, được đầu tư của Nhà nước, sự đoàn kết, góp sức của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện Quang Bình, hệ thống đường giao thông nông thôn của các xã trên địa bàn ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, đi lại của nhân dân. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng cơ sở như trụ sở xã, trường học, trạm y tế, điện lưới quốc gia, thông tin liên lạc… đã được đầu tư xây dựng khá kiên cố, góp phần phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Huyện Quang Bình có 15 đơn vị hành chính (14 xã và 01 thị trấn) với 135 thôn, tổ dân phố. Có 12 dân tộc cùng sinh sống, tính đến tháng 12/2017, toàn huyện 11
  12. có 63.164 người, trong đó đông nhất là dân tộc Tày (29.040 người) chiếm 45,98%. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá đặc sắc, độc đáo riêng, với nhiều sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng như các Lễ hội Nhảy lửa, Lễ kéo chày, Lễ cấp sắc...; các làn điệu dân ca, dân vũ như hát Yếu, hát Cọi, hát Then... Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các sản phẩm văn hóa vật thể đặc sắc như trang phục của các dân tộc, sáo khèn, các sản phẩm nông cụ truyền thống như dao, nỏ... Trong quá trình xây dựng và phát triển, các dân tộc đã phát huy được truyền thống đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Văn hóa các dân tộc hòa quyện với nhau trong sự thống nhất và đa dạng, phong phú; đây là tiền đề và cơ hội quan trọng cho việc xây dựng phát triển hoạt động văn hoá du lịch của huyện hiện nay cũng như trong tương lai. Từ khi huyện mới thành lập, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông chưa phát triển, 73 thôn chưa có đường ô tô đến trung tâm; trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ người trong độ tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở mới đạt 75%; kinh tế chủ lực của Quang Bình là nông - lâm nghiệp, nhưng phương thức canh tác lạc hậu, chủ yếu là tự cung, tự cấp, năng suất thấp; các ngành sản xuất kinh doanh, công nghiệp, thương mại, dịch vụ chưa phát triển... Trước tình hình trên đã đặt ra cho Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Quang Bình 12
  13. nhiệm vụ hết sức nặng nề, phải tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, trụ sở làm việc, công trình thủy lợi... chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, phát triển công nghiệp, dịch vụ để giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong nông, lâm nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học vào sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa những cây, con, có thế mạnh. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, tích cực xóa đói, giảm nghèo, phát triển văn hóa, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phấn đấu đưa Quang Bình sớm giảm tỷ lệ đói nghèo, trở thành huyện động lực của tỉnh, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc huyện Quang Bình đã được nâng lên một bước, kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, văn hóa - xã hội đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, hệ thống chính trị ngày càng được xây dựng vững mạnh, an ninh, quốc phòng được giữ vững, đó là tiền đề và cũng là động lực để cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Quang Bình tiếp tục nỗ lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ III đã đề ra vì mục 13
  14. tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". II - QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VÀ NHỮNG NGÀY ĐẦU THÀNH LẬP HUYỆN QUANG BÌNH 2003 - 2005 Từ năm 1991, tỉnh Hà Giang được tái lập với 10 đơn vị hành chính cấp huyện. Sau khi nghiên cứu, rà soát địa bàn các xã và huyện của tỉnh Hà Giang, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã bàn việc chia tách, thành lập thêm một huyện mới để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và quan tâm phát triển kinh tế - xã hội ở một số xã thuộc vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, nhất là các xã ở vùng giáp ranh giữa ba huyện: Bắc Quang, Xín Mần và Hoàng Su Phì. Việc chia tách huyện được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đưa vào bàn bạc lần đầu tiên trong cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy tháng 6 năm 1996. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội, công tác rà soát, quy hoạch, công tác nhân sự... nên việc chia tách, thành lập huyện mới tạm thời bị gác lại. Đến đầu năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục đề xuất với Thường trực Tỉnh ủy về việc thành lập huyện mới trực thuộc tỉnh Hà Giang. Sau khi xem xét tình hình cụ thể, Thường trực Tỉnh ủy thống nhất bàn và ban hành kết luận: Đồng ý cho chủ trương thành lập một huyện mới, giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh lập tờ trình để Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét quyết định. 14
  15. Thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh đã có tờ trình số 21- TTr/UBND, ngày 28/8/2003, về việc xin chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Trung ương để điều chỉnh địa giới hành chính thành lập một huyện mới. Ngày 07/9/2003, đồng chí Thứ trưởng Bộ Nội vụ trực tiếp đến Hà Giang và huyện Bắc Quang làm việc. Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện báo cáo chi tiết việc dự kiến chia tách, thành lập huyện mới và tiến hành kiểm tra, xem xét cụ thể địa hình, địa điểm nơi dự định đặt khu trung tâm huyện mới. Ngày 08/9/2003, Ban thường vụ Tỉnh ủy họp, dưới sự chủ trì của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang xem xét tờ trình và Báo cáo số 2679-BC/UBND, ngày 08/9/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang. Nội dung báo cáo đánh giá những thuận lợi, khó khăn và thực trạng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã Tân Nam, Nà Chì, Khuôn Lùng thuộc huyện Xín Mần; Xuân Minh, Tiên Nguyên thuộc huyện Hoàng Su Phì; Bản Rịa, Yên Bình, Tân Trịnh thuộc huyện Bắc Quang những tồn tại yếu kém và nguyên nhân, giải pháp khắc phục. Qua ý kiến thảo luận, xem xét, phân tích tình hình cụ thể của các đồng chí Ban Thường vụ, lãnh đạo các sở, ngành liên quan, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thống nhất và đồng tình nhất trí cao về chủ trương thành lập một huyện mới. Dự kiến vị trí trung tâm huyện mới 15
  16. đặt tại xã Yên Bình (Bắc Quang) bám trục đường quốc lộ 279, nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, nơi giáp ranh giữa ba huyện: Bắc Quang, Xín Mần và Hoàng Su Phì. Với diện tích khoảng trên 50.000 ha, dân số khoảng 42.000 nhân khẩu, đặt tên là huyện Quang Bình. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã khoảng từ 13 đến 15 xã chủ yếu là các xã tách từ huyện Bắc Quang (khoảng 10 đến 11 xã), huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì chuyển về huyện Quang Bình từ một đến hai xã. Ngày 10/9/2003, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 148-KL/TU, nhất trí với nội dung tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh, cho chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập huyện mới. Giao Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành liên quan xây dựng tờ trình, báo cáo đề nghị Chính phủ xem xét quyết định. Ngày 15/9/2003, Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với các sở, ban ngành: Ban Tổ chức chính quyền, Sở kế hoạch, Sở địa chính, Sở tài chính, Sở xây dựng… trực tiếp trình và báo cáo với Trung ương, Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị điều chỉnh địa giới hành chính, tách và thành lập một huyện mới. Sau khi xem xét tờ trình, báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác chuẩn bị tách và thành lập huyện mới. Văn phòng Chính phủ, Bộ nội vụ xem xét hồ sơ, thủ tục đủ điều kiện tách thành lập huyện là có khả thi. Trên cơ 16
  17. sở đó Thủ Tướng Chính phủ nhất trí với nội dung đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang. Ngày 07/10/2003, Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan làm việc với cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang và trực tiếp đến thực địa tại trung tâm xã Yên Bình khảo sát địa điểm đặt trung tâm hành chính huyện Quang Bình. Đoàn công tác nhận xét: Yên Bình là nơi có truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng, vị trí địa lý khá thuận lợi về đầu mối giao thông liên kết giữa quốc lộ 279 với Tỉnh lộ 178 và 183 việc đi lại của nhân dân giữa các huyện trong tỉnh và các huyện bạn ngoài tỉnh được dễ dàng. Trung tâm xã Yên Bình có diện tích đất tương đối bằng phẳng và rộng, mật độ dân cư không đông nên việc bồi thường, giải phóng mặt bằng thuận lợi; có nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn, là vị trí chiến lược có thể công, thủ thuận lợi trong việc xây dựng khu vực phòng thủ huyện... Trên cơ sở đó, Đoàn công tác nhận định có thể chọn Yên Bình làm nơi đặt trung tâm hành chính huyện Quang Bình và đầu tư xây dựng theo quy mô đô thị văn minh, hiện đại. Ngày 24/10/2003 Thường trực Tỉnh ủy họp bất thường xem xét, thành lập Ban cán sự huyện Quang Bình. Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất kết luận, lựa chọn 07 đồng chí để thành lập Ban cán sự đảng của huyện Quang Bình. 17
  18. Ngày 28 - 29/10/2003 Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả làm việc với Trung ương và Thủ Tướng Chính phủ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai ngay công tác chuẩn bị thành lập huyện Quang Bình, bàn công tác nhân sự, xác định biên chế cán bộ công chức, viên chức các ngành, cơ quan, đơn vị hành chính cấp xã, diện tích đất đai, tổng số hộ, số khẩu; khảo sát thực địa vị trí trung tâm của Huyện; quy hoạch tổng thể và chi tiết khu trung tâm huyện lỵ… giao cho các ngành chức năng của tỉnh sớm hoàn thiện hồ sơ, thủ tục khi có Nghị định của Chính phủ ban hành. Ấn định ngày ra mắt công bố Nghị định thành lập huyện Quang Bình… Ngày 06/11/2003, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 1089 - QĐ/TU “Về việc thành lập Ban cán sự Đảng chuẩn bị cho việc thành lập huyện Quang Bình”. Đồng chí Hoàng Trung Luyến, ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban cán sự Đảng; đồng chí Phan Văn Đồng, ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bắc Quang, Phó Ban cán sự Đảng; đồng chí Phạm Hải Khơi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bắc Quang, Phó Ban cán sự và các đồng chí thành viên gồm: Hoàng Văn Nhu, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng phòng địa chính Bắc Quang; đồng chí Hoàng Văn Trang, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, 18
  19. Trưởng phòng Giao thông xây dựng Bắc Quang; đồng chí Kim Văn Phúc, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Chánh văn phòng Huyện ủy Bắc Quang và đồng chí Nguyễn Văn Dũng Phó trưởng Công an huyện Bắc Quang. Giao cho Ban cán sự Đảng tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức xây dựng bộ máy cán bộ lãnh đạo, cán bộ các cơ quan huyện Quang Bình, phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập huyện trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong tháng 11 năm 2003. Thực hiện Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng họp ngày 08/11/2003. Đồng chí Trưởng Ban cán sự Đảng chủ trì cuộc họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban cán sự. Từ ngày 10 đến ngày 28 tháng 11 năm 2003, Ban cán sự Đảng làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, xây dựng kế hoạch, phương án thành lập Đảng bộ, Ban Chấp hành lâm thời, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh và huyện Bắc Quang xác định đầu mối, biên chế các ban, ngành, cơ quan, đơn vị, các xã. Dự kiến ngân sách, thẩm định quy hoạch tổng thể… trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào cuối tháng 11/2003. Ngày 01/12/2003, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Nghị định số 146/2003/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ “Về việc thành lập xã thuộc 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
147=>0