Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Cầu Kho (1930 - 2010): Phần 1
lượt xem 0
download
Cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ phường Cầu Kho (1930 - 2010)" Phần 1 do NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, cung cấp các nội dung chính như sau: Vùng đất – con người và truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng của nhân dân Cầu Kho trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Cầu Kho từ khi có Đảng lãnh đạo (1930-1975). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Cầu Kho (1930 - 2010): Phần 1
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ PHƯỜNG CẦU KHO QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG CẦU KHO 1930 – 2010 NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG CẦU KHO 1930-2010 ______________
- CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 1 Đồng chí BÙI VĂN THỊNH – Quận ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Cầu Kho. Đồng chí PHẠM THỊ HỒNG MINH – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Cầu Kho. Đồng chí CHÂU PHỤNG CHI – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Cầu Kho. BAN BIÊN SOẠN 1. Đồng chí BÙI VĂN THỊNH Quận ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường 2. Đồng chí PHẠM THỊ HỒNG MINH Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường 3. Đồng chí CHÂU PHỤNG CHI Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 4. Đồng chí Nguyễn Duy An Nguyên Bí thư Đảng ủy phường 5. Đồng chí Nguyễn Kim Đức Nguyên Bí thư Đảng ủy phường 6. Đồng chí Võ Thị Cẩm Nguyên Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường 7. Đồng chí Nguyễn Thu Vân Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 8. Đồng chí Mai Thị Mỹ Vị Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.
- BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH PHƯỜNG CẦU KHO
- LỜI NÓI ĐẦU Phường Cầu Kho là một đơn vị hành chính nằm ở phía Đông Nam của Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua hơn 300 năm khai phá vùng đất mới, người dân Cầu Kho tích cực khắc phục khó khăn, ra sức khai phá đất đai, đấu tranh với khí hậu thiên nhiên khắc nghiệt, biến vùng đất hoang vu, đầm lầy, nước đọng thành nhà cửa, phố phường đông đúc như ngày nay. Cùng với quá trình đối phó với thiên nhiên, nhân dân Cầu Kho còn có truyền thống đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ, phong kiến và nhất là đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân phường Cầu Kho đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hy sinh để góp phần cùng với cả nước đánh thắng kẻ thù xâm lược, giải phóng quê hương, thống nhất đất nước. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và nhân dân phường Cầu Kho tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của cha ông đi trước, khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh, từng bước kiện toàn hệ thống chính trị, ổn định xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng phường ngày càng giàu mạnh và văn minh. Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Quận ủy Quận 1, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Quận ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ phường Cầu Kho tổ chức biên soạn “Lịch sử Đảng bộ phường Cầu Kho 1930-2010”. Đây là nguồn tư liệu quý báu để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu về cội nguồn của các thế hệ đi trước, đồng thời ghi nhận những chiến công của Đảng bộ, quân và dân phường Cầu Kho trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ để bảo vệ quê hương, đất nước cũng như những thành tựu đạt được của địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ phường trong sự nghiệp xây dựng và phát triển phường hiện nay. Trong quá trình tổ chức sưu tầm, biên soạn, Đảng ủy phường và Ban Biên soạn đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo quận 1, cán bộ cách mạng lão thành, các nhân chứng lịch sử, đặc biệt là của các đồng chí nguyên lãnh đạo phường qua các thời kỳ và nhân dân địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, do nguồn tư liệu thành văn tản mác, nhân chứng lịch sử không đầy đủ, cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, chưa đáp ứng được sự quan tâm sâu sắc của cán bộ, chiến sĩ, đảng viên và nhân dân, nhất là các đồng chí cách mạng lão thành trong hai thời kỳ kháng chiến cũng như những đồng chí đã, đang công tác có nhiều cống hiến trong quá trình xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội tại phường. Ban Biên soạn rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung tư liệu, sự kiện của các đồng chí đã từng tham gia công tác ở địa phương và bạn đọc xa gần để chúng tôi tiếp tục sửa chữa, bổ sung cho lần xuất bản sau hoàn chỉnh hơn. Qua đây, chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Quận ủy quận 1, Hội đồng Thẩm định Biên soạn lịch sử Đảng bộ phường, Ban Tuyên giáo Quận ủy; sự
- cộng tác nhiệt tình của các đồng chí cách mạng lão thành, các cơ quan, đơn vị, cá nhân và các cán bộ Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đã trực tiếp nghiên cứu biên soạn và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình hoàn thành cuốn sách này. Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ phường Cầu Kho, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh xin trân trọng giới thiệu với cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, nhân dân trong và ngoài phường cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ phường Cầu Kho 1930- 2010”. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ PHƯỜNG CẦU KHO BÍ THƯ Bùi Văn Thịnh
- Chương mở đầu VÙNG ĐẤT – CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN CẦU KHO TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI I. VÙNG ĐẤT – CON NGƯỜI 1. Điều kiện tự nhiên và đơn vị hành chính qua các thời kỳ lịch sử 1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên Phường Cầu Kho nằm về hướng Đông Nam của Quận 1, ranh giới cụ thể được xác định như sau: Phía Tây Bắc giáp phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 (tuyến đường Trần Hưng Đạo); phía Đông Bắc giáp phường Cô Giang, Quận 1 (tuyến đường Trần Đình Xu); phía Đông Nam giáp phường 1, Quận 4 (đường Võ Văn Kiệt và kênh Tàu Hủ – Bến Nghé); phía Tây Nam giáp phường 1, Quận 5 (tuyến đường Nguyễn Văn Cừ). Toàn bộ tổ chức hành chính của phường được chia thành 6 khu phố gồm 81 tổ dân phố. Phường nằm ở ngay vị trí cửa ngõ của các tỉnh miền Tây vào trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, gần chợ và trạm xe buýt Bến Thành, trung tâm thương mại An Đông nên rất thuận lợi để phát triển các ngành nghề kinh doanh, thương mại, nhưng cũng phức tạp về tình hình an ninh trật tự. Về địa hình, phường Cầu Kho nằm ở vùng đất trũng thấp, xưa kia bề mặt vốn là vùng đất sình lầy với nhiều kênh rạch chảy ra kênh Tàu Hủ – Bến Nghé. Qua quá trình cải tạo và phát triển của các thế hệ dân cư, địa hình ngày nay đã trở nên tương đối bằng phẳng. Địa chất dưới tầng sâu của Cầu Kho thuộc phạm vi của một nền đất nén dẽ, giàu đá ong1, có thể xây được những công trình kiến trúc lớn. Về giao thông, phường Cầu Kho nằm giữa hai trục đường quan trọng từ các tỉnh miền Tây qua Chợ Lớn đi vào trung tâm thành phố: Đường Trần Hưng Đạo và đường Bến Chương Dương (nay là Đại lộ Võ Văn Kiệt). Ngoài ra phường còn cặp bên kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, một tuyến thủy đạo xung yếu ước chừng đã 300 năm tuổi, được nạo vét từ thời Gia Long để rộng nẻo thương thuyền. Nhìn tổng thể mạng lưới giao thông rất thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của phường. 1.2. Sự thay đổi địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử Trong diễn trình lịch sử Nam tiến của dân tộc Việt, sự kiện năm 1620 công nữ Ngọc Vạn được chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) gả về làm dâu hoàng tộc Chân Lạp là một cột mốc có ý nghĩa bước ngoặt. Chính từ thời điểm này, nhờ sự sủng ái của nhà vua Chey Chetta II dành cho công nữ Ngọc Vạn mà những lưu dân người Việt dễ dàng đến định cư trên vùng đất Sài Gòn – Bến Nghé. Để rồi chỉ ba năm sau 1 Ban Chấp hành Đảng bộ Quận 1. 2004. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quận 1 (1930-1975). Nxb. Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, tr.12. 7
- (1623), nhà Chúa xin lập được hai “trạm thu thuế”, mở đường cho việc biến nơi đây thành một trung tâm đô hội ở phương Nam. Sự hình thành vùng đất và con người địa danh Cầu Kho, tự hào thay, đã gắn liền với sự kiện lịch sử đó. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho rằng: Sở thuế đó (“trạm thu thuế” ở Sài Côn – Sài Gòn) tọa lạc trên đất chợ Cầu Kho, ngay sát sông Sài Gòn cũ… tức rạch Bến Nghé nơi đầu đường Trần Đình Xu bây giờ”1. Trước thời điểm này không lâu, một số nhóm lưu dân miền Ngũ Quảng2 đã đến khai hoang. Họ che chòi dọc theo rạch Bến Nghé rồi dọn dẹp lau lách, cỏ cây trồng rau và chài lưới cá tôm để sinh sống, cải tạo một nơi vốn là rừng hoang, bao bọc bởi kinh rạch chằng chịt thành một xóm nhỏ của người Việt. Trên cơ sở trạm thu thuế này, năm 1741, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho xây dựng kho Quản Thảo – còn gọi là kho Cẩm Đệm, một trong 9 kho nằm rải rác ở vùng Đồng Nai – Cửu Long3. Đến năm 1788 kho được mở rộng để chứa lúa thu từ 4 trấn Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh và Định Tường của đất Gia Định và “chi cấp lương bổng”. Hai bên tả hữu và mặt sau của kho Quản Thảo đều có các cửa, trước mặt giáp sông xây đá ong làm bờ cừ, hai bên trái phải và phía sau trồng tre, có sông nhỏ bao quanh. Các cơ quan quân sự và hành chánh xưa nhất của Gia Định như dinh Điều Khiển… đều nằm trên khúc đường gần sông nhỏ Cầu Kho này. Kho Quản Thảo được vẽ rõ trên bản đồ Trần Văn Học năm 1815, ở một vị trí trung tâm và thuận tiện giao thông của Sài Gòn xưa (vị trí nhà thờ Cầu Kho hiện nay, trên nền đất còn cao ráo)4. Sự tồn tại qua hàng trăm năm của kho Quản Thảo là một đặc điểm nổi bật để người dân lấy đó làm tên gọi cho cây cầu bắc qua con rạch5 chảy ra kênh Tàu Hủ: Cầu Kho. Dần dà hai tiếng “Cầu Kho” lại trở thành tính từ dùng để chỉ đất và người của khu vực dân cư sinh sống quanh kho Cẩm Đệm, những cách đặt và gọi tên “chợ Cầu Kho”, “dân Cầu Kho”, “phường Cầu Kho” sau này đều bắt nguồn từ đó. 1 Trần Nhật Vy. 2015. Sự hình thành Bến Nghé. Nguồn: http://www.dl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/11723/3/Su%20hinh%20thanh%20Ben%20Nghe.pdf, truy cập ngày 26/5/2016. 2 Bao gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Thừa Thiên – Huế), Quảng Nam và Quảng Ngãi. 3 Tên đầy đủ của 9 kho là: Tân Thạnh, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Quy An, Quy Hóa, Tam Lạch, Bả Canh, Hoàng Lạp và Quản Thảo 4 Hồ Tường. 2017. Cầu Kho, vùng đất và người Sài Gòn xưa trước khi Pháp vô. Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/van- hoa-giai-tri/20170129/cau-kho-vung-dat-va-nguoi-sai-gon-xua-truoc-khi-phap-vo/1243450.html, truy cập ngày 5/4/2017. 5 Rạch này sau bị người Pháp lấp đi làm thành đường mang tên Blanclube de Cầu Kho, năm 1955 đổi tên thành đường Huỳnh Quang Tiên, sau 1975 là đường Hồ Hảo Hớn. Còn từ chiếc cầu đã được mang tên “Cầu Kho”, theo đường Route Basse (người Việt gọi là đường Bến Chương Dương), sẽ ra đường Nguyễn Tấn Nghiệm - trước 1975 mang tên Phát Diệm, sau 1975 đổi thành đường Trần Đình Xu. 8
- Sau khi đã chiếm toàn bộ Sài Gòn, người Pháp cho mở rộng con đường Nancy1, đồng bào thấy đường mới thông thoáng nên tụ tập lại buôn bán thành chợ, gọi là chợ Nancy. Từ đó vùng này có hai tên gọi khác nhau: Đồng bào ở gần chợ thường nói “Tôi ở xóm Nancy”, còn những người ở khoảng hẻm số 3 trở xuống thì cho mình ở Cầu Kho. Như vậy nơi đây lúc bấy giờ đã không còn tên gọi thống nhất. Về mặt quản lý hành chính đối với vùng đất, thời Pháp thuộc Cầu Kho nằm trong Nhơn Hòa ấp, rồi Nhơn Hòa phố, từ cuối năm 1886 đổi thành Nhơn Hòa xã. Xã Nhơn Hòa có phía Bắc giáp làng Thái Bình (một phần làng Tân Triêm cũ), ăn vào Chợ Lớn là làng Tân Hòa rồi đến vùng Chợ Quán. Năm 1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm phái Đại tá Dương Văn Minh mở cuộc tấn công lực lượng Bình Xuyên làm cho cả một vùng cặp đường Bến Chương Dương bị thiêu hủy hoàn toàn. Sau khi đã củng cố quyền lực, chính quyền Sài Gòn cho đắp đất, dựng nhà cửa và tổ chức lại guồng máy hành chính ở hạ tầng. Theo đó, lúc đầu Cầu Kho được chia thành hai tiểu khu hành chính trực thuộc quận Nhì (cho nên những số nhà thời bấy giờ đều có hai chữ TK – tức “tiểu khu” đứng trước). Ở khu vực xóm Nancy, con đường René Nicolau nằm bên đại lộ Trần Hưng Đạo được nối dài thêm tới đường Bến Chương Dương và đổi tên thành đường Nguyễn Cảnh Chân. Đến năm 1963 xóm Nancy được quy hoạch thành phường Nguyễn Cảnh Chân với cơ cấu 3 khóm nằm giữa các trục lộ Nguyễn Cảnh Chân – Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa (nay là đường Nguyễn Văn Cừ) – Bến Chương Dương. Còn phường Cầu Kho ở thời điểm đó được bao bọc bởi 4 tuyến đường: Trần Hưng Đạo – Phát Diệm – Bến Chương Dương, Nguyễn Cảnh Chân. Như vậy, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, trên địa bàn phường Cầu Kho hiện nay đã từng hình thành hai đơn vị hành chính cấp phường riêng rẽ, nằm trong số 7 phường của quận Nhì2. Vào cuối năm 1975, quận Nhất và quận Nhì tiến hành chia phường theo tinh thần Chỉ thị 24 của Ủy ban nhân dân thành phố về chuyển cơ chế hành chính từ 4 cấp còn 3 cấp. Theo đó, quận Nhì từ 7 phường được chia thành 15 phường (từ phường 11 đến phường 25), trong đó phường Cầu Kho chia thành 2 phường (phường 22 và phường 23) và phường Nguyễn Cảnh Chân chia thành 2 phường (phường 24 và phường 25)3. Tháng 8 năm 1982, Quận 1 thực hiện phương án quy hoạch lại địa giới hành chính cấp phường, từ 25 phường sắp xếp lại thành 20 phường (giải thể 5 phường: 1 Nancy là tên một thành phố của Pháp, trong thế chiến I quân Pháp đã thắng quân Đức ở đó nên những người Pháp ở thuộc địa đã lấy nó đặt tên đường làm kỷ niệm. Từ năm 1920 “Nancy” còn là tên ngôi chợ nằm đầu đường Nguyễn Văn Cừ, phân ranh giới giữa Quận 1 và Quận 5. Đến năm 1955 đường đổi tên thành đường Cộng Hòa, nhưng tên chợ vẫn còn duy trì cho tới khi bị dẹp bỏ (cuối năm 2008), trên nền chợ nay đã được sửa sang thành công viên. 2 7 phường gồm: Cầu Kho, Bến Thành, Cầu Ông Lãnh, Huyện Sĩ, Bùi Viện, Nguyễn Cảnh Chân và Nguyễn Cư Trinh. 3 Ban Chấp hành Đảng bộ Quận 1. 2004. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quận 1 (1930-1975), sđd, tr.23. 9
- 2, 5, 9, 16 và 22). Như vậy, phường Cầu Kho (cũ) chỉ còn lại phường 23. Theo Quyết định số 184/HĐBT, ngày 27 tháng 3 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng, phường 24 và phường 25 sáp nhập thành phường Cầu Kho; phường 23 cùng với phường 21 thành phường Cô Giang. Phường Cầu Kho mới tái lập và ổn định cho tới ngày nay bao gồm các tuyến đường Trần Hưng Đạo, đường Trần Đình Xu, Đại lộ Võ Văn Kiệt (đường Bến Chương Dương cũ), đường Nguyễn Cảnh Chân và một phần đường Nguyễn Văn Cừ, với diện tích 33,49ha, dân số 21.583 người (năm 1989). Nhìn chung sau một thời kỳ dài phân tách, ngày nay tên gọi hành chính của phường Cầu Kho đã trở lại với tên gọi quen thuộc của vùng đất từ thuở mới được khai hoang. 2. Đặc điểm dân cư và xã hội Dân số phường Cầu Kho năm 2010 khoảng 18.0001 người, đa số là nhân dân lao động phổ thông, đời sống còn nhiều khó khăn. Với chính sách đoàn kết đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền quận 1, Đảng bộ phường Cầu Kho đã và đang tạo cho cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn phường phát huy được những tiềm năng vốn có của mình trong phát triển kinh tế. Phường Cầu Kho có cơ cấu kinh tế là thương mại - dịch vụ - sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Nhân dân sinh sống chủ yếu bằng các nghề làm công, buôn bán, sản xuất nhỏ, dịch vụ ăn uống và cho thuê mặt bằng, phòng trọ. Đời sống vật chất và tinh thần những năm gần đây ngày càng được nâng cao. Trên địa bàn phường hiện có 03 cơ quan thuộc Công an thành phố, 238 doanh nghiệp trong đó 01 khách sạn, 05 nhà hàng; 265 hộ kinh doanh cá thể; một số các cơ quan đơn vị lớn trú đóng trên địa bàn phường như Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương, Ban Quản lý Điện miền Nam, Công ty Cổ phần Lương thực miền Nam, Công ty Xi măng Hà Tiên…. Về y tế: Phường có 01 trạm y tế để chữa trị các bệnh thông thường và làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đặt tại số 522 Võ Văn Kiệt. Về giáo dục: Trước năm 1975, trình độ dân trí của phường rất thấp, do cư dân phần lớn là những người lao động nghèo nên không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con em mình. Từ sau năm 1975, đặc biệt là từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm, đầu tư về giáo dục của thành phố và của quận, trình độ dân trí của người dân được nâng lên đáng kể, cơ sở vật chất trường học cũng được cải thiện hơn. Hiện nay phường có Trường Mầm non Hoa Lan và Trường Tiểu học Chương Dương. Về tôn giáo, tín ngưỡng: Phường Cầu Kho năm 2015 có 4.127 hộ dân, với 16.036 nhân khẩu, trong đó đồng bào tín đồ các tôn giáo có 8.956 (chiếm tỷ lệ 55,84%), đông nhất là Phật giáo với 6.620 người, Thiên chúa giáo cũng là tôn giáo 1 Dân số năm 2010 giảm do xây dựng Đại lộ Đông – Tây (Theo Quyết định 40/2001/QĐ-UB ngày 15 tháng 6 năm 2001 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc quy định đền bù, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư trong dự án đầu tư xây dựng Đại lộ Đông – Tây thành phố Hồ Chí Minh. 10
- lớn ở phường với 1.680 người. Ngoài ra còn có Tin lành 147 người, Hồi giáo 438 người và Cao đài 69 người. Trên địa bàn phường có 2 chùa (chùa Thiên Phước số 391B đường Trần Hưng Đạo và chùa Phật Ấn số TK2/36 Đại lộ Võ Văn Kiệt), nhà thờ Cầu Kho số 31 đường Trần Đình Xu, 3 miếu Ngũ hành (số TK 12/18 Đại lộ Võ Văn Kiệt, số TK 2/1-2 Đại lộ Võ Văn Kiệt và 1 miếu được dựng trên tường nhà số 35/83 đường Trần Đình Xu) và 2 ngôi Thánh đường (Thánh đường Jamiul Islamiyah số 459B đường Trần Hưng Đạo và Tiểu thánh đường Hồi giáo Surao Nurul Iman, số 24/46 đường Nguyễn Văn Cừ). Phần đông nhân dân theo đạo Phật và tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên, một bộ phận theo Công giáo. Về an ninh trật tự xã hội: Phường đã chuyển hóa được các tụ điểm ma túy, tình hình an ninh chính trị ổn định, nhân dân phấn đấu làm ăn và tích cực tham gia thực hiện các phong trào tại địa phương. Về hệ thống chính trị: Các hoạt động địa phương đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ phường, sự điều hành quản lý của chính quyền, sự phối hợp nòng cốt của các tổ chức chính trị - xã hội. Hệ thống tổ chức chính trị của phường, về mặt chính quyền, phường có 6 khu phố và 81 tổ dân phố. Đảng bộ phường có 09 chi bộ trực thuộc với 337 đảng viên đang sinh hoạt, trong đó có 6 đồng chí huy hiệu 65 năm tuổi Đảng, 2 đồng chí huy hiệu 60 năm tuổi đảng, 11 đồng chí huy hiệu 55 năm tuổi Đảng, 23 đồng chí huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, 27 đồng chí huy hiệu 45 năm tuổi Đảng và 16 đồng chí huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Ngoài ra, có hơn … đảng viên đang sinh hoạt theo qui định 76-QĐ/TW. Bên cạnh đó, phường còn có các tổ chức chính trị - xã hội như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Công đoàn, Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi, Hội Khuyến học. Phường Cầu Kho vinh dự có 10/6 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, 01 cán bộ cách mạng lão thành (đã mất) và 01 cán bộ tiền khởi nghĩa (đã mất), 90 gia đình liệt sĩ, 51 thương binh, 02 thương binh (loại B), 03 bệnh binh, 07 gia đình có công cách mạng, 16 chất độc hóa học. Đó là những gia đình, những người con ưu tú đã cống hiến hy sinh hết sức lực và tinh thần cho Tổ quốc qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc. II. TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH YÊU NƯỚC TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ (ngày 25 tháng 02 năm 1861), quân triều đình nhà Nguyễn rút lui, nhân dân Sài Gòn vẫn tiếp tục chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Riêng Cầu Kho là vùng đất hẹp nằm sâu trong thành phố Sài Gòn, một vị trí không mấy thuận lợi đối với các tổ chức kháng Pháp. Chính vì thế mà các phong trào kháng Pháp không bộc phát mạnh mẽ ở vùng này. Tuy nhiên ở đây bà con thường tỏ thái độ không hợp tác với giặc bằng các hành động táo bạo như: Bỏ nhà ra đi, người ở lại thì giả câm, giả điếc để khỏi phải trả lời khi giặc hỏi đến. Những thái độ kiên quyết đó cũng khiến cho giặc hoang mang, tức tối. Chúng đã làm 11
- nhiều điều tồi tệ để trả thù cho những sự bất hợp tác ấy. Cho nên lúc bấy giờ trong bài Gia Định phú, thơ khuyết danh sáng tác và lưu truyền trong dân gian sau khi Gia Định thất thủ về tay Pháp có câu: Từ Bến Thành chạy qua chợ Đũi, loài tanh hôi lang lệ biết bao nhiêu. Nơi Chợ Lớn khắp tới Cầu Kho, quân mọi rợ lẫy lừng nên quá lắm. Trong bối cảnh của vùng đất vừa xảy ra cuộc chiến xâm lược của người Pháp, không phải người Việt nào cũng có thể tìm đất, cất nhà ở Cầu Kho được. Ngoài dân tứ xứ cắm dùi không chính thức, ở đây còn chính thức xuất hiện một lớp cư dân mới là thương gia, là điền chủ có ruộng vườn ở Cần Giuộc, Gò Vấp lên, hoặc phía Chánh Hưng, Tân An sang... Gắn liền với mảnh đất Cầu Kho là bốn nhân vật. Người đầu tiên là Huỳnh Công Miên, một người lừng lẫy lúc ấy, thường gọi là cậu Hai Miên (1862-1899), con trai Lãnh binh Huỳnh Công Tấn, từ Gò Công đã cùng gia đình lên cư trú tại Tân Hòa (xã mới lập trên đất Cầu Kho). Sau thời gian phiêu bạt giang hồ khắp Nam Kỳ lục tỉnh, làm được một số việc nghĩa, cậu Hai Miên đã nằm lại vĩnh viễn ngay trên đất Cầu Kho sau một trận thư hùng với nhóm du côn sử dụng toàn dao xắt chuối; được bà con Cầu Kho thờ ngay tại đình Nhơn Hòa1. Nhân vật thứ hai sinh ra trong một gia đình theo Công giáo tại khu vực Cầu Kho là Huyện Sĩ, tên thật là Lê Phát Đạt (1841-1900). Sau khi du học ở Malaysia về nước với vốn ngoại ngữ thông thạo, ông được chính quyền Nam Kỳ thuộc Pháp bổ nhiệm làm phiên dịch viên, rồi làm ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (từ năm 1880), phong hàm cấp huyện nên ông được gọi là Huyện Sĩ. Thời đó, dân cư bỏ ruộng đất đi tản mác khắp nơi tránh Pháp, đất đai được chính quyền cho đấu giá rẻ mạt mà cũng không có người mua. Vì làm việc cho chính quyền nên bất đắc dĩ ông phải chạy chọt tiền bạc để mua liều, nào ngờ gặp may, ruộng đất ông mua trúng mùa liên tiếp mấy năm liền nên ông trở nên giàu có vào đầu thế kỷ XX. Năm 1861, Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) được bổ nhiệm Ðốc phủ sứ, làm Giám đốc Ty Phiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn và cư trú tại khu vực Tân Hòa, tức Cầu Kho. Từng đi du học tại Malaysia, tinh thông cả tiếng Hán và tiếng Pháp. Ngoài công việc của một viên chức chính phủ, ông còn lưu tâm giành nhiều thời gian nghiên cứu chữ quốc ngữ. Năm 1865, ông thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ công báo quốc ngữ Gia Ðịnh báo trong một thời gian ngắn. Huỳnh Tịnh Của sáng tác khá nhiều và đa dạng, nhưng trong số những tác phẩm của ông, nổi bật nhất là pho Đại Nam quốc âm tự vị. Qua tác phẩm đồ sộ đó, Huỳnh Tịnh Của đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng quốc văn mới. Cầu Kho cũng là quê mẹ và là nơi cậu bé Nguyễn Đình Chiểu cất tiếng khóc chào đời (năm 1822, lúc đó Cầu Kho thuộc làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định). Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu thi đậu Tú tài ở Gia Định. Năm 1848 ông ra Huế chờ khoa thi Hội, nhưng khi được tin mẹ mất, ông bỏ thi về để thọ tang mẹ. Trên đường về ông bệnh đến nỗi mù cả hai mắt. Về Cầu Kho ông mở trường dạy học, từ đó nhân dân trong vùng thường gọi ông là Đồ Chiểu. 1 Hiện nay tọa lạc tại đường Cô Giang, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1. 12
- (Theo sách Đuốc lá dừa của Hoài Anh thì nhà ông Đồ Chiểu ở gần Kho Bốn Trấn – Khoảng Chợ Cầu Kho bây giờ). Ngoài việc dạy học ông còn sáng tác văn thơ: Dương Từ Hà Mậu, Lục Vân Tiên và đặc biệt là những thi phẩm gắn liền với cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược. Sau đó ông về quê vợ ở Cần Giuộc, rồi qua Bến Tre, suốt 26 năm dài ông vẫn góp thơ văn để cùng với các ông Trương Định, Phan Tôn, Phan Liêm… chống quân Pháp. Ông qua đời năm 1888, hưởng thọ 66 tuổi. Khi hiệp ước 1874 ký kết giữa Pháp và triều đình Huế nhượng 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp, triều đình Huế đặt Tòa Lãnh sự Đại Nam (Quốc hiệu nước ta từ 1839- 1945) tại Paris và Cầu Kho (Sài Gòn). Tòa Lãnh sự ở Cầu Kho, trụ sở đặt tại đường Dưới (Đại lộ Võ Văn Kiệt ngày nay), vào khoảng góc đường Đề Thám hiện nay (Phường Cô Giang, Quận 1). Đó là một tòa nhà trệt, khang trang, có nơi cho quân hầu trú ngụ, có chuồng ngựa. Khi ra ngoài, người của Tòa Lãnh sự dùng xe song mã, phương tiện sang trọng nhất bấy giờ. Nhiều nho sĩ, điền chủ, hương chức làng từ Gò Vấp, Vĩnh Hội và từ hai tỉnh Gò Công, Biên Hòa thường ra vào Tòa Lãnh sự. Suốt thời gian khá dài, chức vụ lãnh sự giao cho Nguyễn Thành Ý và có giai đoạn ngắn là Nguyễn Lập. Chức vụ Phó lãnh sự giao cho Phan Khiêm Ích và sau là Trần Doãn Khanh. Đại thể, Tòa Lãnh sự này có nhiệm vụ bênh vực quyền lợi cho người dân từ miền Bắc, miền Trung vào mua bán trên đất Nam Kỳ thuộc địa. Gặp trường hợp phạm pháp, Tòa Lãnh sự được can dự vào để xem chính quyền Nam Kỳ có làm đúng pháp lý hay không. Tòa Lãnh sự cũng bảo đảm cho nhiều nho sĩ, quan lại ở Quảng Nam, Bình Định, Huế... được vào Nam, lưu trú. Mọi hoạt động của Tòa Lãnh sự Đại Nam ở Cầu Kho luôn bị mật thám Pháp theo dõi. Tham biện Pháp lúc ấy gửi phúc trình trong ngày 9 và ngày 10 tháng 6 năm 1883 cho Cảnh sát trưởng Sài Gòn để kết luận rằng Tòa lãnh sự Đại Nam đã lạm dụng quyền hạn, lạc quyên tiền bạc gửi về triều đình, loan tin thất thiệt, ủng hộ các hội kín có mục đích gây loạn. Ngày 22 tháng 6 năm 1883, thống đốc Nam Kỳ ra lệnh trục xuất Lãnh sự và Phó Lãnh sự Đại Nam, cấm trở lại Nam Kỳ và phải rời đi trong vòng 24 tiếng. Vài viên chức nhỏ của Tòa Lãnh sự xin ở lại Sài Gòn, hoặc xin về Lục tỉnh; loan tin tình hình sắp thay đổi, thuận lợi cho đất nước, vì vậy thực dân hoảng sợ, trục xuất toàn bộ nhân viên Tòa Lãnh sự Đại Nam. Tòa Lãnh sự Đại Nam đặt tại vùng đất Cầu Kho của Sài Gòn xưa, tuy chỉ trong 9 năm, nhưng đây chính là nơi tập trung, nuôi dưỡng tinh thần và vật chất của những người Việt yêu nước, chống Pháp thuở đầu tiên Pháp đặt ách thống trị 1. Sang đầu thế kỷ XX, những phong trào Duy Tân, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục của các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can… đã được sự hưởng ứng sôi nổi của nhân dân quận 1, trong đó có nhân dân phường Cầu Kho. Nhiều người còn tham gia các “Hội kín”. Tiêu biểu năm 1913, Nguyễn Hữu Trí đã tiến hành một cuộc khởi nghĩa lớn ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Ông đã lập 1 Hồ Tường. 2017. Tòa lãnh sự Việt ở Cầu Kho bí mật chống Pháp. Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai- tri/20170131/nguoi-viet-chong-phap-ngay-tu-toa-lanh-su-viet-o-cau-kho/1243456.html, truy cập ngày 5/4/2017. 13
- một cơ quan liên lạc của tổ chức yêu nước tại Chợ Lớn, rồi sắp xếp cho Phan Xích Long tiếp xúc với một số người dân, nhằm mưu tính đánh chiếm Sài Gòn. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thực hiện được bởi thực dân Pháp đã kịp thời phát hiện, âm mưu đánh chiếm Sài Gòn của Nguyễn Hữu Trí không thành công và phải rút lui. Nhân dân phường Cầu Kho đã tích cực ủng hộ và tham gia phong trào chống Pháp của Nguyễn Hữu Trí, đặc biệt là trong cuộc khởi nghĩa tháng 12 năm 1916 đánh vào Khám Lớn Sài Gòn nhằm giải cứu Phan Xích Long và tù chính trị. Các cuộc khởi nghĩa này tuy đều thất bại nhưng đã minh chứng tinh thần bất khuất của nhân dân ta, trong đó có người dân phường Cầu Kho, quận 1. Mặc dù, các phong trào kháng Pháp đều bị đàn áp, nhưng phong trào đấu tranh chính trị, đòi dân sinh, dân chủ kết hợp với đấu tranh vũ trang vẫn diễn ra trong các tầng lớp nhân dân. Đến năm 1920, tổ chức đầu tiên của công nhân là “công hội” ra đời, do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập. Những người lao động ở Cầu Kho cũng góp mặt vào tổ chức này, nhiệt tình tham gia các phong trào đấu tranh của Tổng công hội Nam Kỳ và dự diễn thuyết chính trị của những chiến sĩ cách mạng tại các nhà máy. Nhìn chung, trải qua quá trình khai phá và tạo dựng làng xóm, những người dân Cầu Kho vốn đến từ muôn phương, nhưng đã dần hình thành nên một không gian văn hóa, không gian sống giàu tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau ở vùng đất mới. Chính những khó khăn trong buổi ban đầu đó đã góp phần hình thành nên ở người dân nơi đây tinh thần yêu nước nồng nàn, biết trân quý những di sản mà cha ông đã vất vả tạo dựng. Đó chính là nền móng cho những thắng lợi của phường Cầu Kho trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc, tiến hành kháng chiến giữ vững độc lập, thống nhất đất nước và dựng xây quê hương đi lên xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 14
- Chương I PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN CẦU KHO (1930-1975) I. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN CẦU KHO TRONG NHỮNG NĂM 1930-1945 Trong thời gian từ 1920 đến năm 1929, trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thì “Công hội bí mật” do đồng chí Tôn Đức Thắng thành lập từ năm 1920, đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vùng Sài Gòn – Chợ Lớn. Đến cuối thập niên 1920 của thế kỷ XX, tổ chức Công hội đỏ lần lượt hình thành tại các hãng, xưởng, xí nghiệp của tư bản Pháp. Đến đầu năm 1930, khu vực nhà máy đèn Chợ Quán cũng thành lập công hội. Từ khi tổ chức của giai cấp công nhân hình thành, công nhân nhà máy đèn Chợ Quán đã nhiều lần tham gia đấu tranh đòi tăng lương, chống sa thải hoặc hưởng ứng những cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son, F.A.C.I, Hãng rượu Bình Tây… Trong số lực lượng công nhân nhà máy đèn Chợ Quán có nhiều người là dân địa phương, vốn gắn bó với quần chúng lao động nghèo khu vực Nancy nên đồng bào ở đây thường xuyên giúp đỡ và hỗ trợ những cuộc đấu tranh của họ. Từ ngày 06 tháng 01 đến ngày 07 tháng 02 năm 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức cộng sản trước đó, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại diện của Quốc tế Cộng sản. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở đầu cho một thời đại mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Thời đại cách mạng Việt Nam do giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ năm 1930-1935, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân địa bàn thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn đã có sự phát triển về quy mô, tính chất so với trước. Trong đó, quần chúng nhân dân vùng Cầu Kho cũng đã tích cực hưởng ứng các phong trào đấu tranh chung của nhân dân thành phố. Mặc dù các hoạt động đấu tranh bị thực dân Pháp đàn áp liên tục, nhưng qua các phong trào này quần chúng nhân dân đã đúc kết được những kinh nghiệm đấu tranh chống áp bức. Đây là những tiền đề cho những cao trào đấu tranh mới. Đầu năm 1938, đồng chí Trần Văn Hiền (bí danh Ka Him), một đảng viên được tổ chức bố trí vào làm công nhân ở nhà đèn Chợ Quán. Ngay khi bắt tay vào công tác, đồng chí Ka Him đã động viên một số quần chúng tích cực, vừa là công nhân nhà máy nhà đèn Chợ Quán đồng thời cũng đang cư ngụ tại các khu vực xung quanh khu Nancy như các anh Ba Có, anh Nỉ, anh Đỏ, anh Nhơn, Lưu Văn Tùng tham gia vào tổ chức cách mạng. 15
- Như vậy, tại vùng Cầu Kho đã từng có một "vùng lõm chính trị" (vùng hoạt động cách mạng nằm ngay trong lòng địch) lan rộng, ý thức tinh thần cách mạng ngày càng dâng cao. Tại nhà đèn Chợ Quán, hình thức đấu tranh qua đơn từ, khiếu nại đã được phát huy. Vào ngày 12 tháng 8 năm 1938, các anh em công nhân cư ngụ tại khu vực Nancy đã cùng một số anh em nơi khác khởi xướng một cuộc mít tinh phản đối những người chủ đã cắt giảm lương anh em công nhân đốt lò than. Sau cuộc mít tinh, thắng lợi cuối cùng thuộc về các anh em công nhân, trong đó có lực lượng công nhân vùng Nancy. Trước tình hình biến chuyển hết sức nhanh chóng và phức tạp, từ ngày 06 đến ngày 08 tháng 11 năm 1939, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI họp tại Hóc Môn – Bà Điểm. Sau khi phân tích tình hình trong và ngoài nước, Hội nghị đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đồng thời xác định mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương là “Không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng, để tranh lấy giải phóng dân tộc” và chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu: “Tịch ký ruộng đất của đế quốc Pháp và của những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc”. Hội nghị cũng đề ra các chủ trương và biện pháp nhằm củng cố tổ chức đảng về mọi mặt. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về đường lối và phương pháp cách mạng trong thời kỳ cách mạng chuyển từ đấu tranh dân sinh, dân chủ sang trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc. Tại thành phố Sài Gòn, sau khi đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt, đồng chí Nguyễn Như Hạnh lên làm Bí thư Thành ủy. Thực hiện chủ trương của Xứ ủy và Thành ủy, các tổ chức đảng thành phố đã lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa. Trong đêm 22 rạng ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra trong hầu hết các tỉnh của Nam Kỳ, làm rung chuyển cả một khu vực rộng lớn từ thành thị đến nông thôn Nam Bộ. Đã có nhiều đồn bót của địch bị hạ. Tại khu vực Cầu Kho lúc này, đồng chí Ka Him cùng với với anh Lưu Văn Tùng, anh Tâm cùng là công nhân nhà đèn Chợ Quán cư ngụ trong khu vực Chợ Quán đã dùng xe con mang dòng chữ CEE Công ty Nhà đèn Chợ Quán, nhằm để che mắt địch, đi rải truyền đơn dọc theo tuyến đường dưới (dành cho xe ngựa và phương tiện thô sơ đi) với nội dung kêu gọi nhân dân hãy đứng lên đấu tranh chống bọn thực dân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ không nổ ra trong thành phố vì lệnh khởi nghĩa không xuống đến các cơ sở. Nhân vụ này, thực dân Pháp đã đàn áp phong trào quần chúng rất ác liệt, rất nhiều đảng viên bị bắt và cơ sở bị phá vỡ, phong trào vì thế mà tạm lắng xuống. Nhưng không vì thế mà lòng tin vào sự thắng lợi của cách mạng mất đi trong lòng công nhân và nhân dân lao động. Mặc dù cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại vì điều kiện khởi nghĩa chưa hội đủ, 16
- nhưng cuộc khởi nghĩa đã nêu cao tinh thần chống thực dân xâm lược giành độc lập của nhân dân Nam Bộ, trong đó có nhân dân vùng Cầu Kho. Đây là động lực cho những hành động cách mạng của đồng bào trong cả nước. Qua cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, những người cộng sản và các tầng lớp nhân dân thành phố đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau này, đặc biệt là nhằm tiến tới cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Ngày 19 tháng 5 năm 1941, Mặt trận Việt Minh ra đời đã giương cao cờ đỏ sao vàng, kêu gọi toàn dân đánh Pháp, đuổi Nhật. Đến cuối năm 1941, Điều lệ và Chương trình Việt Minh đã được đưa đến Nam Bộ, nhưng chỉ hạn chế trong một số cán bộ chủ chốt. Bất chấp những tai mắt dày đặc của địch, các cơ sở cách mạng ở Cầu Kho vẫn tồn tại, như ngôi nhà số TK 19/10 Nguyễn Cảnh Chân, là một cơ sở nuôi giấu cán bộ và cất giấu tài liệu xuyên suốt từ năm 1941 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, ở phường Cầu Kho đã nhanh chóng thành lập các lực lượng vũ trang của quần chúng nhân dân, các đội “Xung phong công đoàn”, “Thanh niên Tiền phong” cũng ra đời và tự trang bị vũ khí thô sơ để chiến đấu. Trong phong trào nổi dậy của quần chúng ở phường Cầu Kho lúc bấy giờ, vào lúc 24 giờ đêm ngày 24 tháng 08 năm 1945, có ông Trần Hứa, là đội viên của Công đoàn xung phong, đã tham gia trận đánh chiếm Sở Cứu hỏa ở đường Galliéni (nay là đường Trần Hưng Đạo). Trong thời điểm sục sôi đầy khí thế tiến công của cuộc khởi nghĩa, các thanh niên trong vùng Cầu Kho cũng hăng hái tham gia vào các đội Tiền phong được lập ra trên địa bàn thành phố. Họ được bố trí chặn các ngả đường để ngăn ngừa trường hợp bị quân Nhật can thiệp. Tại đầu hẻm số 4 đường Gallieni, đội Thanh niên Tiền phong vùng Cầu Kho đã án ngữ, dùng dao găm, gậy gộc chặn đánh quân giặc. Sau nhiều giờ chiến đấu, đội Thanh niên Tiền phong đã tiêu diệt được nhiều tên địch, nhưng có hai thanh niên công nhân đạp xe 3 bánh tên Trọng và Đại đã anh dũng hy sinh. Tại vùng Cầu Kho, công nhân Nhà máy đèn Chợ Quán đã cùng nhau chống lại việc lấy lúa đốt thay cho than để chạy máy và tổ chức giúp đỡ đồng bào khu vực giành lại số lúa do bọn Nhật chở đến nhằm cứu trợ nạn đói của đồng bào ở miền Bắc. Lực lượng thanh niên Tiền phong, Ban xí nghiệp của nhà máy quan hệ rất chặt chẽ với đội Thanh niên Tiền phong khu vực Cầu Kho và đã làm chủ tình hình khu vực trong những ngày tháng 8 năm 1945. Nhân dân vùng Cầu Kho hòa cùng niềm vui lớn cùng đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trong cuộc Tổng Khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám thành công vào lúc 1 giờ sáng ngày 25 tháng 8 năm 1945. Theo chủ trương của Xứ ủy Nam Kỳ, ngày 29 tháng 8 năm 1945, tại Sài Gòn, cờ đỏ sao vàng xuất hiện công khai tại rạp Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân), hàng vạn truyền đơn được tung ra khắp thành phố. Ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Sài Gòn hàng vạn đồng bào khắp nơi kéo về vườn hoa Norodom (nay là cửa trước của Sở Ngoại Vụ) để đón nghe Chủ tịch Hồ 17
- Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập. Lực lượng Thanh niên Tiền phong lúc này là mũi nhọn xung kích tiến ra quảng trường, trong đó nhân dân vùng Cầu Kho cũng tham gia với một lực lượng đáng kể là các đồng chí Ba Có, đồng chí Bội, các anh Nỉ, Tùng, Kiến... Tuy nhiên, chờ đến trưa mà nhân dân Sài Gòn vẫn không thể nào bắt được sóng của đài Hà Nội. Đáp lại lòng mong đợi của đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn, đồng chí Trần Văn Giàu đứng lên kêu gọi nhân dân đoàn kết, nêu cao tinh thần chiến đấu, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ độc lập dân tộc. Nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, đoàn người bắt đầu diễu hành, tiếng vỗ tay vang dội, các khẩu hiệu vang lên khắp nơi, cờ đỏ sao vàng tung bay, hòa quyện vào cùng niềm vui chung của đất nước. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thế kỷ trên đất nước ta, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ngót nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân tự do, làm chủ vận mệnh của mình. Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập và tự do. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do. II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN CẦU KHO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1945 - 1954 Chính quyền lâm thời của cách mạng Việt Nam được thành lập không bao lâu, thành phố Sài Gòn chỉ sống trong không khí độc lập trong một thời gian ngắn ngủi, đến ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Anh dưới danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, đã tạo điều kiện để quân Pháp trở lại với âm mưu tái xâm chiếm Việt Nam. Điều này lại đặt nhân dân thành phố trước một tình thế hết sức nghiêm trọng. Tuy vậy, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn đã kiên cường chiến đấu anh dũng đứng lên chống quân xâm lược, mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Vì muốn bảo đảm an toàn cho các tổ chức đoàn thể, tránh nguy cơ bị phá hoại trong giai đoạn bị thực dân Pháp và lực lượng tay sai khủng bố, đàn áp, nên phong trào kháng chiến ở vùng Cầu Kho không sôi nổi và công khai như những nơi khác. Tuy vậy, ở vùng Cầu Kho trong tình hình đó vẫn có “phong trào chống quan hệ với giặc” do ông Phạm Trọng Xưởng, cán bộ tuyên truyền đã kêu gọi thanh niên tránh tiếp xúc với địch. Các thanh niên thì tổ chức thành từng nhóm đi đánh Tây. Người đứng ra tổ chức đánh Tây là ông Đoàn Kim Bản, thợ may ở đường Nguyễn Tấn Nghiệm (đường Phát Diệm1). Ngoài ra, để thi hành nhiệm vụ của cấp trên, tại vùng Nancy, đồng chí Ka Him nhanh chóng lập một tổ chiến đấu qua trao đổi với đồng chí Hoàng Văn Đôn và Nguyễn Lưu từ Bắc vào Nam công tác. Đêm ngày 21 tháng 9 năm 1945, tổ 1 Nay là đường Trần Đình Xu. 18
- chiến đấu của đồng chí Ka Him được lệnh bảo vệ khu Nhà đèn Chợ Quán. Đến 6 giờ sáng ngày 22 tháng 9 năm 1945, anh em công nhân nơi đây làm chủ tình hình. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập, thanh niên ở vùng Cầu Kho trang bị giáo mác, tầm vông, vạc nhọn sẵn sàng chiến đấu. Sau khi thực dân Pháp tấn công vào các cơ sở của ta, đêm ngày 22 tháng 9 năm 1945, nhận được mệnh lệnh của Ủy ban kháng chiến, nhân dân ta đã đáp trả sự tấn công của thực dân Pháp với khí thế đấu tranh kiên cường. Đồng bào vùng Cầu Kho lúc đó đã tham gia vào các trận đánh ở Sở Cứu hỏa trên đường Galliéni. Với vũ khí thô sơ, vài khẩu súng 2 nòng, chủ yếu là gươm giáo, quân ta làm chủ mặt trận Thị Nghè ròng rã suốt 4 ngày đêm đã ghi dấu vào trang lịch sử vẻ vang của thành phố. Trong khi đó tại Nhà đèn Chợ Quán và công xưởng địa phương, anh em công nhân còn chuyển cả máy móc thiết bị ra chiến khu, xây dựng những cơ sở đầu tiên cho ngành quân giới Nam Bộ. Một sự kiện chính trị lớn của của nhân dân ta, đó là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, người dân trực tiếp bầu ra đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mặc dù đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, một nửa vùng đất tạm thời bị địch chiếm đóng, nhưng chính quyền cách mạng Sài Gòn quyết tâm thực hiện chủ trương trên. Ngày 06 tháng 01 năm 1946, quần chúng nhân dân bất chấp bom đạn của kẻ thù, đã cùng đồng bào cả nước tiến hành bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, thực hiện quyền công dân của mình. Ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn, các đại biểu Tôn Đức Thắng, Huỳnh Văn Tiểng, Hoàng Văn Đôn, Lý Chính Thắng, Nguyễn Văn Trấn trúng cử đại biểu Quốc hội. Sự thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội ngày 06 tháng 01 năm 1946 có ý nghĩa chính trị to lớn. Sự kiện đó biểu thị cho lòng tin của nhân dân vào Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào Chính phủ kháng chiến và ý chí kiên quyết bảo vệ độc lập của nhân dân thành phố. Ngày 06 tháng 03 năm 1946, một sự kiện chính trị làm ảnh hưởng nhiều đến việc củng cố chính quyền cách mạng; đó là Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cao ủy Pháp Jean Sainteny. Và ngày 14 tháng 09 năm 1946, chính phủ ta lại ký Tạm ước với Pháp. Tranh thủ thời gian này lực lượng cách mạng vùng Sài Gòn – Chợ Lớn tiếp tục được củng cố. Đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến. Người đã nói: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”1. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập. 2011. tập 4. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr.534. Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, tr. 384. 19
- Ngày 22 tháng 12 năm 1946, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, với mục đích: Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược, dành thống nhất và độc lập. Tại Sài Gòn, hưởng ứng lời kêu gọi, hàng ngàn thanh niên không thể ngồi yên nhìn đất nước rơi vào tay giặc, đã thoát ly gia nhập kháng chiến. Trong số khá đông các thanh niên lên đường theo tiếng gọi kháng chiến lúc đó có lực lượng thanh niên vùng Cầu Kho, đặc biệt là giới công nhân ở khu Nhà đèn Chợ Quán như anh Nhơn, Nỉ, Đỏ, Thái Tâm... Trong số các anh em này có một số đã hy sinh anh dũng. Từ năm 1947 trở đi, địch liên tục mở rộng các cuộc càn quét đánh phá vào các căn cứ của ta xung quanh thành phố. Trong nội thành, địch tăng cường canh gác các đường ra vào thành phố, bố ráp liên tục các xóm lao động nghèo, đặc biệt là các kênh rạch. Chúng còn phát giấy thông hành mới, buộc nhân dân lập tờ khai gia đình; gài mật vụ vào theo dõi trong các nhà máy, trường học, công sở; cho bọn đầu hàng bịt mặt đi chỉ điểm khắp nơi... Để ứng phó với tình hình chiến sự mới, vào giữa năm 1947, Hội nghị cán bộ Đảng toàn Thành họp tại Kinh Bà Vụ (Vườn Thơm)1 để bàn về việc xây dựng lực lượng và phương thức hoạt động trong thành phố. Hội nghị chủ trương: - Đảng bộ phải đi vào phong trào quần chúng, phải kết hợp đấu tranh chính trị, kinh tế với đấu tranh vũ trang, trừ gian diệt ác. - Đẩy mạnh hoạt động bí mật, công khai và nửa công khai, kết hợp không hợp pháp với nửa hợp pháp và hợp pháp. - Tiếp tục phát triển đảng theo khẩu hiệu và phương châm “làm cho Đảng trở thành một đảng của quần chúng”2. Mặc dù hàng ngày phải đối phó với sự ruồng bố của thực dân Pháp nhưng bên trong xóm lao động vùng Cầu Kho, vẫn có các cơ sở nuôi giấu, che chở cho cán bộ cách mạng còn bám trụ lại để hoạt động. Để che mắt nhà cầm quyền, các cán bộ, chiến sĩ, ban ngày ngụy trang bằng việc đi làm thợ giày, thợ may, có người vẫn làm công nhân cho Nhà đèn Chợ Quán như trường hợp ông Tư Chỉ ở số TK 35/20 đường Nguyễn Cảnh Chân. Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà ông Chỉ là địa điểm liên lạc, đón tiếp các đồng chí cán bộ của đơn vị công an H.3, quận Nhì về vùng Cầu Kho phân phát tài liệu lập kế hoạch đánh Pháp. Nhà ông Trần Bớt, ngụ tại số TK 29/12 đường Nguyễn Cảnh Chân, nơi đồng chí Nguyễn Đình Chính (tự Chính Heo), Trưởng ban trinh sát số 1 thường đến đây làm việc. Giữa năm 1946, đồng chí Nguyễn Đình Chính từ nơi này ra đi và giết chết tên Hiền, một kẻ phản bội cách mạng tại nhà y ở gần chợ Bến Thành. 1 Nay thuộc huyện Bình Chánh. 2 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. 2014. Lịch sử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh 1930-1975. Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, tr.384. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Túc Duyên (1946-2016): Phần 2
163 p | 8 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Thịnh Đán (1946-2017): Phần 2
140 p | 9 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Yên Thịnh (1981-2000): Phần 2 (Tập 1)
196 p | 4 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Lương Sơn (1946 - 2016): Phần 2
154 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Duyên Hải (1959-2019): Phần 1
68 p | 5 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Đồng Tiến (1947-2017): Phần 2
144 p | 7 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Quan Triều (1947-2014): Phần 1
100 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Phú Xá (1981-2015): Phần 1
140 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Lương Châu (1985-2015): Phần 2
130 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Phú Xá (1981-2015): Phần 2
158 p | 7 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Lương Sơn (1946 - 2016): Phần 1
118 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nam Cường (1945-2020): Phần 2 (Tập 1)
65 p | 4 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nam Cường (1945-2020): Phần 1 (Tập 1)
36 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Yên Thịnh (1981-2000): Phần 1 (Tập 1)
25 p | 4 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Bãi Bông (1976-2018): Phần 2
70 p | 14 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Bách Quang (1946-2019): Phần 2
134 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Bách Quang (1946-2019): Phần 1
106 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Đồng Tiến (1947-2017): Phần 1
176 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn