Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Cư Trinh (1930-2010): Phần 1
lượt xem 3
download
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Cư Trinh (1930-2010): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 - Vị trí địa lý, kinh tế, dân cư, văn hóa và hệ thống chính trị; Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân vùng Nguyễn Cư Trinh từ khi có Đảng (1930 - 1975). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Cư Trinh (1930-2010): Phần 1
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ PHƯỜNG NGUYỄN CƯ TRINH QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG NGUYỄN CƯ TRINH 1930 - 2010 NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN - 2018 1
- 2
- CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN - BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 1 - Đồng chí HỒ BÍCH NGỌC - Quận ủy viên, Bí thư Đảng ủy phường - Đồng chí BÙI THANH PHƯƠNG - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường - Đồng chí LÊ HỒNG QUANG - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. BAN BIÊN SOẠN 1. Đồng chí HỒ BÍCH NGỌC - Quận ủy viên, Bí thư Đảng ủy phường 2. Đồng chí BÙI THANH PHƯƠNG - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường 3. Đồng chí LÊ HỒNG QUANG - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 4. Đồng chí NGUYỄN VĂN CHIẾN - Nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 5. Đồng chí NGUYỄN DUY AN - Nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 6. Đồng chí NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN - Nguyên Phó Bí thư Đảng ủy phường CHỈNH LÝ VÀ BỔ SUNG - Đồng chí BÙI THỊ THÚY HIỀN - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Quận ủy quận 1 3
- 4
- LỜI NÓI ĐẦU Biên soạn lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Cư Trinh là một nội dung rất cần thiết, nhằm ghi lại những sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn phường; tôn vinh, ghi nhận những công lao to lớn của các thế hệ đi trước, của các nhân chứng lịch sử, đặc biệt là sự hy sinh cao cả của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân phường Nguyễn Cư Trinh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, rút ra những bài học, những kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế, xã hội dưới sự lãnh đạo của Quận ủy và Đảng bộ phường. Đây là những tư liệu quý để cán bộ, đảng viên học tập, vận dụng, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ mới. Ngoài ra, cuốn lịch sử còn là tài liệu giáo dục truyền thống trong nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Trong quá trình xây dựng, phát triển, để đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, địa giới hành chính của phường có sự điều chỉnh, sắp xếp lại. Địa bàn của phường Nguyễn Cư Trinh, trước năm 1975 thuộc phần đất của phường Nguyễn Cư Trinh - đô thành Sài Gò;. từ năm 1975 đến năm 1976 thuộc phường Nguyễn Cư Trinh (trong tổng số 7 phường của quận Nhì); từ năm 1977 đến năm 1989 thuộc Phường 14 và Phường 15 (trong tổng số 25 phường của Quận 1) và phường Nguyễn Cư Trinh từ năm 1989 đến nay. Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Cư Trinh 1930 - 2010” được kết cấu gồm 5 chương, kết luận và phụ lục: - Chương I: Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 - Vị trí địa lý, kinh tế, dân cư, văn hóa và hệ thống chính trị. - Chương II: Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân vùng Nguyễn Cư Trinh từ khi có Đảng (1930 - 1975). - Chương III: Khắc phục khó khăn, ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội sau ngày miền Nam giải phóng (1975 - 1989). - Chương IV: Đảng bộ phường Nguyễn Cư Trinh lãnh đạo nhân dân thực hiện phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội (3.1989 - 12.2000). - Chương V: Đảng bộ phường Nguyễn Cư Trinh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2000 - 2010). Nhân dịp cuốn sách được xuất bản và ra mắt bạn đọc, Ban Chấp hành Đảng bộ phường Nguyễn Cư Trinh chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Quận ủy quận 1, Hội đồng Thẩm định, Ban Tuyên giáo Quận ủy; cảm ơn các nhân chứng lịch sử, các đồng chí nguyên lãnh đạo phường Nguyễn Cư Trinh qua các thời kỳ đã cung cấp tư liệu, đóng góp ý kiến vào bản thảo; Cám ơn các cơ quan, đơn vị và nhân dân phường Nguyễn Cư Trinh đã đóng góp công sức, xây dựng công trình khoa học có ý nghĩa lịch sử này. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng đầu tư công sức, sưu tra tư liệu, gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với nhiều nhân chứng và các đồng chí 5
- lãnh đạo phường qua các thời kỳ, nhưng công trình “Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Cư Trinh 1930 - 2010” được xuất bản lần đầu khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của bạn đọc để có dịp tái bản, cuốn sách sẽ đầy đủ hơn. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ PHƯỜNG BÍ THƯ HỒ BÍCH NGỌC 6
- Chương I PHƯỜNG NGUYỄN CƯ TRINH, QUẬN 1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, KINH TẾ, DÂN CƯ, VĂN HÓA VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Phường Nguyễn Cư Trinh là một trong 10 đơn vị hành chính của Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; nằm ở phía Tây, Tây nam quận 1, có diện tích 0,77 km2, được bao bọc bởi 4 tuyến đường chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Cống Quỳnh, đường Trần Hưng Đạo và đường Nguyễn Văn Cừ. Phía Đông giáp phường Cô Giang và phường Cầu Kho, Quận 1; phía Tây giáp Phường 2, Quận 3; phía Nam giáp Phường 2, Phường 3, Phường 4 Quận 5; phía Bắc giáp phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1. Phường Nguyễn Cư Trinh là phường thuộc quận trung tâm thành phố, diện tích rộng, đông dân cư, có nhiều cơ quan hành chính quan trọng của Trung ương, thành phố trú đóng, đặc biệt có 04 đơn vị thuộc Bộ Công an; 03 đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Trong quá trình đổi mới đã phát triển nhiều loại hình kinh tế, trong đó lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phát triển rất mạnh, hàng năm đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng. Phường có hai khu tạm cư lớn là Đồng Tiến và Mả Lạng (từ năm 2015, các hộ dân chính thức được chuyển đổi địa chỉ trên hộ khẩu và các giấy tờ hành chính từ khu Mả Lạng thành đường Nguyễn Trãi thuộc Khu phố 8), trước đây là những khu vực trọng điểm của cả nước về tệ nạn ma túy, đến nay đã được chuyển hóa cơ bản nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong thời gian tới, trên địa bàn phường sẽ thực hiện nhiều dự án chỉnh trang đô thị lớn, nếu thực hiện được sẽ thay đổi sâu sắc bộ mặt của phường, quận và thành phố. Vì vậy, có thể khẳng định, phường Nguyễn Cư Trinh là địa bàn có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa và quốc phòng, an ninh của Quận 1. Phường có 10 tuyến đường và 61 hẻm lớn nhỏ (55 hẻm qui hoạch); phân thành 8 khu phố, 122 tổ dân phố, chia làm 19 ô khu vực, cụ thể. - Khu phố 1 gồm 16 tổ dân phố từ tổ 1 đến tổ 16 với 518 hộ dân và 3.448 nhân khẩu. - Khu phố 2 gồm 19 tổ dân phố từ tổ 17 đến tổ 35 với 595 hộ dân và 5.386 nhân khẩu. - Khu phố 3 gồm 19 tổ dân phố từ tổ 36 đến tổ 54 với 607 hộ dân và 2.642 nhân khẩu. - Khu phố 4 gồm 17 tổ dân phố từ tổ 55 đến tổ 70, tổ 113, tổ 115 với 661 hộ dân và 3.205 nhân khẩu. - Khu phố 5 gồm 13 tổ dân phố từ tổ 71 đến tổ 74; tổ 76 đến tổ 84 với 348 hộ dân và 1.727 nhân khẩu. - Khu phố 6 gồm 22 tổ dân phố từ tổ 87 đến tổ 99; tổ 101 đến tổ 105; tổ 122 đến tổ 125 với 1.059 hộ dân và 7.943 nhân khẩu. 7
- - Khu phố 7 gồm 10 tổ dân phố từ tổ 85, tổ 86, từ tổ 106 đến tổ 112 và tổ dân phố 121 với 334 hộ dân và 2.141 nhân khẩu. - Khu phố 8 gồm 6 tổ dân phố từ tổ 116 đến tổ 120 và tổ dân phố 114 với 244 hộ dân và 1.590 nhân khẩu. Trên địa bàn phường có những đường phố chính và các địa danh lịch sử đã ghi nhiều dấu ấn trên địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh. Trước tiên là các tuyến đường bao bọc xung quanh địa bàn phường. Đường Nguyễn Thị Minh Khai, có điểm xuất phát từ cầu Thị Nghè kéo dài đến ngã 6 Cộng Hòa, đoạn qua phường Nguyễn Cư Trinh từ ngã 4 đường Cống Quỳnh - Nguyễn Thị Minh Khai đến ngã 6 Cộng Hòa (bên số lẻ). Trên đoạn đường qua địa bàn phường có Trung ương Hội Chữ thập đỏ phía Nam, Hội Chữ thập đỏ thành phố và nhiều nhà sách, cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm cùng các cửa hàng buôn bán sầm uất. Đường Cống Quỳnh (bên số lẻ) nằm gọn trên địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh, bắt đầu từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Nguyễn Thị Minh Khai. Trên đoạn đường này có Trường Trung học cơ sở Chu Văn An, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, chợ Thái Bình, Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại đạo, Phòng 180 Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Chỉ huy Biên phòng thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. Đường Trần Hưng Đạo (bên số chẵn) chạy qua phường Nguyễn Cư Trinh, bắt đầu từ ngã 3 đường Trần Hưng Đạo đường Nguyễn Cư Trinh đến đường Nguyễn Văn Cừ. Trên đoạn đường này có trụ sở của Công an thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Khách sạn Pullman, Công ty cổ phần Truyền thông Thanh niên và cơ quan, các cửa hàng buôn bán của tư nhân. Đường Nguyễn Văn Cừ (bên số lẻ) là ranh giới giữa Quận 1 với Quận 5. Đường Nguyễn Văn Cừ đoạn qua phường Nguyễn Cư Trinh từ ngã 6 Cộng Hòa đến đường Trần Hưng Đạo. Trên đoạn đường này có trụ sở của Cơ quan Thường trực phía Nam của Bộ Công an và một số công ty, cửa hàng kinh doanh, buôn bán của tư nhân. Đường Phạm Viết Chánh, có điểm khởi đầu từ ngã 6 Cộng Hòa đến đường Cống Quỳnh. Trên đường Phạm Viết Chánh có trụ sở của Cơ quan Thường trực Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục Hậu cần - Kỹ thuật Bộ Công an, Trường Tiểu học Phan Văn Trị, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố và một số công ty, xí nghiệp và cửa hàng buôn bán vật tư, sửa chữa xe máy của tư nhân. Nằm giữa trung tâm phường Nguyễn Cư Trinh là đường Nguyễn Trãi. Đường Nguyễn Trãi xuất phát từ ngã 6 Phù Đổng Thiên Vương, Quận 1 chạy suốt đến Quận 5, nối với đường Hồng Bàng; đoạn qua địa bàn phường từ vòng xoay chợ Thái Bình đến đường Nguyễn Văn Cừ. Đường Nguyễn Trãi có các cơ quan: Cơ quan Thường trực phía Nam của Bộ Công an, Nhà khách Phương Nam, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận 1, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Cảnh sát Kinh 8
- tế Bộ Công an, Trường Trung học cơ sở Đức Trí, Trường Mầm non 20/10, Ban Chỉ huy quân sự phường, chùa Lâm Tế cùng nhiều công ty, xí nghiệp, văn phòng cho thuê của các doanh nghiệp tư nhân. Đường Trần Đình Xu là đường nối đường Nguyễn Trãi với đại lộ Võ Văn Kiệt, đoạn qua địa bàn phường từ đường Nguyễn Trãi đến đường Trần Hưng Đạo. Trên đoạn đường này có trụ sở Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, trụ sở Công an phường, Trường Mầm non Nguyễn Cư Trinh. Gắn với địa danh, tên gọi của phường là đường Nguyễn Cư Trinh. Đường Nguyễn Cư Trinh nối đường Trần Hưng Đạo với đường Nguyễn Trãi, là ranh giới giữa Phường 14 và Phường 15, Quận 1 (giai đoạn 1976 - 1989). Trên đường Nguyễn Cư Trinh có nhiều công ty, trụ sở làm việc của các cơ quan, các doanh nghiệp, như: Khách sạn Pullman, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các hộ kinh doanh buôn bán… Ngoài các đường chính đã nêu, trên địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh còn có đường nội bộ như đường Cao Bá Nhạ (nơi có cơ sở 2 của Bệnh viện quận 1), nối đường Cống Quỳnh với đường Trần Đình Xu; các đoạn đường ngắn, con hẻm trong các khu dân cư nối liền nhau tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn trên địa bàn phường. Trước 1975 Khu Mả Lạng (nay là Khu phố 8) thuộc phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, nằm lọt trong khu vực tứ giác Nguyễn Cư Trinh với các hẻm nối từ 3 con đường lớn: Hẻm số 245 đường Nguyễn Trãi, hẻm số 117 đường Cống Quỳnh và hẻm số 168 đường Nguyễn Cư Trinh. Trước năm 1975, khu Mả Lạng vốn là một nghĩa trang. Sau năm 1975, nghĩa trang này bị giải tỏa. Từ năm 1975 - 1982, khu Mả Lạng hình thành từ làn sóng người đi kinh tế mới trở lại thành phố, với khoảng 400 căn nhà tạm bợ, mỗi căn có diện tích khoảng 20m2. Trước năm 2000, khu Mả Lạng và khu Đồng Tiến nổi tiếng thành phố về tính phức tạp và là tụ điểm của các tệ nạn xã hội. Do không có việc làm nên nhiều người, nhất là trẻ em bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập và trở thành người buôn bán ma túy, những người canh phòng cho đối tượng buôn bán ma túy hoạt động. Trước tình hình đó, phường Nguyễn Cư Trinh đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận và sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng công an, tập trung nhiều biện pháp từng bước hạn chế, khắc phục và giải quyết dứt điểm khu chợ ma túy trên địa bàn. Phường đã tổ chức các chốt dân phòng canh gác chặt chẽ các đầu hẻm, kiên quyết ngăn chặn, kết hợp vận động những đối tượng nghiện đi cai nghiện tập trung theo chương trình của quận và thành phố; đồng thời bắt giữ những đối tượng buôn bán ma túy. Sau một thời gian, thành phố, quận và phường tập trung lực lượng chuyển hóa địa bàn Mả Lạng, mới ổn định được tình hình. Bây giờ, nạn buôn ma túy đã giảm hẳn, nhưng quận và phường vẫn luôn đề cao cảnh giác để không tái diễn tình trạng buôn bán chất gây nghiện. Từ năm 2000 thành phố đã có chủ trương giải tỏa, quy hoạch, chỉnh trang 9
- khu Mả Lạng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, dự án này chưa được thực hiện. Đến năm 2007, thành phố giao cho Tập đoàn Bitexco đầu tư để xây dựng khu vực này thành một khu phức hợp hiện đại, với diện tích gần 10 ha, bao gồm toàn bộ tứ giác đường Cống Quỳnh - đường Nguyễn Trãi - đường Trần Đình Xu - đường Nguyễn Cư Trinh. Dự án này nếu sớm được triển khai sẽ góp phần cải tạo cảnh quan trong khu vực và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. Dự kiến sau khi hoàn thành cụm công trình gồm: Trung tâm thương mại, dịch vụ giải trí, cao ốc văn phòng và khu căn hộ để ở, sẽ dành ưu tiên tái định cư cho một số hộ giải tỏa thuộc phạm vi dự án và tái định cư cho các dự án lân cận (1.383 hộ dân). Phường Nguyễn Cư Trinh có hệ thống đường giao thông rất thuận lợi. Đặc biệt, trên địa bàn phường có khá nhiều tuyến đường ngắn, chỉ nằm trong giới hạn địa bàn phường; có những con hẻm lớn, nối thông từ đường này qua đường khác; có một số hẻm rất đặc biệt, được hình thành do quá trình biến động về dân số, chạy vòng quanh, khép kín trong khu dân cư Mả Lạng để bảo đảm an ninh trật tự và quản lý hành chính. Vị trí địa lý tự nhiên đó cho thấy, phường Nguyễn Cư Trinh là địa bàn có quá trình đô thị hóa khá sớm và có cả những phát triển mới, được gắn liền với sự hình thành và phát triển trong tương lai. Đặc điểm đó có cả thuận lợi và khó khăn, phức tạp đan xen trong việc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh. Đây là cơ sở, thế mạnh để Đảng bộ và nhân dân phường Nguyễn Cư Trinh tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, hội nhập vào tiến trình phát triển chung của quận và thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. II. LƯỢC SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Theo sách “Gia Định Thành thông chí”1 của Trịnh Hoài Đức, thì địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 ngày nay gắn liền với lịch sử hơn 300 năm phát triển của thành phố Sài Gòn - Gia Định. Sài Gòn xưa gọi là Bến Nghé, vùng đất này được người Việt khai phá kéo dài từ Chợ Quán, Nguyễn Cư Trinh, Bà Chiểu... Thời kỳ đó, Sài Gòn là tên của vùng đô thị, được bảo vệ bởi các lũy Cầm Thảo (xây năm 1700), lũy Hoa Phong (xây năm 1731) và lũy Bán Bích (xây năm 1772). Đến năm 1778, vùng đất này có nhiều người Hoa chạy loạn từ cù lao Phố đến sinh sống bên bờ kênh Bến Nghé - Tàu Hủ (nay là khu vực Chợ Lớn), lập phố chợ thương mại, giao thương với người Trung Hoa, người Tây Dương, Nhật Bổn, thuyền buôn ra vào đông đảo, tấp nập. Trong khi đó, đại đa số cư dân người Việt sinh sống bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp. Từ năm 1801, khi Tả tướng quân Lê Văn Duyệt giữ chức Tổng trấn Gia Định thành, thì người Việt thực hiện nhiều công trình xây dựng mới, có công trình tiêu biểu như: Thành Bát Quái được mệnh danh là Gia Định kinh, nằm gọn trong địa bàn quận 1 ngày nay và thành Phụng được xây dựng vào năm 1836. Để cải tổ về quản lý hành chính, dân cư, chính quyền thời đó đã thành lập hàng loạt thôn (làng). Phần đất của phường Nguyễn Cư Trinh ngày nay thuộc thôn Nhơn Hòa, tổng Bình Trị, huyện Tân Bình. Tuy nhiên, thời kỳ Pháp thuộc, để thực hiện đô thị 1 Gia Định Thành thông chí, quyển Trung. 10
- hóa, người Pháp đã phá bỏ hết các thành, lũy để xây dựng những công trình kiến trúc tiêu biểu mang phong cách châu Âu. Theo đó, các thôn Nhơn Hòa, Nghĩa Hòa nói riêng và Sài Gòn - Bến Nghé nói chung được xây dựng nhiều công trình kiến trúc phục vụ cho việc cai trị và khai thác kinh tế. Ngoài việc xây dựng khu hành chính, người Pháp còn bắt phu xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, như đường phố, đường xe lửa, bến cảng... Tuy gắn liền với lịch sử hơn 300 năm, khởi đầu do các đời chúa Nguyễn đưa dân đi mở cõi, khẩn hoang vùng đất phương Nam, nhưng địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh xưa kia là một vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người miền Trung đến sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, khai phá đất hoang trồng rau, trồng lúa và nghề chài lưới ở ven kênh Bến Nghé, Tàu Hủ; người dân ở các vùng phụ cận chọn làm nghĩa địa (khu Mả Lạng). Cuối thế kỷ XVIII, sau khi Pháp chiếm thành Gia Định, chúng cho mở mang Sài Gòn đến các vùng Phú Nhuận, Gò Vấp, xây dựng hoàn chỉnh đô thị Sài Gòn, phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất ra nhiều sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Với những tòa nhà tráng lệ, các công trình đô thị, thông tin viễn thông, giao thông vận tải, nhất là các hoạt động lưu thông, thương mại, dịch vụ,… nên Sài Gòn thời đó được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, mà phần lớn được tập trung ở Quận 1 và một phần Quận 3. Từ năm 1955 đến năm 1975, Sài Gòn là thủ đô của chế độ ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ. Theo đó, một số công trình kiến trúc được xây mới hoặc tôn tạo lại như: Dinh Độc lập, Tổng nha Cảnh sát, Nha Cảnh sát Đô thành, thư viện, các ngân hàng, khách sạn cao tầng. Với mưu đồ phá hoại Hiệp định Genève, Mỹ thế chân Pháp, loại Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên cầm quyền và thành lập Đô thành Sài Gòn, gồm 8 quận hành chính. Quận Nhất và quận Nhì, ở vị trí trung tâm, nơi tập trung các cơ quan đầu não của chính quyền, như Phủ Tổng thống (Dinh Độc Lập), Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, trụ sở Quốc hội, Phủ Đặc ủy Tình báo, Tối cao Pháp viện, Đài Phát thanh… cùng sứ quán của nhiều nước. Năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh tổ chức lại đô thành Sài Gòn. Theo đó, quận Nhất có 3 phường là: Trần Quang Khải, Tự Đức và Bến Nghé; quận Nhì có 7 phường là: Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh, Huyện Sĩ, Nguyễn Cảnh Chân, Bùi Viện, Bến Thành và Nguyễn Cư Trinh. Sau ngày miền Nam giải phóng, chính quyền cách mạng giữ nguyên hiện trạng các đơn vị hành chính của thành phố và các địa phương để thực hiện việc quản lý nhân khẩu, hộ khẩu và các hoạt động của nhân dân. Theo đó, quận Nhất gồm 3 phường (Trần Quang Khải, Tự Đức và Bến Nghé) với 23 khóm, dân số 88.088 người. Quận Nhì có 7 phường (Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh, Huyện Sĩ, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Cảnh Chân, Bùi Viện và Bến Thành) với 34 khóm, dân số 164.270 người. Phường Nguyễn Cư Trinh khi đó gồm 5 khóm, dân số 22.481 người1. 1 Theo tài liệu “10 năm cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội quận 1 thành phố Hồ Chí Minh”. 11
- Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân quận 1, ghi rõ: Cuối năm 1975, Ủy ban nhân dân thành phố ra Chỉ thị 24/CT-UBND, chuyển đổi cơ chế hành chính từ 4 cấp còn 3 cấp. Thực hiện Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố, quận Nhất và quận Nhì đã tiến hành nhập khóm, chia phường. Quận Nhất từ 3 phường được chia thành 10 phường, theo thứ tự từ 1 đến 10. Quận Nhì từ 7 phường được chia làm 15 phường (từ 11 đến 25). Phường Nguyễn Cư Trinh chia thành 2 phường (14 và 15). Tháng 5 năm 1976, quận Nhất và quận Nhì sáp nhập thành Quận 1, phân giới hành chính giữ nguyên 25 phường (theo thứ tự từ 1 đến 25), với 884 tổ dân phố. Từ đó đến nay, tên gọi và địa giới của Quận 1 không thay đổi, nhưng cấp phường có 2 lần thay đổi. Tháng 8 năm 1982, Quận 1 thực hiện phương án quy hoạch lại địa giới hành chính cấp phường lần thứ nhất. Theo đó, Quận 1 sắp xếp lại từ 25 phường xuống còn 20 phường, với 105 khu phố, 1.200 tổ dân phố (giải thể 5 phường là: Phường 2, 5, 9, 16 và Phường 22). Thực hiện Quyết định số 184/HĐBT, ngày 28 tháng 12 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quận 1 tiếp tục phân chia lại địa giới hành chính cấp phường. Từ 20 phường được tổ chức lại thành 10 phường mới theo phương án cụ thể là: Sáp nhập các phường 1, 3, 4 thành phường Tân Định; Phường 6 và 7 sáp nhập thành phường Đa Kao; Phường 8 và 10 sáp nhập thành phường Bến Nghé; Phường 11 và 12 sáp nhập thành phường Bến Thành; Phường 13 và 17 sáp nhập thành phường Phạm Ngũ Lão, Phường 14 và 15 sáp nhập thành phường Nguyễn Cư Trinh; Phường 18 và 19 sáp nhập thành phường Nguyễn Thái Bình; Phường 20 đổi thành phường Cầu Ông Lãnh; Phường 21 và 23 sáp nhập thành phường Cô Giang; Phường 24 và 25 sáp nhập thành phường Cầu Kho. III. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, DÂN CƯ, VĂN HÓA VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Phường Nguyễn Cư Trinh là một trong những đơn vị hành chính có dân số đông của Quận 1. Phường có diện tích gần 0,77 km2, dân số 28.082 người1, mật độ dân cư lên tới 36.795 người/km2. Trong đó, người Kinh chiếm đại đa số, chỉ có 307 người thuộc các dân tộc khác2. Về kinh tế, trên địa bàn phường có rất ít doanh nghiệp lớn, chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, hoạt động ngành thương mại, dịch vụ, ăn uống có quy mô vừa và nhỏ. Trên địa bàn phường hiện có 1.501 cơ sở kinh doanh trong đó bao gồm 756 hộ kinh doanh và 745 doanh nghiệp với 162 cơ sở dịch vụ ăn uống; 10 khách sạn xếp hạng sao, trong đó có 02 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 01 trung tâm thương mại; 01 siêu thị; 07 cửa hàng tiện lợi; 70 cơ sở kinh doanh quần áo thời trang; 55 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 794 cơ sở các ngành nghề kinh doanh khác. Tọa lạc tại số 189C đường Cống Quỳnh phường Nguyễn Cư Trinh, Co.opmart Cống Quỳnh, là siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu thị Co.opmart, ra đời vào ngày 1 Số liệu năm 2010. 2 Gồm 290 người Hoa, 5 người Khơ-me, 4 người Thái và 8 người dân tộc khác. 12
- 9 tháng 2 năm 1996, đã giúp bà con nhân dân trong khu vực và nhân dân trong phường có nơi mua sắm đáng tin cậy. Về đặc điểm dân cư: Dân cư trên địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh phần đông là người lao động phổ thông, cán bộ, công chức, còn có nhiều gia đình cán bộ, sĩ quan lực lượng công an nhân dân, biên phòng, cán bộ đã nghỉ hưu, nghỉ công tác và người lao động một số cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn. Về văn hóa, giáo dục: Trước năm 1975, trên địa bàn phường có 4 trường cấp I và cấp II. Đó là: - Trường Hoàng Thụy Năm được xây dựng từ năm 1963, tọa lạc tại số 43 đường Phạm Viết Chánh. Năm 1975, trường được đổi tên là Trường cấp I-II Phan Văn Trị. Năm học 1983 - 1984, trường trở thành Trường cấp II Phan Văn Trị và từ năm học 1993 - 1994, trường chuyển thành Trường Tiểu học Phan Văn Trị cho đến nay. - Được thành lập từ những năm 1945 với tên gọi là Trường Cầu Kho, sau đó đổi tên thành Trường Tiểu học cộng đồng Trần Hưng Đạo, với 2 cổng: Số 81 đường Trần Đình Xu và 250 đường Trần Hưng Đạo. Sau giải phóng trường đổi tên là Trường Phổ thông cấp I Trần Hưng Đạo (1975 - 1978), rồi thành Trường Phổ thông cấp I - II Trần Hưng Đạo (1978 - 1994). Từ năm học 1994 - 1995 trường chính thức trở thành Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo cho đến nay. - Trường Trung học cơ sở Chu Văn An, số 115 đường Cống Quỳnh, được 13
- thành lập năm 1959, là một trường trung học tư thục lớn của Sài Gòn lúc bấy giờ với tên gọi là Trường Hưng Đạo. Từ một trường cấp I - II, Hưng Đạo đã lần lượt thay đổi để trở thành cấp II (năm 1977), cấp I - II (năm 1979) và chính thức mang tên Trường Trung học cơ sở Chu Văn An từ năm 1990. - Cuối năm 1953, Hội Nam Kỳ Đức Trí Thể dục quy tụ nhiều thành viên trí thức tiến bộ ở Sài Gòn xây dựng Trường nữ trung học tư thục Đức Trí tại số 273 đường Nguyễn Trãi, cách cổng chính Tổng nha Cảnh sát của chế độ cũ chưa đến 200m. Đây là trường nữ tư thục duy nhất tại Sài Gòn, khai giảng năm học đầu tiên vào tháng 9 - 1954 và là ngôi trường có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, có nhiều hoạt động bí mật trong cuộc đấu tranh chính trị - văn hóa - xã hội của giáo giới và phong trào sinh viên, học sinh Sài Gòn - Gia Định trong cuộc đấu tranh chống chế độ tay sai và sự chiếm đóng của Mỹ trên lãnh thổ Việt Nam. Năm 1976, trường đổi tên thành Trường Trung học cơ sở Đức Trí cho đến nay. Năm 1975, Trường Mẫu giáo Chim Con được thành lập tại số 122 đường Trần Đình Xu do cô Đào Thị Nhàn làm Hiệu trưởng. Năm 1998 trường đổi tên thành trường Mầm non Nguyễn Cư Trinh theo quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Ủy ban nhân dân quận 1 do cô Nguyễn Thị Bé Ba làm Hiệu trưởng. Từ khi được thành lập đến nay tập thể giáo viên, nhân viên của trường luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục các cháu, được phụ huynh tin tưởng. 14
- Ngày 20 tháng 10 năm 1975, Nhà trẻ 20/10 được thành lập tại số 385A đường Nguyễn Trãi do cô Võ Thị Sơn làm Chủ nhiệm. Năm 1998 được đổi tên thành trường Mầm non 20/10 theo quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Ủy ban nhân dân quận 1. Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân quận 1, Phòng Giáo dục - Đào tạo quận 1, trường được xây dựng mới thiết kế theo quy hoạch trường chuẩn và đưa vào hoạt động trong năm học 2003 - 2004 với diện tích sàn xây dựng 2616,22 m2. Tọa lạc tại địa chỉ 125 đường Cống Quỳnh phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh là trường Đại học chuyên đào tạo nhóm ngành sân khấu, điện ảnh và nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập vào ngày 17 tháng 10 năm 1976 với tên gọi là Trường Nghệ thuật Sân khấu 2 do Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Phan Thị Bích Hà làm Hiệu trưởng. Tháng 7 năm 1998, trường được xác nhập với trường Điện ảnh Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh thành Trường Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 2 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký đồng ý đề xuất nâng cấp trường thành Trường Sân khấu - Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Bộ Văn hóa thể thao và du lịch. Ngày 24 tháng 10 năm 2010, trường đã chính thức được xét duyệt nâng cấp lên thành Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh. 15
- Hiện nay, trên địa bàn phường có Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận 1, hai trường trung học cơ sở (Trường Trung học cơ sở Đức Trí, Trường Trung học cơ sở Chu Văn An), hai trường tiểu học (Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Trường Tiểu học Phan Văn Trị), hai trường mầm non (Trường Mầm non Nguyễn Cư Trinh, Trường Mầm non 20/10), Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, Rạp chiếu phim Megastar. Đây là điều kiện rất thuận lợi, đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, không chỉ cho nhân dân trên địa bàn phường mà còn hỗ trợ các phường kế cận. Về y tế, trên địa bàn phường có 4 bệnh viện (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố, Bệnh viện Quân y 264 của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Cơ sở 2 Bệnh viên quận 1) và Trung tâm Y tế phường để chữa trị các bệnh thông thường cũng như làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đặt tại số 30 đường Cống Quỳnh. Về tôn giáo, tín ngưỡng: Địa bàn phường có các cơ sở Phật giáo như Tịnh thất Giác Hạnh ở số 125/25 đường Cống Quỳnh, chùa Lâm Tế ở số 212A đường Nguyễn Trãi, chùa Long An ở số 106 đường Nguyễn Văn Cừ; các cơ sở Công giáo như Nhà thờ Đức bà Fatima ở số 212/1A đường Nguyễn Trãi, trụ sở Mến Thánh giá Thủ Thiêm ở số 122/14 đường Trần Đình Xu; các cơ sở đạo Cao Đài có Nam Thành Thánh thất ở số 124-126 đường Nguyễn Cư Trinh, Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo ở số 171B đường Cống Quỳnh; các cơ sở tín ngưỡng dân gian có đình Tân Hòa ở số 112 đường Nguyễn Văn Cừ, miếu Ngũ Hành ở số 277 đường Nguyễn Trãi, Vĩnh Hòa ngũ hành miếu ở số 24 Bis đường Cao Bá Nhạ. Phường 16
- Nguyễn Cư Trinh năm 2015 có 5.681 hộ dân, với 22.658 nhân khẩu, trong đó phần đông người dân thờ cúng ông bà tổ tiên. Đồng bào tín đồ các tôn giáo có 9.676 người (chiếm tỷ lệ 42.70%), đông nhất là Phật giáo với 7.660 người, Thiên Chúa giáo cũng là tôn giáo lớn ở phường với 1.836 người. Ngoài ra, phường còn có 100 người theo đạo Tin lành, 04 người theo đạo Hồi giáo và 96 người theo đạo Cao đài. Về an ninh, trật tự xã hội: Phường đã chuyển hóa được các tụ điểm ma túy (như khu Đồng Tiến, Mả Lạng, công viên Phong Châu…), tình hình an ninh chính trị ổn định, nhân dân phấn đấu làm việc và tích cực tham gia thực hiện các phong trào tại địa phương. Các hoạt động của địa phương đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ phường, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, sự điều hành quản lý của chính quyền, sự phối hợp nòng cốt của các tổ chức chính trị - xã hội. Hệ thống tổ chức chính trị của phường, về mặt chính quyền, phường có 8 khu phố và 122 tổ dân phố. Đảng bộ phường có 23 chi bộ trực thuộc (13 chi bộ khu khố, 06 chi bộ trường học, Chi bộ Cơ quan Ủy ban nhân dân phường, Chi bộ Công an, Chi bộ Quân sự, Chi bộ Doanh nghiệp) với 752 đảng viên đang sinh hoạt, trong đó có 03 đồng chí đã được nhận huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, 65 đồng chí đã được nhận huy hiệu 65 năm tuổi Đảng, 02 đồng chí đã được nhận huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, 10 đồng chí đã được nhận huy hiệu 55 năm tuổi Đảng, 53 đồng chí đã được nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, 47 đồng chí đã được nhận huy hiệu 45 năm tuổi Đảng và 44 đồng chí đã được nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Ngoài ra, có hơn 1.300 đảng viên đang sinh hoạt theo Qui định 76 - QĐ/TW, ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Bộ Chính trị về việc đảng viên đang công tác ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Bên cạnh đó, phường còn có các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân phường, Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi, Hội Khuyến học. Phường Nguyễn Cư Trinh vinh dự có 08 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, 180 gia đình liệt sĩ, 97 thương binh, 12 bệnh binh, 11 gia đình có công cách mạng, 30 trường hợp nhiễm chất độc hóa học. Đó là những gia đình, những người con ưu tú đã cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc. Hội đồng nhân dân phường, được tổ chức với 29 đại biểu được bầu nhiệm kỳ 2016 - 2021. Theo quy chế chung cơ cấu Hội đồng nhân dân phường gồm: Thường trực Hội đồng nhân dân (Chủ tịch và Phó Chủ tịch), 02 Ban: Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội (mỗi Ban có 01 trưởng ban, 01 phó trưởng ban và 03 ủy viên), được chia thành 08 tổ đại biểu theo 8 khu phố. Theo luật định, Hội đồng nhân dân phường Nguyễn Cư Trinh đã tiến hành các kỳ họp định kỳ đúng thời gian quy định, tập trung vào các vấn đề trọng tâm, trọng điểm diễn ra trên địa bàn và thực hiện công tác giám sát. Như vậy, đến năm 1989, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 gồm toàn bộ Phường 14 và 15, tức là trở lại tên gọi và địa danh như trước và sau ngày giải 17
- phóng thành phố. Cũng từ đó, phường Nguyễn Cư Trinh là một trong 10 phường của Quận 1, có vị trí địa lý, cơ cấu hành chính ổn định. Đảng bộ và nhân dân trong phường luôn đoàn kết, tin tưởng, chấp hành nghiêm túc và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của các cấp, tích cực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giữ vững quốc phòng, an ninh góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của Quận 1 và thành phố. Có thể thấy rằng, quá trình hình thành và phát triển, phường Nguyễn Cư Trinh có nhiều dấu mốc quan trọng, có sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống vật chất, văn hóa qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. 18
- Chương II TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN VÙNG NGUYỄN CƯ TRINH TỪ KHI CÓ ĐẢNG LÃNH ĐẠO (1930 - 1975) Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân phường Nguyễn Cư Trinh gắn liền với phong trào cách mạng của nhân dân Sài Gòn - Gia Định. Ngay từ năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và phất cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ trên cả nước, các tầng lớp nhân dân Sài Gòn - Gia Định nói chung và nhân dân vùng Nguyễn Cư Trinh nói riêng đã xuống đường đấu tranh bằng nhiều hình thức vừa công khai, vừa bí mật. Nhân dân vùng Nguyễn Cư Trinh không sợ hy sinh gian khổ, luôn tin tưởng và tích cực tham gia phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng. Khi cuộc đấu tranh cách mạng bước vào giai đoạn tổng tiến công, tổng công kích, thì nhân dân vùng Nguyễn Cư Trinh đã phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương nổi dậy giành chính quyền, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. I. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VÙNG NGUYỄN CƯ TRINH TỪ KHI CÓ ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1930 - 1945) Trong tình hình tổ chức lãnh đạo đấu tranh còn phân tán, việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03 tháng 02 năm 1930 từ sự hợp nhất của ba tổ chức cộng sản ở ba miền do Nguyễn Ái Quốc chủ trì là một bước ngoặt của phong trào cách mạng Việt Nam. Tại Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, phong trào công nhân lao động bùng lên mạnh mẽ, các cuộc bãi công, đình công của công nhân Trường Tiền, Nhà đèn Chợ Quán, công nhân hãng dầu Socony (Nhà Bè) công nhân Ba Son... Lần đầu tiên, nhân dân lao động Sài Gòn kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5 năm 1930 (trước bị cấm triệt để) bằng những cuộc biểu tình, mít tinh, tuần hành ở một số nơi với cờ búa liềm, băng rôn, khẩu hiệu... Nhiều cuộc đấu tranh ở nội thành đã phối hợp với nhiều xã ở nông thôn ngoại thành và các tỉnh lân cận. Sau cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (tháng 9 năm 1930), phong trào các nơi, trong đó có phong trào của thành phố Sài Gòn - Gia Định bị khủng bố mạnh nên đã tạm lắng. Dưới dự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định nói chung và nhân dân quận 1 nói riêng, bước vào cuộc đấu tranh mới, sôi nổi, rầm rộ, quyết liệt chống ách thống trị, áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến, địa chủ tay sai, tạo nên một cao trào cách mạng trong những năm 1930 đến 1931. Từ những tháng đầu năm 1930 đến năm 1931, hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị, học sinh, tiểu thương liên tiếp nổ ra trong cả nước, đỉnh cao nhất là Xô viết Nghệ Tĩnh. Tại thành phố và Quận 1, các cuộc đấu tranh nổ ra rầm rộ trong các ngày lễ 19
- kỷ niệm: Quốc tế lao động (ngày 1 tháng 5) ngày Quốc tế phụ nữ (ngày 8 tháng 3), ngày chống chiến tranh đế quốc (ngày 18 tháng 3), Công xã Pa-ri (ngày 18 tháng 3), ngày sinh các lãnh tụ của giai cấp vô sản và Cách mạng Tháng Mười Nga, ủng hộ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Vào những dịp này, khắp nơi trong thành phố xuất hiện truyền đơn, biểu ngữ, cờ đỏ búa liềm, từ đường phố, chợ, bến xe, trường học, trại lính đến đường làng, ruộng lúa, cây cao, cột điện... đâu đâu cũng xuất hiện những biểu tượng cách mạng. Kẻ địch bị động, lúng túng đối phó, mở nhiều cuộc lùng sục liên miên nhưng vô hiệu quả. Các giới đồng bào càng tin tưởng hơn vào sức mạnh của cách mạng, đồng tình, ủng hộ các mục tiêu đấu tranh do Đảng đề ra. Ngày 4 tháng 6 năm 1930, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Gia Định, nhân dân trên địa bàn quận 1, trong đó có nhân dân vùng Nguyễn Cư Trinh ngày nay cùng nhân dân vùng Gò Vấp, Hóc Môn (tỉnh Gia Định) và nhân dân vùng Đức Hòa, Bến Lức, Bà Hom (tỉnh Chợ Lớn) biểu tình tuần hành ở Hóc Môn, Hà Hom và Đức Hòa1 với khẩu hiệu “Đả đảo khủng bố trắng”, “Giảm tô, giảm thuế cho nông dân”. Đây là cuộc đấu tranh biểu dương lực lượng lớn nhất của nhân dân Gia Định, Chợ Lớn kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Sau phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, địch ra sức khủng bố trắng, nhiều cơ sở bị vỡ, bị tổn thất, phong trào tạm lắng. Từ năm 1932 - 1938, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân địa bàn thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn đã có sự phát triển về quy mô, tính chất so với trước. Trong đó, quần chúng nhân dân vùng Nguyễn Cư Trinh đã tích cực hưởng ứng các phong trào đấu tranh chung của nhân dân thành phố. Năm 1939, phát xít Đức phát động cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Pháp nhân cơ hội đó cấm Mặt trận Bình dân ở Pháp hoạt động, đàn áp khốc liệt phong trào ở thuộc địa. Tuy nhiên, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương kéo dài hơn 3 năm (1936 - 1939) là một cuộc vận động rộng lớn chưa từng có, là tiền đề cho cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940 và báo trước cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 giành toàn bộ chính quyền về tay Việt Minh. Trước tình hình quốc tế và trong nước có nhiều chuyển biến hết sức nhanh chóng và phức tạp, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI họp tại Hóc Môn - Bà Điểm (Gia Định), từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 1939. Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và lực lượng tay sai để giải phóng dân tộc. Hội nghị quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Tại Sài Gòn, Thành ủy đã được củng cố do đồng chí Nguyễn Như Hạnh làm Bí thư. Thực hiện Nghị quyết của Xứ ủy, Thành ủy đã chỉ đạo lập Ban quân sự, các đội vũ trang, tích cực chuẩn bị vũ khí, đẩy mạnh công tác binh vận sẵn sàng cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Theo sự phân công của Xứ ủy, đồng chí Tạ Uyên - Bí thư Xứ ủy kiêm luôn nhiệm vụ Trưởng ban khởi nghĩa Sài Gòn - Chợ Lớn. 1 Lịch sử Đảng bộ tỉnh Long An (1930 - 2000), Nhà xuất bản Quân đội. Tr.12 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Túc Duyên (1946-2016): Phần 2
163 p | 6 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Thịnh Đán (1946-2017): Phần 2
140 p | 8 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Yên Thịnh (1981-2000): Phần 2 (Tập 1)
196 p | 4 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Lương Sơn (1946 - 2016): Phần 2
154 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Duyên Hải (1959-2019): Phần 1
68 p | 5 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Đồng Tiến (1947-2017): Phần 2
144 p | 7 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Quan Triều (1947-2014): Phần 1
100 p | 7 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Phú Xá (1981-2015): Phần 1
140 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Lương Châu (1985-2015): Phần 2
130 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Phú Xá (1981-2015): Phần 2
158 p | 7 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Lương Sơn (1946 - 2016): Phần 1
118 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nam Cường (1945-2020): Phần 2 (Tập 1)
65 p | 4 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nam Cường (1945-2020): Phần 1 (Tập 1)
36 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Yên Thịnh (1981-2000): Phần 1 (Tập 1)
25 p | 4 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Bãi Bông (1976-2018): Phần 2
70 p | 14 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Bách Quang (1946-2019): Phần 2
134 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Bách Quang (1946-2019): Phần 1
106 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Đồng Tiến (1947-2017): Phần 1
176 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn