Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hiền (1930-2015): Phần 2
lượt xem 3
download
Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hiền (1930-2015): Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Vinh hiền kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975); đảng bộ xã vinh hiền lãnh đạo nhân dân xây dựng, đổi mới quê hương (1976 – 2015). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hiền (1930-2015): Phần 2
- Chương 4 VINH HIỀN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975) 4.1. Đấu tranh chính trị đòi đế quốc Mỹ - chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Geneve, chống “tố cộng”, “diệt cộng” để bảo vệ và giữ gìn lực lượng cách mạng (1954 - 1959) 4.1.1. Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn thiết lập sự thống trị và đàn áp phong trào cách mạng Vinh Hiền Theo nội dung Hiệp định Geneve (21-7-1954), Việt Nam tạm thời chia thành hai miền Nam, Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, sau 2 năm sẽ thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, trước và ngay sau khi hiệp định Geneve về Đông Dương được ký kết, đế quốc Mỹ đã có những hành động để từng bước thay thế thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam. Ngày 7-7-1954, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ tướng lập và lập nội các bù nhìn thân Mỹ ở miền Nam. Sau ngày Hiệp định được ký kết (21-7-1954), Mỹ và chính quyền Sài Gòn ráo riết thực hiện âm mưu tiêu diệt phong trào yêu nước - cách mạng của nhân dân ta, chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, dùng miền Nam làm bàn đạp tiến công miền Bắc, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan tràn xuống Đông Nam Á, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác1. Tháng 11-1954, Mỹ cử tướng L.Colins sang làm đại sứ ở Sài Gòn. Colins đề ra kế hoạch 6 điểm: Bảo trợ chính quyền Ngô Đình Diệm. Viện trợ thẳng cho chính phủ Sài Gòn; xây dựng quân đội miền Nam gồm 15 vạn người do Mỹ trang bị, huấn luyện; bầu cử quốc hội ở miền Nam, hợp 1 Kiều Tam Nguyên, Chiến trường Trị Thiên – Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng, NXB Thuận Hóa, Huế, 1985, tr.24. 118
- pháp hóa chính quyền Sài Gòn; định cư cho số người công giáo miền Bắc di cư vào Nam và vạch kế hoạch cải cách điền địa; thay đổi chế độ thuế khóa, dành ưu tiên cho hàng hóa Mỹ ở miền Nam; đào tạo cán bộ hành chính1. Kế hoạch này được Mỹ và chính quyền Diệm ra sức thực thi với những biện pháp cụ thể trên nhiều lĩnh vực, nhằm biến miền Nam Việt Nam thành một quốc gia có hệ chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa riêng… Sau khi đã có lực lượng vững mạnh và kiểm soát được miền Nam, Mỹ và chính quyền Diệm phát động chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” trên quy mô lớn với những thủ đoạn hết sức tàn ác, thâm độc. Chính quyền Ngô Đình Diệm cho tổ chức hàng loạt cuộc vây bắt, tàn sát, khủng bố, cưỡng bức, hãm hại những người kháng chiến cũ, những người đòi thi hành hiệp định Geneve, những người yêu nước, những người cách mạng hoặc bị tình nghi với khẩu hiệu “tiêu diệt cán bộ nằm vùng, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa cộng sản”, “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Nhà tù, “trại cải huấn” mọc lên khắp nơi... Những thủ đoạn và hành động điên cuồng đó của bộ máy chính quyền Diệm đã gây tổn thất hết sức to lớn, nặng nề cho cách mạng miền Nam. Đến cuối năm 1958, trên toàn miền Nam, “Mỹ - Diệm đã giết hại khoảng 68.800 cán bộ, đảng viên, bắt giam 466.000 người và tra tấn thành thương tật 680.000 người2”. Tỉnh Thừa Thiên có Huế là trung tâm chính trị thứ hai ở miền Nam sau Sài Gòn, tiếp giáp với miền Bắc. Vì vậy, ngoài bộ máy ngụy quyền tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế, chính quyền Ngô Đình Diệm còn thiết lập ở Huế một bộ máy cai trị cấp miền (gồm các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên). Ngoài ra, anh ruột Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Thục giữ chức Tổng giám mục địa phận Huế. Có thể nói Huế là “một triều đình thứ hai” sau Sài Gòn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ngô Đình Cẩn. Được Ngô Đình Cẩn hỗ trợ đắc lực, chính quyền Ngô Đình Diệm đã triển khai chính sách “tố cộng, diệt cộng” ở Thừa Thiên Huế hết sức ác liệt nhằm tiêu diệt tận gốc mầm mống cách mạng trong nhân dân. 1 Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo Dục, 2001, tr.155-156. 2 Trần Bá Đệ (chủ biên) – Lê Cung, Giáo trình Lịch sử Việt Nam, tập 7 (1954 – 1975), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007, tr.61. 119
- Tính đến năm 1959, cả tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ còn lại 105 đảng viên1. Riêng huyện Phú Lộc, từ đầu năm 1955, Đảng bộ Phú Lộc có 10 xã ủy, 68 Chi bộ với 417 đảng viên, nhưng đến cuối năm 1959, Đảng bộ chỉ còn 23 đồng chí. Sau chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” mở màn thí điểm ở Thế Lộc, nhiều xã ủy, chi ủy bị tan rã. Xã ủy Mỹ Lộc từ giữa năm 1955 đến 5-11-1955 đã hy sinh tất cả các xã ủy viên2. Đối với Vinh Hiền, mảnh đất vốn có truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu nước lâu đời. Ngay trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Vinh Hiền - nơi án ngữ cửa biển Tư Hiền – là một trong những địa bàn chiến lược đặt biệt quan trọng về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng của khu III nói riêng và phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Sau khi hất cẳng Pháp để chiếm lấy miền Nam Việt Nam, chính quyền Mỹ và Ngô Đình Diệm tiếp tục xem Vinh Hiền là một địa bàn quan trọng cần phải nhanh chóng bình định. Để kiện toàn bộ máy chính quyền thôn xã và dễ kiểm soát các địa phương, địch cho giải tán các thôn, xã cũ để thành lập xã mới. Năm 1958, theo sự phân chia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, các làng Vinh Hoà, Phụ An, Đông Am, Đông Dương, Tăng Sà, Hà Am (Hà Đông) và Miêu Nha hợp thành xã Vinh Hiền. Nếu như địa bàn Vinh Hưng được chính quyền Mỹ - Diệm chọn làm nơi đặt trung tâm hành chính của quận Vinh Lộc, thì Vinh Hiền (thuộc quận Vinh Lộc) - nơi có vị trí chiến lược quan trọng: Phía Bắc giáp hai xã Vinh Giang và Vinh Hải, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam và phía Tây giáp đầm Cầu Hai, rộng khoảng 11.200 ha, lại thông với biển Đông qua cửa biển Tư Hiền, đã được chính quyền Sài Gòn chọn làm nơi xây dựng một căn cứ quân sự mạnh. Đồn Hải Thuyền được xây dựng thành một cứ điểm 1 Tư liệu nhân chứng – Lời kể của ông Hoàng Anh Đề (tức Nam Đề), giữ chức vụ Trung đội phó thuộc Đại đội II (Phú Lộc) trong các năm 1961, 1962, về sau có giữ chức Huyện đội trưởng huyện Phú Lộc. 2 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lộc, Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1930 – 1975), NXB Chính trị Quốc gia, tr.194-195. 120
- quân sự mạnh nhằm làm bàn đạp bình định, tấn công và khống chế 3 khu vực: vùng đầm phá Cầu Hai rộng lớn, vùng phía Nam cửa Tư Hiền và khu III. Việc địch đóng đồn bốt quân sự ở địa bàn Vinh Hiền không chỉ tác động lớn đến phong trào đấu tranh, cách mạng của cán bộ và nhân dân xã nhà mà còn gây khó khăn, trở ngại, nguy hiểm cho cán bộ, chiến sĩ hoạt động trên địa bàn Vinh Hiền- Khu 3 và các địa bàn Khu 1 và Khu 2 của huyện Phú Lộc. Để bình định được phong trào đấu tranh cách mạng trên toàn địa bàn khu III, trước hết địch phải “dẹp yên” được phong trào ngay trên chính vùng đất Vinh Hiền – nơi được xem là “sân sau” của địch. Ngay trong năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xua quân bắt dân làng xé bỏ lá cờ đỏ sao vàng, mở đầu chiến dịch "Tố cộng, diệt cộng" của chính quyền Sài Gòn ở khu III. Trong vòng hai năm (1955 – 1956), xã Vinh Hiền hứng chịu nhiều đợt hành quân liên tiếp, chà đi xát lại, quyết biến nơi đây thành “vùng trắng” và lấy đó làm cơ sở để mở rộng chiến dịch sang các địa bàn lân cận, mà trọng điểm là các xã Vinh Giang, Vinh Hải và Vinh Mỹ. Chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” là chính sách của Ngô Đình Diệm khi còn là Thủ Tướng, được thi hành từ 1954, và kéo dài trong nhiều năm sau khi Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống. Chiếu theo Điều 7 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 thì "những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với nguyên tắc ghi trong Hiến pháp 1" nên chính phủ càng dựa vào đó bắt giam những người tình nghi là Việt Minh hoặc hợp tác với cộng sản và tùy ý xét xử. Đợt 1, tháng 3-1955, địch thống kê các đối tượng cán bộ, đảng viên, gia đình có người đi tập kết, gia đình cơ sở cách mạng để có đối sách phân biệt, đối xử. Sau đó, địch tập trung nhân dân trong xã Vinh Hiền đến các đình làng Phụ An, Vinh Hòa, Đông Am…để học tập. Các “bài giảng” có 1 The Vietnam Center and Archive, Texas University, Lubbock, TX.79409, trang 70-71. 121
- các nội dung tập trung vào việc ca ngợi Đảng Cần Lao, Chủ nghĩa Nhân vị, ca ngợi chế độ Cộng hòa và cha đẻ nó – Ngô Đình Diệm; nói xấu chủ nghĩa Mác – Lê Nin, nói xấu các vị lãnh đạo kháng chiến, nói xấu Đảng Cộng sản và Bác Hồ... Qua đợt học tập địch có cơ sở để phân loại thái độ của cán bộ, của nhân dân để có biện pháp tấn công từng đối tượng. Mặt khác, chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức tuyên truyền chế độ ‘khoan hồng”, phát động tự thú, tự khai, tự báo. Sau khi đã phân loại nhân dân, có trong tay danh sách cán bộ, đảng viên của Thế Lộc (lúc này Vinh Hiền thuộc Thế Lộc), địch tiến hành bắt bớ, giam giữ, tra tấn và làm nhục họ; thâm độc hơn chúng còn bắt cán bộ, đảng viên tuyên bố li khai Đảng, giao việc cho đối tượng nhằm gây nghi ngờ lẫn nhau trong nội bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua các đợt tuyên truyền kết hợp vũ lực, đàn áp của chính quyền cơ sở Ngô Đình Diệm, một bộ phần cư dân xã nhà đã bị lung lạc và tham gia vào các đơn vị lính nghĩa quân của địch. Đợt 2 của chiến dịch, quân đồn trú ở đồn trú ở Vinh Hiền được sự yểm trợ của hỏa lực tấn công từ phía nam, từ cửa Tư Hiền lên Vinh Giang, Vinh Mỹ, trong khi đó quân địch đóng ở quận Vinh Lộc (Vinh Hưng) càn quét từ phía bắc xuống. Chính lực lượng của địch ở Vinh Hiền là một trong hai đơn vị chủ lực trong những đợt tấn công càn quét của chiến dịch tố cộng, diệt cộng của chúng ở khu III, Phú Lộc. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã thiết lập ở mỗi xã, bao gồm cả Vinh Hiền ban “tố cộng” với mạng lưới gián điệp, mật thám dày đặc, với những khẩu hiệu “thà giết oan một trăm người còn hơn bỏ sót một tên cộng sản”, hay “nhổ tận gốc, trốc tận rễ”. Địch còn bắt nhân dân ta thực hiện chính sách “ba không”: “Không tiếp tế cho cộng sản”, “không che dấu cộng sản” và “không liên hệ với cộng sản”. Đồng thời, chính quyền Diệm kết hợp với việc tăng cường đàn áp theo phương châm: “Dùng cộng diệt cộng, dùng dân phá dân, nhổ cỏ tận gốc, tát nước bày cá, khuấy nước đọng bùn 1.” 1 Trích “Truyền thống xây dựng, công tác, chiến đấu và trưởng thành Đại đội 3, Huyện đội Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” (bản chép tay). 122
- Qua hai đợt càn quét, phong trào cách mạng ở Vinh Hiền tạm thời lắng xuống, các gia đình có cảm tình với cách mạng, hay trước đây là cơ sở nuôi dấu cách mạng như gia đình bà Phạm Thị Nga (Hiền Vân), Hà Thị Trừng (Hiền Hòa), gia đình ông Nguyễn Thể (Hiền Hòa), gia đình ông bà Quả (chợ Vinh Hiền), gia đình bà Trần Thị Hiệp (Đông Dương), gia đình bà Nguyễn Thị Thuận (Hiền An), gia đình ông Phan Đảng (Hiền An), gia đình bà Nguyễn Thị Duyên (Hiền An), gia đình ông Nguyễn On (Đông Am),1..., tạm thời chuyển sang “ẩn dật”, chờ thời cơ. Đợt 3 diễn ra từ cuối năm 1957 đến năm 1959, hướng tập trung chủ yếu vào vùng chúng nghi ở đó còn lực lượng cách mạng, có cơ sở mới gây dựng. Năm 1957, Ngô Đình Cẩn đưa một đại đội võ sinh về đóng ở Vinh Hiền nhằm nghiên cứu tình hình. Sau ba tháng tìm hiểu, điều tra chúng bắt 40 cán bộ, đảng viên, lên nhốt ở Tòa Khâm (Huế) để học tập tố cộng. Sau đó, Ngô Đình Cẩn cho tập trung nhân dân trong xã Thế Lộc ở sân nhà ông Lê Cảnh để cho những tên phản bội đó nhận diện, tố cáo2. Một số tên phản bội li khai đảng, đã đứng ra làm cái việc nhục nhã là xé cờ Đảng 3. Sau đợt “đấu tố” này, xã ủy Thế Lộc bị tổn thất nặng nề. Đến tháng 5 năm 1959, “Diệm ban hành đạo luật 10-59, thiết lập các Tòa Án Quân Sự để đi săn lùng Cộng sản ở Nam Việt Nam. Những Tòa Án này không đếm xỉa gì tới công lý, và Đạo luật 10-59 đã được áp dụng một cách tàn bạo… Chế độ Diệm là chế độ phi dân chủ, tham nhũng và cực đoan ngay từ đầu4”. Đối với những gia đình bị nghi ngờ là có liên hệ với cộng sản thì chính quyền Ngô Đình Diệm dùng cát, vôi bột rải ở lối đi của những gia đình này để tìm chứng cứ kết tội. Mặt khác, địch còn lập ra “ngũ gia liên bảo”, “thập gia liên bảo” là những hình thức tập hợp nhóm gia đình 1 Theo hồ sơ, huân, huy chương của những người có công với cách mạng của xã Vinh Hiền. 2 Đào Phương, Bước đầu tìm hiểu lịch sử - văn hóa – xã hội xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc, tỉnh Bình Trị Thiên, KLTN, 1988, tr. 150 và Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lộc, Sđd, 191. 3 Tư liệu nhân chứng – Lời kể của ông Lê Hồng Khanh (68 tuổi) – Phó Bí thư Xã ủy xã Thế Lộc 1967, Thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban tổ chức Huyện ủy Phú Lộc (1974 – 1978). 4 Theo Chương 4 trong tài liệu “Diem and The Republic Of Vietnam (1955-1960)” [xem link http://www.sparknotes.com/history/american/vietnamwar/section4.rhtml ]. 123
- từ 5 đến 10 hộ, dưới sự chỉ huy của liên gia trưởng- những người thuộc Đảng Cần lao, để theo dõi chặt chẽ các gia đình cơ sở cách mạng, đồng thời để các gia đình khống chế lẫn nhau, gây li tán, phá hoại tình thân hữu xóm giềng. Thâm độc hơn, chính quyền họ Ngô đã đưa mô hình diệt cộng mà Mỹ đã áp dụng ở Philippin vào thử nghiệm ở Khu III dưới tên gọi là chính sách “3 cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng làm, với mục đích bám sát tình hình để tăng cường hiệu quả kiểm soát, chống cộng, diệt cộng1… Từ việc tổ chức các lớp học tố cộng, tẩy não, xuyên tạc kháng chiến, lập trại giam, tra tấn, nhục hình tại xã, đến việc bắt dân, bắt cả cha mẹ, vợ chồng anh em đi tố giác lẫn nhau hoặc công khai hoặc qua hòm thư mật, đã gây ra tình cảnh “nồi da xáo thịt”, anh đi tố em, vợ đi tố chồng, con đi tố cha làm cho không ai tin tưởng nhau, người quen gặp nhau ngoài đường cũng không dám chào. Sau năm 1954, một số đồng chí được phân công ở lại Khu III, Thế Lộc để hoạt động như: Phan Thê, Hoàng Luyến, Hoàng Xứng, Trương Súy, Trần Sơn, Trần Hỷ... Nhiều đồng chí về sau nhiều người bị địch trực tiếp hay gián tiếp bức hại. Cơ sở cách mạng và chi bộ Thế Lộc chịu nhiều tổn thất.. Các chiến dịch đánh phá với nhiều thủ đoạn thâm độc của địch từ 1955 đến 1957, đã làm phong trào cách mạng của xã Thế Lộc nói chung và Vinh Hiền nói riêng bị tổn thất nặng nề. Trong đó, Vinh Hiền gần như bị biến thành “vùng trắng” đối với cách mạng. Vì thế, việc gây dựng lại phong trào cách mạng ở trên địa bàn Vinh Hiền đòi hỏi sự giúp đỡ tận tình của nhân dân Vinh Hiền, cũng như tinh thần anh dũng và kiên cường hơn người của các cán bộ, chiến sĩ trong chi bộ Thế Lộc. 1 Tư liệu nhân chứng – Lời kể của ông Dương Thanh Sinh (sinh năm 1935) – Bí thư xã ủy Thế Lộc 1967, Phụ trách chỉ đạo khu III 1971-1975 và Lời kể của ông Nguyễn Câu (73 tuổi) – Bí thư xã ủy Thế Lộc 1971-1975. 124
- 4.1.2. Chi bộ Đảng lãnh đạo nhân dân Vinh Hiền đấu tranh chính trị đòi đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Geneve, chống “tố cộng”, “diệt cộng” để bảo vệ và giữ gìn lực lượng cách mạng (1954 - 1959) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu mở rộng (khoá II) họp từ ngày 15 đến ngày 17-7-1954 quyết định phương châm sách lược đấu tranh của ta trong giai đoạn mới là chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp, dựa trên cơ sở những thắng lợi đã đạt được mà phấn đấu để thực hiện hoà bình ở Đông Dương, phá tan âm mưu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương củng cố hoà bình và thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc. Khẩu hiệu hiện nay là: Hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ1. Về cách mạng miền Nam, Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9-1954 nêu rõ: Đế quốc Mỹ và tay sai đang mưu tính, phá hoại Hiệp định Geneve nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Nhiệm vụ của Đảng ở miền Nam trong giai đoạn mới là: "lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ,... cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập. Đồng thời phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống những hành động khủng bố, đàn áp, phá cơ sở của ta, bắt bớ cán bộ ta và quần chúng cách mạng...2". Để quán triệt chủ trương của Đảng, ngày 26-8-1954, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế triệu tập hội nghị tại chiến khu Hòa Mỹ đã yêu cầu các chi bộ Đảng phải tinh gọn tổ chức, tổ chức chi bộ nhỏ, chuyển hoạt động công khai sang bí mật, thực hiện thu giấu vũ khí, phân tán cán bộ để tạo cơ sở cho phong trào sau này, thực hiện đấu tranh chính trị hòa bình. 1 Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu mở rộng (khoá II) họp từ ngày 15 đến ngày 17-7-1954. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.15, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 308. 125
- Sau hội nghị Tỉnh ủy, Huyện ủy Phú Lộc cũng triệu tập hội nghị vào ngày 02-9-1954 ở Mỹ Á (Vinh Hải), đồng thời nêu nhiệm vụ cho các chi bộ Đảng ở các xã, trong đó có Vinh Hiền phải chuyển hướng lãnh đạo từ vũ trang sang bí mật, củng cố chi bộ Đảng, vận động nhân dân căn cứ vào tính pháp lí của Hiệp định Geneve để đấu tranh đòi hòa bình, dân sinh, dân chủ và thống nhất đất nước. Những chủ trương trên nhanh chóng được đưa về các địa phương và được quán triệt rộng rãi đến cán bộ, đảng viên. Lúc bấy giờ, Vinh Hiền thuộc xã Thế Lộc (gồm Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Hiền; phía ta vẫn giữ nguyên đơn vị hành chính này), Xã ủy Thế Lộc gồm có ông Hoàng Xứng (tức Đồng, Bí thư), ông Phan Thê (Phó Bí thư), ông Trần Sơn và bà Nguyễn Thị Lan (tức Yến, ủy viên). Theo ông Lê Sáu (tức Nguyễn Tích): “Đến năm 1955, xã Thế Lộc có 10 chi bộ với 59 đảng viên 1”. Song song với việc kiện toàn lại bộ máy chi bộ ở các thôn, những cán bộ, đảng viên Thế Lộc đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức quần chúng. Những người đã bị lộ thì nằm im hoặc hoạt động bí mật, những người ít hoạt động thì đề nghị thôi sinh hoạt Đảng. Trong thời gian này, chi bộ Đảng xã Thế Lộc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của bí thư Hoàng Xứng, quán triệt chủ trưởng của cấp trên và trực tiếp lãnh đạo nhân dân Vinh Hiền đấu tranh chống lại âm mưu và thủ đoạn của địch trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.Trước âm mưu và thủ đoạn của địch, trước mắt chi bộ lãnh đạo nhân dân tập trung đấu tranh đòi: - Đắp cửa Thuận An để phục vụ sản xuất của dân, - Chống bắt phu bắt lính, - Hiệp thương tổng tuyển cử, thực thi cứu đói, thực hiện dân sinh, dân chủ, tự do đi lại, tự do làm ăn. Vinh Hiền là địa bàn đóng quân trọng điểm của địch ở Khu III, nên số 1 Tư liệu nhân chứng – Lời kể của ông Lê Sáu (tức Nguyễn Tích), đã dẫn. Tài liệu do ông Phan Văn Bằng (tức Đặng Minh Hường) cung cấp, cũng cho ta con số giống với số liệu mà ông Sáu nêu ra (tổ chức đảng xã Thế Lộc có 10 chi bộ với 59 đảng viên). 126
- lượng thanh niên bị bắt phải đi lính nhiều hơn các xã lân cận. Kể cả khi đã kí Hiệp định Geneve, hòa bình đã được lập lại nhưng để thực hiện mục đích xây dựng chính quyền riêng ở miền Nam Việt Nam và chia cắt đất nước lâu dài, địch vẫn tiến hành chiêu tập hoặc bắt lính tập trung về đồn Vinh Hòa. Vì thế, đông đảo nhân dân các xã khu III rất phẫn uất khi chồng, con, anh, em mình vẫn bị bắt đi lính. Các đảng viên trung kiên trong Chi bộ ở xã Thế Lộc đã vận động nhân dân trên địa bàn mà trực tiếp là bà con Vinh Hiền đấu tranh chống bắt lính, giải ngũ cho trai tráng xã nhà. Đông đảo đồng bào Vinh Hiền, kết hợp với nhân dân các xã xung quanh với gậy gộc đã tham gia biểu tình, kéo về đồn Vinh Hòa, phong tỏa các giếng nước của địch, bao vây đồn, yêu cầu trả số người mà địch vừa bắt tham gia lính nghĩa quân. Nhân dân Vinh Hiền không những cùng người dân các xã lân cận trực tiếp tham gia đấu tranh với địch, mà còn nhiệt tình cung cấp lương thực, thực phẩm và chỗ nghỉ cho bà con các xã khác kéo về Vinh Hiền tham gia biểu tình. Nhờ thế, đợt đấu tranh này duy trì được nhiều ngày, làm cho địch trong đồn rất bối rối. Sau một thời gian bao vây, chỉ huy đồn Vinh Hòa vẫn không chịu nhượng bộ, một số chị trong đoàn biểu tình xông vào xung đột với bọn lính trong đồn, cương quyết giành lại chồng con của mình. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, lính đồn trú trong đồn hoảng sợ và buộc phải trả những người bị bắt. Cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi. Sau khi địch đã thả người, chi bộ Đảng chủ trương cho dân ra về nhưng vì người dân quá hứng khởi, tiếp tục đấu tranh, yêu cầu địch ở đồn Vinh Hòa trồng lại tre mà chúng đã chặt của dân, lấy đồ bẩn ném xuống giếng nước của chúng…, chúng ức quá đã nổ súng vào đoàn biểu tình làm cho bà Nguyễn Thị Lợ bị chết1. Hôm sau địch huy động lực lượng từ Huế về và bên kia đầm Cầu Hai sang (8 đò) đàn áp lực lượng biểu tình. Sau sự kiện này, một kinh nghiệm được rút ra: trong điều kiện hiện nay, không được có hành động đấu tranh quá tả, nếu không lực lượng sẽ không được bảo toàn. 1 Theo lời kể của các ông Hoàng Anh Đề, Lê Hồng Khanh, Dương Thanh Sinh. 127
- Cùng với nhân dân cả tỉnh, cả huyện, nhân dân Vinh Hiền tích cực tham gia các phong trào đấu tranh cách mạng như đòi hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, phong trào cứu đói, đòi tự do đi lại. Các cán bộ trong Chi bộ Đảng Thế Lộc đã vận động bà con Vinh Hiền kí tên vào bản kiến nghị đòi đắp của Thuận An, ngăn nước mặn để tạo điều kiện sản xuất, sinh hoạt thuận lợi cho dân, đòi lập lại quan hệ hai miền. Cùng với việc đòi đắp đập Thuận An, nhân dân Vinh Hiền còn tham gia các cuộc mít tinh đòi chính quyền Ngô Đình Diệm cứu đói cho nhân dân Phú Vang và khu III Phú Lộc, gửi đơn kiến nghị đến dinh tỉnh trưởng, tòa đại biểu chính quyền Sài Gòn tại miền Trung đặt ở thành phố Huế. Đến ngày 22-8-1955, một số bà con Vinh Hiền cùng với nhân dân các xã khác trong Huyện, một lần nữa kéo về Huế tham dự cuộc míttinh tại Phu Văn Lâu đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà. Khi Ngô Đình Diệm bày trò “trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại (23-10-1955), cán bộ và quần chúng Vinh Hiền – Thế Lộc, cũng như nhiều xã khác trong Huyện như Diên Lộc (Lộc An), Dinh Lộc (Lộc Trì), Vĩnh Lộc (Lộc Tiến, Lộc Vĩnh), Tân Lộc (Lộc Thủy)… đã đối phó bằng cách không đi bỏ phiếu hay kéo dài thời gian bỏ phiếu. Các phong trào đấu tranh chính trị đó đã tiến dần từ thấp đến cao, đấu tranh chính trị kết hợp với các mặt khác. Trong bão lửa của chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, các cán bộ Thế Lộc vẫn bám dân, bám đất, động viên và ổn định tư tưởng trong dân, phổ biến các chủ trương của Đảng và hướng dẫn nhân dân đấu tranh chống địch. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, nhân dân Vinh Hiền đã đóng góp vật liệu cần thiết để xây dựng các hầm bí mật ở các thôn nhằm nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ. Hầu như các làng trong xã Vinh Hiền đều có hầm bí mật, cơ sở cách mạng hoặc đường dây liên lạc. Trong cuộc đấu tranh gay go chống chiến dịch “tố cộng”,các cán bộ, đảng viên rút vào hoạt động bí mật, dựa vào những người dân tích cực vận động bà con không học tập “tố cộng”, không tham gia công việc địch giao, 128
- không nhận làm “liên gia”, “ngũ gia”, vận động bà con gắn bó với làng quê, vận động chị em là vợ của cán bộ tập kết, vợ đảng viên một lòng chung thủy để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Ngoài ra, lợi dụng các buổi “tố cộng” do địch tổ chức, các cán bộ, đảng viên đã tố cáo tội ác của chính quyền tay sai, động viên nhân dân tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng, vận động nhân dân cùng nhau đưa tang những người bị giặc giết hại, qua đó làm tăng thêm lòng căm thù giặc, cố kết cộng đồng huyết thống, làng xóm nhằm củng cố tình đoàn kết xóm giềng, củng cố phong trào cách mạng ở từng thôn xóm. Mặc dù bị địch dìm phong trào trong “bể máu”, nhiều đồng chí, cán bộ, đảng viên Thế Lộc vẫn không khuất phục, sẵn sàng hy sinh chứ nhất định không chịu khai báo, li khai Đảng, không xé cờ Đảng, không xé ảnh Bác. Đa số người dân Vinh Hiền trung thành với cách mạng, hết lòng nuôi dưỡng, bảo vệ, đùm bọc cán bộ của Đảng. Tiêu biểu như gia đình bà Uyên (ở Xóm Gành, gần Túy Vân) hết lòng nuôi dấu đồng chí Hoàng Xứng, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng chí Hoàng Xứng hoạt động bí mật trên địa bàn xã nhà1. Trước sự kiên cường của nhân dân Thế Lộc, địch càng tức tối điên cuồng chống phá, đàn áp với nhiều thủ đoạn tàn bạo, cách mạng Vinh Hiền nói riêng và toàn huyện nói chung bị tổn thất hết sức to lớn. Đầu năm 1956, các cán bộ chủ chốt của Chi bộ Thế Lộc hy sinh gần hết, số bị lộ phải chuyển ra Bắc, chỉ còn đồng chí Trần Hỷ được phân công ở lại gây dựng lại lực lượng tại chỗ và phong trào cho các xã Khu III, đồng thời chuẩn bị thay thế đồng chí Hoàng Xứng làm bí thư Chi bộ Thế Lộc2. Mặc dù đang đứng trước tình thế khó khăn, nhưng vì vùng hành lang Vinh Hiền và thủy diện là địa bàn chỉ đạo có tầm quan trọng đặc biệt của Huyện và của Tỉnh nên cán bộ trong Chi bộ Đảng phải bằng mọi giá giữ gìn cho được lực lượng cách mạng ở vùng này, quyết không để địa bàn có 1 Tư liệu nhân chứng – Lời kể của ông Hoàng Anh Đề, đã dẫn. 2 Theo Tài liệu chép tay của ông Lê Sáu, tức Nguyễn Tích. 129
- vị trí chiến lược này thành vùng trắng, thông qua đó giữ được liên lạc giữa Khu III với Huyện trong mọi tình huống, kể cả lúc tình hình diễn biến xấu nhất. Nhiệm vụ này càng nặng nề hơn khi cơ quan Tỉnh ủy chuyển về vùng núi xã Dinh Lộc (nay là Lộc Trì), tại Bợt Bờ, Bạch Mã năm 1956. Khi đó vùng hành lang thủy diện qua Khu III thông qua Vinh Hiền là gần như trở thành cầu nối duy nhất giữa Phú Lộc và Phú Vang. Từ đó, các cán bộ trung kiên của Đảng mà tiêu biểu là đồng chí Trần Hỷ đêm đêm vượt phá băng cồn, qua nhiều tuyến ngăn chặn của địch để đến với cơ sở. Nhiều ngày họ phải ngâm mình dưới bùn, chôn người dưới cát nóng để nắm tình hình, bắt liên lạc, gây cơ sở, bảo vệ đường hành lang, đặc biệt từ xóm Tùng (thôn Phụ An, Vinh Hiền), kéo dài qua nhiều thôn xóm đến xóm Mới (Mỹ Lợi, Vinh Mỹ), đến tiếp giáp với thôn An Bằng để kết nói với xã Phú Ngạn, huyện Phú Vang. Nhờ thế, đường hành lang ven biển đặc biệt này tuy nhiều lần bị địch đánh phá nhưng vẫn đảm bảo thông suốt, chưa bao giờ bị đứt đoạn1. Qua hai năm sống dưới chế độ Mỹ - Diệm, nhân dân miền Nam phải chịu những chính sách áp bức, bóc lột nặng nề, đặc biệt là chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” đã gây tổn thất lớn cho phong trào cách mạng. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã họp và nhấn mạnh: “Hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải là đấu tranh vũ trang. Nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng hình thức tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định, hoặc không tận dụng những lực lượng vũ trang của giáo phái chống Diệm”2. Bộ Chính trị cũng chủ trương: “Củng cố các lực lượng vũ trang hiện có và xây dựng căn cứ làm chỗ dựa, đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang”3.Với chủ trương của Bộ Chính trị, cách mạng miền Nam chủ yếu vẫn là đấu tranh chính trị, song có kết hợp đấu tranh vũ trang ở mức độ nhất định. 1 Theo Tài liệu chép tay của ông Lê Sáu, tức Nguyễn Tích. 2 Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 17, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 220. 3 Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 17, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 225. 130
- Từ thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam, tháng 8-1956, đồng chí Lê Duẩn đã viết bản dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam, trong đó khẳng định: Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác. Mục đích của cách mạng miền Nam là phải đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Mỹ - Diệm, thực hiện một chính quyền liên hiệp dân chủ có tính chất dân tộc, độc lập, để giải phóng nhân dân miền Nam ra khỏi ách đế quốc phong kiến độc tài phát xít Mỹ - Diệm để cùng với toàn quốc thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập dân tộc1. Đường lối cách mạng miền Nam là một trong những văn kiện quan trọng, góp phần vào sự hình thành đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam của Đảng. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và căn cứ vào tình hình thục tế của các địa phương trong tỉnh, Tỉnh ủy quyết định xây dựng miền tây Thừa Thiên thành căn cứ địa cách mạng, làm chỗ dựa vững chắc cho đồng bằng và thành phố. Đồng thời, Tỉnh ủy và Huyện ủy chỉ đạo, động viên cán bộ, đảng viên các chi bộ ở địa phương tiếp tục bám địa bàn, bám dân, bí mật lãnh đạo, vận động nhân dân đấu tranh. Để tiếp tục tăng cường đánh phá, đàn áp phong trào cách mạng Vinh Hiền nói riêng và khu III nói chung, địch cho xây dựng và mở rộng thêm đồn Hải thuyền, trang bị thêm nhiều vũ khí hiện đại tầm xa và có độ sát thương cao nhằm khống chế cả vùng đầm phá rộng lớn, bao gồm cả vùng núi Rẫm. Chúng thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, ra soát địa bàn Vinh Hiền ngày đêm, quyết biến nơi đây thành địa bàn “trắng Việt Cộng”. Tình hình đó làm cho việc che giấu cán bộ nằm vùng gặp nhiều khó khăn, một số người dân tỏ ra hoảng sợ, nhưng không vì thế mà những con người trung kiên ở Vinh Hiền tỏ ra nao núng. Các chị, các mẹ vẫn bí mật giúp đỡ các cán bộ trong chi bộ Thế Lộc hoạt động trên địa bàn xã nhà một khi có cơ hội. Cũng trong sự khủng bố khốc liệt đó của địch, nhiều con em quê Vinh Hiền đã ngã xuống, tiêu biểu như Trần Đình Mậu (Hiền Vân), 1 Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 17, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, , tr. 785, 787. 131
- Nguyễn Tư (Hiền Vân), Hà Thúc Chớ (Hiền Hòa)1… Điều đó cho thấy, trong thời gian đen tối, ác liệt này, ngọn lửa cách mạng vẫn âm ỉ cháy ở Vinh Hiền, chực chờ cơ hội để bùng phát trở lại. Đến đầu năm 1959, ánh sáng của Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng tháng 1-1959 đã đến với nhân dân miền Nam, Nghị quyết chỉ rõ: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam; “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là con đường bạo lực, lấy sức mạnh bạo lực của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang đánh đổ quyền thống trị của đế quốc Mỹ và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”2. Cách mạng miền Nam bắt đầu chuyển mình sang một giai đoạn mới, nhen nhóm và củng cố lại tổ chức, lực lượng, để đưa phong trào cách mạng tiến lên. Người dân Vinh Hiền phấn khởi, nhiệt tình hưởng ứng Nghị quyết 15, đưa phong trào cách mạng xã nhà bước sang một giai đoạn mới. 4.2. Thực hiện nghị quyết 15 của Đảng, chuyển phong trào từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đồng khởi và phá “Ấp chiến lược”, góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn (1960 - 1965) 4.2.1. Tích cực gây dựng lại tổ chức Đảng và cơ sở cách mạng ở Vinh Hiền, chuyển từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công Triển khai Nghị quyết 15, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã triệu tập Hội nghị tại làng Cà Chê (Nam Đông). Tiếp đó, huyện ủy Phú Lộc cũng đã tiếp thu và quán triệt sâu rộng Nghị quyết Trung ương 15 đến tận cơ sở. Trước hết, Huyện ủy tiến hành củng cố lại Đảng bộ, xây dựng lại các cơ sở Đảng, phát triển đảng viên mới để bổ sung đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng, đồng thời tiếp tục tuyên truyền đường lối cách mạng về 1 Theo hồ sơ liệt sĩ xã Vinh Hiền. 2 Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế, Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập II (1954-1975), NXB Chính trị Quốc gia, tr.44. 132
- đến xã, thôn, đặc biệt là rải truyền đơn kêu gọi nhân dân dùng bạo lực vũ trang đánh đổ quân thù. Quán triệt chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủy, nhiệm vụ trước mắt mà chi bộ Đảng Thế Lộc phải làm là chỉ đạo thực hiện “đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ… 1” Để xây dựng lại lực lượng, tổ chức Đảng, nhiều đồng chí (trong đó có các đồng chí đi tập kết ra miền Bắc trở về) về bám lại, phối hợp với các đồng chí đang hoạt động ở đây gây dựng lại lực lượng. Theo ghi chép của ông Lê Sáu, trong thời gian ngắn, 9/10 thôn ở Thế Lộc có cơ sở Đảng. Xã kết nạp thêm được một đảng viên mới là đồng chí Vu (tức Sản) ở Phụ An, Vinh Hiền. Nhiều cán bộ cốt cán mới xuất hiện. Với phương châm “dựng dậy từng người, nhen lại từng nhóm, khôi phục từng xóm thôn”, phong trào cách mạng ở Vinh Hiền từng bước được phục hồi. Sự phục hồi và củng cố tổ chức Đảng và cơ sở cách mạng Vinh Hiền nói riêng và khu III nói chung từ năm 1959 đến đầu năm 1962 có công lao rất lớn của đồng chí Trần Hỷ, huyện ủy viên phụ trách khu III. Đầu năm 1960, hưởng ứng chủ trương của Đảng và dưới sự lãnh đạo của cơ sở Đảng ở địa phương,cán bộ chi bộ Thế Lộc đã lãnh nhân dân Vinh Hiền tiếp tục đấu tranh chống ách kìm kẹp, chống gom dân vào trại tập trung, chống bắt lao động đi dinh điền, chống bắt lính mà đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động diệt ác ôn. Chỉ tính từ tháng 10-1959 đến tháng 3-1962, tại các xã khu III đã có 186 cuộc đấu tranh chính trị lớn nhỏ đòi quyền dân 1 Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, ngày 10-9-1960. 133
- sinh, dân chủ, trong đó rất nhiều cuộc đấu tranh diễn ra trên địa bàn Vinh Hiền vì quần chúng các xã Vinh Giang, Vinh Mỹ, Vinh Hải sau khi tham gia biểu tình ở trụ sở xã nhà thường kéo về đồn Vinh Hòa và trụ sở xã Vinh Hiền, kết hợp với người dân Vinh Hiền để trực diện đấu tranh, đưa yêu sách với địch ở đây. Phối hợp với phong trào đấu tranh chính trị, cuộc đấu tranh chống quân dịch, đòi giải ngũ, đòi tăng lương của hàng chục, hàng trăm lượt binh sĩ và gia đình đã diễn ra… Nhiều lần, ta gửi thư cảnh báo và trực tiếp tấn công vạch tội ác làm tay sai chống lại nhân dân của một số nghĩa quân ở xã Vinh Hiền1. Những cuộc đấu tranh của nhân dân cán bộ, đảng viên và nhân dân Vinh Hiền đã góp phần chứng tỏ với nhân dân rằng: Đảng vẫn tiếp tục lãnh đạo nhân dân đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm. Về phía địch, choáng váng với những đòn tấn công của ta, từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 1 năm 1960, chính quyền Diệm phát động chiến dịch “Đồng tâm diệt cộng” ở các xã khu III. Chúng bắt trên 9000 lượt người (trong đó có rất nhiều người dân Vinh Hiền) tham gia lớp học tố cộng. Tại Vinh Hiền, chúng tập trung người dân vào đình Vinh Hòa. Tại Vinh Hải, chúng tập trung dân ở nhà thờ họ Cao2. Hoạt động này diễn ra trong suốt năm 1960, kéo sang 1961. 4.2.2. Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”ở Vinh Hiền Thắng lợi của phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam (1959 – 1960) đã đẩy chính quyền Sài Gòn vào thời kì khủng hoảng triền miên. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Eisenhower thực thi ở miền Nam bị phá sản. Trước tình hình trên, Kennedy lên làm Tổng thống Mỹ đã phải điều chỉnh lại chủ nghĩa Eisenhower, đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nhằm cứu vãn sự sụp đổ của chế độ độc tài tay sai của Mỹ. Chiến 1 Ghi chép của đồng chí Lê Sáu trong đơn xác nhận công lao của đồng chí Trần Hỷ ngày 01-09-2004. 2 Tư liệu nhân chứng - Lời kể của ông Nguyễn Văn Nguyện sinh năm 1848, Hiền Hòa 1, Vinh Hiền, Trung úy an ninh vũ trang huyện Phú Lộc giai đoạn 1968 – 1973. 134
- lược này của Kennedy được thể hiện trong kế hoạch Stalay – Taylor gồm ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là “bình định” miền Nam trong vòng 18 tháng bằng cách lập các “ấp chiến lược”, đồng thời tăng cường các hoạt động chống phá miền Bắc để hỗ trợ cho nỗ lực “bình định” miền Nam; giai đoạn thứ hai là khôi phục kinh tế, biến miền Nam thành thuộc địa và căn cứ quân sự, đẩy mạnh những hoạt động phá hoại miền Bắc; giai đoạn thứ ba là “phát triển” kinh tế miền Nam và đánh ra miền Bắc để thôn tính cả nước Việt Nam. Mỹ cho rằng giai đoạn một mang tính quyết định đối với sự thành công của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”,vì ngoài mục đích tiêu diệt cách mạng miền Nam còn nhằm mục đích rút kinh nghiệm đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác trên thế giới. Để thực hiện kế hoạch đó, Mỹ đã đưa hàng nghìn cố vấn quân sự của Mỹ vào miền Nam huấn luyện, chỉ huy ngụy quân, đồng thời cung cấp thêm tài chính, vũ khí và phương tiện chiến tranh nhằm hiện đại hóa quân đội tay sai ở miền Nam. Mặt khác, để dập tắt phong trào đấu tranh của nhân dân ở nông thôn, tách nhân dân ra khỏi cách mạng, Mỹ và chính quyền tay sai đã thiết lập hệ thống các “ấp chiến lược”. Theo miêu tả: “Ấp chiến lược là ấp có rào tre và dây thép gai vây quanh. Bên ngoài là mương hoặc hào chạy dọc theo rào đất được đắp cao trên bờ mương. Dưới lòng hào chúng cắm hàng vạn chông tre vót nhọn. Khu vực quanh ấp chiến lược được phát quang để tiện cho việc phát huy hỏa lực và ngăn không cho du kích và lực lượng cách mạng làm nơi ẩn nấp gần ấp”1. Đối với Mỹ và chính quyền tay sai, “ấp chiến lược” được xem là “xương sống” của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Vì vậy, địch đã đẩy mạnh thiết lập các “ấp chiến lược” ở hầu khắp các vùng nông thôn miền Nam Việt Nam. Tại Vinh Hiền, địch đã ra sức dồn dân, lập “ấp chiến lược”. Để lập “ấp chiến lược”, trước hết địch mở các cuộc càn quét với quy mô lớn vào các thôn, xóm mà địch cho là có Việt Cộng nằm vùng. Tiếp đó, tùy theo điều 1 Tư liệu nhân chứng – Lời kể của ông Lê Sáu và theo ông Hoàng Anh Đề, đã dẫn. 135
- kiện địa hình, ranh giới cư trú của cư dân trong xóm mà chính quyền tay sai ở đây tiến hành lập ấp. Thông thường, mỗi thôn lập thành một “ấp chiến lược” nhưng nếu thôn đó nhỏ quá thì gộp hai thôn gần kề để lập thành một “ấp chiến lược”. Lúc bấy giờ, ở Vinh Hiền địch đã lập được đầy đủ các “ấp chiến lược” ở tất cả các làng gồm Vinh Hoà, Phụ An, Đông Am, Đông Dương, Tăng Sà, Hà Am và Miêu Nha. Điều đó cho thấy quyết tâm của địch trong việc biến Vinh Hiền thành “vùng an ninh” của địch và thành “vùng trắng” đối với Việt Cộng. Để xây dựng “ấp chiến lược”, chính quyền tay sai đã bắt người dân Vinh Hiền từ 18 tuổi trở lên nộp các vật liệu như cây say, tre gai, gỗ, chông tre vót nhọn và góp công đào hào, đắp lũy cho ấp. “Mỗi “ấp chiến lược” chỉ có một lối ra, vào. Buổi sáng, nhân dân được ra khỏi ấp lúc 5 giờ để đi làm và 5 giờ chiều phải về lại ấp, ban đêm không được phép của lính gác không ai được rời khỏi ấp, nếu có việc hiếu hỷ ở nơi khác phải có giấy phép của ấp trưởng, ấp phó mới được đi1”. Cùng với việc bắt nhân dân xây dựng và sống trong các “ấp chiến lược”, địch còn lập ra bộ máy tay sai để kiểm soát các ấp, trong đó mỗi ấp có ấp trưởng phụ trách quân đội, ấp phó phụ trách an ninh và bên dưới là những binh lính làm nhiệm vụ canh gác, kiểm soát nhân dân. Ngoài ra, chính quyền tay sai vẫn tiếp tục tổ chức các “liên gia”, “ngũ gia liên bảo” để theo dõi lẫn nhau, dùng dây nối liền các nhà để khi có người lạ xuất hiện thì giật dây báo động. Trong mỗi ấp, địch cho xây dựng các chòi cao, đặt loa phóng thanh, tuyên truyền những chính sách phản động. Thanh niên thì bị tập hợp lại thành “thanh niên bảo vệ hương thôn” với danh nghĩa bảo vệ quê hương nhằm hướng con em trong xã chống lại cán bộ, đảng viên. Bằng cách này, chính quyền tay sai đã thực hiện âm mưu “dùng người làng trị người làng”, phá vỡ tình đoàn kết của nhân dân. 1 Tư liệu nhân chứng – Lời kể của ông Hoàng Minh Thệ (sinh năm 1941, Đơn Chế, Vinh Giang) - nguyên cán bộ Đội vũ trang công tác khu III, huyện Phú Lộc 1965 – 1975. 136
- Chúng còn bắt mỗi nhà dân đều phải treo khẩu hiệu “không tiếp tế cho cộng sản, không theo cộng sản”, và thực hiện cái gọi là ba cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với nhân dân địa phương1. Không chỉ kiểm soát dân trong các ấp, địch còn tìm cách theo dõi họ khi ra đồng, lên núi bằng cách cho tay sai trà trộn vào những người đi rừng lấy củi, đi hái lá nón, đi buôn, đi đánh bắt cá để dò xét, điều tra tuyến giao liên giữa nhân dân trong xã với các xã khu III và với nhân dân bên kia đầm Cầu Hai. Hơn nữa, lực lượng quân Mỹ và quân Sài Gòn ở Vinh Hiền nói riêng và khu III nói chung được lệnh bắn giết không thương tiếc những “tên Việt cộng nằm vùng nguy hiểm”. Với việc tổ chức, kiểm soát nhân dân bằng “ấp chiến lược” và quân sự hóa mọi sinh hoạt của nhân dân nên những “ấp chiến lược” này thực sự trở thành những trại tập trung nhằm thực hiện mục tiêu là nắm lấy các xóm làng, nắm lấy nông thôn để đẩy những người cộng sản ra khỏi địa bàn Vinh Hiền. Từ đó, Mỹ và chính quyền tay sai có điều kiện tấn công, tiêu diệt những cơ sở cách mạng, hoàn thành công cuộc “bình định” miền Nam, thực hiện thắng lợi chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Như vậy, từ năm 1961 đến năm 1963, tại Vinh Hiền, chính quyền tay sai đã ra sức lập “ấp chiến lược” nhằm phục vụ cho chiến lược “chiến tranh đặc biệt” mà Mỹ đang tiến hành trên toàn miền Nam. Những “ấp chiến lược” được lập ra làm xáo trộn mọi sinh hoạt của nhân dân trong xã, làm tổn hại đến tinh thần đoàn kết và phong trào đấu tranh của Vinh Hiền. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của những đảng viên kiên trung trong chi bộ, nhân dân Vinh Hiền đã không chịu khuất phục trước những thủ đoạn mới của kẻ thù. 4.2.3. Chi bộ Đảng lãnh đạo nhân dân Vinh Hiền đấu tranh phá “ấp chiến lược”, góp phần làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn 1 Tư liệu nhân chứng – Lời kể của ông Dương Thanh Sinh, đã dẫn. 137
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bình Yên (1946-2016): Phần 2
126 p | 10 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cúc Đường (1946-2014): Phần 1
94 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đồng Thịnh (1946-2015): Phần 2
184 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phú Tiến (1946-2015): Phần 2
162 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 2
168 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Phương (1947-2014): Phần 2
164 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 2
130 p | 2 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Thượng Nung (1947-2020): Phần 1
50 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Điềm Mặc (1946-2015): Phần 2
183 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Liên Minh (1937-2015): Phần 1
116 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lâu Thượng (1939-2014): Phần 2
81 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Giao (1946-2014): Phần 2
76 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cây Gáo (1975-2015): Phần 1
97 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bình Long (1946-2014): Phần 1
126 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Chiềng Bằng (1945-2015): Phần 1
78 p | 9 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 1
150 p | 6 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vũ Chấn (1947-2014): Phần 2
146 p | 9 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Nà Chì (1962-2015): Phần 2
56 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn