Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cây Gáo (1975-2015): Phần 1
lượt xem 2
download
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cây Gáo (1975-2015): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Lịch sử vùng đất con người và truyền thống; Xã Cây Gáo mười năm đầu thành lập (1975 - 1985); Chi bộ xã Cây Gáo lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 1994). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cây Gáo (1975-2015): Phần 1
- LÒCH SÖÛ ÑAÛNG BOÄ XAÕ CAÂY GAÙO (1975-2015)
- ĐẢNG BỘ HUYỆN TRẢNG BOM ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO NHAØ XUAÁT BAÛN LAO ÑOÄNG
- Chỉ đạo thực hiện: BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY TRẢNG BOM BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY TRẢNG BOM Ban chỉ đạo: - Đ/c Lê Tiến Dũng, Bí thư Đảng ủy - Trưởng ban - Đ/c Trần Minh Khánh, Phó Bí thư – CT UBND - Phó ban - Đ/c Trần Bá Thức, TT Đảng ủy xã - Phó ban - Đ/c Tăng Thị Gia, Phó Ban tuyên giáo - Thành viên - Đ/c Vũ Thị Xuân Hương, ĐUV-Chủ tịch MTTQ - Thành viên - Đ/c Phan Văn Tươi, ĐUV-Phó CT UBND xã - Thành viên - Đ/c Hoàng Văn Đại, ĐUV- Trưởng Công an - Thành viên - Đ/c Nguyễn Hữu Tâm, ĐUV-Chỉ huy trưởng BCHQS - Thành viên - Đ/c Lê Minh Anh, Công chức Tài chính - Thành viên - Đ/c Trần Thị Thảo, Công chức Văn hóa – xã hội - Thành viên Ban biên soạn: Trần Bá Thức, Tăng Thị Gia, Phan Văn Tươi, Nguyễn Đình Phương, Vũ Thị Xuân Hương, Vòng A Cẩu, Trần Thị Thảo, Lê Minh Anh, Phạm Thị Hoài Thanh, Võ Cao Nguyên.
- Qua 40 năm thành lập và phát triển xã Cây Gáo (1975 - 2015), Đảng bộ xã luôn đoàn kết, tập trung trí lực lãnh đạo địa phương vượt qua những khó khăn, phát huy mọi nguồn lực đưa xã Cây Gáo ngày càng phát triển. Đến nay, xã Cây Gáo đã trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện và của tỉnh; cơ sở hạ tầng của xã từng bước phát triển; đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện; hệ thống chính trị ở địa phương được đảm bảo lãnh đạo, điều hành; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Đảng bộ và nhân dân Cây Gáo đã và đang được hưởng thụ thành quả xứng đáng với công sức của chính mình. Nhằm tái hiện lại chặng đường lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ và nhân dân xã Cây Gáo. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Cây Gáo (nhiệm kỳ 2015 - 2020) phối hợp với Hội khoa học lịch sử tỉnh Đồng Nai thực hiện biên soạn và phát hành cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Cây Gáo (1975 - 2015). Ban Chấp hành Đảng bộ xã mong muốn thông qua cuốn sách này, một mặt sẽ giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân và bạn đọc hiểu toàn diện và sâu sắc hơn quá trình xây dựng và phát triển của xã 5
- ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO nhà; mặt khác đây sẽ là nguồn tư liệu quý nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương niềm tự hào để noi gương các thế hệ đi trước, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ tiếp tục xây dựng xã Cây Gáo thật sự hiện đại, giàu đẹp và văn minh. Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Cây Gáo (1975 - 2015) được hoàn thành, Ban Chấp hành Đảng bộ xã chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Ban Tuyên giáo huyện Trảng Bom, sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo xã qua các thời kỳ, các nhân chứng lịch sử trên địa bàn xã Cây Gáo. Những tư liệu và ý kiến đóng góp quý báu của các đồng chí đã giúp Ban biên soạn thuận lợi hơn khi biên soạn cuốn sách này. Trong quá trình thực hiện biên soạn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, Ban biên soạn rất mong nhận được ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sau. Xin chân thành cảm ơn! BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO 6
- MỞ ĐẦU LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT CÂY GÁO 1. Ảnh hưởng cuộc khai thác thuộc địa và phong trào đấu tranh giành chính quyền tại đồn điền cao su Cây Gáo năm 1945 Từ cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản chiếm được Nam kỳ, thực dân Pháp bước vào giai đoạn bình định và khai thác. Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đã được Pôn-Đu-me (Paul Doumer) toàn quyền ở Đông Dương tuyên bố công khai: kỹ nghệ thuộc địa phải được lập ra để sản xuất những gì kỹ nghệ Pháp không sản xuất được... Tại Đồng Nai nhiều đồn điền cao su lần lượt ra đời. Năm 1905, Công ty nông nghiệp Suzannah được thành lập (Société Argricole de Suzannah) cây cao su đầu tiên ở Đồng Nai được công ty này trồng vào năm 1906, (hiện vẫn còn 8 ha ở lô số 9 thuộc Nông trường cao su Dầu 7
- ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO Giây). Năm 1907, thực dân Pháp cho thành lập Công ty Công nghiệp và Lâm nghiệp Biên Hoà (Gọi tắt là BIF). Năm 1908, tư bản Pháp thành lập Công ty cao su Đồng Nai, (Les Caouchoues du Donai - gọi tắt là LCD) với 3 đồn điền chính là Trảng Bom, Cây Gáo, Túc Trưng. Với mục đích tận dụng mọi nguồn lợi sẵn có Công ty BIF khai thác cây rừng đến đâu thì Công ty LCD trồng cao su để khai thác cao su đến đó. Đặc biệt, giai đoạn đầu việc khai thác gỗ tại khu vực Cây Gáo thu được lợi nhuận lớn nên năm 1910 phủ Toàn quyền Đông Dương cấp cho Công ty BIF vùng đất đỏ bazan khoảng 28.000 ha ở phía bắc và đông bắc tỉnh lỵ Biên Hòa để đổi lấy con đường sắt khổ hẹp Trảng Bom - Bến Nôm chạy qua địa bàn Cây Gáo nhằm phục vụ vận chuyển khai thác gỗ. Để có nguồn nhân lực khẩn hoang, trồng và khai thác cao su tư bản Pháp tổ chức mộ phu người dân từ miền Bắc, miền Trung vào. Người nông dân khi chấp nhận đi phu phải ký giao kèo (contrat), thực chất “danh từ này chẳng làm cho người ta bằng lòng (chỉ bọn buôn nô lệ da vàng, tức bọn mộ phu), nhưng người ta cũng cần phải viết: Người nhân công An Nam đó đã ký một hợp đồng nô lệ trong 3 năm”1 để từ bỏ cuộc sống thôn dã đi phu vào Trảng Bom, Dầu Giây, Cây Gáo với hy vọng thoát khỏi cơ cực mong tìm được cuộc sống mới sung 1 Giai cấp công nhân cao su Việt Nam thời kỳ 1936 - 1939. Nxb KHXH 1979, trang 58. 8
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO (1975-2015) sướng hơn. Người nông dân khi vào đến Trảng Bom, Dầu Giây, Cây Gáo ngỡ ngàng trước cảnh rừng âm u, hoang dã. Họ sống trong những lán, chòi tạm bợ phá rừng, phát hoang khai thác gỗ đất rừng để trồng cao su. Đó là công việc hàng ngày của người phu Trảng Bom - Cây Gáo. Rừng lùi sâu đến đâu, cây cao su lên xanh đến đó, thì biết bao lớp phu đã phải vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất Cây Gáo. Cũng như các đồn điền khác, tại Cây Gáo với mục đích quản lý và thu lợi nhuận, thực dân Pháp thực hiện chế độ đồn điền làm 4 hạng: Hạng chủ do người Pháp nắm quyền; Hạng thầy: gồm xu, ký, cai do người Việt thay mặt chủ, trực tiếp quản lý công nhân; Hạng thợ: gồm thợ mộc, rèn, hồ, điện, cơ khí, tài xế… Hạng phu: gồm có phu cạo mủ, phu linh tinh, phu thời vụ, phu làm thường xuyên. Công nhân là lực lượng chịu nhiều bóc lột nhất trong đồn điền. Người phu cao su trong đồn điền tư bản có thể bị đánh đập, cúp phạt lương vì hàng chục tội như: Bắt kiềng lệch, đặt chén hứng mủ nghiêng, lau chén mủ không sạch... Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại, khó khăn chồng chất về kinh tế do chiến tranh gây ra. Diện tích khai thác cây cao su ngày càng mở rộng với quy mô lớn hơn, số vốn đầu tư vào cây cao su của tư bản Pháp ngày càng nhiều. Khi mới thành lập, Công ty LCD (trong đó có đồn điền cao 9
- ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO su Cây Gáo) có vốn là 500.000 franc (tiền Pháp), thì đến 1919, số vốn tăng lên là 6.000.000 franc, năm 1933 lên đến 33.000.000 franc. Công ty cao su LCD lấy đồn điền Cây Gáo làm nơi giam cầm, đày ải những công nhân dám phản kháng “Cái tên Ma Thiên Lãnh mà công nhân đặt ra để thay cái tên Cây Gáo hiện lên với bao hình ảnh rùng rợn. Đây chính là nơi ma thiêng nước độc cả ngày không thấy một bong người qua lại. Công nhân trong các đồn điền cao su miền Nam ghê sợ nhất là sau khi bị bắt phải đày lên Ma Thiên Lãnh”1. Cuộc sống nô lệ ở đồn điền cao su của thực dân tư bản Pháp dồn người phu vào sát chân tường với sự vất vả, đòn roi, bệnh tật buộc người phu phải đứng lên đấu tranh tự phát như bỏ trốn, tự tử… đã nổ ra ở đồn điền Cây Gáo. Từ năm 1926 đến 1929, những cuộc đấu tranh của công nhân cao su đòi cải thiện đời sống, chống đánh đập, đòi được về quê khi hết giao kèo… đã ảnh hưởng đến tư tưởng, tinh thần công nhân ở Trảng Bom, Cây Gáo. Nhưng nhìn chung công nhân cao su chưa hình thành ý thức giai cấp họ bất mãn trực tiếp với số cai, xu, sếp tay sai của chủ đồn điền. Điều này đòi hỏi phải có một đảng có khả năng tập hợp và đường lối lãnh đạo toàn dân đoàn kết đứng lên đấu tranh. Trước đòi hỏi cấp bách cần có lực lượng lãnh đạo 1 Thành Nam, Phương Đình, Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao su miền Đông Nam Bộ. NXB Lao động 1982, trang 11. 10
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO (1975-2015) cách mạng trong nước, sau thời gian tham gia học tập ở Liên Xô và hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân. Tại đây, Người sáng lập và trực tiếp huấn luyện Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sáng lập và viết bài cho báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh (1927). Tiếp đó, các tổ chức cộng sản khác lần lượt ra đời, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập năm 1929 ở Bắc Kỳ; An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ; Năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ. Trong một thời gian ngắn, ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản tuyên bố thành lập phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng. Yêu cầu bức thiết của cách mạng đặt ra là cần có một đảng duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Từ ngày 6/l/1930 đến ngày 7/2/1930 đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng. Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ảnh 11
- ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO hưởng mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh của cả nước. Tháng 1/1939, cùng với công nhân các đồn điền cao su trong tỉnh Biên Hòa, công nhân cao su đồn điền Trảng Bom, Cây Gáo bãi công đòi cải thiện đời sống như: Trại ở của công nhân phải có ván nằm, công nhân được lấy nước trong sở dùng cho sinh hoạt, không được vô cớ đánh đập, đuổi thợ… Cuộc đấu tranh như một hồi chuông đánh thức tinh thần đấu tranh và đoàn kết của công nhân cao su Trảng Bom, Cây Gáo. Tháng 12/1940, được sự hướng dẫn bí mật của các đồng chí đảng viên như đồng chí Hồ Văn Đại (Sáu Đại) đồng chí Nguyễn Văn Long, phong trào đấu tranh tại các đồn điền có sự chuyển biến mạnh “hàng ngàn công nhân các sở Dầu Giây, An Lộc, Bình Lộc, Túc Trưng, Cây Gáo... đồng loạt đòi chủ sở: không được đánh đập cúp phạt, trả số mãn hạn công tra về xứ, không phát gạo mục, cá ươn”1. Đến năm 1944, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đã được thành lập ở sở Củi Trảng Bom do đồng chí Lê Nguyên Đạt làm Bí thư. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ đảng sở Củi, cuộc đấu tranh của công nhân được chỉ đạo chặt chẽ hơn và có kế hoạch cụ thể. Cuối năm 1944, Chi bộ sở Củi Trảng Bom phối hợp Chi bộ hãng BIF chỉ đạo phá kế hoạch khai thác gỗ của phát xít Nhật. Tại nhà máy BIF công nhân đã phá hỏng máy phát điện, máy cưa, các phương tiện vận chuyển, khu vực khai thác gỗ ở Trảng 1 Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai, Lịch sử Giai cấp công nhân ở Đồng Nai, trang 43. 12
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO (1975-2015) Bom, Cây Gáo Chi bộ sở Củi Trảng Bom lãnh đạo công nhân bí mật phá đường ray, lật đổ xe goòng chở gỗ, phá hư đầu máy xe lửa, đình công không kéo gỗ ra đề pô (nơi tập kết gỗ để đưa lên tàu hỏa). Đây là cuộc đấu tranh có tổ chức lãnh đạo của Đảng, công nhân Trảng Bom, Cây Gáo đã góp phần làm thất bại kế hoạch cung cấp gỗ cho phát xít Nhật. Ngày 9/3/1945, ngay khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 5/1945, Tổ chức Thanh niên Tiền phong do Xứ ủy Nam kỳ lãnh đạo được thành lập tại Sài Gòn và nhanh chóng lan ra các tỉnh Nam bộ. “Tại các đồn điền Cam Tiên, Dầu Giây, Bình Lộc, Ông Quế, Bến Củi, Bình Ba, Long Thành, Trảng Bom, Túc Trưng, Cây Gáo… công nhân đã tổ chức mít tinh, biểu tình, tay mang xẻng, cuốc, thuổng, gậy gộc, xà beng, kìm, búa, súng trường, lựu đạn, kéo nhau đi cướp chính quyền, chiếm nơi ở và làm việc của chủ đồn điền”1. Ngày 24/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp và Ban tự quản đồn điền Trảng Bom, Cây Gáo, Dầu Giây công nhân đồn điền với giáo, mác gậy gộc nổi dậy kéo về chiếm giữ trụ sở đồn điền. Ngày 27/8/1945, tại Quảng trường Sông Phố (Biên Hòa) cuộc mít tinh trọng thể chào mừng ngày chính quyền về tay nhân dân và công bố thành phần Uỷ ban 1 Thành Nam, Phương Đình, Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao su Đông Nam Bộ. Nxb Lao Động, Hà Nội 1982, trang 70. 13
- ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Biên Hoà. Đây cũng là ngày hội lớn ở Trảng Bom, Cây Gáo từ lớp người nông dân bần cùng làm phu cao su, sống trong chế độ công tra nghiệt ngã dưới sự cai quản của những chủ đồn điền đã đứng lên làm chủ mảnh đất và làm chủ cuộc sống. 2. Cây Gáo trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) Sau cách mạng tháng Tám thành công các đồn điền cao su đều thành lập Ban quản trị đồn điền hoặc Ủy ban công nhân. Các văn phòng của chủ đồn điền trở thành trụ sở Ban quản trị hoặc Ủy ban công nhân cách mạng thực chất là chính quyền cách mạng. Dựa vào chính sách 10 điểm của Mặt trận Việt Minh, trong các đồn điền cao su do chính quyền cách mạng đã thực hiện tịch thu các kho thóc, gạo và thực phẩm của Pháp - Nhật và trích một phần phân phát cho nhân dân để cứu đói trong khi sở còn ngưng sản xuất, tài sản của tư bản Pháp trong đồn điền là của chung. Tuy nhiên, chính quyền cách mạng về tay nhân dân chưa được bao lâu thì thực dân Pháp được sự ủng hộ và giúp đỡ của Mỹ, Anh, với danh nghĩa quân đội đồng minh trở lại xâm lược, đánh chiếm Sài Gòn, rồi sau đó mở rộng lấn chiếm ra các tỉnh Nam bộ và Nam Trung bộ. Tối ngày 23/9/1945, đồng chí Hà Huy Giáp, đại diện Xứ ủy Nam bộ triệu tập hội nghị cán bộ toàn tỉnh Biên Hòa tại Nhà hội Bình Trước bầu Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm 14
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO (1975-2015) thời tỉnh Biên Hòa do đồng chí Trần Công Khanh làm Bí thư đồng thời đề ra những chủ trương về xây dựng lực lượng để kịp chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Cuối tháng 10/1945, thực dân Pháp bắt đầu cho quân thăm dò lấn chiếm ngoài trung tâm tỉnh lỵ Biên Hòa. Tại các sở cao su Trảng Bom, Dầu Giây, Cây Gáo, các Ủy ban tự quản huy động lực lượng tự vệ chiến đấu, công nhân thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”. Trong năm 1946, thực dân Pháp tập trung lực lượng tăng cường các cuộc càn quét, chúng tung lực lượng luồn rừng bắn giết hàng chục công nhân các sở cao su từ Trảng Bom lên Dầu Giây, qua Cây Gáo, Suối Tre, An Lộc, Cẩm Mỹ1. Trong các năm 1946 - 1947 hệ thống tổ chức Công đoàn cơ sở đã hình thành ở các sở cao su Túc Trưng, Cây Gáo, An Viễn, Bình Sơn. Một số cán bộ chiến sĩ cách mạng bị giam giữ ở nhà tù Phan Thiết, thực dân Pháp đưa vào làm việc ở các đồn điền cao su vì thiếu nhân công, cũng đã bắt liên lạc được với các đồng chí cán bộ bên ngoài, tiếp tục thoát ly hoạt động cách mạng. Bà con công nhân các đồn điền: Trảng Bom, Dầu Giây, An Lộc, Bình Lộc, Cẩm Mỹ, Túc Trưng, Cây Gáo đã bí mật góp từng lon gạo, cân muối tiếp tế cho chiến khu. Nhận biết được Đồn điền cao su Cây Gáo nằm ở vị trí trọng yếu của tuyến hành lang liên lạc của ta từ Xuân 1 Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai, Lịch sử Giai cấp công nhân ở Đồng Nai, trang 52. 15
- ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO Lộc - Bà Rịa về Chiến khu Đ, tại đây Pháp cho đặt văn phòng của bọn chủ sở, bố trí 1 trung đội lính lê dương Pháp với hàng rào kẽm gai nhiều lớp làm nhiệm vụ bảo vệ sở Cây Gáo. Về phía ta, nhằm mở đường giao thông liên lạc, hành lang từ chiến khu Tân Uyên xuống Long Thành, Bà Rịa, Tỉnh ủy, Ban chỉ huy đội 10 quyết định đánh diệt đồn Cây Gáo. “Tháng 2/1947, nhân dân Chiến khu Đ dùng 30 ghe bí mật đưa đại đội B do đồng chí Lê Văn Ngọc chỉ huy vượt sông cập bến Cây Gáo. Lời hứa hẹn của bà con: Khi súng nổ, chúng tôi sẽ qua sông đón động viên bộ đội thêm hăng hái quyết tâm. 12 giờ đêm, trung đội 4 nổ súng vào phía đông đồn làm hiệu lệnh tiến công, trung đội 6 theo mặt chính diện xung phong lên. Địch trong đồn bắn trả quyết liệt, khẩu trung liên của chúng bắn như vãi đạn khiến trung đội 6 không xung phong lên được. Không có đường lui, đồng chí Sáu Ngọc đại đội trưởng ra lệnh cho đồng chí Khang giữ khẩu trung liên bắn từng 3 viên một nhử cho súng địch bắn trả đến nóng nòng súng và không bắn được. Quả đúng như suy nghĩ của đồng chí đại đội trưởng, một lúc sau khẩu trung liên trong đồn đã im tiếng. Thời cơ đã đến, hai trung đội ta xung phong như nước tràn bờ. Bộ đội ta dùng búa đập gãy trụ sắt, dùng mã tấu chặt đứt kẽm gai, mở cửa cho lực lượng chiếm các lô cốt. Đồn Cây Gáo bị diệt, 2 sĩ quan Pháp bị bắt sống, bọn lính còn lại đều chạy trốn vào rừng. Ta thu hàng chục khẩu súng và nhiều đồ dùng quân sự. Đồn vừa bị hạ, hàng chục công nhân cao 16
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO (1975-2015) su Cây Gáo tràn vào. Bao năm sống kiếp nô lệ, nay được giải phóng, công nhân đập phá tủ, đốt các giấy tờ công tra bất hợp lý ký với bọn chủ Tây. Nhiều công nhân bỏ đồn điền xin theo bộ đội chiến đấu”1. Trong năm 1950, ta tiếp tục mở nhiều trận đánh vào khu vực Cây Gáo, ngày 11/8/1950, ta tiến đánh tuyến xe lửa Cây Gáo - Trảng Bom, phá hủy 1 đầu máy ruby, diệt 1 tên đội Pháp ác ôn từng giết đồng bào và 5 tên Việt gian tay sai, trận đánh gây hoang mang cho địch. Ngày 17/11/1950, hai đại đội Lam Sơn, Lê Hồng Phong đánh bọn đi tuần đường sắt đoạn Trảng Bom - Cây Gáo. Tháng 5/1951, Trung ương Cục bố trí lại chiến trường tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hoà sáp nhập thành tỉnh Thủ Biên. Tăng cường đội ngũ cán bộ của Liên đoàn cao su Nam bộ, đội vũ trang tuyên truyền chia thành các đội công tác, bám vào các sở cao su từ Hàng Gòn cho đến Túc Trưng, Cây Gáo và các xã nông thôn. Trong các năm 1953 - 1954 phối hợp với chiến dịch Đông Xuân trên chiến trường toàn Miền, bộ đội và du kích đã bẻ gãy 12 cuộc càn quét và 4 trận đột kích bằng biệt kích của địch từ tiểu khu Biên Hòa, yếu khu Trảng Bom vào Bình Đa, Cây Gáo, Đại An, Định Tân. Ngày 21 tháng 7 năm 1954, sau thất bại tại chiến trường Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ngồi vào bàn đàm phán ký Hiệp 1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Cửu, Lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Cửu 1930 - 2000, Nxb Đồng Nai 2000, trang 52. 17
- ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO định Genève kết thúc chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, công nhận chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chín năm kháng chiến kiên cường và gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta kết thúc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng quân và dân Cây Gáo đã không tiếc xương máu, đóng góp sức người sức của xây dựng huyện thành một địa bàn vùng ven vững chắc, vừa bảo vệ Chiến khu Đ, đánh các giao thông chiến lược ở lộ 1, lộ 15, đường sắt Sài Gòn - Biên Hòa, Trảng Bom - Cây Gáo… đảm bảo hành lang giao liên chiến lược từ Chiến khu Đ mở xuống Long Thành, Bà Rịa và ngược lại. 3. Cây Gáo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta kết thúc thắng lợi hiệp định Giơnevơ được ký kết 1954 lấy vĩ tuyến 17 phân chia giới tuyến tạm thời. Theo quy định của hiệp định, hai năm sau (tháng 7/1956) sẽ tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết địch vu khống, nói xấu xuyên tạc cộng sản, tác động, hù dọa, mua chuộc, cưỡng ép đồng bào có đạo Công giáo ở Bùi Chu, Phát Diệm, đồng bào Hoa Nùng vùng Móng Cái, Yên Bái ở miền Bắc… đưa vào miền Nam và bố trí tại Biên Hòa dọc quốc lộ 1. Địch đưa đồng bào Hoa Nùng vào bắc Trảng Bom (Cây Gáo, Bàu Hàm…). 18
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ CÂY GÁO (1975-2015) Tháng 7 năm 1956, Mỹ - Diệm mở chiến dịch Trương Tấn Bửu nhằm tiêu diệt cán bộ, đảng viên và cơ sở cách mạng. Tháng 5 năm 1959, Ngô Đình Diệm ban hành luật 10/59 “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”. Chúng lê máy chém đi khắp nơi, hành quyết cán bộ, đảng viên không cần xét xử. Khắp nơi, địch tổ chức tố cộng, diệt cộng, bọn chỉ điểm, công an rình rập bắt người, bắt cán bộ kháng chiến gây ra không khí ngột ngạt, căng thẳng bao trùm cả thôn xóm, làng xã. Nhằm cướp ruộng đất của nông dân được chính quyền kháng chiến cấp, Mỹ - Diệm thực hiện chính sách cải cách điền địa1 với hai mục đích: Về chính trị “Khu dinh điền là biện pháp xẻ đường đưa dân vào chiến khu, mật khu Việt cộng, dùng dân để đẩy Cộng sản ra khỏi vùng đó, và dinh điền là nơi cung cấp tin tình báo, nơi xuất phát để hành quân ngăn chận xâm nhập”. Về kinh tế, chính quyền Sài Gòn dự kiến biến những khu dinh điền thành các đồn điền trồng và khai thác cao su. Trong kháng chiến chống Pháp, phong trào cách 1 Dụ số 2 (8/1/1955), dụ số 7 (5/2/1955), dụ số 57 (22/10/1956). Theo dụ số 57, mục tiêu của cải cách điền địa là “hạn chế các đại điền chủ ở mức 100 hecta và truất hữu diện tích còn lại, phân chia ruộng đất cho công bằng, giúp tá điền trở thành tiểu điền chủ, phát triển sản xuất nông nghiệp…”. Nhưng thực chất của cải cách điền địa chính là: “Chương trình cải cách điền địa của Diệm đã không chia ruộng đất cho người nghèo, mà rút cục chỉ lấy lại những thứ mà Việt Minh đã chia cho họ, rồi trả về cho địa chủ” (Tài liệu mật Lầu Năm góc của Mỹ). 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cúc Đường (1946-2014): Phần 1
94 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 1
131 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đồng Thịnh (1946-2015): Phần 2
184 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phú Tiến (1946-2015): Phần 2
162 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 2
168 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Phương (1947-2014): Phần 2
164 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 2
130 p | 2 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Thượng Nung (1947-2020): Phần 1
50 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Điềm Mặc (1946-2015): Phần 2
183 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Liên Minh (1937-2015): Phần 1
116 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lâu Thượng (1939-2014): Phần 2
81 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Giao (1946-2014): Phần 2
76 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bình Long (1946-2014): Phần 1
126 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 2
163 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 1
150 p | 6 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Chiềng Bằng (1945-2015): Phần 1
78 p | 9 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vũ Chấn (1947-2014): Phần 2
146 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn