intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Quê hương, con người và truyền thống; chi bộ Đảng xã Quang Long ra đời, lãnh đạo xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1947 - 1954); chi bộ - Đảng bộ xã Quang Long lãnh đạo xây dựng hậu phương, góp phần cùng cả nước kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi (1954 - 1975). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 1

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ LANG BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG (1947 - 2022) CÔNG TY XUẤT BẢN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI VIỆT NĂM 2022
  2. - 2 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG (1947 - 2022)
  3. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG- 3 - CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1890 - 1969) Người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam
  4. - 4 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG (1947 - 2022) LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG (1947 - 2022) CHỈ ĐẠO NỘI DUNG Ban Chỉ đạo Đề án 02 Huyện uỷ Hạ Lang Ban Chấp hành Đảng bộ xã Quang Long (Nhiệm kỳ 2020 - 2025) BAN CHỈ ĐẠO 1 Tô Văn Ngọc Bí thư Đảng uỷ; Trưởng ban. 2 Hoàng Văn Hùng Phó Bí thư Đảng uỷ; Phó Trưởng ban Thường trực. 3 Mông Văn Toàn Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND; Phó Trưởng ban. 4 Triệu Văn Dương Phó Chủ tịch UBND; Thành viên.
  5. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG- 5 - BAN BIÊN SOẠN 1 Tô Văn Ngọc Bí thư Đảng uỷ xã Quang Long 2 Hoàng Văn Hùng Phó Bí thư Đảng uỷ xã Quang Long Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch 3 Mông Văn Toàn UBND Tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học, giảng viên Trường Đại học 4 Mai Thị Hồng Vĩnh Khoa học, Đại học Thái Nguyên (Chủ biên). Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, giảng viên Trường 5 Đỗ Hằng Nga Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử 6 Đoàn Thị Yến Đảng, giảng viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử 7 Dương Minh Nhật Việt Nam. Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử 8 Đặng Văn Duy Đảng, giảng viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.
  6. - 6 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG (1947 - 2022) BAN SƯU TẦM TƯ LIỆU 1 Tô Văn Ngọc Bí thư Đảng uỷ Trưởng ban Hoàng Văn Hùng Phó Bí thư Phó Trưởng ban 2 Đảng uỷ. Mông Văn Toàn Phó Bí thư Phó Trưởng ban 3 Đảng uỷ, Chủ tịch UBND 4 Triệu Văn Dương Phó Chủ tịch UBND Thành viên
  7. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG- 7 - BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH XÃ QUANG LONG, HUYỆN HẠ LANG, TỈNH CAO BẰNG IN MÀU KHI XUẤT BẢN CHÍNH THỨC
  8. - 8 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG (1947 - 2022) LỜI GIỚI THIỆU Sau Cách mạng tháng Tám, năm 1945 xã Quang Long được thành lập, là một đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Khi mới thành lập, xã chưa hình thành Chi bộ Đảng, song dưới sự lãnh đạo, điều hành của chính quyền xã, nhân dân địa phương luôn phát huy truyền thống cách mạng, nỗ lực vượt lên mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Năm 1947, Chi bộ xã Quang Long được ra đời trực tiếp lãnh đạo nhân dân thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội ở địa phương. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xã Quang Long, sau đó là Đảng bộ xã Quang Long, cho đến nay trải qua 75 năm, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Quang Long luôn tự hào về những thành quả to lớn đã đạt được. Những thành quả đó đặt nền tảng vững chắc để xã Quang Long tiếp tục hoàn thành sứ mệnh xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã nhà; đồng thời thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW ngày 28/08/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam", Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử
  9. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG- 9 - Đảng”, Ban Chá p hà nh Đả ng bọ xã Quang Long nhiệm kỳ 2020 - 2025 quyết định tổ chức biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947 - 2022)”. Mục đích của việc biên soạn cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long nhằm tái hiện lại hình ảnh một cách khách quan, trung thực sự về sự lớn mạnh và trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân xã Quang Long qua các thời kỳ; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ xã trong công cuọc xây dựng và phát triển xã nhà trong 75 năm qua. Qua đó, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân trong và ngoài xã Quang Long hiểu rõ hơn về vùng đất, con người Quang Long. Đồng thời, cuốn Lịch sử Đảng bộ sẽ là tài liệu quý để giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ và nhân dân địa phương, giúp cho thế hệ trẻ tự hào, phấn đấu học tập và rèn luyện, chủ động, sáng tạo, tích cực trong công tác, góp phần xây dựng xã Quang Long ngày càng phát triển, văn minh, giàu đẹp. Cấu trúc của cuốn sách gồm Lời giới thiệu, Phần Mở đầu, 5 chương (I, II, III, IV, V) và các phần Kết luận, Phụ lục. Nội dung cuốn sách ghi lại những đóng góp to lớn của cán bộ, đảng viên, nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn xã Quang Long vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc trong các thời kỳ Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, xây dựng - bảo vệ Tổ quốc và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với việc ghi
  10. - 10 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG (1947 - 2022) lại những thành công của Đảng bộ, cuốn sách cũng ghi lại cả những mặt hạn chế trong công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương qua các chặng đường lịch sử; những bài học về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên trên mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; về việc vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ cấp trên vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương nhằm đảm bảo tính trung thực, khách quan của lịch sử. Trong quá trình tổ chức nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách, Đảng bộ xã, Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Ban Chỉ đạo Đề án 02, trực tiếp là Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Hạ Lang; sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm của các đồng chí cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo xã qua các thời kỳ và của toàn thể nhân dân xã. Nhân dịp xuất bản và phát hành cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947 - 2022)”, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Quang Long trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của tất cả các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã tham gia ý kiến xây dựng trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách. Sau một thời gian biên soạn, đến nay, cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947 - 2022)” đã hoàn thành. Mặc dù, Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn đã có nhiều nỗ lực, song chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Ban Chấp
  11. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG- 11 - hành Đảng bộ xã Quang Long kính mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của các đồng chí để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau này. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947 - 2022)” với các đồng chí và bạn đọc. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ BÍ THƯ TÔ VĂN NGỌC
  12. - 12 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ Xà QUANG LONG (1947 - 2022) Mở đầu QUÊ HƯƠNG, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG Quang Long cũng như nhiều địa phương của huyện Hạ Lang nói riêng, tỉnh Cao Bằng nói chung trước đây là vùng đất cổ, người Tày, Nùng đã đến đây khai phá, lập làng từ xa xưa. Ngày nay, Quang Long là một trong 13 xã thuộc huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Phía đông giáp với Trung Quốc; phía bắc tiếp giáp xã Đồng Loan; phía nam và tây nam tiếp giáp xã Thống Nhất; phía tây giáp với thị trấn Thanh Nhật; phía tây và tây bắc giáp với xã Thắng Lợi. Trải qua các thời kì lịch sử, địa danh, địa giới xã Quang Long có nhiều biến đổi. Thời kì các vua Hùng dựng nước, theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cho biết: “Cao Bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định, đông bắc tiếp giáp với Lưỡng Quảng; tây nam tiếp giáp với Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ, 4 châu, 237 làng xã”1. Theo đó, vùng đất Quang Long ngày nay thuộc bộ Vũ Định (Nhà nước Văn Lang). Dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc (179 TCN - 938), vào thời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ, dưới thời thuộc Đường nằm trong Châu Long và châu Vũ Nga2. Đời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1 Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Quyển III, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.29. 2 Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1 (Dư địa chí), Nxb. Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2014, tr. 327.
  13. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG- 13 - 1497), vùng đất Quang Long ngày nay thuộc phủ Cao Bình, châu Hạ Lang. Đến đầu thế kỉ XIX, theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX” cho biết, đời Gia Long (1802 - 1820), các đơn vị hành chính thuộc trấn Cao Bằng, gồm có 4 châu, 27 tổng và 233 xã, thôn, phường, phố, trại, động. Theo đó, vùng đất Quang Long ngày nay thuộc trấn Cao Bằng, châu Hạ Lang, tổng Lệnh Cấm và tổng Vĩnh Thọ. Cuối năm 1886, thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm Cao Bằng và các châu trong tỉnh, châu Hạ Lang vẫn bao gồm 4 tổng: Điều Lương, Tuyền Đằng, Lệnh Cấm và Vĩnh Thọ. Mùa xuân năm 1892, lợi dụng lúc Pháp đang phải tập trung lực lượng đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta, quân Mãn Thanh đã đánh chiếm toàn bộ tổng Điều Lương và một phần tổng Tuyền Đằng của châu Hạ Lang. Sau đó, giữa Pháp và Mãn Thanh đã diễn ra cuộc đàm phán về biên giới. Kết quả, hai bên đã kí bổ sung về Hiệp định biên giới với nội dung thỏa thuận: quân Mãn Thanh rút khỏi tổng Tuyền Đằng; Thực dân Pháp nhượng tổng Điều Lương cho Mãn Thanh. Sau khi mất tổng Điều Lương, thực dân Pháp đã điều chỉnh lại đơn vị hành chính: cắt hai xã Nga Sơn và Trùng Nhai thuộc tổng Nga Ổ, châu Thượng Lang nhập vào tổng Tuyền Đằng, với tên gọi mới là tổng Phong Đằng, sau đó sáp nhập tổng Phong Đằng vào châu Thượng Lang. Cũng theo đó, Pháp tiến hành sáp nhập hai tổng Lệnh Cấm và Vĩnh Thọ của châu Hạ Lang thành một tổng mới lấy tên là tổng Lệnh Cấm, bao gồm 12 xã, trong đó có 4 xã
  14. - 14 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG (1947 - 2022) thuộc Quang Long ngày nay, gồm: Vĩnh Thọ, Bản Kiểng, Nhường Mỹ (Nhường Mạy), Phúc Bình1. Như vậy, từ sau khi thực dân Pháp tiến hành sáp nhập các tổng của châu Hạ Lang, vùng đất Quang Long ngày nay trực thuộc tổng Lệnh Cấm, châu Hạ Lang, bao gồm 4 xã: Vĩnh Thọ, Bản Kiểng, Nhường Mỹ (Nhường Mạy), Phúc Bình. Xã Bản Kiểng gồm các xóm: Lũng Lạc, Khị Sộc, Thềnh Khâu, Lũng Phặc, Bản Kiểng; xã Nhường Mỹ (Nhường Mạy) gồm các xóm Xa Lê, Khau Khà, Luộc Tháy, Thôm Rín, Khau Khong, Khung Thán, Vạc Nhang, Bản Các; xã Vĩnh Thọ gồm các xóm Lũng Cuốn, Lũng Chủ, Lũng Phày, Luông Nưa, Luông Tẩu, Bó Mu, Kéo Chỉa; xã Phúc Bình gồm có xóm Nặm Tát, Khẻo Mèo, Nà Đắng, Bản Ngay, Nà Tháy, Nà Tính, Nà Kéo, Nà Mần, Lũng Thán. Cách mạng tháng Tám (năm 1945) thành công, Chính phủ đã có những điều chỉnh về hệ thống hành chính cấp cơ sở. Các đơn vị hành chính được điều chỉnh về địa danh, địa giới. Châu Hạ Lang được đổi thành huyện Hạ Lang và các xã được đổi tên theo tên các cán bộ, chiến sĩ cách mạng đã hi sinh trong kháng chiến. Cũng trong thời gian này, xã Quang Long được thành lập trên cơ sở sáp nhập 4 xã Vĩnh Thọ, Bản Kiểng, Nhường Mỹ (Nhường Mạy), Phúc Bình2. Tên xã Quang Long được đặt theo bí danh của một cán bộ cách mạng giải phóng quân người xã Thắng 1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Lang, Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Lang (1930 - 2015), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.15-16. 2 Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Quyển III, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
  15. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG- 15 - Lợi (Hạ Lang), đóng quân tại xóm Lũng Luông, xã Quang Long ngày nay, đã hi sinh trong trận chiến đấu ác liệt với kẻ thù1. Ngày 15/9/1969 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 176/CP, với một số điều chỉnh đơn vị hành chính ở Cao Bằng, theo đó các xã Thanh Nhật, Việt Chu, Thái Đức, Thị Hoa, Vinh Quý, Cô Ngân, An Lạc và Quang Long của huyện Hạ Lang sáp nhập vào huyện Quảng Hòa. Như vậy, theo Quyết định số 176/CP của Hội đồng Chính phủ, từ năm 1969 xã Quang Long thuộc về huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Đến năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 44/HĐBT (ngày 01/9/1981), huyện Hạ Lang được tái lập trên cơ sở lấy các xã Minh Long, Lý Quốc, Thắng Lợi, Đức Quang, Kim Loan, Đồng Loan của huyện Trùng Khánh; xã An Lạc, Thanh Nhật, Quang Long, Việt Chu, Thái Đức, Thị Hoa, Cô Ngân, Vinh Quý, của huyện Quảng Hòa hợp thành huyện Hạ Lang. Theo đó, xã Quang Long từ năm 1981 đến nay thuộc huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Trải qua quá trình lịch sử, qua nhiều lần sáp nhập và chia tách, từ đây Quang Long là một trong 13 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Xã gồm bao gồm có 18 xóm: Bó Mu, Bó Mực, Kéo Chỉa, Luông Tẩu, Luông Nưa, Khẻo Mèo, Lũng Phặc, Lũng Lạc, Lũng Rót, Nặm Tát, Xa Lê, Khau Khà, Khị Sộc, Thềnh Khâu, Bản Kiểng, Lũng Cuốn, Lũng Phầy, Lũng Chủ. Đến năm 2019, thực hiện chủ trương của tỉnh Cao Bằng về 1 Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Quyển III, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
  16. - 16 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG (1947 - 2022) việc sáp nhập, đổi tên xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, xã Quang Long chỉ đạo sáp nhập một số xóm trên địa bàn xã: xóm Bó Chia sáp nhập với xóm Bó Mực với tên gọi mới là xóm Bó Chỉa; xóm Luông Dưới hợp nhất với xóm Luông Trên thành xóm Lũng Luông; xóm Khị Rót hợp nhất với xóm Lũng Lạc thành xóm Kỳ Lạc. Do đó từ năm 2019 đến nay, xã Quang Long có 8 xóm (Bó Chỉa, Lũng Luông, Lũng Cuốn, Nặm Tát, Khẻo Mèo, Xa Lê, Kỳ Lạc, Kiểng Phặc). Dưới tác động của vị trí địa lí và kiến tạo địa chất, điều kiện tự nhiên xã Quang Long mang đặc điểm chung của xã vùng cao. Đặc điểm thổ nhưỡng ở đây chủ yếu chịu tác động bởi quá trình phong hóa của các loại đá mẹ và quá trình tích tụ phù sa do hệ thống khe suối. Địa hình xã Quang Long khá phức tạp, với đặc điểm nổi bật là đồi núi cao hiểm trở, thấp dần từ tây sang đông, tạo nên những dãy núi cao và khe sâu, lởm chởm đá tai mèo. Trên địa bàn xã Quang Long có một số ngọn núi như Ba Nà Cai, Sa Phài Riếu, Lũng Khóp, Lũng Rỳ, Lũng Phặc, Lũng Rót, Lũng Túng Tiếu, Lũng Trù Khà, Nà Kiểng, Sa Lũng Thàn, Ba Mê Nàng, Sa Lũng Riệm, Thang Muộng, Lũng Đáy. Dọc theo các xóm Khị Sộc qua Lũng Lạc, Thềnh Khâu, Bản Kiểng, Lũng Phặc và khu vực giáp với xã Đồng Loan là một vùng rừng núi rộng, chiếm tỉ lệ lớn so với đất nông, lâm nghiệp của xã. Với hệ thống các dãy núi, qua quá trình phong hóa theo thời gian đã hình thành nên nhiều đồi, tập trung ở các xóm như Khẻo Mèo, Nặm Tát, Xa Lê, Lũng Rót, Thềnh Khâu, Khị Sộc… Trong đó, có những đồi tương đối cao như đồi Phồ Phạ Khả cao 960 m so với mặt
  17. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG- 17 - nước biển, xen lẫn các đồi thấp chạy dọc các xóm của xã và giáp với một số xóm của xã Thống Nhất. Cùng với núi, đồi là các con đèo như đèo Ri Veng trên đường từ xóm Luông Tẩu đến xóm nặm Tát; đèo Canh Sàng trên đường đến xóm Lũng Cuốn và từ Tu Thin vào xóm Nặm Tát. Đặc biệt, đồi, núi, đèo ở Quang Long không chỉ tạo cảnh quan riêng về địa hình địa mạo của xã mà còn là chứng tích của lịch sử, điển hình là đèo Canh Nhan xóm Lũng Luông Tẩu, nơi lưu giữ chứng tích của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống quân phỉ của đồng bào các dân tộc ở địa phương. Khi thực dân Pháp cai trị tại Hạ Lang, nhân dân các xóm đã cùng nhau đoàn kết góp sức lấy đá về xây tường, đóng khung cửa, rào gai, hiện vẫn còn dấu vết như tường đá từ Tu Thin, Lũng Cuốn, Ri Veng đến xóm Nặm Tát. Bên cạnh đó, do cấu tạo địa chất, cũng như nhiều xã ở Hạ Lang, Quang Long có các hang động như Cốc Dần, nơi đây trong cuộc kháng chiến chống Pháp là cơ sở để cán bộ cách mạng hoạt động bí mật. Xen giữa các ngọn núi là các thung lũng với địa hình tương đối bằng phẳng. Trải qua hàng ngàn năm tích tụ, bồi đắp của thiên nhiên, cùng với sự cần cù, sáng tạo của con người, đã hình thành những khu ruộng trồng lúa, ngô và các loại hoa màu. Dạng địa hình này tập trung ở các xóm như Lũng Cuốn, Lũng Phày, Lũng Chủ, Nặm Tát, Khẻo Mèo, Lũng Rót, Lũng Lạc, Bản Kiểng, Lũng Phặc, Bó Mực, Kéo Chỉa, Bó Mực, Luông Tẩu và Luông Nưa.
  18. - 18 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG (1947 - 2022) Nhìn chung, địa hình của Quang Long khá đa dạng, phức tạp, vừa có núi, đồi cao, thấp khác nhau, vừa có các thung lũng xen kẽ với hệ thống núi đồi. Với đặc điểm địa hình đó, tạo ra diện mạo cảnh quan riêng, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho địa phương khai thác phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp song cũng gây khó khăn trong việc đi lại của nhân dân; quy hoạch đất đai phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông. Xã Quang Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.402 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 525,44 ha, đất lâm nghiệp là 3.486,33 ha; đất phi nông nghiệp là 116,38 ha, đất chưa sử dụng là 272,78 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 1,07 ha1. Loại đất chủ yếu ở Quang Long bao gồm: vàng đỏ trên đá phiến sét, vàng nhạt trên đá cát, đất ở dọc các thung lũng được hình thành do sản phẩm dốc tụ. Loại đất ở dọc các thung lũng được hình thành do dốc tụ nên đó là quá trình tích tụ của các sản phẩm từ trên cao đưa xuống, do vậy độ phì tương đối lớn. Do đặc điểm địa hình núi non hiểm trở nên việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Trước đây, đồng bào Tày, Nùng ở Quang Long đi lại chủ yếu thông qua các con đường mòn men theo sườn đồi, núi khá hiểm trở, đá lởm chởm, phương thức di chuyển chủ yếu là ngựa thồ, đi bộ. Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các tuyến đường được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Nhất là từ khi thực hiện chủ trương của Chính phủ, cả 1 Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Quyển III, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.113.
  19. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG- 19 - nước chung tay xây dựng nông thôn mới, hệ thống các tuyến đường giao thông của xã và liên xã được mở rộng, nâng cấp, hoạt động giao thông của nhân dân địa phương trở nên thuận lợi hơn. Hiện nay, trên địa bàn xã có đường ô tô đến trung tâm xã, bê tông hóa một số đường liên xóm. Tuyến giao thông liên huyện, liên tỉnh, đặc biệt tỉnh lộ 207 chạy qua địa bàn Quang Long, tạo điều kiện thuận lợi để từ các tuyến đường này, người dân trên địa bàn xã có thể lưu thông với các địa phương khác trong tỉnh và cả nước. Quang Long là một trong những xã vùng cao, biên giới của Hạ Lang, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, với tổng chiều dài là 14,7 km từ khu vực cột mốc 872 đến cột mốc 891 (gồm có 28 mốc, trong đó có 20 mốc chính và 8 mốc phụ). Quang Long thuộc vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ lúc cao nhất là 360C, thấp nhất là 00C. Lượng mưa trung bình mỗi năm từ 1.500 - 1.900 mm (thuộc vùng mưa nhiều của tỉnh Cao Bằng). Mỗi năm có hai mùa rõ rệt, chia thành mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường vào tháng 4 đến tháng 9 hằng năm, với đặc điểm mưa nhiều, kéo dài hai đến ba ngày, nước lũ từ các đồi, núi, khe, lạch chảy về kèm theo mùn rác làm ngập úng các thung lũng của các xóm Luông Tâu, Luông Nưa, Lũng Phày. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, khí hậu lạnh, có năm xuống đến 00C. Vào mùa khô, thường có sương mù về đêm đến sáng hôm sau. Có năm, trên địa bàn xã xảy ra sương mù kèm tuyết phủ. Cùng với
  20. - 20 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ QUANG LONG (1947 - 2022) đó, khí hậu vào mùa khô có nắng khô hanh kéo dài, ảnh hưởng đến nguồn nước tưới cho cây trồng1. Trên địa bàn xã có các khe suối ở xóm Lũng Phặc, xóm Xa Lê. Suối xóm Xa Lê chảy vào con suối xóm Luộc Tháy (xã Thống Nhất) và xuống xóm Khỉ Sộc (xã Quang Long); suối ở xóm Lũng Phặc, Bản Kiểng chảy dọc theo đường biên giới Việt - Trung. Suối Canh Nhan hòa vào dòng nước mỏ Bó Diễn xóm Bó Mu xuống xóm Huyền Du thị trấn Thanh Nhật, mỏ nước xóm Bó Mực tạo thành dòng suối nhỏ chảy xuống Nà Đắng, xã Thồng Nhất. Trên cơ sở dòng chảy của các con suối, người dân khai thác để phục vụ nguồn nước tưới cho đồng ruộng và đồng thời là nguồn nước sinh hoạt cho đồng bào Tày, Nùng nơi đây từ xa xưa. Tuy nhiên, lưu lượng nước của các con suối phụ thuộc vào lượng nước mưa. Mùa khô hanh nước giảm, các mỏ, giếng, khe, lạch bị cạn kiệt nên ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất ở địa phương. Chiếm đa số diện tích của xã là đồi núi, Quang Long có điều kiện thuận lợi cho thực vật tự nhiên và rừng trồng phát triển. Trước đây, rừng xã Quang Long có các loài động vật quý như hổ, gấu, sơn dương, khỉ, vượn, nai, hươu, gà rừng, tắc kè… và các loại chim trĩ, gà gô, khướu, họa mi, sáo, chào mào; nhiều loài gỗ quý như nghiến, lát… Rừng có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân địa phương: cung cấp nguồn nguyên vật liệu để người dân dựng nhà, làm trường học; nhiều sản vật từ rừng được khai thác phục vụ cho các bữa ăn hằng ngày, 1 Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí Cao Bằng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.44-45.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0