intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Hải Phòng (1888-1955): Phần 1 (Tập 3)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách Lịch sử Hải Phòng tập III (từ năm 1888 đến năm 1955) dựng lại một cách có hệ thống lịch sử Hải Phòng, từ khi thành phố ra đời cho đến khi được hoàn toàn giải phóng, cùng với miền Bắc nước ta bước vào giai đoạn lịch sử mới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Hải Phòng (1888-1955): Phần 1 (Tập 3)

  1. CỐ VẤN KHOA HỌC GS.NGND. ĐINH XUÂN LÂM CHỦ BIÊN GS.TS.NGND. NGUYỄN VĂN KHÁNH THƯ KÝ KHOA HỌC Nhà nghiên cứu PHẠM XUÂN THANH BIÊN SOẠN GS.TS.NGND. NGUYỄN VĂN KHÁNH Nhà nghiên cứu PHẠM XUÂN THANH Đại tá, TS. VŨ TANG BỒNG PGS.TS. LÂM BÁ NAM TS. ĐOÀN TRƯỜNG SƠN PGS.TS. NGUYỄN DANH TIÊN Nhà nghiên cứu NGUYỄN NGỌC THAO PGS.TS. PHẠM XANH TS. NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU Chủ tịch Hội đồng GS.TS. TRỊNH NHU Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Các ủy viên GS.TS. ĐỖ QUANG HƯNG PGS.TS. NGUYỄN VĂN NHẬT PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH LỄ PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG PHÚC PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH LÊ PGS.TS. ĐINH THU CÚC
  2. TỔNG BIÊN TẬP GS.TS.NGND. NGUYỄN QUANG NGỌC BIÊN TẬP Nhà nghiên cứu PHẠM XUÂN THANH TỔ CHỨC BẢN THẢO ThS. ĐẶNG TRẦN KIÊN TS. ĐOÀN TRƯỜNG SƠN
  3. 6 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)
  4. Lời Nhà xuất bản H ải Phòng được biết đến là thành phố Cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; là động lực phát triển của đất nước. Là nơi chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng, địa thế hiểm trở, là cửa ngõ vào Đại La - Thăng Long - Hà Nội, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, các vương triều Việt Nam đã có những chiến thắng vẻ vang chống lại sự xâm lược của các đế chế phương Bắc trên vùng đất Hải Phòng, như chiến thắng trên  sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền; trận Bạch Đằng năm 981 của Lê Hoàn và trận Bạch Đằng năm 1288 của Trần Hưng Đạo,... Đến năm 1527, vương triều Mạc ra đời, đã chọn vùng cửa sông Văn Úc tạo lập Dương Kinh, biến vùng đất Hải Phòng thành bàn đạp triển khai các chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước theo tầm nhìn mới hướng ra đại dương. Năm 1888, với Nghị định thành lập Hội đồng thành phố Hải Phòng của Toàn quyền Đông Dương, Hải Phòng chính thức trở thành thành phố Cảng và là một trong ba đô thị đứng đầu toàn Đông Dương. Hải Phòng nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa lớn của
  5. 8 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG cả nước, cái nôi của giai cấp công nhân, nơi tiếp nhận và gắn kết chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 03/02/1930 và Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hải Phòng vào tháng 4/1930. Trong những năm 1930 - 1945, Hải Phòng luôn là một trung tâm mạnh của các cao trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày 23/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hải Phòng; ngày 24/8/1945 giành thắng lợi ở tỉnh lỵ Kiến An, là cột mốc lớn đánh dấu cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại đã thành công trọn vẹn ở vùng đất duyên hải Bắc Bộ. Trong những năm 1945 - 1975, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng đã lập được nhiều chiến công, thành tích xuất sắc, cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất toàn vẹn non sông, xây nên truyền thống “Trung dũng - Quyết thắng” vẻ vang. Bước vào công cuộc đổi mới, Hải Phòng tập trung đầu tư xây dựng thành phố Cảng hiện đại, có công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, văn hóa phát triển. Cảng Hải Phòng được xây dựng thành trung tâm của cụm cảng phía Bắc, cửa ngõ ra biển của miền Bắc cũng như của cả nước. Thành phố Hải Phòng giữ vai trò là “thành phố mở” về kinh tế, dẫn đầu về nhịp độ tăng trưởng của toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Để giới thiệu đến bạn đọc lịch sử vùng đất và con người Hải Phòng, góp phần giáo dục và lan tỏa truyền thống tốt đẹp
  6. LỜI NHÀ XUẤT BẢN 9 của vùng đất Hải Phòng “Trung dũng - Quyết thắng”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ sách Lịch sử Hải Phòng, gồm 4 tập: Lịch sử Hải Phòng tập I do GS. NGND. Hà Văn Tấn và PGS.TS. Tống Trung Tín làm Chủ biên, viết về lịch sử vùng đất Hải Phòng từ thời nguyên thủy đến năm 938. Lịch sử Hải Phòng tập II do GS.TSKH.NGND. Vũ Minh Giang làm Chủ biên, viết về lịch sử vùng đất Hải Phòng từ năm 938 đến năm 1888. Lịch sử Hải Phòng tập III do GS.TS.NGND. Nguyễn Văn Khánh làm Chủ biên, viết về lịch sử Hải Phòng từ năm 1888 đến năm 1955. Lịch sử Hải Phòng tập IV do PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà làm Chủ biên, viết về lịch sử Hải Phòng từ năm 1955 đến năm 2020. Để bạn đọc tiện theo dõi, ở mỗi tập của bộ sách, chúng tôi đều trình bày lời dẫn đề của Nhà xuất bản và Lời nói đầu của Ban Biên soạn mỗi tập sách. Riêng tập I, mở đầu cho bộ sách, chúng tôi trình bày Lời giới thiệu bộ sách của lãnh đạo thành phố Hải Phòng và Tổng quan Thành phố Cảng Hải Phòng trong tiến trình lịch sử đất nước. Bộ sách là kết quả của sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, khoa học của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, của Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Hải Phòng; sự làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm của tập thể nhóm nghiên cứu, biên soạn và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy địa phương; sự cộng tác, giúp đỡ nhiệt tình của các nhà khoa học, các chuyên gia có uy tín đã góp ý để hoàn thiện bộ sách. Mặc dù đã có nhiều cố
  7. 10 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG gắng trong quá trình biên soạn và xuất bản song bộ sách khó tránh khỏi những sơ suất, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong và ngoài thành phố để bộ sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu bộ sách cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2021 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
  8. Lời nói đầu tập III L ịch sử Hải Phòng tập III (từ năm 1888 đến năm 1955) dựng lại một cách có hệ thống lịch sử Hải Phòng, từ khi thành phố ra đời cho đến khi được hoàn toàn giải phóng, cùng với miền Bắc nước ta bước vào giai đoạn lịch sử mới. Được Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Hội đồng Biên soạn công trình Lịch sử Hải Phòng chỉ đạo chặt chẽ, tập thể tác giả đã cố gắng bám sát mục đích, yêu cầu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, đảm bảo nội dung khoa học của công trình. Quá trình sưu tầm, xác minh, hệ thống hóa các nguồn tư liệu được tiến hành khá công phu, nghiêm túc tại các cơ quan nghiên cứu lịch sử, cơ quan lưu trữ Trung ương và thành phố. Đặc biệt, Ban Biên soạn đã tổ chức dịch ra tiếng Việt hai công trình nghiên cứu về Hải Phòng của nhà nghiên cứu, Tiến sĩ người Pháp Gilles Raffi là: Cảng Hải Phòng từ khởi thủy đến năm 1902 và Hải Phòng: Nguồn gốc, điều kiện và thể thức phát triển đến năm 1921 cùng một khối lượng khá lớn tư liệu tiếng Pháp đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Gần 20 chuyên đề nghiên cứu các vấn đề lịch sử cận đại Hải Phòng được triển khai với sự tham gia của các nhà khoa học lịch sử ở Trung ương và thành phố. Tháng 10/2001, Ban Biên soạn đã tổ chức Hội thảo khoa học Một số vấn đề lịch sử Hải Phòng giai đoạn 1888 - 1955 để thảo luận và đánh giá những vấn đề lịch sử chủ yếu nhất trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Hải Phòng thời cận đại. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, tập thể các tác giả đã khai thác tối đa khối lượng tư liệu thu thập được, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu thời kỳ trước đã
  9. 12 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955) được công bố, xuất bản thành sách, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử và 13 số Tạp chí Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng (từ năm 1985 đến năm 1989), thường xuyên tranh thủ ý kiến của Ban Chỉ đạo biên soạn công trình Lịch sử Hải Phòng và GS.NGND. Đinh Xuân Lâm - cố vấn khoa học của công trình. Trên cơ sở đó, tập thể tác giả đã cố gắng phản ánh một cách hệ thống và tương đối toàn diện lịch sử cận đại Hải Phòng trên các mặt, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa mà các công trình lịch sử trước đây chưa có điều kiện nghiên cứu và trình bày thỏa đáng. Cùng hai tập I và IV, tập III của bộ sách Lịch sử Hải Phòng đã hoàn thành và được nghiệm thu từ hơn 10 năm trước. Nhưng công trình chưa thể công bố được vì một số lý do, trong đó có nguyên nhân mốc phân kỳ giai đoạn cận đại (năm 1888) của lịch sử Hải Phòng chưa nhận được sự đồng thuận và nhất trí cao trong giới chuyên môn, nhất là ở thành phố Hải Phòng. Nhằm giải quyết vấn đề này, hai cuộc hội thảo đã lần lượt được tổ chức tại Hải Phòng và đa số ý kiến vẫn thống nhất lấy năm 1888 - thời điểm Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Hội đồng thành phố Hải Phòng - làm mốc khởi đầu của lịch sử cận đại Hải Phòng1. Để xã hội hóa kết quả nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu tìm hiểu lịch sử thành phố của cán bộ và nhân dân, đầu năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành kế hoạch tiếp tục biên soạn, tu sửa, hoàn chỉnh công trình Lịch sử Hải Phòng để có thể xuất bản. Thực hiện kế hoạch trên, dưới sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ, trực tiếp là Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hải Phòng, tập thể tác giả Lịch sử Hải Phòng tập III đã tiến hành cập nhật các kết quả nghiên cứu mới nhất về lịch sử thành phố, đồng thời bổ sung, tu chỉnh phần Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục nhằm hoàn thiện bản thảo tập sách. 1. Arrêté du 19 Juillet 1888 Gouverneur Général de l’Indochine instituant des municipalités de Hanoi et Haiphong, J 142, MPAT (Moniteur du Protectorat de l’Annam et du Tonkin) 1888, tr.392-401. Xem Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I: Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862 - 1945), Nxb. Hà Nội, 2013, tr.76.
  10. LỜI NÓI ĐẦU TẬP III 13 Dựa trên mốc phân kỳ đã được thảo luận, thống nhất, cuốn sách Lịch sử Hải Phòng tập III được bố cục thành Lời nói đầu, 4 chương, phần Kết luận và Phụ lục ảnh, bản đồ thành phố của thời kỳ nghiên cứu. Trong các chương I, chương II của cuốn sách, các tác giả tập trung phản ánh những biến đổi của Hải Phòng kể từ khi được thành lập (năm 1888) và trải qua hai đợt khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân tư bản Pháp; cùng phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp của nhân dân thành phố những năm cuối thế kỷ XIX, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Hải Phòng trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Chương III tập trung phản ánh những biến động kinh tế, xã hội của thành phố trong bối cảnh cuộc đại khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa những năm 1929 - 1933 và Chiến tranh thế giới thứ hai; phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là của Đảng bộ Hải Phòng từ ngày 03/02/1930 đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chương IV tập trung trình bày các hoạt động của quân và dân Hải Phòng cùng cả nước trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp tái chiếm Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến khi thành phố hoàn toàn được giải phóng vào tháng 5/1955. Phần Kết luận nêu bật những đặc điểm cơ bản của lịch sử Hải Phòng, làm rõ vai trò và những đóng góp to lớn của Hải Phòng vào tiến trình lịch sử đất nước giai đoạn này. Nhân dịp công trình được nghiệm thu và xuất bản, tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Ban Chỉ đạo và Hội đồng khoa học công trình Lịch sử Hải Phòng, các cơ quan và các nhà khoa học đã quan tâm giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu, biên soạn. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn tập sách, tập thể tác giả mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của bạn đọc gần xa và những ai quan tâm đến lịch sử của thành phố Cảng anh hùng. T/M BAN BIÊN SOẠN Chủ biên GS.TS.NGND. NGUYỄN VĂN KHÁNH
  11. HẢI PHÒNG Chương I HẢI PHÒNG LỊCH SỬ NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX
  12. CHƯƠNG I: Hải Phòng những năm cuối thế kỷ XIX 15 T hành phố Hải Phòng, đô thị - cảng biển, được hình thành trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX. Từ bến Ninh Hải bên sông Cấm, một tụ điểm buôn bán, đã nhanh chóng trở thành cửa khẩu giao thương quốc tế, trung tâm công nghiệp - thương mại, đầu mối giao thông, có vị trí chiến lược quân sự quan trọng, phục vụ đắc lực công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. I- THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG RA ĐỜI VÀ CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP 1. Thành phố Hải Phòng ra đời Sau Hiệp ước Hòa bình và liên minh năm 1874 (còn gọi là Hiệp ước Giáp Tuất) và Thương ước 1874, thực dân Pháp lập lãnh sự, bố trí quân đồn trú, triển khai kế hoạch xây dựng hải cảng, bước đầu đầu tư vào một số lĩnh vực thiết yếu. Từ đó, vùng đất Ninh Hải - Hải Phòng trở thành điểm hội cư lớn và cơ sở hạ tầng được xây dựng để đặt nền móng cho hình thành một đô thị - Cảng biển lớn nhất Bắc Kỳ. Năm 1886, Tổng trú sứ Pôn Be (Paul Bert) được cử sang Việt Nam cai trị Trung Kỳ và Bắc Kỳ có kế hoạch xây dựng khu vực Ninh Hải thành một thành phố có vị trí chiến lược quân sự và kinh tế. Ngày 11/9/1887, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định thành lập tỉnh Hải Phòng trên cơ sở một phần đất của tỉnh Hải Dương, gồm các huyện An Dương, An Lão, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Tiên Lãng. Tỉnh lỵ đặt tại Ninh Hải (khu vực trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố hiện nay)1. Để đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa và sớm 1. Dương Kinh Quốc: Việt Nam - Những sự kiện lịch sử (1858 - 1945), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981, t.1, tr.336; t.2, tr.127.
  13. 16 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955) tiến hành đầu tư bóc lột thuộc địa, cùng với việc thành lập thành phố Hải Phòng (nằm trong tỉnh Hải Phòng), ngày 19/7/1888, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định lập Hội đồng thành phố Hải Phòng. Đứng đầu Hội đồng thành phố là 1 đốc lý, 2 phó đốc lý. Ngày 01/10/1888, vua Đồng Khánh ký Đạo dụ chính thức chuyển Hải Phòng cùng với Hà Nội và Đà Nẵng thành “nhượng địa” đặt dưới quyền cai trị của thực dân Pháp. Đạo dụ ghi: “Cho nhượng, giao các xứ Hà Nội, Hải Dương và Quảng Nam (mặt phố Hà Nội, Hải Phòng ở Hải Dương và Đà Nẵng ở Quảng Nam) đều do viên Toàn quyền kinh doanh khai thương”1. Thành phố Hải Phòng chính thức ra đời (bậc I như thành phố Hà Nội và thành phố Sài Gòn), là một thành phố “thuộc địa” trong lòng xứ “bảo hộ” Bắc Kỳ. Thực hiện Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, ngày 20/01/1889, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định xác lập giới hạn của thành phố Hải Phòng: - Trên hữu ngạn sông Cửa Cấm: + Đường ngoại vi từ chỗ giao điểm với sông Cửa Cấm với đoạn cắt dự kiến của sông Lạch Tray; + Bờ phía phải của đoạn cắt dự kiến sông Lạch Tray từ đường ngoại vi nói trên đến sông Tam Bạc; + Đường ngoại vi dự kiến ở khoảng giữa sông Tam Bạc và sông Cửa Cấm theo chiều kéo dài của đoạn cắt sông Lạch Tray, ngang qua địa phận Hạ Lý. - Trên tả ngạn sông Cửa Cấm: + Đường giao thông sẽ lập giữa sông Cửa Cấm và đường ngoại vi Cửa Cấm; + Đường ngoại vi bờ trái sông Cửa Cấm đến Vàng Châu, dự kiến sẽ ở quãng cách trung bình 400m bờ trái sông Cửa Cấm; + Vàng Châu. 1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, t.9, tr.435.
  14. CHƯƠNG I Hải Phòng những năm cuối thế kỷ XIX 17 Lúc mới thành lập, thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Phòng vẫn cùng chung lỵ sở do viên Công sứ tỉnh Hải Phòng kiêm Đốc lý thành phố đứng đầu. Một thời gian sau, tỉnh lỵ tỉnh Hải Phòng chuyển sang làng Phù Liễn, tổng Phù Lưu, huyện An Lão. Mười năm sau, ngày 31/01/1898, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách tỉnh và thành phố làm hai đơn vị hành chính riêng. Từ đó đến đầu thế kỷ XX, địa dư và cơ cấu hành chính của thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Phòng có nhiều thay đổi. Theo Đại Nam đồng văn nhật báo, ngày 08/8/1897: Trong bản đồ Bắc Kỳ, Hải Phòng nằm ở phía đông bắc sông Thái Bình. Phía bắc Hải Phòng là phủ Kinh Môn và xa hơn nữa là phủ Nam Sách. Phía đông Hải Phòng là đảo Cát Bà và biển tỉnh Quảng Yên. Phía nam cửa sông Cấm là phủ Kiến Thụy liền bờ sông Văn Úc. Cũng theo Đại Nam đồng văn nhật báo, ngày 31/7/1898, tỉnh hạt Hải Phòng có 1 phủ, 5 huyện, 60 tổng, 396 xã (khi đã tách thành phố). Dân số năm trước kê biên được 20 vạn người, trong đó, có 9.700 suất đinh. Đất đai toàn tỉnh rộng 80.000ha, trong đó, đất cày cấy có 54.000ha. Ngày 05/8/1902, tỉnh Hải Phòng đổi tên thành tỉnh Phù Liễn và ngày 17/6/1906 đổi tên là tỉnh Kiến An. Do nhu cầu phát triển thành phố, ngày 16/02/1901, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định tách các xã thuộc tỉnh Phù Liễn nằm trong địa giới sau đây để lập khu ngoại ô thành phố Hải Phòng: - Sông Cửa Cấm đến chỗ hợp lưu với sông Lạch Tray. - Sông Lạch Tray từ chỗ hợp lưu đó đến đoạn cắt của sông này. - Một đường vạch theo địa giới hiện tại của xã Trang Quán (tổng An Dương) đi qua sông Tam Bạc sang sông Cửa Cấm theo địa giới tổng Lạc Viên. Thành phố Hải Phòng trở thành một trung tâm thương mại, công nghiệp, giao thông vận tải lớn, một địa bàn quân sự quan trọng của xứ Đông Dương thuộc Pháp.
  15. 18 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955) 2. Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Hải Phòng Trước và khi hình thành đơn vị hành chính tỉnh Hải Phòng, các huyện vẫn nằm trong thiết chế quản lý của triều đình nhà Nguyễn, riêng khu “nhượng địa” của thành phố thực hiện chế độ trực trị của người Pháp. Cùng với quá trình xâm chiếm Hải Phòng, thực dân Pháp đã từng bước thiết lập chính quyền thuộc địa. “Chính sách đối với bản xứ - như chính các nhà nghiên cứu người Pháp nhận xét - là loại trừ tối đa bộ máy nhà nước cũ để áp đặt hết mức sức mạnh tuyệt đối của Pháp ở tất cả các cấp của trật tự tôn ti”1. Cùng với quá trình đô thị hóa, trong những thập niên 70, 80 của thế kỷ XIX, ở Hải Phòng đã hình thành 2 khu vực chính: Phía tây - nam là khu vực người Việt, người Pháp thường gọi một cách miệt thị là “Khu bản xứ”; phía đông - bắc là khu nhượng địa - “Khu phố Tây”. Ngăn cách hai khu là kênh đào Bon – nan (Bonnal - nay là hồ Tam Bạc và dải vườn hoa trung tâm thành phố). Nối hai khu này là các cầu Lanien (Laniel - theo phố Điện Biên Phủ, từ ngã tư phố Trần Hưng Đạo sang phố Trần Phú hiện nay) và cầu Đume (Paul Doumer, từ cửa Nhà hát sang phố Cầu Đất, nay là dãy quán hoa) và sau này thêm cầu Carông (Caron). Sự đổi thay ở khu tô giới Pháp diễn ra với nhịp độ khẩn trương. Hàng loạt các công trình nhà cửa, dinh thự, công sở bằng gạch kiên cố theo kiến trúc phương Tây được xây dựng. Người Pháp khởi công xây dựng tòa Đốc Lý (nay là trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố), Ty Liêm phóng, Sở Cẩm (trụ sở Công an thành phố), Trại lính (Bộ Tư lệnh Hải quân), đồn binh An Nam (cuối phố Lê Lai hiện nay)... Đối với vùng đất ngoại thành của tỉnh Hải Phòng, tháng 12/1887, nhà Nguyễn đặt Nha Hải Phòng, một cơ quan phụ trách nhiệm vụ phòng thủ miền biển. Địa bàn hoạt động của Nha gồm 1. G. Raffi: Cảng Hải Phòng từ khởi thủy đến năm 1902, bản dịch lưu tại Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Hải Phòng.
  16. CHƯƠNG I Hải Phòng những năm cuối thế kỷ XIX 19 huyện Nghi Dương, huyện An Lão, huyện An Dương (tổng Đâu Kiên, tổng Du Viên) và các xã Tả Quan, Lôi Động, Lâm Động, Bính Động (huyện Thủy Nguyên). Bố chính Hà Nội Cao Xuân Dục được cử làm Chánh sứ, Bang tá Sơn Tây Nguyễn Văn Tán làm Phó sứ; lãnh binh gia hàm Đề đốc Nguyễn Viết Vinh làm lãnh Đề đốc. Song song với việc đẩy mạnh khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy cai trị gồm: Sở sen đầm (lực lượng hiến binh)1, cảnh sát, tòa án và hệ thống nhà tù. Giám đốc các công sở đều là người Pháp (ngay từ năm 1884, chính quyền thực dân đã lập ra Tòa Công sứ Hải Dương trực thuộc Phủ Thống sứ, cai quản cả vùng đất Hải Phòng). Khi tỉnh Hải Phòng được thành lập, đứng đầu là Tuần phủ người Việt, còn có viên Công sứ người Pháp. Thực tế quyền hành đều trong tay Công sứ. Giúp việc cho Công sứ có Ủy ban tư vấn, gồm 8 thành viên đều là người Âu do Chính phủ bổ nhiệm. Công sứ phụ trách các mặt tư pháp ở bậc thấp nhất (vì tòa án có thẩm quyền ban đầu là tòa án Sài Gòn cho đến năm 1888), hộ tịch, cảnh sát đối với người Pháp và người nước ngoài; về sau được bổ sung chức năng kiểm tra các cơ quan bản xứ. Theo Hiệp ước Hác măng (Harmand) năm 1883 sẽ có 1 Công sứ ở Hà Nội, 1 Công sứ ở Hải Phòng. Hiệp ước này đã bãi bỏ chức lãnh sự Pháp ở Hải Phòng. Hiệp ước cũng quy định: Nếu như Công sứ không đi sâu vào công việc nội bộ của tỉnh thì có quyền giám sát các quan lại địa phương và khi cần có thể yêu cầu thay thế họ (Điều 14), đồng thời họ là trung gian bắt buộc giữa cơ quan Pháp như bưu điện và điện tín, kho bạc, thuế, công trình công cộng, các trường của Pháp... và bộ máy quan lại địa phương. Hiệp ước cũng quy định quyền hạn của Công sứ trong lĩnh vực tư pháp2. 1. Tiếng Pháp là Gendarmerie. 2. Xem G. Raffi: Hải Phòng: Nguồn gốc, điều kiện và thể thức phát triển đến năm 1921 (1994), tr.126-127. Điều này liên quan đến việc thành lập Phòng Thương mại Hải Phòng được đề cập ở phần sau.
  17. 20 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955) Từ sau Đạo dụ ngày 01/10/1888 của vua Đồng Khánh, thành phố Hải Phòng (thuộc tỉnh Hải Phòng) thuộc khu phố Tây “nhượng địa” thực hiện chế độ trực trị của người Pháp, theo luật “mẫu quốc”. Khu vực người bản xứ và nông thôn thuộc quản lý của triều đình Huế. Năm 1899, khu vực nghỉ mát ở tổng Đồ Sơn thuộc huyện Kiến Thụy cũng được “nhượng” cho thực dân Pháp xây dựng khu nghỉ mát trực thuộc thành phố. Ủy ban Tư vấn trở thành Ban Thị chính được tuyển chọn, gồm 12 thành viên người Pháp và 2 người Việt không qua bầu cử. Đứng đầu bộ máy chính quyền thành phố là viên Đốc lý người Pháp, kiêm Chủ tịch Hội đồng thành phố, do Thống sứ Bắc Kỳ đề cử và Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm, có quyền hành tương đương như Công sứ, có quyền ra nghị định về mọi vấn đề liên quan đến thành phố. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 19/7/1888 quy định: Tại mỗi thành phố Hà Nội và Hải Phòng thành lập một hội đồng thành phố gồm một đốc lý với 16 cố vấn đối với Hà Nội và 14 cố vấn đối với Hải Phòng1. Nghị định cũng quy định số cố vấn người Việt là 4 người đối với Hà Nội và 2 người đối với Hải Phòng. Cách thức lựa chọn và tổ chức hội đồng thành phố ở đây có những sự khác biệt so với Sài Gòn, xuất phát từ đặc điểm của quá trình lịch sử trên vùng đất này, vì như Toàn quyền Rixô (Richaud) giải thích: do “thời gian người Pháp sống tại Hà Nội và Hải Phòng còn quá ít ỏi (...), nếu quyền ứng cử rơi vào tay họ thì thể chế mới ra đời có thể lâm nguy”2. 1. Theo G. Raffi: Hải Phòng: Nguồn gốc, điều kiện và thể thức phát triển đến năm 1921, Sđd, tr.165-166, thì bức tranh về thế giới nhỏ bé của người Hải Phòng chắc chắn là một lý do chính, cùng những khó khăn trong việc thành lập Hội đồng thành phố Sài Gòn và Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ, đã dẫn đến việc lập ra một chế độ thị chính trung gian. 2. G. Raffi: Hải Phòng: Nguồn gốc, điều kiện và thể thức phát triển đến năm 1921, Sđd, tr.167.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2