Ebook Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992-2015): Phần 2
lượt xem 2
download
Tiếp nội dung phần 1, Ebook Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992-2015): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: những sự kiện lịch sử đảng bộ tỉnh Ninh Bình khóa XIX, nhiệm kỳ 2005 - 2010; những sự kiện lịch sử đảng bộ tỉnh Ninh Bình khóa XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992-2015): Phần 2
- 289
- 290
- NĂM 2005 Từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2005 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XV1 Đại hội họp từ ngày 4 đến ngày 7-12-2005 với sự có mặt của 266 đại biểu đại diện cho hơn 48.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ tham dự. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị về dự và chỉ đạo Đại hội. Đại hội đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV: Kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển tăng _______________ 1. Tại Đại hội, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc xác định số thứ tự nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh. Căn cứ Hướng dẫn số 04-HD/BTCTW, ngày 5-2-2002 của Ban Tổ chức Trung ương "Về một số vấn đề cụ thể về thi hành Điều lệ Đảng”; căn cứ thực tiễn lịch sử hoạt động của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ ngày thành lập, Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XV nhất trí biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc xác định số thứ tự nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, được đổi thành nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX (trước năm 1976, có 11 kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và từ năm 1976 đến năm 1991 (thời gian tỉnh Ninh Bình sáp nhập vào tỉnh Hà Nam Ninh) có 4 kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh). 291
- NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH (1992 - 2015) nhanh; cơ sở vật chất, kỹ thuật được tăng cường; văn hóa - xã hội có tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện nhiều mặt, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được tăng cường; hệ thống chính trị được củng cố. Cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu do Đại hội XIV đề ra, nhiều chỉ tiêu hoàn thành vượt mức, tạo tiền đề cho bước phát triển mới. - Tốc độ tăng trưởng GDP (2001 - 2005) đạt bình quân 11,9%/năm. - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hằng năm: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4%; công nghiệp tăng 26,8%; dịch vụ tăng 12,1%. - Cơ cấu kinh tế tính đến năm 2005: Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 30,9%; công nghiệp - xây dựng: 35,7%; dịch vụ: 33,4%. - Sản lượng lương thực quy thóc bình quân đạt 45,4 vạn tấn/năm; năng suất lúa bình quân 5 năm (2001 - 2005) đạt trên 11 tấn/ha/năm; lương thực bình quân đầu người đạt 500kg/người/năm. Giá trị sản phẩm trên 1ha canh tác đạt 25,4 triệu đồng/năm. - Giá trị sản xuất hàng xuất khẩu đến năm 2005 đạt 50,3 triệu USD; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 22 triệu USD. - GPD bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,3 triệu đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2000. - Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2005 còn 6,2%, cơ bản không còn hộ đói. - Giải quyết việc làm bình quân mỗi năm 16.000 lao động. - Đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2002; số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đạt 79,8%. 292
- Chương IV: NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ... NHIỆM KỲ 2005 - 2010 - Đã có 84% đường giao thông nông thôn được cứng hóa phần mặt. - Từ năm 2001 đến năm 2004, số tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh đạt 81,3%. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 vẫn còn một số hạn chế: GDP bình quân đầu người so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng vẫn còn ở mức thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhất là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, sự phát triển giữa các lĩnh vực chưa đều. Về văn hóa - xã hội, việc chỉ đạo giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc như việc làm cho người lao động còn hạn chế; các tai, tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, còn diễn biến phức tạp, chưa được chặn 2005 đứng, đẩy lùi. Công tác xây dựng hệ thống chính trị còn hạn 19934 chế so với yêu cầu, nhiệm vụ. Đại hội đề ra phƣơng hƣớng chung trong 5 năm 2006 - 2010 là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khai thác và huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội toàn diện, vững chắc; tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giảm các tai, tệ nạn xã hội; tăng cường công tác quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực chỉ đạo điều hành, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa 293
- NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH (1992 - 2015) các ngành, các cấp, xây dựng cơ cấu kinh tế: công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, phấn đấu chỉ tiêu GDP tính theo đầu người đạt mức bình quân chung của các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XV, nhiệm kỳ 2005-2010 Ảnh: Thế Minh Đại hội đề ra một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2010: 1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14,5%/năm trở lên. 2. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hằng năm: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,0%; công nghiệp tăng 26%; dịch vụ tăng 15%. 3. Cơ cấu kinh tế (theo GDP giá hiện hành) đến năm 2010: Công nghiệp - xây dựng: 48%; dịch vụ: 35%; nông, lâm nghiệp, thủy sản: 17%. 4. Sản lượng lương thực bình quân đạt 46 vạn tấn/năm. 294
- Chương IV: NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ... NHIỆM KỲ 2005 - 2010 5. Đến năm 2010, giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp đạt 35 triệu đồng/năm. 6. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 50 triệu USD trở lên. 7. Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2010 đạt 1.200 tỷ đồng trở lên. 8. GDP bình quân đầu người năm 2010 gấp 2,5 lần so với năm 2005. 9. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 1,6%, để đến 2010 còn dưới 10% (theo tiêu chí năm 2005). Đến 2010, có 80 - 85% hộ gia đình được dùng nước sạch. 10. Mức giảm tỷ lệ sinh mỗi năm là 0,22 0/00. 11. Giải quyết việc làm bình quân mỗi năm 16.000 lao 2005 động trở lên, trong đó xuất khẩu 2.000 lao động trở lên, tỷ 19934 lệ lao động được đào tạo nghề 25%. 12. Duy trì và củng cố vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đến 2010 có 25% huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học. 13. Đến năm 2010: 95% đường giao thông huyện, xã, phường, thị trấn được cứng hóa; 90% trở lên kênh mương được kiên cố; 50% số thôn, xóm, phố trở lên có nhà văn hóa; 70% xã, phường có nhà văn hóa; 100% huyện, thị xã có Nhà văn hóa thiếu nhi; 100% xã, phường, thị trấn có trụ sở kiên cố đạt tiêu chuẩn. 14. Phấn đấu đến năm 2010, 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ, 80% số xã trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia về y tế. 295
- NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH (1992 - 2015) 15. 80% tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, chính quyền, đoàn thể cơ sở vững mạnh. Bình quân mỗi năm kết nạp được 1.600 đảng viên mới. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIX) gồm 49 ủy viên, bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng gồm 15 đại biểu chính thức, 2 đại biểu dự khuyết. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XV, nhiệm kỳ 2005-2010 Ảnh: Tư liệu Tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu Ban Thường vụ gồm 13 ủy viên, bầu đồng chí Đinh Văn Hùng làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Bùi Văn Thắng và đồng chí Tạ Nhật Thới làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ; bầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy gồm 7 đồng chí. Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX và Tài liệu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, Hồ sơ số 18, Cặp số 03, Phông số 02, Kho lưu trữ Tỉnh ủy Ninh Bình. 296
- Chương IV: NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ... NHIỆM KỲ 2005 - 2010 2005 19934 297
- NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH (1992 - 2015) 298
- Chương IV: NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ... NHIỆM KỲ 2005 - 2010 2005 19934 299
- NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH (1992 - 2015) 300
- NĂM 2006 Ngày 7 tháng 1 năm 2006 Thị xã Ninh Bình tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận đô thị loại III Ngày 7-1-2006, tại Sân vận động tỉnh, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thị xã Ninh Bình tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận thị xã Ninh Bình là đô thị loại III. Tại buổi lễ, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã đọc diễn văn ôn lại những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ, nhân dân thị xã, nhất là những thành tựu nổi bật trong sự nghiệp đổi mới từ khi tái lập tỉnh (năm 1992) đến năm 2006. Từ kết quả đạt được, thị xã Ninh Bình đã đáp ứng đủ các tiêu chí của đô thị loại III. Ngày 2-12-2005, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 2241 công nhận thị xã Ninh Bình là đô thị loại III. Đây là điều kiện thuận lợi để thị xã phấn đấu trở thành thành phố vào năm 2007. Nguồn: Báo Ninh Bình, ngày 9-1-2006, tr. 4. Ngày 12 tháng 1 năm 2006 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX Ngày 12-1-2006, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh 301
- NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH (1992 - 2015) lần thứ tư họp để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2005, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2006 và cho ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX trước khi phát hành. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2005, Hội nghị khẳng định: Kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp và dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân có bước cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng được tăng cường. Hệ thống chính trị được củng cố ngày càng vững mạnh, tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2005 - 2010. Hội nghị xác định phương hướng cơ bản cho năm 2006: Các cấp, các ngành trong tỉnh cần đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đẩy mạnh hơn nữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tiếp tục tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút mạnh đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Chú trọng nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, làm tốt công tác xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tăng cường công tác quốc phòng, an ninh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Nguồn: Tài liệu khóa XIX, Hồ sơ số 21, Cặp số 03, Phông số 02, Kho lưu trữ Tỉnh ủy Ninh Bình. 302
- Chương IV: NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ... NHIỆM KỲ 2005 - 2010 Từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 1 năm 2006 Kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII Tại Kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua các nghị quyết: Nghị quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006; Nghị quyết về Chương trình giám sát năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Nghị quyết về Chương trình xây dựng nghị quyết năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Nghị quyết về việc phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2004; Nghị quyết về việc phê duyệt dự toán, phân bổ ngân sách nhà nước năm 2006; Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số khoản thu phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực hiện trong năm 2006; Nghị 2006 quyết phê duyệt đề án xây dựng mạng lưới thú y xã, 19934 phường, thị trấn; Nghị quyết về việc thành lập Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh; Nghị quyết về quyết định tổng biên chế sự nghiệp và thông qua tổng biên chế hành chính của tỉnh năm 2006. Hội đồng nhân dân tỉnh đã tiến hành bầu kiện toàn và ra Nghị quyết xác nhận kết quả bầu cử các chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2004 - 2009. Đồng chí Đinh Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Nguồn: Báo cáo số 02/BC-TTHĐ, ngày 19-1-2006 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả Kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, tài liệu Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. 303
- NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH (1992 - 2015) Ngày 18 tháng 1 năm 2006 Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổng kết về đổi thẻ đảng viên Ngày 16-1-2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 17-3-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về việc đổi thẻ đảng viên”. Báo cáo tổng kết tại Hội nghị nêu rõ: Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW, việc tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi thẻ đảng viên được tổ chức học tập nghiêm túc. Việc xét duyệt đối tượng đổi thẻ đảng viên từng đợt được thực hiện theo đúng tinh thần của Chỉ thị số 29-CT/TW. Qua 7 đợt đổi thẻ, toàn tỉnh có 46.558 đồng chí được đổi và phát thẻ đảng viên. Sau mỗi đợt đổi thẻ, Ban Chỉ đạo đổi thẻ đảng viên các cấp đã tiến hành sơ kết, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, đề ra kế hoạch, biện pháp thực hiện đổi thẻ cho đợt tiếp theo. Nguồn: Báo Ninh Bình, ngày 18-1-2006, tr.1, 4. Ngày 9 tháng 3 năm 2006 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX Ngày 9-3-2006, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ năm để thảo luận và thông qua các văn bản dự thảo: Quy chế làm việc, chương trình công tác toàn khóa, chương trình kiểm tra toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. 304
- Chương IV: NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ... NHIỆM KỲ 2005 - 2010 Dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh quy định rõ chức năng, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Uỷ viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, bộ máy làm việc của Tỉnh ủy và mối quan hệ công tác. Dự thảo chương trình công tác toàn khoá của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIX) đề ra các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trong 5 năm 2006 - 2010, đồng thời dự kiến kế hoạch ban hành các nghị quyết từ năm 2006 đến năm 2010. Dự thảo chương trình kiểm tra của Ban Chấp hành 2006 Đảng bộ tỉnh dự thảo nội dung, đối tượng, thời gian kiểm 19934 tra trong nhiệm kỳ 2005 - 2010. Dự thảo quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quy định chức năng, tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, quyền hạn và các thành viên của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; nguyên tắc, chế độ làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; các mối quan hệ công tác của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Nguồn: Tài liệu khóa XIX, Hồ sơ số 22, Cặp số 03, Phông số 02, Kho lưu trữ Tỉnh ủy Ninh Bình. Ngày 5 tháng 4 năm 2006 Ký duyệt măng x c Báo Ninh Bình cuối tuần Báo Ninh Bình cuối tuần là ấn phẩm được phát hành vào thứ năm hằng tuần, gồm 8 trang khổ nhỏ, in 2 màu, 305
- NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH (1992 - 2015) tập trung phản ánh các vấn đề mang tính xã hội sâu sắc, được nhiều người quan tâm, trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh... Bên cạnh đó, Báo dành một phần đáng kể dung lượng các trang cho các chuyên mục, nhất là mảng đề tài về văn hóa, thể thao, văn học - nghệ thuật. Để nâng cao chất lượng và từng bước tạo dấu ấn cho ấn phẩm đặc biệt này, ngày 5-4-2006, Bí thư Tỉnh ủy Đinh Văn Hùng đã ký duyệt măng xéc Báo Ninh Bình cuối tuần. Nguồn: Báo Ninh Bình, ngày 5-4-2006, tr.1, 4. Ngày 11 tháng 4 năm 2006 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX Hội nghị thảo luận, thông qua Nghị quyết của Tỉnh ủy về sản xuất vụ đông đến năm 2010. Trên cơ sở khái quát tình hình và kết quả sản xuất vụ đông những năm 2001 - 2005, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thảo luận và thông qua Nghị quyết về sản xuất vụ đông đến năm 20101, trong đó, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất vụ đông đến năm 2010: Phƣơng hƣớng chung là: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước đột phá về phát triển vụ đông, trọng tâm là mở _______________ 1. Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 14-4-2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về sản xuất vụ đông đến năm 2010, Hồ sơ số 602, Cặp số 93, Phông số 02, Kho lưu trữ Tỉnh ủy Ninh Bình. 306
- Chương IV: NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ... NHIỆM KỲ 2005 - 2010 rộng diện tích trên đất 2 lúa, từng bước đưa sản xuất vụ đông thành vụ sản xuất chính và tạo thành tập quán canh tác cho nông dân. Tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Gắn phát triển sản xuất vụ đông với xây dựng cánh đồng đạt giá trị thu hoạch 50 triệu đồng/ha/năm. Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, coi trọng cây trồng giá trị kinh tế cao phù hợp với từng vùng, khuyến khích phát triển cây trồng mới, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ổn định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất vụ đông trong những năm 2006 - 2010. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2010: Diện tích cây vụ đông toàn tỉnh đến năm 2010 đạt trên 23.000ha, trong đó có 2006 15.000ha trên đất 2 lúa. Tổng giá trị sản phẩm cây vụ đông 19934 đến năm 2010 đạt trên 300 tỷ đồng; bình quân giá trị sản phẩm cây vụ đông đạt trên 14 triệu đồng/ha. Đến năm 2010, mỗi xã có ít nhất một mô hình cánh đồng sản xuất vụ đông quy mô 5ha trở lên, đạt giá trị thu hoạch 50 triệu đồng/ha/năm; mỗi huyện, thị xã có ít nhất một cánh đồng với diện tích 30ha trở lên, đạt giá trị thu hoạch 50 triệu đồng/ha/năm, trong đó có sản xuất vụ đông trên đất 2 lúa. Nguồn: Tài liệu khóa XIX, Hồ sơ số 23, Cặp số 03, Phông số 02, Kho lưu trữ Tỉnh ủy Ninh Bình. Ngày 19 tháng 6 năm 2006 Lễ ký Hiệp định về hợp tác phát triển Dự án Cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình giai đoạn II Ngày 19-6-2006, được sự ủy quyền của Chính phủ 307
- NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH (1992 - 2015) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và ngài Kjell Storlokken, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Chính phủ Na Uy, đã ký kết Hiệp định Dự án Cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình giai đoạn II do Chính phủ Na Uy viện trợ không hoàn lại. Dự án cải cách hành chính giai đoạn II bao gồm phần viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Vương quốc Na Uy là 92% ngân sách (không quá 11 triệu curon Na Uy) và Dự án sẽ do các cơ quan, đơn vị ở cả ba cấp chính quyền xã, huyện, tỉnh trực tiếp thực hiện. Trong giai đoạn đầu, dự án sẽ tập trung ở 7 xã, phường thuộc 2 huyện Gia Viễn, Nho Quan và thị xã Tam Điệp. Các thí điểm được xây dựng và thử nghiệm sẽ nhân rộng ngay ở các xã, phường khác và các huyện khác trong khoảng thời gian thực hiện dự án, các xã, phường thí điểm đã dự kiến lựa chọn sẽ được khẳng định lại rõ ràng trong giai đoạn khởi động. Nguồn: Báo Ninh Bình, ngày 21-6-2006, tr.1, 4. Ngày 6 tháng 7 năm 2006 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX Hội nghị đã thảo luận, đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm 2006, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2006. Về tình hình 6 tháng đầu năm 2006, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất nhận định: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 54,8% kế hoạch năm 2006, tăng 3,9% so với cùng kỳ, sản lượng lương 308
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
thông sử trung quốc - phần 1
162 p | 112 | 20
-
thông sử trung quốc - phần 2
162 p | 81 | 17
-
nhập môn phương pháp sử học: phần 1
56 p | 68 | 9
-
Ebook Quan hệ Việt Nam - Liên Xô (1917 - 1991) - Những sự kiện lịch sử: Phần 1
319 p | 24 | 7
-
Ebook Một số nền văn hóa của nhân loại: Phần 1
234 p | 49 | 6
-
Ebook Quan hệ Việt Nam - Liên Xô (1917 - 1991) - Những sự kiện lịch sử: Phần 2
277 p | 15 | 5
-
Ebook Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng: Phần 1
214 p | 46 | 5
-
Ebook Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng: Phần 2
158 p | 42 | 3
-
Ebook Đại Lộc một thời để nhớ (Tập 1)
238 p | 7 | 3
-
Ebook Tân Thắng-Truyền thống cách mạng (1945-2010)
103 p | 7 | 3
-
Ebook Cuộc chiến thắng đầy huyền thoại: Phần 1
93 p | 7 | 3
-
những trang sử vẻ vang ii: phần 1
83 p | 49 | 2
-
Ebook 2-9-1945 qua những trang hồi ức: Phần 2
163 p | 13 | 2
-
Ebook Bác Hồ với Quảng Nam, Quảng Nam với Bác Hồ
139 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bản Nhùng (1962-2020): Phần 1
82 p | 5 | 2
-
Ebook Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992-2015): Phần 1
288 p | 4 | 2
-
Ebook Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992-2015)
680 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn