Ebook Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn: Phần 2
lượt xem 11
download
Cuốn sách "Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn" là nguồn tài liệu hữu ích, giá trị đối với mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc nghiên cứu, quán triệt và vận dụng sáng tạo phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh, từ đó nâng cao chất lượng thực hiện vai trò, chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng trong tình hình hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn: Phần 2
- Chương III GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ HỒ CHÍ MINH I- GIÁ TRỊ LÝ LUẬN 1. Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh góp phần làm phong phú triết lý phương Đông và Việt Nam về lãnh đạo, quản lý Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã thấm nhuần sâu sắc và vận dụng rất linh hoạt những tinh hoa văn hóa phương Đông nói chung, văn hóa dân tộc Việt Nam nói riêng, đồng thời phát triển làm phong phú thêm những giá trị ấy. Hồ Chí Minh vận dụng nhiều yếu tố tư tưởng và phương pháp tư duy biện chứng của triết lý phương Đông vào Việt Nam và áp dụng một cách hiệu quả. Ở Người, những yếu tố dân tộc và tinh hoa văn hóa phương Đông đã hòa quyện vào nhau, nâng lên tầm triết lý. Trên nền tảng tư duy triết học Mác - Lênin, 124
- Hồ Chí Minh đã phát triển tinh hoa triết lý phương Đông, triết lý dân tộc Việt Nam. Trong lãnh đạo, quản lý, Người luôn đặt con người ở trung tâm, với tính năng động, chủ động và sáng tạo, coi đó là nhân tố có tính chất quyết định nhất toàn bộ quá trình lãnh đạo, quản lý. Hồ Chí Minh còn tiếp thu tư tưởng triết học của phương Đông và tư tưởng truyền thống của Việt Nam, đòi hỏi khi nhìn nhận, đánh giá, phân tích vấn đề phải chú trọng đến tính toàn diện, toàn thể, toàn cục. Khi xem xét một sự vật, hiện tượng, người phương Đông thường nhìn nó một cách tổng thể, xem nó như một hệ thống cấu trúc hoàn chỉnh, ở đó các yếu tố tạo nên chỉnh thể có quan hệ với nhau, ràng buộc và quy định lẫn nhau. Tuy nhiên, không vì quá chú trọng đến cái toàn thể mà bỏ qua những chi tiết nhỏ, riêng lẻ, không phổ biến nhưng lại có ảnh hưởng lớn trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Hồ Chí Minh đã tiếp thu phương thức tư duy tổng hợp và phép biện chứng để có một cái nhìn toàn diện, bao quát trong lãnh đạo, quản lý với phương châm “nhìn cho rộng, suy cho kỹ”. Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc nhiều mệnh đề trong Nho giáo, khai thác và tiếp thu những mặt tích cực nhất của Nho giáo. Trong cách lãnh đạo, quản lý của Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy rõ ràng việc Người vận dụng 125
- hạt nhân biện chứng phương Đông để xem xét, đánh giá mọi sự việc cũng như con người, đồng thời giải quyết những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam trong tính chỉnh thể, đồng bộ, vừa bảo đảm nguyên tắc song cũng rất linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo. Hồ Chí Minh đã áp dụng triết lý phương Đông và triết lý dân tộc để phân tích và tìm ra quy luật vận động không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề về lý luận, mà trước hết là nhằm hướng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, ưu tiên lên trên hết kết quả đạt được trong thực tiễn. Người nói: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh...”1. Ở Hồ Chí Minh, triết lý và hành động không tách rời nhau; triết lý hướng tới hành động, hàm chứa xu hướng hành động còn hành động nói lên triết lý, trong hành động đã bao hàm triết lý; từ đó ở Người đã hình thành triết lý hành động mà không phải vĩ nhân nào cũng có được. Tư tưởng biện chứng phương Đông được biểu hiện rõ nét trong việc Người giải quyết các mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn; cái chủ quan và cái khách quan; giữa cái bất biến với cái vạn biến, giữa thời, thế và lực... trong lãnh đạo, quản lý. Người đã nâng tư duy biện chứng phương Đông lên một tầm cao mới. _______________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.273. 126
- Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh chính là sự phát triển đỉnh cao của phong cách lãnh đạo, quản lý truyền thống của dân tộc Việt Nam trong lịch sử, kết hợp với yếu tố mới của thời đại trên nền tảng và bản chất chủ nghĩa Mác - Lênin: khoa học, dân chủ và cách mạng. Từ xa xưa, Nhân dân Việt Nam có câu “quan nhất thời, dân vạn đại” thể hiện một quan niệm, một tư tưởng triết học sâu sắc; hay “quan sang cũng ở làng mà ra”, “hết quan thì hoàn dân”, nghĩa là khi không làm quan thì sẽ làm dân, về sống với dân, sinh hoạt cũng như bao người dân khác. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, ở những vương triều phong kiến thịnh trị, vua quan có phong thái, tác phong, phương pháp và cách thức lãnh đạo, quản lý điều hành mang đậm tinh thần trọng dân, gần dân; đề cao dân chủ; phát huy sức mạnh của tập thể, của Nhân dân trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý xã hội đã được đúc kết thành nhiều mệnh đề triết lý. Lý Thái Tổ trong Chiếu dời đô đã viết: “Muốn mưu việc lớn, tính kế muôn đời cho con cháu thì trên phải vâng mệnh trời, dưới theo ý dân”. Thời nhà Trần, thế kỷ XIII, ba lần đại thắng quân Mông - Nguyên với phương châm lớn “vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức” và tư tưởng “khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước”. Đầu thế kỷ XV, do không đoàn kết được toàn dân, cuộc kháng chiến chống quân Minh của cha con 127
- Hồ Quý Ly bị thất bại. Hồ Nguyên Trừng đã nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”. Đặc biệt là Nguyễn Trãi - một nhà văn hoá lớn, anh hùng của dân tộc với triết lý sâu sắc về vai trò và sức mạnh của Nhân dân: Nhân dân là thành lũy vững chắc; sức dân như sức nước, chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân; “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở thế kỷ XVI đã khẳng định lại tư tưởng trọng dân, một tư tưởng tiến bộ của Nho giáo: “Cổ lai quốc dĩ dân vi bản” tức là xưa nay nước lấy dân làm gốc, v.v.. Những triết lý tiến bộ trong cách quản lý, điều hành của dân tộc qua các triều đại phong kiến và các bậc tiền bối đã ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, về cơ bản, phong cách lãnh đạo, quản lý dưới chế độ phong kiến Việt Nam mang tính gia trưởng, chuyên quyền, độc đoán. Phong cách đó làm cho quyền lợi của Nhân dân, của tập thể và việc phát huy dân chủ trong lãnh đạo, quản lý xã hội có nhiều mặt hạn chế, bất cập. Biểu hiện cụ thể, vua là người nắm vương quyền, có quyền lực và sức mạnh tuyệt đối, có vai trò rất lớn trong việc điều hành, quản lý đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, ngoại giao đến văn hóa, tư tưởng... Vua có quyền tổ chức lại cơ cấu hành chính, soạn thảo và ban hành luật pháp; là người 128
- duy nhất ban hành các chính sách kinh tế và cũng là người giữ quyền sở hữu ruộng đất trong cả nước. Vua là người đứng đầu quân đội, đặt ra pháp luật, mọi ý chí của nhà vua là luật pháp. Vua cũng là người duy nhất có quyền bổ nhiệm, thăng giáng chức cho đội ngũ quan lại; có quyền thưởng, phạt, thuyên chuyển, quy định quyền hạn, trách nhiệm và lương bổng đối với quan lại trong cả nước... Cách lãnh đạo, điều hành đất nước trong thời kỳ phong kiến không phát huy được đầy đủ sức mạnh của tổ chức, tập thể và Nhân dân, của hệ thống đội ngũ quan lại trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Hồ Chí Minh đã vượt qua những hạn chế của phong cách lãnh đạo, quản lý truyền thống trong lịch sử dân tộc, gạn lọc và tiếp thu những điểm tiến bộ trong cách thức quản lý và điều hành đất nước, đồng thời Người đã nâng lên, bổ sung, phát triển nhiều quan điểm mới. Biểu hiện rõ nét nhất là trong phong cách lãnh đạo, quản lý dân chủ, quần chúng của Người. Hồ Chí Minh khẳng định: “Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều là đày tớ của nhân dân. Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân”1. Do đó, Người yêu cầu _______________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.145. 129
- mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những người lãnh đạo, quản lý phải xây dựng phong cách lãnh đạo quần chúng, dân chủ, khoa học thì mới xứng đáng với vai trò là người lãnh đạo, quản lý. Hồ Chí Minh không chỉ thấy rõ vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân, của tập thể, mà Người còn biết cách phát huy sức mạnh của Nhân dân, chăm lo đến lợi ích vật chất và tinh thần của Nhân dân. Phạm trù nhân dân, đối tượng của lãnh đạo, quản lý, trong quan niệm của Hồ Chí Minh được phát triển ở trình độ mới, cao hơn, rộng hơn về phạm vi so với thời kỳ phong kiến, đó là toàn thể người dân Việt Nam, không phân biệt giàu - nghèo, sang - hèn, chỉ cần có tinh thần yêu nước, thừa nhận mình là con dân nước Việt, con Lạc, cháu Hồng. Hơn nữa, trong quan niệm của Người, Nhân dân không chỉ là đối tượng chịu sự lãnh đạo, quản lý một cách thụ động, mà họ còn là lực lượng tham gia lãnh đạo, quản lý; là chủ nhân thực sự của mọi quyền lực trong xã hội. Chủ thể lãnh đạo, quản lý phải có trách nhiệm quan tâm, bồi dưỡng, chăm lo mọi mặt và phục vụ cho lợi ích của Nhân dân. Như vậy, nội dung dân chủ trong lãnh đạo, quản lý của Hồ Chí Minh là sự phát triển tư tưởng dân chủ truyền thống của dân tộc lên một nấc thang mới. Từ phát huy tối đa sức mạnh của cá nhân đến tổ chức, từ sức mạnh của tổ 130
- chức đến sức mạnh của toàn thể nhân dân Việt Nam; quan niệm dân vừa là người chủ, vừa là người quyết định vận mệnh của dân tộc; tư tưởng chăm lo, bồi dưỡng sức dân... trở thành giá trị mang tính rộng lớn để gắn kết toàn dân với nhau, nhằm thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng. 2. Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh góp phần làm phong phú quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về phong cách lãnh đạo, quản lý Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh được soi sáng bằng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời chính phong cách lãnh đạo, quản lý của Người có giá trị to lớn góp phần phát triển sáng tạo, làm sâu sắc hơn về giá trị phong cách lãnh đạo, quản lý của chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh đã kế thừa những tinh túy của chủ nghĩa Mác - Lênin, tạo thành triết lý hành động, nói và làm, lý luận và thực tiễn không tách rời nhau, tạo nên một khối thống nhất. Người đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, trên cơ sở đó xây dựng nên một mẫu hình phong cách lãnh đạo, quản lý mang những giá trị đặc sắc, phù hợp với một dân tộc phương Đông như Việt Nam. Có thể nói, phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh được xây dựng 131
- trên nền tảng duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, thuộc phạm trù phong cách lãnh đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, mang tính khoa học, cách mạng, dân chủ. Đó là phong cách mẫu mực, thể hiện tính quần chúng, dân chủ, khoa học hàm chứa nhiều giá trị nhân văn sâu sắc và chủ nghĩa nhân đạo triệt để. Người cũng đã kế thừa phong cách lãnh đạo lêninnít, đó là phương pháp làm việc biện chứng mácxít, là quan điểm cách mạng phê phán, lãnh đạo gắn với tư tưởng - chính trị; đạo đức - tâm lý; nghiệp vụ - tổ chức của người lãnh đạo, trong đó nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, các ứng xử lịch thiệp, tế nhị trong giao tiếp. Tuy nhiên, từ chỗ chọn được một học thuyết khoa học, cách mạng đến việc vận dụng học thuyết ấy vào thực tiễn đất nước không phải bao giờ cũng đơn giản, thuận chiều nếu không có một tinh thần dũng cảm và một phương pháp cách mạng khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Hồ Chí Minh đã ý thức tiếp thu tất cả những giá trị văn hóa và văn minh của nhân loại trong quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhưng điều quan trọng nhất là phương pháp làm việc biện chứng. Sinh thời, V.I. Lênin đã đề cập một cách khái quát về phong cách lãnh đạo của đảng 132
- chân chính của giai cấp vô sản, trong đó nhấn mạnh: đường lối chính trị đúng đắn là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại. Song, do điều kiện và hoàn cảnh lúc đó, V.I. Lênin chưa thể đi sâu, phân tích các yếu tố, đặc điểm, nội dung biểu hiện phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo trong điều kiện đảng cầm quyền ở một nước độc lập. Phong cách lãnh đạo, quản lý của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được Hồ Chí Minh thâu thái, chắt lọc, kế thừa, bổ sung, phát triển trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, tạo nên giá trị bản sắc với những nét sáng tạo, độc đáo trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của Người, thể hiện cả trong lý luận và thực tiễn. Người quan niệm, lãnh đạo, quản lý không chỉ là công việc riêng của cá nhân mà còn là phương diện của tập thể đó là tổ chức đảng, tổ chức nhà nước. Người đã bổ sung cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin những quan niệm về phong cách lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng có quyền lực chính trị, lãnh đạo Nhà nước, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội, nhưng Đảng không dùng mệnh lệnh thay cho thuyết phục, vận động. Đảng lãnh đạo chủ yếu bằng sự đúng đắn, khoa học của đường lối và phẩm chất, nhân cách, năng lực của đội ngũ đảng viên và cán bộ. Đồng thời, Đảng không phải chỉ là của riêng giai cấp công nhân. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, 133
- của nhân dân lao động, đồng thời là của dân tộc. Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của Nhân dân. Nhận thức rõ điều này, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc gia tăng phẩm chất đạo đức, năng lực, phong cách của người cán bộ, đảng viên, của lãnh đạo, quản lý trong cơ quan Đảng và Nhà nước theo hướng gắn bó mật thiết với Nhân dân, với lợi ích chung của toàn dân tộc. Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh đã làm phong phú, sâu sắc thêm giá trị phong cách lãnh đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, được áp dụng và vận dụng linh hoạt vào quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, phong cách mẫu mực của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn vận dụng linh hoạt, sáng tạo, làm cho tư tưởng, phong cách đó sống động, ăn sâu, bám rễ trong thực tiễn sinh động. Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết Mác - Lênin để tìm con đường đi và hướng đi cho dân tộc. Trong quá trình đó, Người đã nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 134
- Cũng chính vì xuất phát từ thế giới quan duy vật, nên khi nhìn nhận và đánh giá vai trò của cá nhân mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ tự cho mình là lãnh tụ, đứng trên Nhân dân mà chỉ là người lính vâng mệnh lệnh quốc dân, đồng bào, thực hiện những nhiệm vụ mà Nhân dân giao phó. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, người cán bộ (kể cả Chủ tịch nước) chỉ là và phải là “đày tớ trung thành” của Nhân dân, có sứ mệnh phục vụ Nhân dân, phục vụ đất nước. Đây cũng chính là điều đã làm nên chủ nghĩa nhân văn cao cả ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa nhân văn cộng sản trong cốt cách của một nhà hiền triết phương Đông. Với những giá trị đã tạo ra, phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh đã phát triển và làm phong phú thêm học thuyết Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân với cá nhân lãnh tụ. Tức là, phong cách của lãnh tụ hay của người lãnh đạo, quản lý chỉ có thể được hình thành trong quá trình phục vụ cho lợi ích của cộng đồng dân tộc, của tập thể, tổ chức nhất định. 3. Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh không chỉ là chỉnh thể các hoạt động mang tính nền nếp trong 135
- quá trình hiện thực hóa tư tưởng, tạo nên đặc trưng riêng của Người, mà phong cách đó còn mang tầm tư tưởng, lý luận về khoa học lãnh đạo, quản lý. Học tập phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh, mỗi chủ thể lãnh đạo, quản lý đều có thể rút ra những nguyên tắc để học tập, rèn luyện phong cách đó cho riêng mình. Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh tạo nên chuẩn mực về một lãnh tụ thân dân, về sự đồng cảm sâu sắc giữa một nhà lãnh đạo, quản lý của giai cấp vô sản với nhân dân lao động. Phong cách chuẩn mực ấy không chỉ phát huy trí tuệ của Đảng và sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mà còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Với những giá trị ổn định, bền vững, mang tính tổng thể và có giá trị to lớn, phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh trở thành những nguyên tắc mang tính định hướng về nhận thức và hướng dẫn hành động trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng và cán bộ lãnh đạo, quản lý. Từ đó, mỗi người quán triệt, nắm vững và thực hành có hiệu quả, xem đó là những nguyên tắc, chuẩn mực để soi rọi vào trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ Đảng và Nhân dân giao cho. 136
- Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh mang tính thống nhất giữa nói với làm, giữa lý luận với thực tiễn; thông qua hành động nêu gương trong lãnh đạo, quản lý cách mạng. Do đó, phong cách của Người có sức thuyết phục, sức lan tỏa lớn, trở thành chuẩn mực, định hướng trong công tác lãnh đạo của Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người cho rằng, nghị quyết phải đi liền với tổ chức thực hiện, phải được quán triệt trong tất cả mọi đối tượng, mọi hoạt động cách mạng, kể cả trong học tập và sinh hoạt, chứ không chỉ trong lãnh đạo, quản lý. Về đối tượng, mọi người đều phải làm gương, nhất là đội ngũ cán bộ phải làm gương cho quần chúng; thủ trưởng phải làm gương cho cấp dưới. Đồng thời, việc làm gương phải được thực hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực chính trị. Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh có giá trị lý luận to lớn trong xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lý đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng và đối với Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, từ việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách cho đến tu dưỡng, thực hành đạo đức cách mạng, công tác tổ chức, công tác kiểm tra, kiểm soát... Nhờ đó, cách mạng nước ta đã không ngừng phát triển và thu được những thắng lợi to lớn. 137
- II- GIÁ TRỊ THỰC TIỄN 1. Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng (giai đoạn 1930 - 1945) Ngay từ khi tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã khẳng định: người Việt Nam muốn sống thì phải làm cách mạng, cách mạng là tất yếu. Nhưng muốn làm cách mạng thì phải có lực lượng, trước hết là lực lượng lãnh đạo. Người xúc tiến việc tập hợp, đào tạo, huấn luyện để hình thành một đội ngũ cán bộ với các phẩm chất và năng lực cần thiết phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Trong những năm 1925 - 1927, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã tập hợp và mở các lớp đào tạo những thanh niên yêu nước Việt Nam thành lớp cán bộ đầu tiên của Đảng. Trong bài giảng đầu tiên, Người chỉ ra Tư cách của Người cách mạng với 23 điều được thể hiện trong ba mối quan hệ của con người: đối với mình, đối với người, đối với việc. “Tự mình phải” vừa là yêu cầu, vừa là mệnh lệnh, vừa là những chỉ dẫn phải được thực hiện đối với người cán bộ làm cách mạng: “Tự mình phải: Cần, kiệm. Hòa mà không tư... 138
- Vị công vong tư... Nói thì phải làm... Ít lòng tham muốn về vật chất...”1. Đây chính là những định hướng ban đầu về đạo đức, phong cách cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng sau này. Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến việc tuyên truyền, giáo dục tác phong công tác cho người cách mạng bằng cách trực tiếp tham gia các lớp đào tạo, huấn luyện, làm cho tư tưởng, tác phong cách mạng thấm nhuần trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng lãnh đạo cách mạng, thành lập. Trải qua quá trình nhận thức và khảo nghiệm thực tiễn, nhất là từ sau khi Người về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng, sự lãnh đạo cách mạng của Đảng gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phong cách lãnh đạo của Người gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần quan trọng cùng Đảng ta vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, nhất là những thời điểm hiểm nghèo, mang tính bước ngoặt. Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét nhất qua những hoạt động lãnh đạo của Đảng, có sức hấp dẫn, sức thuyết phục lớn, đã được những thanh niên yêu nước, những người chiến sĩ cộng sản đầu tiên _______________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.280. 139
- của cách mạng Việt Nam coi đó là những chuẩn mực để mỗi người phấn đấu, rèn luyện, để xứng đáng đứng trong hàng ngũ của Đảng. Những chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Đảng trở thành những cán bộ nòng cốt đầu tiên cho cách mạng Việt Nam, xây dựng cho mình tác phong công tác khoa học, dân chủ, quần chúng, nêu gương. Suốt cuộc đời họ luôn đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết, trước hết, luôn gần gũi, gắn bó mật thiết với Nhân dân, phát huy vai trò của Nhân dân trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Những con người bất tử đó đã ngã xuống, trở thành những tấm gương cộng sản sáng ngời cho các thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Sau này, những tấm gương hy sinh tiêu biểu đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi: “Các đồng chí ta như đồng chí Trần Phú, đồng chí Ngô Gia Tự, đồng chí Lê Hồng Phong, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, đồng chí Hà Huy Tập, đồng chí Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Hoàng Văn Thụ, và trăm nghìn đồng chí khác đã đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết, lên trước hết. Các đồng chí đó đã tin tưởng sâu sắc, chắc chắn vào lực lượng vĩ đại và tương lai vẻ vang của giai cấp và của dân tộc. Các đồng chí ấy đã vui vẻ hy sinh hết thảy, hy sinh cả tính mệnh mình cho Đảng, cho giai cấp, cho dân tộc. Các đồng chí 140
- ấy đã đem xương máu mình vun tưới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng đã khai hoa, kết quả tốt đẹp như ngày nay”1. Có thể nói, phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh giai đoạn này có sức lan tỏa mạnh mẽ trong tầng lớp thanh niên, trí thức yêu nước, thu hút họ đến với sự nghiệp cách mạng và nhiều người đã trở thành các đảng viên Đảng Cộng sản, các cán bộ lãnh đạo ưu tú của Đảng và cách mạng Việt Nam. Tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã nổ ra và giành được thắng lợi nhanh chóng, ít tổn thất. Một trong những nguyên nhân đưa đến thắng lợi rực rỡ đó là Hồ Chí Minh cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng đã đưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời, nhạy bén trước sự biến đổi nhanh chóng của tình thế cách mạng. Với phong cách lãnh đạo khoa học, sáng tạo, chủ động, quyết đoán, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quá trình chuẩn bị sẵn sàng về thế và lực, nhận định đúng đắn về thời cơ “ngàn năm có một” để tổ chức toàn dân tộc làm nên thắng lợi to lớn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. _______________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.25. 141
- 2. Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (giai đoạn 1945 - 1954) Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền. Trong lúc này, cách mạng Việt Nam đã gặp phải muôn vàn khó khăn, thử thách, trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng lúc phải đối phó với thù trong, giặc ngoài; vừa kháng chiến vừa kiến quốc; vừa xây dựng vừa củng cố chính quyền cách mạng non trẻ. Với phong cách lãnh đạo, quản lý khoa học, sáng tạo, dân chủ, quần chúng, nêu gương, quyết đoán, của Hồ Chí Minh và đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Hồ Chí Minh đã kiên định nguyên tắc, sáng tạo, mềm dẻo về sách lược; xác định đúng mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài của cách mạng; linh hoạt về mặt phương pháp lãnh đạo, quản lý; chú trọng điều chỉnh nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng phù hợp với thực tiễn tình hình để đạt được mục tiêu đã xác định, thu được kết quả cao nhất, mang lại lợi ích thiết thực cho cách mạng..., đưa cách mạng vượt qua thời kỳ khó khăn. 142
- Đối phó với âm mưu quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Nhân dân Việt Nam đanh thép tuyên bố: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”1. Với tư cách người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh; vừa kháng chiến vừa kiến quốc; dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế. Đối mặt với quân thù mạnh hơn nhiều về phương tiện chiến tranh, Người đã cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát huy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân, phát huy sức mạnh của tập thể, xây dựng kế hoạch tác chiến khoa học, phù hợp, lãnh đạo quân và dân ta đánh bại các âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp và giành thắng lợi trong các chiến dịch quan trọng. Năm 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng xác định: “Đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch”2. Đảng đã kêu gọi: “Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, _______________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.534. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.9. 143
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản lý và tâm lý học: Phần 2
149 p | 73 | 11
-
Ebook Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn: Phần 1
125 p | 15 | 10
-
Ebook Mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2016-2020): Phần 2
152 p | 13 | 5
-
Ebook Truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân phường Bảo An 1930 - 1975
111 p | 12 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Kế Sách (1930-1954): Phần 1 (Tập 1)
94 p | 8 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ Quận 10 (1930-2020): Phần 1
264 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước (1930-2020): Phần 1
304 p | 11 | 3
-
Ebook Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân xã Thới An Hội (1930-1975): Phần 2 (Tập 1)
151 p | 8 | 3
-
Ebook Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân xã Vĩnh Phước (1930-1975): Phần 2
150 p | 8 | 3
-
Ebook Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Phú Lộc (1930-1975): Phần 2 (Tập 1)
123 p | 10 | 3
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ tỉnh Sơn La (1939-1963): Phần 2 (Tập 1)
455 p | 10 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Mê (1939-2013): Phần 1
46 p | 5 | 3
-
Ebook Căn cứ Khu Lê Hồng Phong trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm (1950-1975)
242 p | 9 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Động Quan (1945-2009): Phần 1
26 p | 2 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Động Quan (1945-2009): Phần 2
62 p | 5 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Lập (1945-2017)
257 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Giang (1945-2005): Phần 2
240 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn