intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ Quận 10 (1930-2020): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:264

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ Quận 10 (1930-2020): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Nhân dân vùng đất Quận 10 trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp (1930 - 1945); Đảng lãnh đạo nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn trong đó có vùng đất Quận 10 tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954);...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ Quận 10 (1930-2020): Phần 1

  1. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ QUẬN 10 (1930 - 2020)
  2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ QUẬN 10 a«c LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ QUẬN 10 (1930 - 2020) NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP thành phố hồ chí minh
  3. Ban Chỉ đạo: Ban Thường vụ Quận ủy Quận 10. Ban Biên soạn: 1. Đồng chí Đặng Quốc Toàn Bí thư Quận ủy, Trưởng ban (từ tháng 4/2018 đến tháng 10/2021) 2. Đồng chí Lê Văn Minh Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy, Trưởng ban (từ tháng 12/2021 đến nay) 2. Đồng chí Phan Văn Thoại Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Phó Trưởng ban (từ tháng 4/2018 đến tháng 7/2020) 3. Đồng chí Nguyễn Bắc Nam Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Phó Trưởng ban (từ tháng 7/2020 đến nay) 4. Đồng chí Nguyễn Tấn Tài Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy, Phó Trưởng ban (từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2020) 5. Đồng chí Võ Văn Long Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy, Phó Trưởng ban (từ tháng 7/2020 đến nay) 6. Đồng chí Huỳnh Thiện Nhi Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Trưởng Ban Tổ chức Quận ủy, Thành viên 7. Đồng chí Bùi Thế Hải Quận ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Thành viên 8. Đồng chí Nguyễn Thế Khang Quận ủy viên, Chánh Văn phòng Quận ủy, Thành viên (từ tháng 4/2018 đến tháng 4/2019) 9. Đồng chí Võ Văn Long Quận ủy viên, Chánh Văn phòng Quận ủy, Thành viên (từ tháng 4/2019 đến tháng 7/2020) 10. Đồng chí Võ Ngọc Thanh Quận ủy viên, Chánh Văn phòng Quận ủy, Thành viên (từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021) 11. Đồng chí Nguyễn Phúc Hiệp Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Chánh Văn phòng Quận ủy, Thành viên (từ tháng 7/2021 đến nay) 12. Đồng chí Nguyễn Hữu Thanh Quận ủy viên, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin quận, Thành viên (từ tháng 04/2018 đến tháng 10/2020) 13. Đồng chí Đào Quang Dũng Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin quận (từ tháng 10/2020 đến nay) 14. Đồng chí Nguyễn Văn Quế Nguyên Trưởng Phòng Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Thành viên (từ tháng 4/2018 đến tháng 01/2021) 15. Đồng chí Nguyễn Minh Ngọc Nhà văn, Đại tá Quân đội, Thành viên (từ tháng 01/2021 đến nay)
  4. Lời nói đầu Về mặt hành chính, địa danh Quận 10 xuất hiện trên bản đồ của Đô thành Sài Gòn từ tháng 7-1969, nhưng vùng đất này gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển từ hơn 300 năm của Sài Gòn - Bến Nghé, từ khi các bậc tiền nhân mở cõi phương Nam. Người dân nơi đây vốn giàu lòng yêu nước, đã cùng với cả thành phố làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, và ngay sau đó, đã anh dũng đứng lên cầm vũ khí chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập còn non trẻ. Trong cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy (Trung ương Cục miền Nam) trực tiếp là Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, cán bộ, đảng viên và quần chúng kiên trung trên địa bàn Quận 10 đã lập được nhiều thành tích, đóng góp tích cực vào chiến công chung của Thành phố; góp phần giải phóng Sài Gòn - Gia Định và giải phóng hoàn toàn miền Nam. Từ một số cán bộ chủ chốt trong đoàn công tác của Thành ủy được cử về Quận 10 chuẩn bị mọi mặt cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, ngay sau ngày 30-4-1975, Thành ủy Sài Gòn - Gia
  5. Định đã chỉ định các đồng chí lãnh đạo cấp ủy và chính quyền Quận 10. Cùng với những đảng viên hoạt động đơn tuyến và các chi bộ đứng chân trên địa bàn, Đảng bộ Quận 10 được hình thành và nhanh chóng bắt tay thực hiện nhiệm vụ hết sức khó khăn, là ổn định trật tự trị an, xây dựng lực lượng, lo cho cuộc sống của các tầng lớp nhân dân. 45 năm kể từ khi non sông liền một dải, từ một địa phương nghèo, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, với tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân, Đảng bộ Quận 10 đã kiên trì mục tiêu và nỗ lực phấn đấu đã trở thành một trong những quận nội thành phát triển mạnh cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, Quận 10 xứng đáng với vị thế và tiềm năng của thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu. Một địa phương có hàng trăm địa chỉ đỏ danh tiếng là minh chứng sinh động cho lòng dân vô bờ bến đối với sự nghiệp cách mạng, với Đảng quang vinh. Dựa chắc vào dân, gắn bó máu thịt với nhân dân là bài học mãi còn nguyên giá trị và tính thời sự. Nói đến Quận 10, phải kể đến những công trình văn hóa tầm cỡ quốc gia, nổi bật như Nhà hát Hòa Bình, Công viên Văn hóa Lê Thị Riêng, Khu du lịch Kỳ Hòa... Các lĩnh vực giáo dục, y tế, quốc phòng - an ninh, những năm qua, Quận 10 là một trong những lá cờ đầu của Thành phố Hồ Chí Minh. Những địa danh như Bà Hạt, ngã ba Vườn Lài, Ngã Bảy, Hòa Hưng... luôn gợi nhớ truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất của các thế hệ người dân và cán bộ, đảng viên đã gắn bó với mảnh đất này. Sự hy sinh, cống hiến của các chiến sĩ cách mạng và quần chúng nòng cốt trước kẻ thù xâm lược đã góp phần tạo dựng và vun đắp cho cuộc sống lao động hòa bình hôm nay. Trong mỗi chiến công và thành quả mà Đảng bộ Quận 10 đạt được đều có
  6. “máu xương, công sức và trí tuệ của chiến sĩ và đồng bào” đã hội tụ và lan tỏa sâu rộng. Bước vào thời kỳ mới, Đảng bộ Quận 10 xác định tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, của đội ngũ đảng viên; xây dựng tổ chức cơ sở Đảng thật sự trong sạch vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; phát triển kinh tế xã hội hài hòa, bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Thực hiện văn bản số 92-CV/TU ngày 03-8-2006 của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về công tác biên soạn lịch sử Đảng và văn bản số 885-CV/BTGTU ngày 11-6-2012 của Ban Tuyên giáo Thành ủy về việc sưu tầm, lưu giữ, tư liệu lịch sử; ngày 20-4-2018, Ban Thường vụ Quận ủy Quận 10 xây dựng Kế hoạch số 125-KH/QU về nghiên cứu, biên soạn công trình lịch sử Đảng bộ quận. Với sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Quận ủy, Ban Biên soạn đã công phu tập hợp tư liệu và khẩn trương triển khai biên soạn; Quận ủy tổ chức hội thảo khoa học. Mặc dù, sau ngày thành phố Sài Gòn - Gia Định giải phóng, Đảng bộ Quận 10 mới được thành lập, nhưng “cây có cội, nước có nguồn”, truyền thống yêu nước và cách mạng của địa phương này có từ rất sớm, ngay từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo quần chúng nhân dân qua các cao trào cách mạng; đặc biệt ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công và Nam Bộ kháng chiến. Công trình này không chỉ ghi lại một cách chân thực quá trình ra đời, xây dựng, lãnh đạo và trưởng thành của Đảng bộ Quận 10, mà trước hết nhằm tri ân công lao đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ, đảng viên kiên trung cùng các chiến sĩ
  7. và người dân từng gắn bó với mảnh đất này qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong quá trình nghiên cứu, Ban Biên soạn gặp không ít khó khăn vì tư liệu rất nhiều song nội dung lại không thật đầy đủ, nên phải công phu sàng lọc, phân tích và so chiếu giữa các nguồn khác nhau, do vậy khó lòng tránh khỏi sự khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân tình của các đồng chí và quý bạn đọc. Xin được bày tỏ lòng biết ơn đối các bậc lão thành cách mạng, đặc biệt cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp ủy và chính quyền Quận 10 qua các thời kỳ đã nhiệt tình cung cấp tài liệu cũng như đóng góp ý kiến xác đáng với bản thảo và khích lệ kịp thời. Cám ơn Ban biên soạn đã dày công, nỗ lực phấn đấu hoàn thành công trình tâm huyết và hết sức có ý nghĩa này. Xin trân trọng giới thiệu cùng đồng bào, đồng chí và bạn đọc cuốn “Lịch sử Đảng bộ Quận 10 (1930-2020)”. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ QUẬN 10
  8. Bản đồ địa giới hành chính Quận 10
  9. Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất Quận 10
  10. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ QUẬN 10 (1930 - 2020) «11 Huân chương Lao động hạng Nhì - 1991 Huân chương Lao động hạng Ba - 2004
  11. Mở đầu Quận 10, đất và người I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Là một trong những quận trung tâm của Đô thành Sài Gòn trước đây và nay là Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 10 có vị trí kinh tế - xã hội rất quan trọng. Nằm ở tọa độ 1060 40’ 2’’ độ kinh Đông và 10046’ 25’’độ vĩ Bắc, địa hình Quận 10 khá bằng phẳng, không bị ngăn cách bởi các kênh rạch. Địa giới quận, phía đông giáp với Quận 3, giới hạn bởi các tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám (đường Lê Văn Duyệt cũ), Nguyễn Thượng Hiền, Điện Biên Phủ (đường Phan Thanh Giản cũ) và Lý Thái Tổ; phía tây tiếp giáp Quận 11, giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt (đường Nguyễn Văn Thoại cũ); phía bắc giáp quận Tân Bình, ranh giới tạo bởi đường Bắc Hải và kênh Bao Ngạn (đã bị lấp); phía nam giáp với Quận 5, bởi đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí Thanh (đường Trần Hoàng Quân cũ).
  12. 14«ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ QUẬN 10 Cũng như nhiều quận, huyện khác của Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 10 cũng chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, bởi vậy nền nhiệt quanh năm tương đối ổn định. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa hằng năm khoảng 1.800mm, độ ẩm trung bình cả năm 75%, có từ 2.000 đến 2.500 giờ nắng. Quận 10 có diện tích tự nhiên là 5,718 km2; dân số 232.678 người (60.690 hộ)(1). Thành phần dân tộc trên địa bàn quận khá đa dạng, trong đó người Kinh chiếm 91,24%; người Hoa chiếm 8,45%; còn lại là một số dân tộc Khmer, Tày, Nùng, Chăm... Mật độ dân cư trên địa bàn quận khá đông, bình quân khoảng 62.075 người/km2. Về tín ngưỡng, trên địa bàn quận có nhiều tôn giáo hoạt động với 78.133 tín đồ. Trong đó, Phật giáo có 40 chùa, nổi bật như chùa Ấn Quang, Từ Nghiêm, Việt Nam Quốc tự, Viện Hóa đạo, Giác Ngộ, Bửu Đà. Đạo Thiên Chúa có các nhà thờ lớn như Bắc Hà, Vinh Sơn, Đồng Tiến, Hòa Hưng. Bên cạnh đó còn có đạo Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo... Một công trình văn hóa xuất hiện sớm ở Sài Gòn là đình Chí Hòa được xây dựng ở làng Hòa Hưng, ngay sau thời kỳ khẩn hoang lập ấp. Khoảng từ năm 1785 đến năm 1792, nhà giáo Võ Trường Toản đã mở trường học trong khuôn viên ngôi đình này, đào tạo được nhiều học trò tài ba ra giúp đời. Bởi vậy, đây là vùng đất của sự giáo hóa. Trong số học trò của cụ Võ đương thời nổi tiếng nhất là nhóm “Gia Định tam gia” gồm các nhân vật lỗi lạc như: Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh... 1. Theo số liệu của Cục Thống kê Quận 10, tính đến ngày 13-1-2020.
  13. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ QUẬN 10 (1930 - 2020) «15 Hơn nửa thế kỷ sau, vào ngày 16 tháng 2 năm Nhâm Tý (1852) vua Tự Đức đã ban sắc phong thần cho đình Chí Hòa. Từ đó ngày này, được dân làng và quanh vùng kế tiếp nhau chọn làm ngày lễ Kỳ Yên hằng năm. Về giáo dục, trên địa bàn quận có các trường đại học đứng chân, như: Đại học Bách khoa, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (cơ sở A), Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại ngữ - Tin học, Học viện Hành chính Quốc gia; các trường Cao đẳng Kinh tế, Cao đẳng Sư phạm Mầm non Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh… Bên cạnh đó, quận còn có các trường trung học phổ thông như: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn An Ninh; hai trường trung học cơ sở - trung học phổ thông Sương Nguyệt Anh và Diên Hồng; cùng nhiều trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non, đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều lứa tuổi. Các cơ sở chăm sóc sức khỏe cộng đồng, có Bệnh viện Đa khoa Bưu điện, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Tim, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh, Bệnh viện Trưng vương, Bệnh viện Quận 10, Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn, Bệnh viện Mắt Việt - Hàn, Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS, Trung tâm Y khoa MEDIC, Trung tâm Y khoa Kỳ Hòa. II. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Theo các nguồn sử liệu và thư tịch còn lưu giữ được thì vùng Bến Nghé (Sài Gòn xưa) vốn là một vùng đất hoang vu, rừng rậm, nhiều đầm lầy. Từ những năm cuối thế kỷ XVI đã có lưu dân người Việt từ Đàng Ngoài (miền Bắc) và Đàng Trong (miền Trung) đến khai phá và sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất này.
  14. 16«ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ QUẬN 10 Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu phái Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, thiết lập các đơn vị hành chính và bộ máy quản lý trên vùng đất vừa mới được khai phá. Xứ Đồng Nai lập thành huyện Phước Long và dựng dinh Trấn Biên (sau là Biên Hòa); xứ Sài Gòn lập thành huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (sau là Gia Định)(1). Từ đây, Sài Gòn trở thành một trung tâm hành chính, có chế độ cai trị, đặt dưới sự quản lý tập trung nhà nước phong kiến, chấm dứt thời kỳ tự phát, tự quản của lưu dân. Triều đình cắt cử người vào tiến hành đạc điền, cho lập sổ bộ; chuẩn định thuế đinh, thuế điền... Năm 1790, chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh) cho đắp thành Bát Quái (Thành Quy), lập Gia Định kinh. Và khi đã làm chủ được vùng đất phì nhiêu, giàu có, chúa Nguyễn cho đóng nhiều chiến thuyền, đắp lũy, dựng nhà tông miếu, đặt công đường ở các dinh, tích trữ lương thực. Năm 1800, Nguyễn Ánh chuyển Gia Định kinh thành Gia Định thành, lập dinh Tổng trấn cai quản vùng đất phương Nam từ Bình Thuận trở vào. Tuy nhiên, một biến cố đã dẫn tới nhiều sự thay đổi. Tháng 6-1833, Lê Văn Khôi (con nuôi của Tổng trấn Lê Văn Duyệt) nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn, giết một số quan lại ở thành Gia Định. Bấy giờ, vùng đất thuộc Quận 10 ngày nay còn là khu vực đồng trống, hoang vu. Triều đình đem quân đàn áp, tàn sát hàng ngàn người trong cuộc nổi loạn này. Những binh lính bị giết và chôn vùi chung trong các hố rải rác trên dải đất hoang rải từ nửa cuối đường Généranl Lize (về sau là đường 1. Phan Huy Lê (chủ biên): Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, t.1, tr.27.
  15. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ QUẬN 10 (1930 - 2020) «17 Trần Quốc Toản, nay là đường 3-2, vị trí chùa Việt Nam Quốc tự) đến khoảng nửa trên của đường Legrand de la Liraye (sau đổi thành đường Phan Thanh Giản, nay là đường Điện Biên Phủ, vị trí Bệnh viện Bình Dân). Mặc dù hầu hết người dân đều đồng tình ủng hộ Lê Văn Khôi, nhưng vốn lo sợ uy danh của vua Minh Mạng, nên khu vực này bị miệt thị với tên gọi Mả Ngụy. Lâu dần, người dân nói chệch đi thành đồng Mả Lạng (nghĩa là mất dấu vết vì thời gian); về sau người Pháp gọi đây là “cánh đồng mồ mả” và họ sử dụng khu vực này chủ yếu để trồng cỏ nuôi ngựa. Dẹp xong cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng bỏ Gia Định thành, đổi sang tỉnh Phiên An, đồng thời cho phá thành Bát Quái, để xây lại một thành khác nhỏ hơn gọi là thành Phụng (thành Gia Định) tại thôn Hòa Mỹ. Vị trí của thành Phụng được giới hạn bởi bốn con đường: Richaud (sau là đường Phan Đình Phùng, nay là đường Nguyễn Đình Chiểu); Doctuer Angier (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm), Massiges (đường Mạc Đĩnh Chi), Lucien Mossard (đường Nguyễn Du). Sau một thời gian dò xét, nắm được nội tình ở xứ An Nam, lấy cớ phản đối chính sách cấm đạo của triều đình Huế, thực hiện âm mưu đã được hoạch định, đầu tháng 9-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Rigault de Genouilly đã kéo sang bằng đường biển và nổ súng vào bán đảo Sơn Trà, đánh chiếm Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược An Nam. Mặc dù chiếm được một số đồn tại Đà Nẵng nhưng quân Pháp không thể tiến xa thêm do sự chống trả mạnh mẽ của quân và dân nhà Nguyễn. Sau 5 tháng, kế hoạch “đánh nhanh
  16. 18«ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ QUẬN 10 thắng nhanh” của R. Genouilly bị phá sản, liên quân bị cô lập và sa lầy ở Đà Nẵng. Để cứu vãn tình hình, R. Genouilly đề nghị chuyển hướng vào phía Nam, đánh chiếm Gia Định với lý do đây là kho dự trữ lương thực và tiền thuế của cả Nam Kỳ, là nơi buôn bán sầm uất, thương thuyền các nước ra vào suốt ngày, là nơi xuất cảng gạo lớn nhất nước. “Chiếm được Sài Gòn là có thể cướp đoạt được việc xuất cảng gạo và thu thuế, điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào triều đình Huế... Về mặt tác chiến, Sài Gòn nằm trên bờ sông lớn mà tàu chiến có thể áp bờ để cho quân đổ bộ lên tấn công ngay”(1). Được chấp thuận, ngày 2-2-1859, viên Chuẩn Đô đốc người Pháp đưa hai phần ba quân số và 8 trong số 14 chiến thuyền ở Đà Nẵng tiến vào Nam. Đúng một tuần sau, liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào cửa biển Cần Giờ, lần lượt hạ các đồn của quan quân triều Nguyễn dọc theo sông Sài Gòn. Sáng ngày 16-2-1859, quân Pháp chiếm được hai pháo đài bảo vệ thành Gia Định là Tả Định và Hữu Bình; chiến thuyền của chúng tiến vào đậu sát ngay trước mặt thành. Rạng sáng hôm sau, liên quân tập trung hỏa lực tấn công và đến trưa thì cho lính đổ bộ chiếm thành. Trấn thủ Gia Định là Võ Duy Ninh bị thương nên hạ lệnh cho lui binh. Quân Pháp chiếm được thành Gia Định chỉ trong chưa đầy một ngày. Tuy vậy, liên quân không đủ lực lượng để giữ, thêm vào đó lại bị các đội nghĩa quân ta liên tục quấy rối và tấn công, nên chúng quyết định phá hủy thành, chỉ để lại một ít quân trấn giữ ở đồn Nam (đồn Hữu Bình). Số còn lại rút xuống tàu trở ra Đà Nẵng. Phá 1. Nguyễn Đình Tư: Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954), Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2016, t.1, tr.22.
  17. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ QUẬN 10 (1930 - 2020) «19 xong thành, quân Pháp rút xuống tàu, củng cố đồn Hữu Bình làm nơi đóng quân. Sau khi Rigault de Genouilly bị bệnh phải về Pháp điều trị, Chuẩn Đô đốc Page lên thay, được lệnh rút khỏi Đà Nẵng, dồn quân vào Sài Gòn để chờ thương thuyết. Tháng 3-1860, Page cho phá hết các ba đồn binh ở Đà Nẵng, đưa hết lính vào Sài Gòn, lần lượt cho quân tái chiếm khu vực thành Gia Định, chiếm đóng các cơ sở của Trường Thi, đồng thời cho dựng một đồn tạm ở phía đông bắc thành cũ, gần trại thủy quân và sông Sài Gòn(1). Do bờ thành được đắp bằng đất nên dân chúng quanh vùng quen gọi là Đồn Đất. Trước việc thành Gia Định bị rơi vào tay giặc, viện binh do Tôn Thất Hiệp chỉ huy liên tiếp thất bại, vua Tự Đức đã cử Nguyễn Tri Phương, sung chức Gia Định quân thứ Thống đốc quân vụ thay Tôn Thất Hiệp. Vào đến Gia Định, Nguyễn Tri Phương lo ngay việc củng cố lực lượng, phát hịch kêu gọi và khích lệ dân chúng đứng lên kháng Pháp. Ông truyền lệnh dồn toàn bộ binh lực và nhân lực xây Đại đồn Chí Hòa tại vùng Hòa Hưng (nay thuộc địa bàn Phường 13, Phường 15, Quận 10) để nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Đại đồn được xây dựng từ tháng 8-1860 và hoàn thành tháng 2-1861. Nằm về phía bắc Sài Gòn, đại đồn dài 3.000m, rộng 1.000m, tường thành xây bằng đất sét và đá ong, cao 3,5m, dày 2m, có rất nhiều lỗ châu mai. Mặt trên và phía ngoài tường trồng nhiều cây gai dày đặc. Bên ngoài đồn có nhiều lớp rào tre, mô đất, ao nước và vô số hố chông. Trên bề mặt tường thành 1. Vị trí trại thủy quân, về sau là Bệnh viện Quân y, nay là Bệnh viện Nhi đồng II (số 14 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1).
  18. 20«ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ QUẬN 10 được bố trí 150 khẩu đại bác thần công nhiều cỡ, bắn bằng đạn gang. Mé phải đại đồn (về phía chùa Cây Mai) và bên trái rạch Thị Nghè được đắp mỗi bên một chiến lũy dài, lấy đồn Hữu và đồn Tả làm điểm tựa. Đằng sau đại đồn là các đồn nhỏ như đồn Thanh Lương, đồn Thuận Kiều, đồn Rạch Tra. Ngoài ra, phía sau đại đồn Chí Hòa còn có các kho chứa quân lương và quân khí. Lực lượng ở đại đồn có khoảng 20.000 quân thường trực và 10.000 nghĩa quân. Đánh giá cao tiềm năng nhiều mặt của vùng đất Nam Kỳ giàu có, không hề giấu giếm tham vọng, Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp cử viên Phó Đô đốc Charner sang thay thế Chuẩn Đô đốc Page, điều quân từ Trung Quốc sang Sài Gòn quyết chiếm trọn toàn xứ này để làm thuộc địa. Thực hiện dã tâm xâm lược, Charner liền cho lập hệ thống phòng tuyến kéo dài từ đầu rạch Thị Nghè đến chùa Cây Mai (còn gọi là phòng tuyến các chùa, gồm: chùa Khải Tường, chùa Hiển Trung, chùa Kiểng Phước, chùa Cây Mai) để đối phó với lực lượng của quan quân nhà Nguyễn đang đóng tại đại đồn Chí Hòa. Đêm 23 rạng ngày 24-2-1861, được lệnh của Phó Đô đốc Charner, đại bác của Pháp từ “phòng tuyến các chùa” và trên các tàu hải quân, thảy đều nã đạn vào Đại đồn Chí Hòa. Sau hai ngày chống chọi hết sức dũng cảm, tuy đã gây cho quân xâm lược nhiều thiệt hại, nhưng Thống đốc quân vụ Nguyễn Tri Phương bị trúng đạn, biết không thể cầm cự, ông lệnh cho quân sĩ lui về Tân Tạo. Đại đồn Chí Hòa bị thất thủ và rơi vào tay giặc. Quân Pháp thẳng tay triệt hạ, đốt phá hàng loạt nhà cửa dọc theo sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Gần 2 tháng sau,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2