intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Quảng Nam - Thanh Hóa 60 năm kết nghĩa và phát triển (12/3/1960 - 12/3/2020)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Quảng Nam - Thanh Hóa 60 năm kết nghĩa và phát triển (12/3/1960 - 12/3/2020) được biên soạn dựa trên cơ sở bài viết của đồng chí Phan Việt Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam và bài viết của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa; bài viết của các đơn vị, địa phương kết nghĩa giữa hai tỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Quảng Nam - Thanh Hóa 60 năm kết nghĩa và phát triển (12/3/1960 - 12/3/2020)

  1. TỈNH ỦY QUẢNG NAM BAN TUYÊN GIÁO * QUẢNG NAM - THANH HÓA, 60 NĂM KẾT NGHĨA VÀ PHÁT TRIỂN (12/3/1960-12/3/2020) Quảng Nam tháng 3 năm 2020
  2. LỜI GIỚI THIỆU T hực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 12/3/1960, tại thị xã tỉnh lỵ Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa), Lễ kết nghĩa giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam được tổ chức trọng thể. Sau đó, các huyện, thị của hai tỉnh lần lượt tổ chức lễ kết nghĩa. Đây là sự kiện chính trị trọng đại có ý nghĩa to lớn, động viên cổ vũ Đảng bộ và Nhân dân hai tỉnh thực hiện thắng lợi đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng: xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước. Vì miền Nam và Quảng Nam ruột thịt, Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hóa đã chi viện nhân lực, vật lực cho miền Nam, cho Quảng Nam trong những thời điểm gian khổ nhất, ác liệt nhất. Đáp lại tình cảm thiêng liêng đó, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Nam đã chiến đấu ngoan cường, lập nhiều chiến công xuất sắc, góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, thu non sông về một mối. Sau ngày giải phóng miền Nam, nội dung, nhiệm vụ kết nghĩa của hai tỉnh chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ hỗ trợ, giúp đỡ nhau xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. Đảng bộ và Nhân dân hai tỉnh Thanh Hoá, Quảng Nam - Đà Nẵng trước đây, Quảng Nam hiện nay gắn bó, hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chia vui khi thành công, giúp nhau khi khó khăn, hoạn nạn…. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm kết nghĩa (12/3/1960 - 12/3/2020), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa thống nhất “tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 3
  3. năm Ngày kết nghĩa hai tỉnh Quảng Nam - Thanh Hóa”. Trong đó có giao nhiệm vụ cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để biên soạn xuất bản tập sách “Quảng Nam - Thanh Hóa 60 năm kết nghĩa và phát triển (12/3/1960 - 12/3/2020)”. Trên cơ sở bài viết của đồng chí Phan Việt Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam và bài viết của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa; bài viết của các đơn vị, địa phương kết nghĩa giữa hai tỉnh. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam xuất bản tập sách: “Quảng Nam - Thanh Hóa 60 năm kết nghĩa và phát triển (12/3/1960-12/3/2020)”. Trân trọng giới thiệu! BAN BIÊN TẬP 4
  4. THANH HÓA – QUẢNG NAM, 60 NĂM NGHĨA TÌNH SON SẮC ""Phan Việt Cường UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam T hực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 12/3/1960, tại thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa), Lễ kết nghĩa giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam được long trọng tổ chức. Các năm sau đó, các huyện, thị xã của hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam lần lượt tổ chức Lễ kết nghĩa. Hoạt động kết nghĩa giữa hai tỉnh và các huyện, thị xã đã tạo ra giá trị tinh thần, vật chất to lớn, tình cảm gắn bó keo sơn động viên, cổ vũ Đảng bộ, quân và dân hai tỉnh ra sức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh giải phóng quê hương, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trước yêu cầu của tình hình cách mạng miền Nam, từ ngày 12 đến ngày 22/01/1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II họp tại thủ đô Hà Nội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đuổi đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam để thực hiện mục tiêu thống nhất nước nhà. Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Nam, Trung ương Đảng chỉ đạo các tỉnh, thành miền Bắc kết nghĩa với các tỉnh, thành miền Nam nhằm 5
  5. huy động tinh thần, nhân lực, vật lực tạo nên sức mạnh tổng hợp, động viên cổ vũ chi viện giúp đỡ lẫn nhau trong xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. 60 năm nghĩa tình son sắt Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy, từ thời mở cõi, các thế hệ người Việt từ các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đã vào khai đất, lập làng định cư trên vùng đất Quảng Nam... Họ đã hòa cùng cư dân bản địa sáng tạo ra những giá trị văn hóa, vật chất và cùng nhau xây dựng, bảo vệ vùng đất “phên dậu” Quảng Nam. Sau Hiệp định Giơ- ne-vơ, Thanh Hóa cùng với các địa phương miền Bắc là nơi đón tiếp đồng bào, chiến sĩ miền Nam, trong đó có nhiều con em Quảng Nam tập kết ra miền Bắc. Nhiều cán bộ, chiến sĩ là con em Quảng Nam được sống, học tập và công tác trong lòng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trong đó có quê hương Thanh Hóa. Nhiều người đã ở lại công tác, cống hiến góp phần xây dựng quê hương thứ hai - Thanh Hóa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với tinh thần “Vì miền Nam ruột thịt, vì Quảng Nam kết nghĩa”, Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hóa đã liên tục phát động các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, động viên cổ vũ toàn dân hăng hái tham gia, như phong trào: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “3 đảm đang, 3 sẵn sàng”, “Tuổi nhỏ, chí lớn làm việc anh hùng”... Mỗi chiến thắng từ chiến trường Quảng Nam trong đánh giặc đều trở thành nguồn cổ vũ tinh thần và là động lực thi đua của quân, dân Thanh Hóa trên mặt trận sản xuất và chiến đấu. Từ đó, các phong trào thi đua lao 6
  6. động sản xuất: Chiến dịch “Đông Xuân – Điện Biên – Thanh Hóa – Quảng Nam quyết thắng”, “Thi đua làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt”, “Cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Thi đua ba giỏi”..., đã trở thành những phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp ở hậu phương Thanh Hóa thân yêu. Chia lửa với miền Nam và Quảng Nam ruột thịt, quân và dân Thanh Hóa cùng với quân và dân miền Bắc đã đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại mang tính hủy diệt bằng lực lượng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. “Vì miền Nam ruột thịt”, trong những năm 1965 - 1975, tỉnh Thanh Hóa đã huy động hàng chục vạn thanh niên nam, nữ mang theo cả “Giọng hò Sông Mã” vào miền Nam chiến đấu. Đối với Quảng Nam kết nghĩa, tỉnh Thanh Hóa đã cử hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ tăng cường cho các đơn vị như: Tiểu đoàn 70, Tiểu đoàn 89 Đặc công, Bệnh xá 78... Ngoài việc cử con em trực tiếp vào chiến đấu trên chiến trường Quảng Nam, tỉnh Thanh Hóa còn cử nhiều cán bộ chính trị, quân sự vào tăng cường cho Quảng Nam. Tháng 8/1967, tại chiến khu Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành, Tiểu đoàn Đặc công Lam Sơn được thành lập để chi viện cho chiến trường Quảng Nam kết nghĩa. Với tinh thần “Lam Sơn quyết thắng”, từ năm 1968 - 1975, được sự giúp đỡ của Đảng bộ và Nhân dân địa phương, Tiểu đoàn Đặc công Lam Sơn đã mưu trí, dũng cảm vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khổ để chiến đấu và lập nhiều chiến công xuất sắc trên địa bàn các huyện: Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn... Trong số những người con ưu tú của quê hương Thanh Hóa hy sinh trên chiến trường Quảng Nam, một số liệt sĩ đã được đưa về yên nghỉ đất mẹ Thanh Hóa, vẫn còn rất nhiều liệt sĩ yên 7
  7. nghỉ trên quê hương thứ hai – Quảng Nam. Những chiến công hiển hách, những hy sinh anh dũng của Tiểu đoàn Đặc công Lam Sơn trên mảnh đất Quảng Nam, Quảng Đà là hiện thân cao cả của tinh thần đoàn kết và tình cảm bền chặt của hai địa phương kết nghĩa, xứng đáng với lời thề: “Quảng - Thanh chung sức diệt thù Mối tình kết nghĩa nghìn thu không mờ”. Đáp lại tình cảm, trách nhiệm cao quý, sự hy sinh lớn lao của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Thanh Hóa dành cho miền Nam và Quảng Nam ruột thịt, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Nam, Quảng Đà đã chiến đấu ngoan cường, lập nên nhiều chiến công hiển hách, xứng đáng với danh hiệu “Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”, tiêu biểu là trận chiến đấu oanh liệt ở Núi Thành (đêm 25 rạng ngày 26/5/1965), quân dân Quảng Nam đã tiêu diệt toàn bộ 1 đơn vị giặc Mỹ - mở đầu phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên chiến trường miền Nam. Tiếp theo sau là các trận đánh sân bay Nước Mặn, sân bay Đà Nẵng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, góp phần làm nên thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng bộ và Nhân dân hai tỉnh tiếp tục có nhiều hoạt động thể hiện mối tình đoàn kết keo sơn, thủy chung son sắt. Tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường cho tỉnh Quảng Nam hàng trăm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ; chi viện lương thực, thực phẩm, giống cây trồng, vật nuôi; các trang thiết bị, 8
  8. văn hóa phẩm..., góp phần cùng Quảng Nam từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Sau khi tỉnh Quảng Nam được tái lập (tháng 01/1997), tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp giữa hai địa phương, lãnh đạo hai tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố kết nghĩa, các cơ quan, ban, ngành hai tỉnh thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các dịp Đại hội Đảng bộ, các sự kiện, lễ kỷ niệm; đồng thời, có nhiều hình thức hỗ trợ nhau trong khắc phục thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra; tổ chức thăm viếng gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng; tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm chẵn kết nghĩa Thanh Hóa - Quảng Nam, tiếp tục vun đắp tình cảm bền chặt, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế - xã hội. Trên quê hương Quảng Nam, nhiều công trình kết nghĩa tiếp tục được xây dựng, nâng cấp trở thành biểu tượng sinh động cho tình cảm đoàn kết, gắn bó giữa hai tỉnh, tiêu biểu như: Thư viện Thanh Hóa tại Hội An, đường Lam Sơn, đường Thanh Hóa tại thành phố Tam Kỳ. Đặc biệt, Bia ghi danh 1.359 anh hùng liệt sĩ quê hương Thanh Hóa hy sinh trên chiến trường Quảng Nam được xây dựng trang trọng trong khuôn viên Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Quảng Nam đã được khánh thành vào tháng 10-2020. Ở Thanh Hóa cũng có những công trình mang tên Quảng Nam như: Công viên Thanh - Quảng, Công viên Hội An và nhiều công trình khác ở các đơn vị, địa phương ra đời từ “mối quan hệ kết nghĩa”. Tất cả như là một thông điệp để Đảng bộ và Nhân dân hai địa phương luôn tự hào, tôn trọng, gìn giữ và phát huy. 9
  9. Đặc biệt, trên quê hương Quảng Nam, còn có nhiều thế hệ người con của quê hương xứ Thanh đã hòa với người con xứ Quảng đang ngày đêm ra sức lao động, công tác trên các lĩnh vực để cùng xây dựng quê hương thứ hai thêm giàu đẹp. Đây chính là sợi dây kết nối nghĩa tình Thanh - Quảng ngày càng đậm đà, thắm thiết, bền chặt hơn. Những đóng góp của người con xứ Thanh trên mảnh đất xứ Quảng đã để lại trong lòng Nhân dân Quảng Nam tình cảm quý báu. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Quảng Nam luôn khắc ghi và tri ân những hy sinh, cống hiến của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, quân và dân miền Bắc nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng nhau hợp tác phát triển Thanh Hóa là tỉnh có vị trí chiến lược quân sự, kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung bộ và cả nước; có vị trí địa lý thuận lợi để kết nối với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước; có diện tích 11.120,6 km2 với hơn 3,6 triệu dân; có hơn 1.535 di tích văn hóa, lịch sử; có hệ thống bờ biển, cảng nước sâu; có vùng ven biển, đồng bằng và trung du; có hệ thống đường bộ, đường sắt và đường hàng không; có nguồn nhân lực trẻ... Đặc biệt, Thanh Hóa có “Tứ sơn” (gồm: Khu Kinh tế Nghi Sơn; Khu Công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng; Khu Công nghiệp Bỉm Sơn và Khu du lịch biển Sầm Sơn)... Những tiềm năng, thế mạnh hiện có về vị trí địa kinh tế đã và đang tạo cho Thanh Hóa một nền tảng vững chắc, thuận lợi để tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Quảng Nam là tỉnh nằm ở trung độ của đất nước, thuộc 10
  10. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; có diện tích 10.438 km2, với gần 1,5 triệu dân, có bờ biển đẹp chạy dài trên 125 km, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và vị trí địa lý thuận lợi để kết nối các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam cũng như trong khu vực và trên thế giới. Quảng Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; với nhiều sản vật - dược liệu quý, tiêu biểu như sâm Ngọc Linh bảo vật quốc gia; có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh; trong đó, phải kể đến các di sản văn hóa thế giới như: Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm (Hội An)... Quảng Nam có hệ thống giao thông khá đồng bộ gồm: Cảng Hàng không Chu Lai - Cảng biển Kỳ Hà; đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A chạy qua, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Hồ Chí Minh... Đặc biệt, Quảng Nam có Khu Kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực; có Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc là một trong những khu công nghiệp thành công nhất miền Trung Việt Nam. Năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (GRDP- giá so sánh 2010) đạt 70.734 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 44 triệu đồng (tăng hơn 5 triệu đồng/ người so với năm 2018); thu ngân sách đạt 23.278 tỷ đồng (trong đó, thu nội địa đạt 18.990 tỷ đồng). Năm 2019, lần đầu tiên Quảng Nam xuất khẩu ô tô con, xe buýt sang các nước Thái Lan, Myanmar, Philippines. Tổng lượt khách tham quan, lưu trú trên 7,79 triệu lượt, tăng 22,79% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế hơn 4,6 triệu lượt, tăng 20,55%. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả nổi bật, đã có 98/204 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 48%, có thị xã 11
  11. Điện Bàn và huyện Phú Ninh là huyện nông thôn mới. Đặc biệt, Quảng Nam vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất trong phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020”. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 4 năm gần đây đều nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có chỉ số tốt. Có thể thấy rằng, Quảng Nam - Thanh Hóa có rất nhiều điểm tương đồng, có nhiều tiềm năng và lợi thế. Ngoài nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực..., Quảng Nam - Thanh Hóa còn có nguồn lực “nội sinh” hết sức quan trọng, đó là nguồn lực về văn hóa với hạt nhân cơ bản là phẩm chất, trí tuệ, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng với đó là sợi dây kết nối 60 năm nghĩa tình son sắt... Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, quyết định đến sự hợp tác, phát triển giữa hai tỉnh hiện nay và trong tương lai. Tuy nhiên, trong những năm qua, hai tỉnh và các địa phương trong tỉnh kết nghĩa chủ yếu tổ chức các hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ nhau khắc phục thiệt hại do thiên tai, bão lũ; xây dựng các công trình văn hóa, lịch sử nhằm giáo dục truyền thống; xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách, người có công; phối hợp tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ... mà chưa có những hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với quy mô lớn, xứng với tiềm năng, lợi thế và truyền thống 60 năm kết nghĩa của hai tỉnh. Đây là vấn đề mà chúng tôi luôn suy nghĩ, trăn trở. Kỷ niệm 60 năm kết nghĩa Thanh Hóa - Quảng Nam là dịp để hai tỉnh tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ôn lại tình cảm gắn bó, keo sơn giữa 2 bên, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ 12
  12. trợ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện những công trình ghi dấu ấn về tình sâu, nghĩa nặng giữa hai địa phương; đẩy mạnh giao lưu văn hóa; hợp tác phát triển toàn diện các lĩnh vực và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp của hai tỉnh tìm hiểu cơ hội đầu tư vào địa bàn của nhau. Thanh Hóa có Khu kinh tế trọng điểm quốc gia Nghi Sơn, Quảng Nam có Khu Kinh tế mở Chu Lai, đang cùng thu hút được các nhà đầu tư lớn quốc tế và trong nước. Thanh Hóa và Quảng Nam sẽ nỗ lực hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch, đặc biệt là việc thu hút khách quốc tế, tạo ra các sản phẩm du lịch chất lượng và hấp dẫn du khách, xây dựng thương hiệu du lịch và đề xuất mở đường bay Thanh Hóa – Quảng Nam. Những nội dung hợp tác phải thật sự ý nghĩa để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ truyền thống đặc biệt, được xây dựng và phát triển từ những năm tháng gian khó, ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đưa mối quan hệ hợp tác về kinh tế - xã hội giữa 2 tỉnh ngày càng hiệu quả, phát triển, đưa 2 tỉnh ngày càng giàu, mạnh, vun đắp mối quan hệ Thanh Hóa – Quảng Nam càng ngày son sắt, bền chặt và Thanh Hóa Quảng Nam trở thành hình mẫu của tình kết nghĩa, hợp tác và phát triển. 13
  13. QUẢNG NAM - THANH HÓA, 60 NĂM GẮN BÓ KEO SƠN, NGHĨA TÌNH SÂU NẶNG ""TS. Trịnh Văn Chiến UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa T hanh Hóa là tỉnh nằm ở vị trí địa chiến lược quan trọng đối với cả nước, cầu nối giữa Bắc Bộ và Trung Bộ; địa hình đa dạng, có đồng bằng, núi cao, biển rộng, sông dài, với diện tích tự nhiên trên 11.120 km2, đứng thứ 5 cả nước; là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, nơi sinh sống quần tụ lâu đời, hòa thuận của 7 dân tộc anh em, gồm: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao và Khơ Mú, với tổng số dân trên 3,64 triệu người, đứng thứ 3 cả nước. Danh xưng “Thanh Hóa” có từ năm 1029 - năm Thiên Thành thứ 2, đời vua Lý Thái Tông, đến nay đã 991 năm. Thanh Hóa có 24 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố, với 559 xã, phường, thị trấn. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa có 27 đảng bộ huyện, thị xã, thành phố và 5 đảng bộ trực thuộc, với gần 229 nghìn đảng viên, đứng thứ 2 cả nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh Hóa và Quảng Nam đều là vùng đất “phên dậu” của đất nước, luôn giữ vai trò trọng yếu cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Ở Quảng Nam, nhiều dòng họ có nguồn gốc từ Thanh Hóa di cư trong nhiều thế kỷ trước và quá trình mở cõi về phương Nam của ông cha ta, nhất là ở thời kỳ các chúa Nguyễn và vương 14
  14. triều nhà Nguyễn. Đây có lẽ là một trong những yếu tố, nguồn cội quan trọng góp phần xây dựng mối quan hệ gắn bó keo sơn, ruột thịt giữa 2 tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam suốt 60 năm qua. Với truyền thống yêu nước và cách mạng, các thế hệ người dân Thanh Hóa và Quảng Nam luôn cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng, quật cường trong chiến đấu, lập nên nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta. Ngược dòng lịch sử, ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công vào Đà Nẵng, mở đầu thời kỳ xâm lược và thống trị của thực dân Pháp ở nước ta. Kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất của quê hương, với lòng yêu nước nồng nàn, không cam chịu nỗi nhục mất nước, ngay từ giữa thế kỷ XIX, hưởng ứng các phong trào: Cần Vương, Đông Du, Duy Tân,… lớp lớp các sĩ phu và người dân yêu nước quê hương Thanh Hóa đã đứng lên anh dũng chiến đấu đánh đuổi giặc Pháp. Mặc dù các phong trào trên đều không giành được thắng lợi do không có đường lối đúng đắn, nhưng tinh thần cách mạng và ý chí ngoan cường của Nhân dân Thanh Hóa đã góp phần cùng dân tộc đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu, tạo nền quan trọng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930, sau đó là Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ngày 29/7/1930. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng ở Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ và đã đi đến thắng lợi, mà cao trào là ngày 24/7/1945, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã lãnh đạo Nhân dân giành chính quyền thắng lợi tại huyện Hoằng Hóa (một trong những huyện đầu tiên của cả nước giành được chính quyền trước ngày tổng khởi nghĩa), góp phần đẩy nhanh cao trào cách mạng, tiến đến giành chính quyền thắng lợi trong toàn tỉnh, cùng cả nước làm nên 15
  15. cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi - mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ngày 20/02/1947, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa rất vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và giao nhiệm vụ xây dựng Thanh Hóa trở thành “tỉnh kiểu mẫu”, đảm nhiệm vai trò hậu phương của cuộc kháng chiến trường kỳ. Theo lời dạy của Bác, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân Thanh Hóa vừa sản xuất, vừa chiến đấu, tham gia tiếp lương, tải đạn cho tiền tuyến, góp phần cùng toàn quân, toàn dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để rồi được Bác Hồ trong lần thứ hai về thăm Thanh Hóa (năm 1957) đã khen ngợi: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954), Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết ngày 21/7/1954, nhưng kẻ thù đã phá bỏ việc thi hành Hiệp định, đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền. Miền Bắc, trong đó có Thanh Hóa đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam, trong đó có Quảng Nam tiếp tục công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, Trung ương Đảng đã chỉ đạo các tỉnh, thành ở miền Bắc kết nghĩa với các tỉnh, thành ở miền Nam nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp để cổ vũ, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. 16
  16. Thực hiện chủ trương của Trung ương, ngày 12/3/1960, tại thị xã Thanh Hóa (nay là TP.Thanh Hóa), Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa và Ủy ban Thống nhất Trung ương, Đoàn đại biểu của tỉnh Quảng Nam, cùng hàng vạn chiến sĩ, đồng bào Thanh Hóa, đã trọng thể tổ chức Lễ kết nghĩa hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam. Sau hai tỉnh, các huyện, thị xã của hai tỉnh cũng lần lượt tổ chức lễ kết nghĩa: Thị xã Thanh Hóa với thị xã Hội An, Tĩnh Gia - Đại Lộc, Hoằng Hóa - Điện Bàn, Đông Sơn - Thăng Bình, Quảng Xương - Hòa Vang (nay thuộc thành phố Đà Nẵng), Thọ Xuân - Quế Sơn, Triệu Sơn - Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành, huyện Phú Ninh), Nông Cống - Duy Xuyên, Nga Sơn - Tiên Phước. Có thể nói: Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa rất quan trọng, vừa là minh chứng hùng hồn cho tình đoàn kết Bắc - Nam một nhà, nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; vừa tạo ra sức mạnh tinh thần và vật chất to lớn, cổ vũ, động viên Đảng bộ và Nhân dân hai tỉnh cùng nhau thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Ngay sau Lễ kết nghĩa, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát động nhiều chiến dịch, nhiều phong trào thi đua yêu nước, động viên, cổ vũ Nhân dân trong toàn tỉnh tham gia sôi nổi với tinh thần tất cả vì Quảng Nam kết nghĩa, như: Tại Chỉ thị số 75-TV/TU ngày 01/12/1960, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã quyết định mở một phong trào: Thanh Hóa kết nghĩa với Quảng Nam thành một phong trào đấu tranh thống nhất sâu sắc và liên tục, hay tại Nghị quyết số 57-NQ/TU ngày 07/12/1960, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã quyết định phát động trong toàn tỉnh 17
  17. chiến dịch “Đông Xuân - Điện Biên - Thanh Hóa - Quảng Nam quyết thắng”. Trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa vừa hăng hái thi đua lao động sản xuất và chiến đấu, vừa thường xuyên dõi theo, cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu anh dũng của đồng bào Quảng Nam anh em nói riêng và đồng bào miền Nam nói chung. Mỗi chiến công hay kể cả sự hy sinh, mất mát của quân và dân Quảng Nam đều trở thành ý chí và động lực tinh thần to lớn để quân và dân Thanh Hóa thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên mọi mặt trận. Với tinh thần tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì Quảng Nam anh em, Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hóa đã làm tròn trách nhiệm của “hậu phương lớn”, huy động cao nhất sức người, sức của cho kháng chiến; hàng vạn người con thân yêu của quê hương Thanh Hóa đã lên đường nhập ngũ, nhiều người đã anh dũng hy sinh, hiến trọn đời mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong đó, đối với tỉnh Quảng Nam kết nghĩa, Thanh Hóa đã cử hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ tăng cường cho các đơn vị giải phóng quân địa phương; có những thời điểm, 1/2 số quân của các đơn vị làm nhiệm vụ trên chiến trường Quảng Nam (Tiểu đoàn 70, Tiểu đoàn 89 đặc công, Bệnh xá 78,…) là con em Thanh Hóa. Trong những đoàn quân trùng điệp ấy, có Tiểu đoàn đặc công Lam Sơn (sau này vào chiến trường được đổi tên là Tiểu đoàn 91), được Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo thành lập, huấn luyện để tăng cường cho chiến trường Quảng Nam. Đây là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, được mệnh danh là “Quả đấm thép” của Thanh Hóa trên đất Quảng Nam. Trên chiến trường, Tiểu đoàn đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian 18
  18. khổ, hy sinh, mưu trí, dũng cảm; chiến đấu hàng trăm trận lớn, nhỏ, tiêu diệt hàng ngàn tên Mỹ, ngụy, phá hủy nhiều máy bay, xe tăng, vũ khí của địch; lập nên nhiều chiến công vang dội trên khắp các mặt trận: Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn…, làm kẻ thù khiếp sợ. Những chiến công oanh liệt ở chiến trường Quảng Nam đã góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất nước nhà, thu non sông về một mối. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ quê hương Thanh Hóa anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng quê hương Quảng Nam kết nghĩa (đến nay, mới chỉ xác định được danh tính của 1.359 liệt sĩ). Đáp lại tình cảm thiêng liêng của Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hóa, Đảng bộ và Nhân dân Quảng Nam đã chiến đấu ngoan cường, thực hiện sáng tạo và linh hoạt phương châm “2 chân, 3 mũi giáp công”, “3 bám”, lập nên những chiến công oanh liệt ở khắp các mặt trận, đặc biệt là chiến thắng Núi Thành, sân bay Nước Mặn, sân bay Đà Nẵng,... Từ đó từng bước đánh bại các chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ - ngụy; được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu: “trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ” 3. Hòa bình lập lại, non sông thu về một mối, Đảng bộ và Nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam cùng Nhân dân cả nước tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Trong giai đoạn ấy, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn, nhưng Đảng bộ và Nhân dân hai tỉnh vẫn tiếp tục có nhiều hoạt động thể hiện tình đồng chí, 19
  19. anh em gắn bó keo sơn, thủy chung son sắt. Thanh Hóa đã tăng cường cho Quảng Nam nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là trên các lĩnh vực công - nông nghiệp, giáo dục, y tế,…; tăng cường 1 đại đội công an vũ trang để tham gia cùng lực lượng vũ trang Quảng Nam đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, góp phần cùng Quảng Nam khôi phục sản xuất, ổn định đời sống Nhân dân; đồng thời tặng nhiều văn hóa phẩm, sách quý và cử cán bộ giúp Quảng Nam xây dựng thư viện tỉnh và thư viện của một số huyện trong tỉnh. Nhiều công trình văn hóa ở Thanh Hóa được mang tên đất, tên người Quảng Nam, như: Công viên Thanh Quảng, Công viên Hội An, Rạp chiếu bóng Hội An, đường Nguyễn Duy Hiệu… ngược lại, nhiều công trình công cộng trên đất Quảng Nam được mang tên các địa danh của Thanh Hóa, như: Đường Thanh Hóa, đường Lam Sơn,… Bước sang thời kỳ đổi mới, quan hệ của hai tỉnh Thanh Hóa Quảng Nam chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa; chia vui khi thành công, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. Trong nhiều năm qua, lãnh đạo hai tỉnh và các huyện kết nghĩa, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể hai tỉnh thường xuyên thăm viếng, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị; hỗ trợ, động viên, thăm hỏi Nhân dân mỗi khi gặp thiên tai, dịch bệnh; đặc biệt là thường xuyên thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình người có công với nước của hai tỉnh, nhất là trong dịp lễ, tết, kỷ niệm ngày Thương 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2