Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và việc vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam: Phần 1
lượt xem 4
download
Cuốn sách "Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và việc vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam: Phần 1" trình bày các nội dung chính sau đây: Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật - một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam thời kỳ đổi mới; quá trình hình thành, phát triển và các yếu tố chi phối quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và việc vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam: Phần 1
- CK.0000068989 ìnơ TS. TRẦN NGHỊ Tư TƯƠNG HỒ CHÍ MINH VÉ PHÁP LUẬT VÀ VIỆC VẬN DỤNG TRONG Sự NGHIỆP ĐỔI MỚI ở VIỆT NAM ■ ■ ■ • NGUYÊN ỌC LIỆU 17 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Quốc GIA
- Tự TƯỞNG HỘ CHÍ MINH VỀ PHÁP LUẬT VÀ VIỆC VẶN DỤNG TRONG S ự NGHIỆP ĐỔI MỚI ỏ VIỆT NAM
- Bièn m ụ c trén xu ất bàn phim của T h ư viện Q u ốc gia Việt ỊVam Trần Nghi Tư tường Hồ Chí Minh vé pháp luât và việc vận dụng ữong sự nghiệp đổi mới ờ Việt Nam / Trán Nghị. - H : Chính ữị Quốc gia, 2 01 4 . - 276tr. ; 21cm 1. Pháp luât 2. Tư tường Hổ Chí Minh 3. Vận dung 4. Việt Nam 3 4 9 .5 9 7 - d c23 C T K 0053p-C IP w . 3K5H6 Mã số: -------- ----------- CTQG - 2014
- TS. TRẤN NGHị Tự TƯỢNG HỘ CHÍ MINH VỂ PHÁP LUẬT V À VIỆC VẬN DỤNG TRONG ■ ■ ■ s ự NGHIỆP ĐỔI MỚI ỏ VIỆT NAM ■ ■ ■ NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT H à Nội - 2014
- LỜ I NHÀ X U Ấ T BẢN Tư tưởng Hồ Chí Minh vê pháp luật là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Ngưòi, là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tô truyển thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vì con người, bảo vệ con người và giải phóng con người, giải phóng nhân loại cần lao. Đỉnh cao của tư tưởng pháp luật Hồ Chí Minh là việc Người đã lựa chọn mô hình nhà nưỏc và pháp luật kiểu mới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tư tưởng ấy được hình thành trong 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, được bô sung và phát triến trên cơ sở trực tiếp chỉ đạo xây dựng nhà nước và pháp luật kiêu mới ỏ Việt Nam. Trong quá trình trực tiếp lãnh đạo cách mạng và đứng đầu Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tư tưởng pháp luật của Hồ Chí Minh không ngừng được phát triển và hoàn thiện, đặc biệt là dấu ấn của Người trong quá trình Người viết bản Tuyên ngôn Độc lập, chỉ đạo xây dựng Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 và hàng loạt văn bản pháp luật quan trọnp khár Với tính chất là môt hê thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vê pháp luật kiểu mới ở Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật đã luận giải hàng loạt nội dung cốt lõi và cơ bản nhất mà các tư tưởng pháp luật
- cần phải thể hiện. Đó là những quan điểm về bản chất của pháp luật kiểu mới ở Việt Nam; về mốỉ quan hệ giữa pháp luật với nhà nước; vê' môi quan hệ giữa pháp luật với dân chủ, vối đạo đức; về vấn đề xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trước yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng, phát triển nhà nước và pháp luật Việt Nam trong sự nghiệp đổi mối hiện nay, hơn lúc nào hết tư tưỏng Hồ Chí Minh về pháp luật cần được tiếp tục nghiên cứu và vận dụng, phát triển phù hợp vối tình hình mới. Cuốn sách T ư tư ởn g H ồ C hí M inh v ề p h á p lu ậ t và v iệ c vận d ụ n g tro n g s ự n g h iệ p đ ổ i m ớ i ở V iệt N am của TS. Trần Nghị do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản mong muốn góp phần nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thông, cô" gắng khái quát thành lý luận về nguồn gốc, bản chất, quá trình hình thành, phát triển của những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và quá trình vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. CuôYi sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và là công trình thiết thực kỷ niệm ngày sinh lần thứ 124 của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Xin giới thiệu cùng bạn đọc. Tháng 3 năm 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT 6
- LỜI NÓI ĐẨU Cách đây 20 năm (1993), trong cuốn sách Đến với tư tưởng H ồ C h í Minh, nhà nghiên cứu lão thành Trần Bạch Đằng khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một thành tô quan trọng trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực bô sung cho nền luân lý truyền thông. Cũng có thế xem tư tưởng Hồ Chí Minh đã hiện đại hóa nên luân lý lâu đời của Việt Nam. Cái đáng lưu ý là tư tưởng Hồ Chí Minh như giáo huấn xã hội chủ nghĩa mà không mâu thuẫn với giáo huân dân tộc cổ truyền, thậm chí dân gian. Gạch nối này tôn tạo văn hóa dân tộc, đồng thòi truyền bá các tri thức hiện đại, các khái niệm đạo đức hiện đại. Tự biểu hiện đên trình độ một nền văn hóa, tư tưởng Hồ Chí Minh thâm nhập vào xã hội, ảnh hưởng đến nếp nghĩ, nếp sông hàng chục triệu người, đến quan hệ cộng đồng và đên sự tu thân cá nhân. Đạo đức Hồ Chí Minh, phần kết tinh lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta có thể cắt nghĩa hiện tượng trên ở chỗ tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ chữ “Cứu” - cứu nước, cứu dân, cứu người - và ỏ chỗ một tư tưringr (tat mức xã hôi hóa như thói quen cần phải giữ gìn, vun bồi của mọi ngưòi Việt Nam thuộc mọi giới, mọi lứa tuổi... Ông nhấn mạnh:... về phương diện này, tư tưởng Hồ Chí Minh đã “đắc đạo”.
- Trong Thông điệp đầu năm mới 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thêm một lần nhấn mạnh: Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyển. Đây là môi quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Người viết: “Trăm đểu phải có thần linh pháp quyền”. Nhà nước pháp quyển phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chê quyển tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tô quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyển làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nưóc và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa được Quôc hội thông qua (sau đây gọi là Hiến pháp năm 2013) đã mở ra không gian Hiến định mối để chúng ta thực hiện tư tưởng lỏn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách này mong muôn đóng góp một phần nhỏ vào cung cấp những thông tin, tư liệu vê tư tưởng pháp luật của Hồ Chí Minh và quá trình vận dụng tư tưởng pháp luật của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mối ở Việt Nam. 8
- C hương I T ư TƯỞNG HỔ CHÍ MINH VE PHÁP LUẬT - MỘT LĨNH Vực NGHIÊN cứu QUAN TRỌNG CỦA KHOA HỌC XẢ HỘI VÀ NHÂN VĂN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ Đ ổ i MỚI Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng; thành lập Nhà nước ta - Nhà nước kiểu mới đầu tiên ở Đông Nam A. Trong suôt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của Người. Văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nên tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: “Tư tưởng H ồ C h í M inh là một hệ thông quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đê cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận Hung và phát triển sáng tao chủ nghĩa 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sụ thật, Hà Nội, 1991, tr.127. 9
- Mác - Lênin vào điểu kiện cụ thê của nước ta, kê thừa và phát triển các giá trị truyền thông tốt đẹp của dân tộc, tiêp thu tinh hoa văn hóa nhân loại... Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quôc lần thứ X, XI của Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán đó. Bài học kinh nghiệm quan trọng hàng đầu được Đảng ta rút ra qua những thành công của sự nghiệp đổi mới là phải luôn luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong thời kỳ đổi mới, khoa học xã hội và nhân văn nói chung, khoa học pháp lý Việt Nam nói riêng đã đẩy mạnh việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật để cung cấp nhiều luận cứ khoa học phục vụ công cuộc xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Công tác lý luận đã chủ động nghiên cứu nhiêu vấn đê lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mổi, diễn biến mới của tình hình thế giới; giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tập trung vào tông kết và bổ sung, phát triển Cương lĩnh, xây dựng Chiến lược phát 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Dại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quôc gia, Hà Nội, 2001, tr.20-21. 10
- triển kinh tê - xã hội 2011 - 2020”1. Các nhà khoa học Việt Nam đã khang định: “Tư tưởng hiến trị, pháp trị của Bác Hồ mãi mãi là kim chỉ nam cho sự nghiệp xây dựng Nhà nưốc pháp quyển Việt Nam, cho công cuộc xây dựng Nhà nước và pháp luật của thời kỳ đôi mói hiện nay”2, “Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh... là những cơ sở phương pháp luận quan trọng đế xây dựng mô hình lý luận vê tô chức bộ máy nhà nưốc trong điều kiện hiện nay”3, “Tư tưỏng Hồ Chí Minh vê Nhà nước và pháp luật đã, đang và sẽ chỉ đạo mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời kỳ mới”4. I. KHÁI QUÁT NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứ u TIÊU BIỂU VỀ TƯ TƯỞNG Hỏ CHÍ MINH VỂ PHÁP LUẬT 1. Các công trình nghiên cứu trọn g điểm câp nhà nước Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hè Chí Minh vê pháp 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 161. 2. Hoàng Vàn Hào: Tư tưởng Hồ Chí Minh vê nhà nước kiêu mới - sự hình thành và phát trien, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1995. tr 21 3. Lê Minh Thông: “Một số vấn đề pháp lý của quá trình toàn cầu hóa”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, sô 01, 2001, tr.34. 4. Nguyễn Xuân Tế: Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.108. 11
- luật nói riêng đã được nhiều cơ quan, tô chức và các nhà khoa học Việt Nam quan tâm triển khai nghiên cứu trong nhiều năm. Công việc này càng được quan tâm đẩy mạnh cả vê tiến độ và phạm vi, nhất là từ thời kỳ đổi mới đến nay, khi mà mô hình tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình Xôviết đã sụp đổ ở Liên Xô và hệ thông các nước xã hội chủ nghĩa Đông Au. Điều đáng trân trọng, cũng là một thuận lợi to lớn cho việc triển khai nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật nói riêng là từ rất sớm, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam đã xác định rõ yêu cầu khách quan của việc tiến hành nghiên cứu, tổng kết và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tại Hội nghị khoa học nghiên cứu vê Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1970), các nhà khoa học xã hội nước ta đã kiến nghị với Đảng và Nhà nước ta những vấn đê sau: 1. Đê nghị Trung ương Đảng ra quyết nghị riêng đôi với việc nghiên cứu vê Chủ tịch Hồ Chí Minh; 2. Nên có kê hoạch nghiên cứu toàn diện, có cơ quan nghiên cứu trung tâm, có sự phối hợp và phân công giữa các cơ quan nghiên cứu, có sự động viên đông đảo các đơn vị và cá nhân đi sâu nghiên cứu vê Bác Hồ; 3. Công tác nghiên cứu vê Bác Hồ phải được đặt ra m ột rá rh t h ư r in g x u y ê n , liê n tục v à cơ b ả n , g ắ n liề n v ớ i việc xây dựng và thực hiện đưòng lôi, chính sách của Đảng, gắn liên vỏi việc giải quyết những nhiệm vụ chính trị cấp bách của từng thời kỳ; 12
- 4. Công tác nghiên cứu toàn diện vể Bác Hồ cần được quán triệt một cách nhuần nhuyễn, cần trở thành một nội dung quan trọng trong việc nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, trong việc tổng kết và xây dựng lý luận cho từng ngành công tác; 5. Cần có kê hoạch tiến hành những công trình nghiên cứu cỡ lớn chuẩn bị cho kỷ niệm lần thứ 95 và lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí M inh1. Trong Bản kiến nghị của các chủ nhiệm đề tài thuộc Chương trình KX.05 với Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng đã nhấn mạnh: “Trước những chuyển biến hết sức sâu sắc của tình hình trong nước và thê giối, cần có sự tổng kết khoa học việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn nước ta để tìm ra những bài học thành công của sự vận dụng đó. Trong công việc này phải hết sức chú ý đến tư tưởng Hồ Chí Minh và tổng kết nâng lên thành lý luận những hoạt động thực tiễn của Người”2. Đây là những gợi ý rất quan trọng cho việc nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật nói riêng bởi Hồ Chí Minh không phải nhà lập thuyết, lập ngôn cho nên việc khái quát 1. Xem: Danh nhân Hồ Chí Minh, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2000, tr.46. z. hien ngiụ cùn câc chù lìtiiệíií d ề Cài Iliuộu Chưung Iiìiih KX. 05 với Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng (1993), Tài liệu lưu tại Thư viện Sau đại học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh, Ký hiệu ĐTNC 58, tr.8-9. 13
- thành hệ thống lý luận vê tư tưởng của Người là công việc rất khó khăn. Từ năm 1991 đến nay, Đảng và Nhà nưốc ta đã ba lần xây dựng, triển khai các chương trình, để tài nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh (trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật) với những phương pháp tiến hành khác nhau. Cụ thể là: Năm 1991, Nhà nước ta chính thức đầu tư, xây dựng và triển khai nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh theo phương pháp xây dựng thành một chương trình nghiên cứu riêng, cấp nhà nước mang mã sô KX.02 “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, gồm 13 đê tài nhánh: 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh vê' con đường cách mạng Việt Nam (mã sô KX.02.01); 2. Phương pháp luận nghiên cứu vể Chủ tịch Hồ Chí Minh (mã sô KX.02.02); 3. Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh (mã sô KX.02.03); 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa ỏ Việt Nam (mã sô KX.02.04); 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội đôi vối con người (mã sô KX.05.05); 6. Hồ Chí Minh với vấn để xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền (mã sô' KX.02.06); 7. Hồ Chí Minh với chiến lược đại đoàn kết (mã số KX.02.07); 8. Tư tưởng Hồ Chí Minh vê đạo đức (mã sô KX.02.08); 9. Tư tưởng Hồ Chí Minh vể thế giới (mã sô" KX.02.09); 10. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử (mã sô KX.02.10); 14
- 11. Hồ Chí Minh - Tiêu sử khoa học (mã sô K X .0 2 .11); 12. Tư tưởng Hồ Chí Minh vế vân để dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc (mã sô KX.02.12); 13. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới - nhà nước của dân, do dân và vì dân (mã sô KX.02.13). Những kêt quả đạt được từ chương trình và các đê tài nghiên cứu củng rất lớn, gần 100 công trình nghiên cứu có giá trị đã được công bô. Trong đó nội dung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh vê pháp luật được biên tập, xuất bản dưối dạng kỷ yếu đê tài Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh vê nhà nưốc và pháp luật. T hành công to lớn của đợt nghiên cứu này là nhiểu luận điểm mới về việc nẹhiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật nói riêng đã từng bước được làm sáng tỏ như khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, xác định các nội dung trong hệ thông tư tưởng Hồ Chí Minh, những gợi ý vê việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đôi mới, hoàn thành bộ giáo trình quốc gia vể tư tưỏng Hồ Chí Minh, bước đầu hình thành một chuyên ngành khoa học mới trong hệ thông Khoa học xã hội Việt Nam - chuyên ngành nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh (hiện nay đã có chương trình và mã ngành đào tạo sau đại học ngành Hồ Chí Minh học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Tuv nhiên, những kết quả nghiên cứu vê tư tưởng Hồ Chí Minh của Chương trình KX.02 vẫn chưa thật sự đem lại kết quả như mong muốn mà Đảng và Nhà nưốc đặt ra và đòi hỏi của thực tiễn, vì: “Nhiều vấn để lý luận mới chỉ 15
- được gợi mở, còn cần được nghiên cứu tiếp mới giải đáp được những thắc mắc, băn khoăn của độc giả trong nưóc và quốic tẽ”1. Nằm trong bôi cảnh chung đó, lĩnh vực nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh vê pháp luật cũng không tránh khỏi những hạn chế, thê hiện ở chỗ: Thứ nhất, chưa có những công trình nghiên cứu chuyên biệt về tư tưởng pháp luật của Người; thứ hai, chưa khái quát được những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật; và thứ ba, chưa rút ra được những vân để có tính quy luật, những giá trị có tính phổ quát trong tư tưởng pháp luật của Người lên tầm lý luận để phục vụ yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới. Đây là một trong những lý do cơ bản dẫn đến sự thay đổi trong việc đầu tư, xây dựng các chương trình, đê tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn 1995-2000. Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước đầu tư cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh theo một phương pháp mới, không đặt thành một chương trình nghiên cứu khoa học riêng mà đặt việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong các chương trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Trong Chương trình KX.01 “Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng 1. Nghien cưu tư tướng Hò Chỉ Minh vé nhà nưởc và phap luật, Đê tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nưóc mã số KX.02.13 của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 1993, tr.100. 16
- Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” có đê tài KX.01.03 “Tư tưởng Hồ Chí Minh vê cách mạng Việt Nam, đặc biệt vê chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Trong Chương trình KX.04: “Phát triển văn hóa, xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” có đê tài KX.04.01 “Tư tưởng Hồ Chí Minh vê phát triển văn hóa, xây dựng con người”. Trong Chương trình KX.05 ‘T ăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện nền kinh tê nhiều thành phần và cơ chê thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” có đê tài KX.05.01 “Tư tưởng Hồ Chí Minh vê vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền”. Một sự thay đổi rất đáng chú ý trong việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh theo phương pháp mới này là các để tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đều được xếp ở vị trí đầu tiên trong các chương trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở lý luận cho các chương trình đó. Điểu đó thể hiện sự quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng: Tư tưởng Hồ Chí Minh là nển tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Tổng kết các chương trình, đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 1995-2000, các nhà khoa học đã nêu ra 11 vấn đề cơ bản nhất cần tiếp tục đẩy mạnh trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm: 1 P hi í r i ng p h n p H ồ P h í M i n h : 2. Triết học Hồ Chí Minh từ góc nhìn phương pháp; 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đê' dân tộc và cách ming giải phóng dân tộc ở Việt Nam;
- 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh vê chủ nghĩa xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân; 6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và xây dựng Đảng trong điểu kiện Đảng cầm quyển; 7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn để con người; 8. Tư tưỏng Hồ Chí Minh về văn hóa, giáo dục; 9. Tư tưổng Hồ Chí Minh vê quân sự; 10. Tư tưởng Hồ Chí Minh vê đạo đức và tu dưỡng đạo đức cách mạng; 11. Tư tưởng Hồ Chí Minh với thê giới. Đây chính là những kết luận quan trọng nhất định hướng xây dựng chương trình, đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005. Kết quả của việc nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật trong giai đoạn này có bước phát triển hơn giai đoạn 1991-1995, đó là khẳng định thuật ngữ “Tư tưởng Hồ Chí Minh vê xây dựng Nhà nước pháp quyển Việt Nam của dân, do dân và vì dân” thay cho thuật ngữ “Tư tưởng Hồ Chí Minh vể nhà nưốc kiểu mói - nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Kết quả nêu trên đã đóng góp những luận cứ quan trọng dẫn đến sự xuất hiện khái niệm “Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa” được Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng lần đầu tiên trong Văn kiện Hội nghị Trung ương 2 khóa VII, từ đó khái niệm Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa được sử dụng chính thức trong các văn kiện của 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao: Phần 2
180 p | 19 | 10
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao: Phần 1
55 p | 24 | 10
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam: Phần 1
81 p | 20 | 10
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Phần 2
180 p | 16 | 9
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá: Phần 2
103 p | 15 | 8
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: Phần 1
171 p | 12 | 8
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam: Phần 2
101 p | 20 | 8
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới sự hình thành và phát triển: Phần 2
68 p | 18 | 7
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Phần 1
378 p | 18 | 7
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới sự hình thành và phát triển: Phần 1
46 p | 22 | 7
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: Phần 2
318 p | 18 | 6
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ: Phần 2
119 p | 11 | 6
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về lập hiến - Nội dung và giá trị: Phần 1
139 p | 13 | 4
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ: Phần 1
83 p | 9 | 4
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật: Phần 1
81 p | 9 | 3
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh và chiến tranh du kích trên quê hương Phú Yên anh hùng: Phần 2
51 p | 7 | 3
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh và chiến tranh du kích trên quê hương Phú Yên anh hùng: Phần 1
45 p | 10 | 3
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về lập hiến - Nội dung và giá trị: Phần 2
83 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn