intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Võ Nguyên Giáp danh tướng thời đại Hồ Chí Minh: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:508

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Cuốn sách Võ Nguyên Giáp danh tướng thời đại Hồ Chí Minh: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như trên bước đường đẩy mạnh vận động chiến; kiên quyết không ngừng thế tiến công; đứng trước những cố gắng cuối cùng của Pháp - Mỹ; đòn chiến lược cuối cùng; chân dung một danh tướng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Võ Nguyên Giáp danh tướng thời đại Hồ Chí Minh: Phần 2

  1. Chương VI TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG ĐAY m ạ n h v ậ n đ ộ n g c h iế n 24 - TƯỚNG ĐỜLÁT - ĐỐI THỦ THỨ 5 Từ cuối th áng 10-1950, qua những tờ báo từ cơ sở của ta ở trong thành gửi ra, cơ quan tham mưu Tổng hành dinh biết được không khí ở Pari, Sài Gòn và Hà Nội sau "thảm họa đường số 4". Phái đoàn G ioãng - Lơtuốcnô được cử sang điều tra tình hình. Các p hần tứ cánh hữu trong Quốc hội đòi cử ngay một viên tướng tầm cỡ sang cứu vãn tình thế. Trưốc m ắt - ngay đầu th án g 11 này - phải triệu hồi A létxăngđri, cho Bôyê Đò La Tua (Boyer de la Tour du M oulin) sang cầm đầu quân viễn chinh ỏ Bắc Kỳ, chiến trường đang nóng bỏng. Cơ quan tình báo của ta đã "quá quen biết" viên tướng này, tác giả của những trận càn quét bình định và nhất là hệ thông đồn bốt "nổi tiếng" ở Nam Bộ mà bà con trong đó thường gọi là tháp canh Đờ La Tua, được dựng lên khẩp nơi xung yếu, mỗi bốl chỉ cách nhau vài kilôm ét. Việc cử người sa n g điểu hành cuộc chiến tranh Đ ông Dương lúc này quả là không dễ dàn g chút nào. Từ Tưóng Cơních (K oenig) đến Tướng G ioăng (Juin) không ai m uôn cán g đáng việc cầm quân trên bán đảo đang nóng bỏng này. Trong th ế bí, ngày 22-11 Quốc hội ph ải họp phiên bất thường trao cho Thủ tướng P lêven toàn quyền xử lý vấn đề Đ ông Dương. V iên tướng 405
  2. thứ ba được tổng th ống và thủ tướng vời đến. Đó là tướng năm sao Đ òlát Đ ờ tátxin h i (Jean D ela ttre de T a ssign y), nguyên Tư lệnh Q uân đoàn 1, nổi tiế n g là hiếu th ắ n g và nóng nảy. Lần đầu tiên trong cuộc ch iến tranh Đ ông Dương, chức cao ủy và tổng chỉ huy tập trung vào m ột người. Đó là điều kiện duy n h ấ t Đ òlát đòi hỏi và tổng thốn g chấp nhận. Ngưòi ta tin rằn g m ột viên tướng có tên tuổi như Đ ờlát sẽ kéo đội quân viễn ch in h ra khỏi bầu không khí thảm bại h iện nay, sẽ "trả lại cho nó tư cách và niềm tin". Với việc tiến cử Đ òlát, rõ ràng là phái chủ ch iến trong C hính phủ Pháp vẫn m uốn tiếp tục cuộc ch iến tranh dù triển vọng th ắ n g lợi ngày càn g xa vời. Viên tổng chỉ huy mới chưa hể biết gì về Đ ông Dương, cho nên những ngày ngắn ngủi ỏ lại Thủ đô Pari là những ngày tìm hiểu tình hình. Cựu Tổng thống Đờ Gôn và các cựu Toàn quyền Anbe Xarô và G iăng Đờcu đều đưa ra những lòi khuyên "có ích". Nào là phải kiên trì cuộc chiến tranh này vì nó quyết định sự toàn vẹn của Khối liên hiệp Pháp, nào là phải tranh thủ sự viện trợ của Mỹ và dựa vào Bảo Đại để xây dựng một đội quân bán xứ m ạnh, đủ sức bố sun g và thay th ế quân viễn chinh. Người ta cũng khuyên tân tổng chỉ huy nên đem theo những người đã từng quen biết chiến trường, như Xalăng, Bôphrơ để lập thành một cơ quan chỉ huy có hiểu biết và đủ tài cán giúp cho việc điểu hành cuộc chiến. Tổng chỉ huy phải có một trợ thủ am hiểu tình hình mọi m ặt ỏ Đ ông Dương như X alăng làm phó tướng, V.V.. Sau 10 ngày ở lại Pari để chuẩn bị, chiểu ngày 17-12-1950 Đ ờlát cùng đoàn tùy tùng hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhâ't. Và từ giò phút đó Tổng Chỉ huy Đờlát đờ T átxinhi trở thành đối thủ th ứ năm của Tổng Tư lệnh Võ N guyên Giáp. Đ ến Sài Gòn, tin tức đầu tiên mà Đ ờlát nhận được, đó là n hữ ng cuộc di tản tiếp tục diễn ra ở Hà Nội, n h ất là chuyển phụ nữ và trẻ em Pháp xuống Hải Phòng, dưới danh nghĩa "đề phòng". 406
  3. Đó là do dư âm thất bại ỏ biên giới. Từ trung tuần tháng 12, nhịp dộ di tản càn g tăng nhanh. Trong các công sỏ, viên chức đốt hồ sơ. Cầu Đ um e (tức cầu Long Biên) được bảo vộ nghiêm ngặt vì đó là cây cầu quan trọng duy n h ất trên đường rút chạy xuôYig Hải Phòng khi cần. Có tin lan truyền: V iệt Minh đã áp sá t phía bắc Hà Nội. Hai việc mà Tông Chỉ huy hạ lệnh khi vừa vào đến dinh Nôrôđôm ớ Sài Gòn: một là, Tham mưu trướng Ala phải tìm đủ người đê thay dối toàn bộ bộ máy chỉ huy cũ - "bộ m áy nhiễm độc thất bại Cao Bàng - Lạng Sơn" và hai là Phó tướng X alăng chuẩn bị tháp tùng ông ta ra Hà Nội vào đêm 19-12. Tin này khiến cho giới báo chí S ài Gòn có dịp gợi lại kỷ niệm cũ: 19-12 vốn là m ột ngàv có ý nghĩa đôi vối quân Pháp 5 năm trước. Họ cũng không quên bình luận rằng việc tân Tồng Chỉ huy có m ặt ở trung tâm Bắc Kỳ vào ngày này là biểu hiện sự quyết tâm và sự thách thức đối phương. Sau cuộc duyệt binh được tổ chức để chào đón tân Tổng Chỉ huy, Đờlát cho triệu tập ngay tốì hôm đó, tất cả các sĩ quan sơ cấp có m ặt tại Hà Nội. Trong cuộc họp m ặt đầu tiên này, các s! quan trẻ được nghe Tổng Chỉ huy khích lệ bằng những lòi hết sức hùng hồn vể "vinh quang của những cái chết cao đẹp". Đờlát nói rằng ông ta sang đây đế cùng các sĩ quan trẻ - trong đó có con ông là Trung úy Bécna Đờlát - chia sẻ niềm tự hào về cuộc chiến tranh cao quý, để cùng nhau làm những việc lớn, đó là chiến đấu để bảo vệ nền văn m inh th ế giói chứ không phải là cuộc chiến tranh xâm lược vì mục đích thông trị. Ong ta đảm bảo rằng từ nay các sĩ quan trẻ sẽ được chỉ huy ra trò, rằng quyết không nhường cho đô'i phương một tấc đất. Pari đang chò đợi ở ông ta một chiến thắng, một bước ngoặt. Với nét mặt đanh lại vì giận dữ, Đ òlát lên án cuộc di tản hiện nay, đó là m ột hành động hèn nhát, phải được chấm dứt ngay. 407
  4. Trước khi đi Hải Phòng, Đ òlát vêu cầu Đờ La Tua báo cáo kê hoạch phòng thủ Hà Nội. Không nên coi thường tin tức nói ràng quân Việt đang uy hiếp thành phô’. N gay từ những ngày đầu đến Đông Dương, m ột nét nổi bật trong phong cách của Đ ờlát mà người ta sốm nhận thây là ông ta đặc biệt quan tâm đến đội ngũ ký giả luôn bám sá t Tổng Chỉ huy. Qua từng việc làm của Đờlát, các nhà báo Pháp, V iệt và nước ngoài - nhất là Mỹ - đã rút ra một kết luận m ang tính bao quát và rất đúng với nếp suy nghĩ và hành động của ông ta: Trong sự nghiệp ỏ cái xứ Đông Dương này, Tổng Chỉ huy Đờlát cần một đội quân viễn chinh cuồng tín, bị mê hoặc, đồng thòi cũng cần một đội ngủ các nhà báo đông đảo chịu k huất phục, tức là chịu ưôYi cong ngòi bút viết theo những điều mà Tổng Chi huy muốn. Ong ta đã từng công khai đề cao giới báo chí bằng câu nói được nhắc di nhắc lại nhiều lần: Đưa lại chiến thắng làm gì nếu thê giối không biết đến, nếu người ta không đọc những trận đánh được tưòng th u ật trên mặt báo với những hàng tít lón? Đánh quân địch là tốt, đánh vào trí tưởng tượng của con ngưòi ta còn tốt hơn nhiêu. BỞI vậy, phải quan hệ tốt với họ (các nhà báo) bằng bất kỳ giá nào, phải biết nắm lấy các phóng viên, nhất là các phái viên đặc biệt. N ếu giới ký giả bị chúng ta đòi xử tệ, nếu họ bị ch ế ngự, họ sẽ rất hung dữ, sẽ bất bình và chê giễu chúng ta. Hầu như mỗi cuộc họp tham mưu đều được chuyến tiếp bằng một cuộc họp báo. Lúc đầu, không phải là không có những nhà báo m uốn đứng ngoài quỹ đạo, nhất là các phóng viên Mỹ trẻ tuổi, bưống bỉnh. Họ hầm hè, có thái độ thách thức, công khai tuyên bố: Đ òlát đừng hòng nắm được chúng tôi, càng không đánh lừa được chúng tôi đâu. Người dân Hoa Kỳ nộp th u ế để chi tiêu cho cuộc chiến tranh này, họ có quyển biết đồng tiền của m ình được sử dụng như th ế nào. N hư ng rồi những con người "lạc lõng" này sốm nhận thấy đã tự chuốc lấy tai họa. Họ nhận được những bức điện "khó 408
  5. chịu" của các ông chu từ O asinhtơn hay Ijốtănggiơlét hỏi rằng: Tại sao anh lại làm ăn như thê? Anh có biết ràng Tướng Đờlát đang chiến đấu cho ai không? N hữ ng tò báo cạnh tranh với chúng ta d ăn g thông báo nói rằng quân của Đờlát giết 5.000 quân V iệt, anh thì chỉ dưa tin có 500... Từ đó, không ít nhà báo mà Đ òlát cho là "cứng đẩu", hoặc là phải tự đến khẩn k hoản xin lỗi Tông Chỉ huy dế rồi bị hút vào quỹ đạo của ông ta (mà sau này tỉnh ngộ họ mới biết là đã "bán m ình cho quý dữ"), hoặc là bị mời khéo ra khỏi Đ ỏng Dương. N hữ ng ký giá chịu hoạt dộng theo quỹ đạo của Tổng Chi huy thì được ông ta chiêu đãi hầu như hằng ngày, được tạo mọi diều kiện thu ận tiện đê hành nghề thoải mái và không ít trường hợp còn được dành ưu tiên hơn cả các đại tá và thậm chí hơn cả sĩ quan cấp tướng. Vì sao vậy? Đ òlát đã không úp mỏ: C hính phủ Pháp nhận báo cáo của tôi, có khi họ vứt vào sọt rác, nhưng họ rất dễ bị kích động khi đọc cũng nhũng sự kiện như th ế trên m ặt báo. N hà báo không chỉ là người truyền đạt, họ còn là những người tạo ra sự kiện. C hiến thắn g trên m ặt báo cũng quan trọng như trên chiến trường. Một nét phẩy trên giấy có th ể tô thêm th ắn g lợi của m ột trận đánh. Vậy phải làm sao cho người cầm bút và ngưòi cầm quân cùng làm nên chiến th ắn g chung. Đ òlát đã nhanh chóng thu hú t được sô' đông ký giả ngay từ cuộc họp báo đầu tiên chỉ ít ngày đến Đ ông Dương. Sau này nhớ lại kết quả buổi ra m ắt đầu tiên của Tổng Chỉ huy, các phóng viên chiến trường như L uyxiêng Bôđa hay Cơlốt Paya đều chung một nhận xét: Từ ây, các phóng viên bị buộc vào cỗ xe của Đờlát. Ông ta b ắt họ kéo càng. Ô ng đốĩ xử tốt đến nỗi họ khó biết được m ình đã bị biến th à n h con v ậ t kéo xe. Từ ấy, họ đã thỏa hiệp với Đòlát, ông ta buộc họ lao m ình vào cuộc đua ca ngợi, nhờ vào các đường dây, các bức đ iện tín. H ằng ngày, ông nhồi nhét cho họ những món ăn ngon vế tin tức chiến sự, hộ chỉ còn tô điểm lại, gọt giũa, thêm mắm muối và gửi đi. 409
  6. Ngay từ những ngày cuối thán g 12-1950, Tướng Sảngxông (Chanson - chỉ huy ỏ Nam Bộ) đã phản ứng về lệnh của Đờlát điểu quân ra tăn g cường cho m iền Bắc. X alãng tìm cách th u yết phục ràng với Đ òlát, "trưóc h ết là Hà Nội". Trận Vécđoong của ông ta đấy. Ông ta tự đặt m ình vào hai tình huô'ng, hoặc là dồn quân ra Bắc, chuẩn bị điều kiện m ay mắn đế giành được chiến thắng, hoặc là bị tiêu diệt như C ácpăngchiê chỉ vì không biết tranh thú sự m ay mắn đó. Từ ấy, không một chiến trường nào có thê từ chối việc rút bớt quân Âu - Phi đi theo kê hoạch tập trung binh lực của Đ òlát, khi biết rằng Tổng Chí huy quyết tâm dự kiến gấp rút xây dựng 7 - 8 binh đoàn cơ động (GM), giao cho những đại tá đáng tin cậy như Bôphrơ, Caxtđri, Vanuyxem , Êđông, Eruylanh, V.V., chỉ huy. N hững người phụ trách trấn giữ các địa bàn xung yếu như Hải Phòng, nhất là Hà Nội và các vùng phụ cận, đều được cân nhắc thận trọng. Tổng Chỉ huy quyết định đưa Đại tá Găm biê, một con người điềm đạm có sức th u y ết phục, xuống đế nắm vững vùng công giáo của các cha cô’ phía thành N am , V .V .. Các binh đoàn cơ động đang trong quá trình hình thành đã dược lệnh In ến khai gấp bao quanh Hà Nội, từ Bắc N inh, Bắc Giang, Gia Lâm, Vĩnh Phúc đến Hải Dương, Phủ Lỗ ra tận Đ ông Triều. Một câu hỏi m à Đờlát thường nêu lên nhiều lần với những phụ tá thân cận (X alăng - phó tướng đồng thời là cô' vân, B útxary - tình báo và Cônhi - C hánh văn phòng) là: C húng ta sẽ tiến hành cuộc chiến tranh này như th ế nào? s ắ p tới, liệu ông G iáp sẽ tung quân vào hưỏng nào? M iễn là kẻ địch để cho chúng ta có đủ thì giờ. Các tưóng lĩnh thuộc quyền thường trả lòi rằng, theo kinh nghiệm của những ngưòi đi trước, không có cơ sở để phán đoán về bất kỳ điều gì ở cái xứ sở châu Á này. Tướng tổng chỉ huy không tin điểu đó. Ô ng ta nói rằng ông ta chờ đợi m ột cuộc chiến tranh thự c sự, b ằ n g m ột ch iến lược th ự c sự, đ á n h m ột k ẻ th ù có th ậ t 410
  7. bằng xương bàng th ịt chứ không phái những bóng ma. Ong ta chờ đợi ỏ đối phương một cuộc chiến tranh chính quy - m ặt đối mặt, khác hán với cách đánh còn m ang tính du kích mà đối phương đang vận dụng trên chiến trường. Như vậv tôi mới có thế chiến th á n g , vì tôi sa n g đ ây với b iết bao lời th ể ch iến th ắ n g . Sau n ày, qua hồi ký của X alăng cũng như qua các sách của các tướng lĩnh , sử gia Pháp, ch ú n g ta càng khang định tính đúng đán cua sự phán đoán trước đây rằng tướng năm sao Đ òlát đò T átxin h i sa n g Đ ông Dương với tham vọng rất lốn là giành lại quyền chú động chiến lược đã lọt vào tay dối phương, lật ngược th ê cò ch u y ển bại thành th ắn g đế’ cho cái xứ Đ ông Dương xinh dẹp và n h iêu Lài nguyên này ròi khỏi khôi Liên hiệp Pháp. Đ ê dạt dược mục tiêu chiến lược tổng quát dó, Đ òlát chủ trương tranh thủ tối da viện trợ của Mỹ, tranh thú sự đồng tình của Liên m inh phòng thủ Đ ông N am Á và đốc thúc chính quyền Bảo Đ ại bắt lính quy mô lớn phục vụ cho kê hoạch xây dựng quân đội bản xứ để khắc phục nạn k hủ ng h oản g quân sô' ngày càng trầm trọng, v ề m ặt tâm lý, Đ ò lá t rất quan tâm kích động tinh th ần binh sĩ bằng cách n h iều lầ n công khai bộc lộ ý đồ "chiếm lại L ạng Sơn - trả mối hận trên đường số 4", trả lại cho quân viễn ch inh danh dự và niềm tin. Tham vọng giành lại quyển chủ động chiến lược của Đ òlát thể hiện rất sớm , từ trung tuần th án g 1, tửc chỉ non m ột th án g đặt chân đến Đ ông Dương. Ông ta giao cho Đại tá Bôphrơ - ngưòi rất quen chiến trường thượng du Bắc Kỳ - chuẩn bị đưa 5 trung đoàn bất ngờ đánh th ẳng vào vù n g núi đá vôi giữa hai con đường chiến lược số 3 và s ố 1, không xa Bắc Sơn và Thái N guyên, vùng được coi là "trung tâm tiếp tê hậu cần của đôi phương". Bộ Chỉ huy Pháp định ra quân vào ngày chủ nh ật 14-1, nhưng th ậ t bất ngờ ông Giáp lại ra ta y trưỏc ở Vĩnh Yên. Từ đó đến suốt 10 th án g đầu của 411
  8. năm 1951, Đờlát lo đối phó với các chiến dịch tiến công liên tiếp của quân ta, lo việc xây dựng một phòng tuyến boongke vây quanh đồng bằng Bắc Bộ và càn quét quy mô lớn chưa từng thấy hòng "làm chủ vùng châu thố sông Hồng", tất cả đều nhằm trở lại chú để số 1: giành lại quyển chủ động. Ngót một năm cầm đầu quân viễn chinh xâm lược Đông Dương, bằng bản lĩnh và cá tính của m ình, bằng ưu thê về sức mạnh sắ t thép, Tưống Đ ờlát đã gây cho quân và dân ta không ít khó k h ă n , cả tro n g các ch iế n dịch tiến cô n g ỏ p h ía trước và tron g cuộc đấu tranh giữ vững cơ sở chính trị và vũ trang trong vùng địch tạm chiếm . N gay từ hồi đó - những ngày cuối năm 1950 - đầu nãm 1951 - tại cơ quan tham mưu Tồng hành dinh của ta ở V iệt Bắc tin tức về sự có m ặt của Tổng Chỉ huy mới của quân viễn chinh, về viện binh mà Pari mới vét sa n g và gần nh ất là tin địch triến khai binh lực xung quanh Hà Nội, v.v. là những tin quan trọng mà cơ quan tình báo của ta nắm được và báo cáo vối Tổng Tư lện h Võ N guyên Giáp ngay từ khi ta chuẩn bị chiến dịch tiếp sau chiến th ắn g biên giới. Tất nhiên ngay từ hồi đó chúng ta chưa biết gì nhiều vê việc thay đổi hệ thống chỉ huy và âm mưu chiến lược mới của địch. Guồng m áy chỉ đạo kh áng chiến của ta vẫn chuyển động theo hướng chiến lược đã định. 25- TRUNG DU - CHIẾN TRƯỜNG NHẠY CẢM Nửa cuối th á n g 11 là nh ữ n g n gày h ết sức bận rộn của Tổng Tư lệnh Võ N gu yên Giáp. C hừng mươi n gày trước, Thường vụ đã xác định hướng ch iến dịch tiếp theo là địa bàn tru n g du, cụ th ể là 412
  9. Vĩnh Ycn. Từ m ặt trận biên giới vể tới cơ quan, Bí thư Võ N guyên G iáp triệu tập hai cuộc hội nghị Đ ảng úv ('hiến dịch Trần Hưng Đạo' vào các ngày 18 và 23-11 đê kịp chi đạo bộ đội triến khai công tác chuấn bị chiến đấu. Tiếp ngay sau dó là Hội nghị chính thức tổng kết C hiến dịch B iên giới - 27-1 1. họp ỏ Thái N guyên. Đ ến thăm hội nghị, Cụ Hồ chỉ thị "phái khẩn trương tranh thủ thòi gian". Ta chú trương sớm khai thác hiện tượng hoang m ang sa sú t tinh thần của quân Pháp đê tiến công vào trung du trước khi dịch kịp củn g cô’ thê phòng ngự của chúng ở cửa ngõ đồng bàng, đồng thời đấy m ạnh chiến tranh du kích trong vùng đồng bàng sông Hồng và các vù n g tạm bị chiếm trên toàn quốc. C ũng lạ i hội nghị này, Tổng Bí thư Trường Chinh đã nhắc lại chủ trương chiến lược của Đ ảng đầu năm 1950 trên cả ba địa bàn - rừng núi, trun g du và đồng bằng - thuộc chiến trường chính Bắc Bộ. Trên chiến trường rừng núi, bộ đội đã hoàn th à n h nhiệm vụ giải phóng biên giỏi, khai thôn g đường giao lưu quốc tế, phá vỡ thê bao vây chiến lược của địch, ch ặt đứt khúc đầu của hành lang đông tây của ch ú n g2. Hai nhiệm vụ còn lại là trên đất trung du và đồng bằng. N ếu trên cả vùng Tây Bắc bao la, địch chỉ có 5 tiểu đoàn th ì ỏ trung du và đồng bằng địch tập trung quá nửa binh lực toàn Đông Dưdng, bao gồm toàn bộ lực lượng cơ động chiến lược - trên dưới 30 tiểu đoàn. 1. Mặt danh của Chiến dịch Trung du (Vĩnh Yên). 2. Hành lang đông tây là tuyến chiến lược nối liền Lạng Sơn - Bác Bác - Sơn Tây - Hoà Bình lên Sơn La ■Tây Bắc, hình thành và ngày càng dược củng cố từ mùa hè năm 1949 theo kế hoạch Rơve. Hành lang này không những n h ằ m chia cắt cản cứ địa Việt Bắc với vùng đồng bằng của ta mà còn là tuyến phòng ngự vành ngoài của Hà Nội, ngăn chặn chủ lực của ta từ hướng bắc đánh xuông. 413
  10. v ề phía ta, sau khi thêm m ột số dại đoàn được th àn h lập', lực lượng bộ binh cơ động chiến lược của ta trên chiến trường Bắc Bộ bằng 1,2 lực lượng cơ động của địch (36/30 tiểu đoàn), như ng trang bị vũ khí nặng vẫn còn hạn chế. Khả n ăn g viện trợ của Trung Quốc trong năm 1950 chỉ đ ạt 20% yêu cầu. Pháo của Đ ại đoàn 351 vẫn là những khâu sơn pháo 75 mm cũ kỹ. Mở chiến dịch tiến công của chủ lực vào trun g du, tiêu d iệt một bộ phận sinh lực quan trọng của địch, ta có thêm điều kiện mở rộng căn cứ địa V iệt Bắc xuống phía nam , trên m ột vù n g tương đôi trù phú và khá đông dân, giao th ôn g thu ận tiện. N hư ng địa hình trung du gồm phần lớn là đồi trọc, cây côi lúp xúp, bộ đội khó ẩn nấp trong quá trình triển kh ai chiến đấu. T ống Tư lệnh Võ N guyên Giáp đã thấy điều đó. N gay tại Hội nghị tổn g kết Chiến dịch Biên giới, khi hưóng chiến dịch tiếp theo đã được xác định, ông đã nói với cán bộ chỉ huy các dơn vị: Vê đ iểu kiện địa thế: Ta đang đánh ở rừng núi, nay xuống đồng bằng chưa quen, nhưng ta có cơ sở nhân dân, tiếp t ế dễ, nhân vật lực sẵ n hơn, dễ nắm tin tức địch hơn. Địch có nhiều phi cơ thì ta tă n g cường công sự, đánh nhanh và rút nhanh hơn. N h ư n g ch ú n g ta đ ừ ng th ây vừa th ắ n g to (ở biên giới) mà chủ quan, k hôn g ngại địch. T hái độ chủ quan là ở chỗ, trong lúc tổng kết, kh ông th ấy h ết k h u y ết điểm ; khi bàn kế 1. Các Đại đoàn 304 thành lập đầu năm 1950; Đại đoàn 312: cuối năm 1950; các Đại đoàn 320, 325 và Đại đoàn công binh - pháo binh 351: đầu nàm 1951; Đại đoàn 316: mùa hè năm 1951. Trung đoàn 246 vẫn đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Trung ương trong căn cứ địa Việt Bắc. Chiến trường chính của Đại đoàn 320 là đồng bằng Bác Bộ, của 325 là Bình - Trị - Thiên. Do đó, lục lượng cơ động chủ yếu trực tiếp của Tồng hành dinh ở Bắc Bộ là 4 đại đoàn bộ binh 308, 304, 312, 316 (36 tiểu đoàn) và Đại đoàn 351 gồm 1 trung đoàn công binh và 1 trung đoàn pháo binh. 414
  11. hoạch tác chiến sắp tối thì đề nghị cung cấp nhiều hơn, chuẩn bị về tù binh nhiều hơn vì đánh lớn; chiến dịch trước tiêu diệt 7 - 8 tiểu đoàn, lần này k h ông thích đánh nhó nữa mà chi thích đánh ăn to. ('ho nên sắp tó i. về m ặt chuẩn bị tư tướng dê làm nhiệm vụ mới, phái th ấ v ca ưu d iêm và th u ậ n lợi nhưng cũ n g p hải th â y h ết cả khuvêt diêm và khó khăn dê chống chú quan. Một câu hỏi có tầm quan trọng đặc biệt dược đặt ra là làm thê nào đê’ khắc phục được khó khăn vê địa hình khi chuyển bộ đội xuôYig tác chiến ớ tru ng du và đồng bằng? Đoàn cô' vấn Trung Quốc giới thiệu "chiến th u ậ t bôn tập" của Giải phóng quân. Cách đánh này có thê giúp cho bộ dội hạn c h ế được hỏa lực pháo binh và máy bay của địch, giám thương vong trong chiến đấu trên địa hình trống trải. T heo chiến th u ậ t này, bộ đội tập kết ngoài tầm pháo cúa địch (khoáng 15 km ), khẩn trương bôn tập, bất ngò tiếp cận địch vào ban đêm , tác chiến tiêu ciiệt địch, thu dọn chiến trường rồi khẩn trương rời khỏi nơi vừa giao chiến trước khi trời sáng. Trong các chiến dịch nhỏ trước đây, quân ta đã từng tiêu diệt cứ điểm trong một đêm , nên không nh ữ n g hạn ch ế được ưu th ế về hỏa lực phi cơ và pháo binh của địch, mà còn vô hiệu hoá lực lượng cơ động ứng cứu của chúng. Đ iểm đáng chú ý trong chiến dịch này là, tác chiến trên địa hình trống trải ở trung du và đồng bằng, vị trí tập kết của bộ đội xa hơn, bôn tập trên quãng đường dài khiến bộ đội tiêu hao thê’ lực trưốc khi bước vào chiến đấu. Bộ đội vừa trải qua một chiến dịch dài ngày, sức khỏe đang trong quá trình hồi phục. Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới, ngoài việc cúng cố tố chức, huấn luyện bô su n g chiến th u ậ t, kỹ th u ật, vấn đề tăng cường thể lực trở thành một nội d un g quan trọng cần có biện pháp giải quyết trong những ngày ngắn ngủi còn lại trước khi bắt đầu chuyển quân xuông trung du. 415
  12. Tại Hội nghị lần thứ n hất của Đ ảng ủy M ặt trận Trung du' họp ngày 18-11, Cục trưởng Tình báo Lê Trọng N ghĩa báo cáo: Lực lượng địch từ Lạng Sơn, Thái N guyên, Hoà Bình và cả 1 tiểu đoàn ở Lào Cai rút về đều tập trung ở trung du và đồng bằng, nâng tổng sô’ quân ở đây lên 65 tiểu đoàn, trong đó có 30 tiểu đoàn cd động^. Trên chiến trường trung du, địch chia thành ba phân khu Bắc G iang, Bắc N inh và Vĩnh Phúc. Đại bộ phận là các vị trí do một trung đội chiếm đóng. Nơi m ạnh là vùng Bắc G iang, còn Bắc Ninh, Vĩnh Phúc thì phân tán, yếu hơn. Theo n hận xét của Cục Tình báo, địch đang củng cô' vùng trun g du, cả về tă n g cường binh lực (nhất là quân cơ động) và củng cố công sự. Sau này, trong m ột sô’ cuôYi sách n gh iên cứu vê cuộc chiến tranh Đ ông Dương, một vài sử gia nước ngoài có lý do để nhận xét rằng ta "cầu toàn", chuẩn bị chiến dịch chậm , khiến cho Đ òlát có thời gian triển khai lực lượng đối phó. Thực tê cho thây, "cái khó bó cái khôn". N hữ ng cán bộ đầu tiên của ba cơ quan Bộ Tổng tư lệnh được phái xuống Liên khu V iệt Bắc đê nghiên cứu chiến trường từ cuối th á n g 9, giữa lúc C hiến dịch Biên giới đ an g diễn ra rất khẩn trương, tình h ình dịch ở Bắc Bộ đang trong quá trình biến động m ạnh. Với phương tiện hết sức thô sơ m à các cơ quan Tống hành dinh có trong tay, không n h ữ n g việc huy động lương thực và vũ khí xuống địa bàn trung du gặp khó khăn m à công tác điều tra tình hình địch, chuẩn bị chiến trường, h ình th à n h các kho trạm cun g cấp và n gh iên cứu cách đánh cũ n g đòi hỏi nhiều thời 1. Đảng ủy Mặt trận Trung du, được Thường vụ Trung ương chính thức thông qua cuối tháng 11, gồm các đồng chí Võ Nguyên Giáp (Bí thư kiêm Chỉ huy trướng), Nguyễn Chí Thanh (Chính ủy) và các ủy viên: Chu Văn Tấn, Trần Hữu Dực, Đào Văn Trưòng. 2. Phía bác đổng bằng: 33 tiểu đoàn - có 17 tiểu đoàn cơ động; duyên hái: 22 tiểu đoàn - 11 tiểu đoàn cơ động; phía nam: 10 tiểu đoàn - 2 tiếu đoàn cơ động. 416
  13. gian. Hội nghị Đ áng úy M ặt trận T rung du họp ngày 18-11, là lúc C hiên dịch Biên giới vừa kết thúc chừng một tháng. Đ ảng ủy thống nh ất nhận định: Kinh nghiệm sốt déo của đường sô' 4 vừa qua cho thấy: Công tác chu ân bị không được đầy đủ nên trong quá trình chiến đấu bộ đội gặp nhiều khó khăn, ánh hưởng đến thời gian chiến dịch. Do đó, yêu cầu công tác chuẩn bị phải hết sức khấn trương nhưng đồng thòi phải đảm bảo cho bộ đội chiến đấu liên tục. dài ngày. Hai vân đê Đ ảng ủy đặc biệt quan tâm trong cuộc họp dầu tiên này là tình hình địch và công tác chuấn bị chiến dịch. Cuô’i thán g 11, Đ ả n g ủy thảo luận và nhất trí đề đạt với Thường vụ T rung ương Đ ản g vể mục đích chiến dịch trên cả hai hướng trung du (hướng chính), Đ ông Bắc và Khu 3 (hưóng phụ) như sau: 1- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch: 2- Mơ rộng khu lương thực; 3- P hát động chiến tran h du kích; 4- Phá k ế hoạch củ n g cố của địch, tạo điều kiện tiến lên tiêu d iệt th ậ t nhiều sin h lực địch. R iêng về tình hình địch có quan hệ đến mục đích và chủ trương tác chiến chiến dịch trên cả hai hướng, Bí thư Đ ảng ủy kiêm Chỉ h u y trưởng Võ N guyên Giáp nhận định: Lực lượng cơ động của địch có thế tập trung hơn (binh đoàn da đen ở m iền duyên hải có 4 tiểu đoàn và Hà Nội có 5 tiểu đoàn dù). Do đó, càng không thề coi thường lực lượng địch được. Cần điều tra chắc chắn, vừa đánh vừa tìm hiểu địch thêm . Nếu ta đánh cùng một lúc binh đoàn da đen và 2 tiểu đoàn dù thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Do tình hình địch đang trong quá trình biến động1 nên trong cuộc 1. Đến trưốc ngày mở màn chiến dịch, binh lực địch trên hướng chính Vĩnh Phúc - Bắc Bác có chừng 15.000 tên, 2/3 là quân Âu - Phi. Binh doàn cơ động số 3 (GM3) đứng chân ở Vĩnh Yên - Việt Trì. Các GM khác, từ Bắc Ninh, Bắc Giang, Gia Lâm, Hái Dương, Đông Triều có thể nhanh chóng cơ động đến ứng cứu. 417
  14. họp ngày 18-11, Đ ảng ủy chỉ thảo luận bước đầu chủ trương tác chiến chiến dịch, trưóc hết là trên hướng chính. Đến cuộc họp lần thứ hai (ngày 23-11-1950), chủ trương tác chiến được tháo luận tiếp và sau khi nhất trí. được ghi thành văn kiện hướng dẫn đê quán triệt trong các đơn vị. Vấn đề đáng chú ý trong quá trình chỉ đạo chuấn bị chiến dịch này là Đ ảng ủy và Chỉ huy trưởng đã kịp thòi phát hiện những điểm mới về tình hình địch, tình hình địa hình và những khó khăn mà bộ đội sẽ phải khắc phục trong chiến dịch sắp tới (khác vối chiến dịch vừa qua như th ế nào), đế chuẩn bị tư tưởng cho bộ đội và để ra cách đánh sao cho phù hợp vối thực tê chiến trường. Sự chỉ đạo đó không chỉ bằng hướng dẫn trong hội nghị chiến dịch mà còn bằng vãn bản, giúp cho cán bộ nắm chắc và vận dụng đúng. Trong văn kiện chi đạo. Bí thư Đ ảng ủy m ặt trận đã phân tích cụ thế phương châm tác chiến trong điểu kiện địch tăng cường công sự, tập trung quân cơ động và chuẩn bị đối phó với cuộc tiến công của ta. Trước hết, ông nhân m ạnh cần đê' phòng tư tưỏng chủ quan khinh địch. Đó là tư tưởng m uốn đánh lốn ăn to và ch u yển san g tổng phản công nhanh chóng, đốt ch áy giai đoạn không điều kiện. Đó là hoàn toàn k hôn g tư ỏng vì không h iểu rõ sức m ình, không th ấy ta quân s ố ít, k h ông th ể tập trung ưu th ế tu y ệt đôi gấp bốn năm lần so với địch; không th ấy quân ta chưa th àn h th ạo đánh công kiên hay vận động quy mô lớn ỏ tru ng du và đồng bằng; không th ấ y trên chiến trường này địch cơ động nhan h hơn ở m iền núi; k h ôn g th ấ y địch đã và đan g củ n g cô' công sự, tập tru n g binh lực, tă n g cưòng quân cơ động, k h ông còn yếu như khi phân tán; k hông th â y rằng lúc này địch đã có kinh nghiệm th ấ t bại, đã chuẩn bị đề phòng thì tỉn h táo tin h khôn và m ạnh m ẽ gấp bội so với khi ch ú n g chủ quan hớ h ênh, kh ông cẩn m ật. N h ư n g Đ ả n g ủy cũng chỉ rõ: N ếu chỉ th ấ y chỗ m ạnh mà không th ấy chỗ yếu của địch cũn g k h ông đúng. C hiến trường rộng, v ì m ục đích của chiến tranh xâm lược (là chiếm và giữ đất) nên càn g đi sâu vào trong 418
  15. thì nhược diêm phân tán binh lực cua địch càng rõ. S ố địch phòng ngự ớ cả điếm và tuyến đều rất yếu ớt. ít nơi có m ột đại đội, phần IIhiếu là trung đội, thậm chí có nơi chi có một tiểu đội và đa số là ngụy binh. Địch đan g trong quá trình củng cố công sự, tập trung binh lực, tá n g cường quân cơ động, diếu chinh trận địa, tướng tá chi huy cùng đang trong quá trình thay đổi. Đ ảng ủy đề ra cách đánh phù hợp với điều kiện địch - ta hiện nay trên chiến trường, đó là kết hợp linh hoạt phân tán binh lực đánh nhỏ, nhưng khi cần có thể tập trung nhanh chóng tiến hành vận động chiến một cách m au lẹ và có hiệu quả. Phân tán đánh nhỏ có tính chất du kích trong đợt đầu chiến dịch (cụ thể là chỉ đánh một s ố cứ điểm dại đội hoặc dại dội tăng cường) nhưng tập trung binh lực đánh lón trong từng trận chiến đấu theo lối vận động khi địch đã lộ rõ nhược điểm. Cách đánh đó đòi hỏi một hình thức tô chức rất linh động, thích hợp VÓI địch tình và địa hình mọi lúc, mọi nơi, đồng thòi đòi hỏi m ột sự chi’ huy tác chiến rất linh hoạt trên cơ sở tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy chung. Cách đánh nhỏ này không trái với nguyên tắc tập trung binh lực, hỏa lực tu yệt đôi hơn địch và không cản trở việc tiến hành vận động chiến khi cần thiết. Lối phân tán đánh nhỏ này là một lô'i đánh đặc biệt của quân đội chính quy trong điểu kiện địch tình đặc biệt hiện tại. Cách đánh đó đòi hỏi sự phôi hợp giữa bôn tập, cường tập với dạ tậ p 1, bất ngờ tiến đánh nhanh, giải quyết nhanh. Muôn vậy, phải tuyệt đối giữ bí m ật, tranh thủ thòi gian hành quân ban đêm từ xa kéo đến th ật cấp tốc, nhanh chóng hình thành bao vây, công kích đột nhiên bất ngò và giải quyết m au lẹ. Có như vậy mới làm cho địch không biết mà đề phòng, hoặc có biết cũng không đối phó kịp. Tài liệu hướng dẫn của Đ ảng ủy nêu lên những biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục những khó khăn và hạn ch ế thương vong 1. Vận dộng từ xa đến, dùng hỏa lực mạnh và đánh đêm. 419
  16. trong điểu kiện chiến đấu trên chiến trường trung du, dồng bàng trông trải, địch có điều kiện phát huy ưu th ế về hỏa lực phi cơ, pháo binh và khả năng cơ động trên đưòng bộ và đường thủy, đồng thời nêu lên biện pháp giải quyết vân đê tiếp tê đạn dược và giao thông liên lạc của ta khi tiến sâu vào vù ng sau lưng địch. Một điểm Đ ảng ủy chú ý lãnh đạo tư tưởng bộ đội trong chiến dịch này là xác định mức tiêu diệt địch. Hai tháng trước, trong một chiến dịch diễn ra trong vòng nửa tháng, bộ đội vừa tiêu diệt hai binh đoàn. Vậy mà trong chiến dịch này, mức tiêu diệt địch dự kiến trong đợt 1 chỉ khoảng 2 đến 3 tiểu đoàn. Công tác chính trị phải làm cho bộ đội nhận thức đúng đắn rằng không phải bộ đội chủ lực quay về thời kỳ các chiến dịch nhỏ trước đây, mà trên cơ sỏ khẳng định những khó khản trở ngại trong việc chiến đấu trên địa hình trống trải vối một kẻ địch dù vừa thất bại và chưa hết dao động nhưng vẫn m ạnh hơn ta rất nhiều vê binh khí kỹ thuật, nhất là hỏa lực phi pháo. Cần dự kiến và chú động ứng phó với những khó khăn mà ta chưa lưòng hết trước khi bước vào chiến đấu. M ặt khác, trung du và đồng bằng là chiến trường đông dân cư và có n hiều thị trấn. Văn kiện của Đ ảng ủy chỉ rõ: Công tác chính trị phải giáo dục cho bộ đội nắm vững và vận dụng đ úng đắn chủ trương, chính sách của Đảng. Đó là một nội dung quan trọng về lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy trong chiến dịch này. Đ ảng ủy nêu lên yêu cầu và biện pháp cụ th ể trong việc phối hợp hoạt động với đảng bộ và lực lượng vũ trang địa phương trong quá trình diễn biến chiến dịch, vấn đề tranh thủ quần chúng nhân dân trong vùng địch, công tác vận động ngụy binh và quan hệ với các ban tề địa phương đã có liên hệ với k h án g chiến, vấn đề hỗ trợ cuộc đấu tranh chính trị và diệt tề trừ gian, nội dung và phương thức tuyên truyền khuếch trương th ắn g lợi, đồng thòi phải có k ế hoạch và biện pháp giúp địa phương phối hợp chông k h ủ n g bố của địch sau khi chủ lực hoàn thành nhiệm vụ rút khỏi chiến trường. 420
  17. Bộ Chỉ huy chiến dịch dự kiến: 1- Trên hướng chính (từ V iệt Trì đến Bắc Giang, trọng điểm là khu vực Vĩnh Yên - Phúc Yên - hưống được đánh giá là địch tương dôi yêu) sẽ do hai đại đoàn 308 và 312 (thiếu 1 trung đoàn) và 4 tiểu đoàn bộ đội địa phương đảm nhiệm; hướng phụ: a- vùng duyên hải Đông Bác do hai trung đoàn 174 và 98; b- hướng đồng bằng: 3 trung đoàn 64, 52 và 48 (của 320). Đê bảo dám bí m ật hưỏng chiến dịch, trừ một số cán bộ về chuẩn bị chiến đấu, bộ đội 308 và 312 vẫn ỏ lại biên giỏi đê cúng cố sau khi chiến dịch đường sô" 4 kết thúc và chỉ có m ật ỏ vị trí tập kết ít ngày trưốc khi chiến dịch bắt đầu. 2- Trong đợt 1, để thăm dò cách đối phó của địch và thu hút viện binh của chúng, ta sẽ dùng từng tiêu đoàn kết hợp giữa bôn tập, cường tập với dạ tập nhanh chóng tiêu diệt một sô'cứ điểm đột xuất đối diện với ta ở tru ng du, đồng thời triển khai lực lượng đánh 'viện trên nhữ ng khu vực dự kiến. Sau khi phát hiện chỗ m ạnh, chỗ yếu của địch và cách đốỉ phó của chúng, sang đợt 2 sẽ tập trung lực lượng vận động đến hướng địch yếu và sơ hở dùng cách đánh điểm diệt viện, linh hoạt từ nhỏ đến lớn. Từ trun g tuần th án g 12, Sở Chỉ huy chiến dịch đã triển khai ở vùng Q uân Chu - Cát N ê, chân phía đông bắc Tam Đảo, cách thị xã Thái N guyên ch ừ n g 20 km đường chim bay. Dự kiến san g đợt 2, Sở Chỉ huy sẽ chuyển lên Tam Đảo để có thể quan sá t được diễn biến của ch iến dịch trên hướng chủ yếu ở phía nam và tây nam. Một thuận lợi trong chiến dịch này là liên lạc với An toàn khu Sơn Dương - Đ ịn h Hoá rất gần, có th ể liên lạc trực tiếp bằng điện thoại với các cơ quan Trung ương ở phía sau. Sau 10 ngày đến s ở Chỉ huy, ngày 24-12-1950, Bí thư Đ ảng ủy M ặt trận gửi thư về báo cáo Cụ Hồ, Tổng Bí thư Trường Chinh và Thường vụ Trung ương. Theo thư báo cáo, ngày 21 Bộ Chỉ huy đã triển khai hội nghị phố biến kê hoạch tác chiến cho các đơn vị chu lực và giao nhiệm vụ 421
  18. cho bộ dội địa phương các tính trung du (hoạt động trong vòng một tháng). Khi thảo luận, cán bộ chủ lực có nhiều thắc mắc về cách đánh. Sau khi phân tích và thảo luận dân chú, anh em đã thông suốt, nhất là về chiến thuật bôn tập và điều kiện giành yếu tô' bất ngò đế tiến công trên cả một tuyến rộng. Vê tình hình địch, báo cáo nhận định: Địch tăng cường càn quét vùng đồng bằng Bắc Bộ như trước đây Đờ La Tua đã từng làm ở trong Nam . C húng đang tổ chức thêm binh đoàn thứ 7. Trước mắt, địch chưa có khả năng mở cuộc tiến công lớn. Đờlát, Xalăng... mới sang, lực lượng chưa chấn chỉnh xong, tinh thần binh lính chưa được cúng cô’ vững. Địch chưa phán đoán được phương hướng tác chiến của ta. v ề phía ta, nét đặc biệt của tình hình bộ đội là anh em rất phân khởi được vê chiến đấu ở miền xuôi. Sức khỏe bộ đội có giảm sút, nhất là Đại đoàn 308, sau cuộc hành quân xa. v ể vật chất, chuẩn bị cho đợt đầu đã xong và đủ. Bộ Chi huy cũng dự kiến đợt đầu chiến dịch các đơn vị bôn tập từ xa, nếu tố chức dân công tiếp tê không khéo, bộ đội có thê bị đói. So vối Chiến dịch Biên giới, lần này ngoài khó khăn vê tài chính, bộ đội không thật đủ cơ sô' thuốc nổ và đạn (súng máy và súng trường thất cửu). Sang đợt 2, nếu chuyển lực lượng đến hướng xa (như đường sô’ 18, duyên hải) thì có thể còn khó khăn. Vê dự kiến kết quả đợt 1, báo cáo viết: Nếu trong đợt đầu (dự kiến từ 24 đến 36 giờ), trên khắp một tuyến từ Móng Cái qua Bắc Bắc san g Vĩnh Phúc - Việt Trì, Đại đoàn 308 (từ Bắc G iang đến Phúc Yên) tiêu diệt được từ 3 đến 5 đại đội, 312 (từ Vĩnh Yên đến V iệt Trì) tiêu diệt được từ 2 đến 4 đại đội, các trung đoàn 174 và 98 (tiến công các vị trí ngoại vi Tiên Yên - Móng Cái) tiêu diệt được từ 2 đến 4 đại đội, chưa kể thành tích của chiến tranh du kích, thì chiến quả đã khá. Báo cáo của Đ ảng ủy dự kiến các tình huống có thể xảy ra sau đợt 1, trong đó có khả năng địch điều lực lượng lớn để đối phó. Ta sẽ tùy điểu kiện, tập trung lực lượng đế tiêu diệt một bộ phận quân cơ động của địch. 422
  19. N gày hôm sa u . 2 5 -1 2 . tro n g cuộc họp trước n g à y nổ sú n g, Đ áng úy dành nhiều thòi gian tháo luận vổ khả năng diễn biến chiên dịch. C ùng có ý kiến cho rằng Đờlát mỏi sang, không dám phiêu lưu d á n h bậy, đôi phó bậy. Ta có khá n ă n g diệt địch. Vấn đề chính là phái nắm vững được tình huống. Bí thư Võ N guyên Giáp kêt luận: Một là, địch có th ể co lại, thê nào cũng co lại một sô’ vị trí, ta phái tùy tình hình lúc đó mà tranh thú giai quyết. Hai là, địch có thê tăng viện. Nếu ít. ta tranh thủ tiêu diệt. Nếu lớn. tùy theo tình huống, nếu nó vào sâu, ta giành lấy thê chủ động mà tiêu diệt một bộ phận. Có khi chiến dịch hết khả năng phát tnển ở t r u n g du . p h ả i c h u y ê n h ư ớ n g hoặc s a n g m ậ t Đ ô n g Bắc. hoặc mặt Liên khu 3, cho nên phải nắm vững tình hình các hướng này và chuẩn bị lương thực đê kịp thòi sử dụng khi chuyên hướng hoạt động. Ba là, cùng phải dự kiến tình hình phát triển theo chiều hướng không có lợi. Sau gần hai th án g dừng chân củng cô trên biên giói, tiếp đó là nứa tháng hành quân từ Cao - Lạng vể trung du, cuối tháng 12, hai đại đoàn 308 và 312 đã có m ặt ở vị trí tập kết. Mọi công tác chuấn bị chiến đấu trên hướng chính đã xong. Theo kê hoạch, hai đại đoàn sẽ bắt đầu đợt 1 chiến dịch vào đêm 26-12. N hư ng sá n g 26, Đ ại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn báo cáo chừng ba tiểu đoàn địch hình thành hai mũi, tiến vào khu vực tập kết của đại đoàn ở X uân T rạch 1. Bộ Chỉ huy chiến dịch coi việc 1. Sau này, qua tài liệu đối phương, ta được biết chính Tướng Đòlát đã ra lệnh "tổ’ chức ngay một cuộc hành binh thăm dò vùng đang biến động”. Dò La Tua giao việc này cho Đại tố Muyle (Muller) đảm nhiệm. Muyle chưa biết gì về chiến trường Đông Dương vì vừa từ Pháp sang, nhận quyền chỉ huy Binh đoàn cơ động 3 (GM3) gồm 3 tiểu đoàn vừa được ghép lại vội vàng trong vòng 48 giờ để tiến hành cuộc hành binh mang tên Chim dê giun (Bécassine), càn quét và thăm dò hưống tiến công của chủ lục ta. Theo Luyxiêng Bôđa, một tiểu đoàn của GM3 bị ta diệt gọn trong trận càn này. Sau thất bại ở Liễn Sơn - Xuân Trạch, Tổng Chỉ huy Pháp ra lệnh bổ sung quân số cho CiM3 và giao cho Đại tá Vanuyxem chỉ huy. 423
  20. quân địch thoát khỏi công sự tiến vào vùng có bộ đội ta là một cơ hội tốt đê tiêu diệt lực lượng lân của chúng, nên đả chấp thuận cho 312 nô súng sớm. Tiểu đoàn 16 được lệnh xuâ't phát đầu tiên. Cuộc chiến đấu diễn ra ngay bên bờ sông Đáy. Chủ trương của Bộ Chi huy đại đoàn là giam chân địch ở thung lũng X uân Trạch dê đến đêm tiêu diệt. 7 giò 30 phút sán g hôm sau, sở Chỉ huy chiến dịch nhận được báo cáo: Tiểu đoàn 24BM TS bị diệt gọn, Tiểu đoàn dù lOè BPC bị thiệt hại nặng. Ta bắt hơn 200 tù binh, trong đó có Thiếu tá Pisca (Piscard, chỉ huy Tiểu đoàn Bắc Phi vừa bị xoá số). Đại đoàn không cho truy kích vì sợ lộ hướng chiến dịch. Không thấy quân ta đuổi, quân địch kéo về thị xã Vĩnh Yên. VỚI chiến thắng Liễn Sơn - Xuân Trạch, ngày 27-12 trỏ thành ngày truyền thống, ngày thành lập Đại đoàn 312 - đại đoàn m ang tên Chiến thắng. Tiếp sau Đ ại đoàn 312, các đơn vị trên các hướng nồ sú n g theo k ế hoạch. Trên hướng trung du, quân ta diệt gọn các vị trí ớ Đa Phúc và m ột s ố vị t r í ở bắc P h ú c Y ên n h ư n g h ai trận Chợ T h á và Chợ V àng không dứt điểm trước khi trời sáng, phải dừng lại. Trên h ư ớ n g p h ô i hợp, q u â n t a d i ệ t vị t r í B ì n h L iê u v à b ứ c r ú t n h i ề u vị trí khác, nhưng cũng có đơn vị không thực hiện được k ế hoạch đánh viện binh địch và nhữ ng toán quân địch rút chạy. Thòi gian đợt 1 kéo dài hơn dự kiến. Bộ đội đã thực nghiệm thành công chiến th u ậ t bôn tập, đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra cho đợt 1, tiêu d iệt hơn một ngàn tên địch, sô' dông là Âu Phi, trong đó có m ột tiểu đoàn bị diệt gọn. Bộ Chỉ huy n hận thấy cán bộ đã đỡ lo ngại chiến đâu ở trung du, tuy vậy LƯ tưởng chiến th u ậ t vẫn chưa th ật thông suốt, tố’ chức chỉ huy còn nhiều th iếu sót; bộ đội tinh thần rất cao nhưng sức khỏe giảm sút. N hận thây muôn tập trung lực lượng chiến đấu liên tục, cần phải chuẩn bị đầy đủ hơn, ngày 30-12 Bộ Chỉ hu y chiến dịch q uyết định k ết thúc đợt 1, cho bộ đội nghỉ ngơi và sơ kết trong vòng 10 ngày, đồng thời chuẩn bị gấp đợt 2. Trong m ệnh lện h gửi các đơn vị, Chỉ huy trưởng nhấn mạnh: 424
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2