Ebook Vững bước trên đường đổi mới (2011 – 2014): Tập 1 - Phần 2
lượt xem 4
download
Tiếp tục phần 1, phần 2 của cuốn sách Vững bước trên đường đổi mới có các bài viết tiêu biểu như phát biểu kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Nỗ lực phấn đấu, xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ mới, xây dựng Học viện Quốc phòng vững mạnh toàn diện, tiên tiến, chính quy, mẫu mực,.. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Vững bước trên đường đổi mới (2011 – 2014): Tập 1 - Phần 2
- 421 HỌC TẬP VÀ NOI GƯƠNG ĐỒNG CHÍ LÊ HỒNG PHONG, THỰC HIỆN TỐT VIỆC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 KHÓA XI* Thưa các vị đại biểu, các vị khách quý, Thưa các đồng chí và các bạn, Trong không khí cả nước hân hoan mừng kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, hôm nay chúng ta họp mặt tại đây - trên quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, của Xôviết Nghệ - Tĩnh anh hùng, mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng - để trọng thể kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lê Hồng Phong, Tổng Bí thư của Ðảng ta thời kỳ 1935 - 1936, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng, một chiến sĩ nhiệt thành của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. ____________ * Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lê Hồng Phong. Ðầu đề của Báo Nhân Dân, số ra ngày 07/9/2012.
- 422 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014) Thưa các đồng chí, Đồng chí Lê Hồng Phong, tên khai sinh là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nông dân lao động. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống yêu nước, với nhiều sĩ phu nổi tiếng, tận mắt chứng kiến cảnh đất nước lầm than, nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, Lê Hồng Phong đã sớm nuôi trong mình tư tưởng yêu nước và ý chí làm cách mạng. Sau khi học xong sơ học yếu lược, Lê Hồng Phong đã rời làng ra thành phố, đầu tiên ở Vinh, sau là Bến Thủy, sống cảnh làm thuê, làm mướn. Không chịu đựng nổi cảnh bóc lột và áp bức của giới chủ, Lê Hồng Phong và những người cùng tâm huyết đã vận động anh chị em công nhân nổi dậy đấu tranh. Vì lẽ đó mà Lê Hồng Phong bị đuổi việc. Cuối năm 1923, Lê Hồng Phong cùng người bạn thân là Phạm Hồng Thái bí mật sang Xiêm (Thái Lan) gặp các nhà yêu nước Việt Nam. Năm 1924, Lê Hồng Phong sang Quảng Châu (Trung Quốc) gia nhập nhóm Tâm Tâm xã và sau đó được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được Người giác ngộ cách mạng theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Kể từ đó, Lê Hồng Phong quyết tâm đi theo con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Năm 1925, Lê Hồng Phong gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và tham dự lớp huấn luyện cán bộ do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức, trở thành một trong những cán bộ lãnh đạo lớp đầu tiên của cách mạng nước ta. Ðồng chí đã được học tập toàn diện về quân sự và chính trị tại Trường Quân sự Hoàng Phố, Trường Không quân ở Quảng Châu (Trung Quốc), Trường Lý luận quân sự của lực lượng không quân Xôviết ở
- HỌC TẬP VÀ NOI GƯƠNG ĐỒNG CHÍ LÊ HỒNG PHONG... 423 Lêningrát, Trường Ðào tạo phi công quân sự ở Bôritơlépxcơ (Liên Xô). Sau khi tốt nghiệp, Lê Hồng Phong đã hoạt động trong lực lượng Hồng quân Xôviết và nhận trọng trách liên lạc giữa Ðảng Cộng sản Ðông Dương với Quốc tế Cộng sản. Trong thời gian này, đồng chí được học tập lý luận cách mạng một cách hệ thống tại Trường Ðại học Phương Ðông của Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva, tốt nghiệp khóa ba năm (1928 - 1931), sau đó vào học tiếp năm thứ nhất lớp nghiên cứu sinh. Sau cao trào Xôviết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931), do sự khủng bố dã man và tàn bạo của thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất nặng nề. Hầu hết các Ủy viên Trung ương, các Xứ ủy viên đều bị bắt hoặc bị sát hại; hàng trăm cán bộ, hàng nghìn đảng viên bị bắt bớ, tù đày. Các tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở phần nhiều bị tan vỡ hoặc tê liệt. Trước tình hình đó, tháng 11/1931, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong về nước để lãnh đạo việc khôi phục, phát triển tổ chức đảng, đưa cách mạng Ðông Dương vượt qua giai đoạn khó khăn, hiểm nghèo. Ðầu năm 1932, khi đến thành phố Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc), Lê Hồng Phong đã chắp nối liên lạc với các đồng chí trung kiên, cùng vạch ra Chương trình hành động của Ðảng, được Quốc tế Cộng sản thông qua. Chương trình hành động của Ðảng là một văn kiện chính trị quan trọng, khẳng định sự đúng đắn và nhất quán với đường lối cách mạng được Ðảng ta vạch ra từ năm 1930, đánh giá cao thắng lợi của quần chúng cách mạng trong cao trào 1930 - 1931, đồng thời nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong Ðảng và đề ra yêu cầu kiên quyết khắc phục sai lầm, đưa cách mạng tiến lên.
- 424 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014) Tháng 3/1934, Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí tiến hành Hội nghị thành lập Ban lãnh đạo của Ðảng ở ngoài nước (lúc đó gọi là Ban Chỉ huy ở ngoài của Ðảng). Ban Chỉ huy ở ngoài có chức năng như một Ban Chấp hành Trung ương lâm thời do đồng chí Lê Hồng Phong làm Bí thư, đồng chí Hà Huy Tập là Ủy viên phụ trách công tác tuyên huấn. Ban Chỉ huy ở ngoài đã chuẩn bị và quyết định triệu tập Ðại hội lần thứ I của Ðảng họp tại Ma Cao (Trung Quốc) từ ngày 27 đến ngày 31/3/1935. Ðại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị, Ðiều lệ Ðảng, một số văn kiện quan trọng khác và bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 Ủy viên do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu. Cuối năm 1934, Lê Hồng Phong dẫn đầu Ðoàn đại biểu Ðảng ta đi dự Ðại hội VII Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (Liên Xô) từ ngày 25/7 đến ngày 25/8/1935. Ðồng chí đã trình bày một bản báo cáo quan trọng về cuộc đấu tranh của các dân tộc ở Ðông Dương và đã được Ðại hội đánh giá cao. Ðại hội đã thông qua quyết nghị công nhận Ðảng Cộng sản Ðông Dương là một phân bộ độc lập của Quốc tế Cộng sản và bầu đồng chí Lê Hồng Phong làm Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Tháng 7/1936, tại Thượng Hải, đồng chí triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương bổ sung Nghị quyết Ðại hội lần thứ I, chỉ đạo chuyển hướng tổ chức và sách lược của Ðảng, chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế rộng rãi, bao gồm các hình thức đấu tranh, hình thức hoạt động phong phú từ bí mật, bất hợp pháp đến công khai, bán công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp, nhằm mục đích “dự bị điều kiện cho cuộc vận động dân tộc giải phóng được phát triển”,
- HỌC TẬP VÀ NOI GƯƠNG ĐỒNG CHÍ LÊ HỒNG PHONG... 425 chuẩn bị về mọi mặt để đưa phong trào cách mạng chuyển sang cao trào 1936 - 1939. Tháng 11/1937, Lê Hồng Phong bí mật về Sài Gòn, cùng Trung ương, tích cực chỉ đạo việc thực hiện chủ trương chiến lược mới của Ðảng. Ngày 22/6/1939, Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt lần thứ nhất tại Chợ Lớn và kết án sáu tháng tù giam. Ngày 23/12/1939, chúng đưa đồng chí về quản thúc tại quê nhà ở Nghệ An. Ngày 20/01/1940, đồng chí bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai, giam tại Khám Lớn, Sài Gòn; cuối năm 1940, chúng đày đồng chí ra Côn Ðảo. Tại đây, biết Lê Hồng Phong là nhân vật quan trọng của Ðảng, thực dân Pháp tìm mọi cách tra tấn, hành hạ rất dã man. Ðồng chí vẫn nêu cao chí khí cách mạng, không khai báo một lời, đồng thời tích cực vận động và chỉ đạo anh em tù đấu tranh chống địch đánh đập, chống lại những luật lệ hà khắc của nhà tù. Sức khỏe suy kiệt dần vì đòn thù và bệnh tật, đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng vào trưa ngày 06/9/1942 sau khi đã nhắn lại “Nhờ các đồng chí báo cáo với Ðảng rằng: cho đến hơi thở cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng”1. Bốn mươi tuổi đời, hai mươi năm hoạt động cách mạng liên tục, oanh liệt và đầy nhiệt huyết, đồng chí Lê Hồng Phong đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng và dân tộc. Ðồng chí đã để lại tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, suốt đời hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân, ____________ 1. Lê Hồng Phong: Người cộng sản kiên cường (Hồi ký), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.15.
- 426 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014) tận trung với Ðảng, tận hiếu với dân, son sắt thủy chung với đồng chí, bạn bè, luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng. Thưa các đồng chí, Cuộc đời hoạt động cách mạng và sự cống hiến của đồng chí Lê Hồng Phong đã để lại cho chúng ta những bài học hết sức quý giá: Là người chủ trì công việc của Ðảng trong thời kỳ cách mạng thoái trào đầu những năm 30 của thế kỷ XX, khi cả đất nước chìm ngập trong làn sóng khủng bố trắng của địch, tưởng chừng không vượt qua nổi, đồng chí Lê Hồng Phong đã cùng với Trung ương tiến hành một loạt công tác tỉ mỉ, kiên trì, sáng tạo nhằm khôi phục Ðảng, khôi phục phong trào cách mạng, giữ vững ý chí chiến đấu của nhân dân, nuôi niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng. Trong đó, việc đề ra Chương trình hành động và lập Ban Chỉ huy ở ngoài của Ðảng là hai sự kiện có tầm quan trọng hàng đầu. Ðồng chí đã kết hợp nhuần nhuyễn được hai yêu cầu cơ bản trong công tác của một người lãnh đạo là vừa quan tâm những vấn đề chiến lược, tổng quát; vừa chỉ đạo những công việc cụ thể, thiết thực, có hiệu quả. Trong những năm 1933 - 1934, cùng với việc đề ra Chương trình hành động của Ðảng, đồng chí còn dịch một số tài liệu và viết cuốn sách Tình hình thế giới và cách mạng Ðông Dương để tuyên truyền, vận động cách mạng. Ðồng thời cùng các đồng chí của mình chỉ đạo lập ra các Ban Cán sự đảng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, cử người đi gây dựng lại các cơ sở đảng ở Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai... Sau khi khôi phục được phong trào cách mạng, đồng chí Lê Hồng Phong đã góp phần cùng Trung ương Ðảng chuẩn bị
- HỌC TẬP VÀ NOI GƯƠNG ĐỒNG CHÍ LÊ HỒNG PHONG... 427 những tiền đề tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc hình thành Mặt trận Dân chủ Ðông Dương. Ðồng chí đã có công lớn trong việc chuyển hướng chiến lược và sách lược đấu tranh nhằm tập hợp rộng rãi quần chúng xung quanh Ðảng. Trong thời gian bị địch giam cầm, quản thúc, đồng chí vẫn tham gia trên mặt trận lý luận. Hàng chục bài viết của đồng chí được bí mật gửi, đăng tải trên các tờ báo của Ðảng, nhất là báo Dân chúng, thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường, không một phút nghỉ ngơi của người chiến sĩ cộng sản. Có được sự trưởng thành như vậy, phần quan trọng là do Lê Hồng Phong đã được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giáo dục, đào tạo, rèn luyện và thường xuyên chỉ đạo. Từ một thanh niên yêu nước đi tìm đường cách mạng, Lê Hồng Phong đã sớm gặp được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đến với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và trở thành một học trò ưu tú của Người. Ở Lê Hồng Phong, một trong những phẩm chất nổi bật là tấm gương học tập và rèn luyện. Không được học tập đầy đủ khi tuổi còn niên thiếu, lớn lên đi hoạt động cách mạng, đồng chí càng khát khao trau dồi kiến thức, tranh thủ mọi điều kiện, ở mọi lúc, mọi nơi để học tập. Trong thời gian ở Trung Quốc và Liên Xô, Lê Hồng Phong đã trải qua nhiều trường, nhiều lớp; có khi lớp học cũ chưa xong, hoàn cảnh buộc chuyển sang lớp học mới; học quân sự, học chính trị, học lý luận... Có thể nói, trong số những cán bộ hoạt động cách mạng lúc bấy giờ, Lê Hồng Phong là người được trang bị nhiều kiến thức ở nhà trường nhất. Ðiều đó giúp đồng chí rất nhiều trong công tác, nhất là khi phải chủ trì công việc trọng đại của Ðảng. Ðồng chí luôn gắn việc học tập với hoạt động cách mạng, rèn luyện trong tổ chức và chỉ đạo thực tiễn. Việc chắp nối,
- 428 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014) liên lạc để khôi phục các tổ chức cơ sở đảng ở trong nước và chủ trương đưa địa bàn hoạt động về trong nước thay vì chỉ đạo từ xa đã nói lên điều đó. Lê Hồng Phong là một tấm gương mẫu mực trong việc kết hợp giữa học và hành, lý luận và thực tiễn. Ðồng chí Lê Hồng Phong còn là một nhà hoạt động quốc tế nhiệt thành. Ở đồng chí, thể hiện rất sâu sắc lòng yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế, cách mạng Việt Nam kết hợp với cách mạng thế giới. Ðồng chí tìm thấy ở các nước bè bạn một địa bàn hoạt động khi điều kiện trong nước còn khó khăn; một môi trường học tập, rèn luyện thuận lợi; một nơi cùng phối hợp, liên kết, ủng hộ lẫn nhau trong hoạt động cách mạng. Chính nhờ mối liên hệ quốc tế đó mà nhãn quan chính trị và tầm hiểu biết của đồng chí rộng rãi và sâu sắc hơn, giúp giải quyết có hiệu quả hơn những nhiệm vụ cách mạng của nước ta đặt ra thời kỳ đó. Trong những năm học tập tại Trung Quốc và Liên Xô, đồng chí đã được kết nạp vào Ðảng Cộng sản Trung Quốc và Ðảng Cộng sản Liên Xô. Sau này, trên cương vị là Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, đồng chí càng có điều kiện để cùng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Ðảng ta gắn kết phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới, giúp phong trào cộng sản quốc tế hiểu rõ hơn về cách mạng Việt Nam, về Ðảng Cộng sản Việt Nam. Ðồng chí Lê Hồng Phong là một tấm gương hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của nhân dân. Từ lúc lớn lên cho đến lúc hy sinh, đồng chí luôn đặt lợi ích của cách mạng lên trên lợi ích của cuộc sống riêng và hạnh phúc gia đình. Bầu nhiệt huyết và trái tim cộng sản của đồng chí luôn luôn dành cho Ðảng và nhân dân. Vì Ðảng, vì dân,
- HỌC TẬP VÀ NOI GƯƠNG ĐỒNG CHÍ LÊ HỒNG PHONG... 429 Lê Hồng Phong chấp nhận mọi gian khổ hy sinh, từ biệt gia đình bôn ba đi tìm đường cách mạng. Và cũng vì Ðảng, vì dân, Lê Hồng Phong nhiều lần trở về nước để hoạt động, gây dựng phong trào cách mạng, dù biết rằng kẻ thù luôn rình rập, đe dọa tính mạng; và đã hy sinh cả tình riêng, cả bản thân mình. Người đồng chí, người bạn đời yêu dấu của đồng chí - chị Nguyễn Thị Minh Khai - cũng bị địch bắt và kết án tử hình năm 1941. Hai nhà lãnh đạo yêu quý của chúng ta đã hy sinh vì nghĩa lớn, để lại đứa con thơ khi mới hơn hai tuổi. Cuộc đời đồng chí Lê Hồng Phong trong như giọt sương mai, đẹp như ánh dương buổi sớm. Tấm gương chiến đấu kiên cường và sự hy sinh lẫm liệt của đồng chí Lê Hồng Phong vì độc lập dân tộc và lý tưởng cộng sản sống mãi trong trái tim các thế hệ người Việt Nam chúng ta. Thưa các đồng chí, Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của đồng chí Lê Hồng Phong, chúng ta bồi hồi và xúc động ôn lại quá trình hoạt động cách mạng vẻ vang của đồng chí để học tập, phấn đấu theo gương của đồng chí. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí luôn nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên hôm nay nêu cao ý chí cách mạng, tự giác phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người cộng sản, kiên trì học tập nâng cao trình độ mọi mặt, tích cực hoạt động thực tiễn, đặt lợi ích của Ðảng, của cách mạng và nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp vẻ vang của Ðảng, của dân tộc. Học tập và noi gương đồng chí Lê Hồng Phong và các bậc cách mạng tiền bối khác, chúng ta tiếp tục thực hiện tốt việc xây dựng, chỉnh đốn Ðảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4
- 430 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014) khóa XI, tích cực đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng và mọi biểu hiện tiêu cực khác; xây dựng Ðảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, lãnh đạo toàn dân ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng, từng bước xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xin chúc các vị đại biểu, các vị khách quý, các đồng chí và bà con gia tộc đồng chí Lê Hồng Phong sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Xin trân trọng cảm ơn.
- 431 VÌ MỘT ĐÔNG NAM Á HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH, HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN* Thưa Ngài Hiệu trưởng, Thưa quý vị và các bạn, Nhân dịp sang thăm chính thức Xingapo, hôm nay, tôi rất vui mừng được đến thăm và gặp gỡ, trao đổi với các vị đại biểu, các giáo sư, học giả, giảng viên và sinh viên tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - một trong những trường danh tiếng của Xingapo và khu vực Đông Nam Á. Tôi xin chân thành cảm ơn Ngài Hiệu trưởng, Giáo sư Kiso Mabubani, và các bạn đã dành cho chúng tôi sự đón tiếp nồng hậu, thân tình. Chúng tôi bày tỏ sự đánh giá cao quá trình xây dựng và phát triển của Nhà trường. Chỉ trong một thời gian ngắn hoạt động, từ Chương trình Chính sách công, giờ đây Trường Lý Quang Diệu đã trở thành một trong những trường hàng đầu trên thế giới về nghiên cứu và đào tạo chính sách công. Có thể nói, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu gắn liền với quá trình phát triển đầy ấn tượng của Xingapo, một trong những nước đang đi tiên phong trong phát triển kinh tế tri thức, phát huy mạnh mẽ nhân tố con người dựa trên ____________ * Bài nói chuyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu. Đầu đề của Báo Nhân Dân, số ra ngày 15/9/2012.
- 432 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014) nguyên tắc nền tảng coi trọng hiền tài. Trường của các bạn với đội ngũ giáo sư, giảng viên cao cấp và gần 400 học viên đang theo học từ 50 quốc gia trên thế giới cũng là biểu hiện sinh động của sự giao lưu, liên kết giữa các quốc gia, dân tộc trong một thế giới đang toàn cầu hóa, là mô hình hiệu quả của tinh thần hợp tác và cống hiến. Chúng tôi nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu rất đáng tự hào của Xingapo; chúc nhân dân Xingapo tiếp tục phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, không ngừng nâng cao uy tín ở khu vực và trên thế giới. Chúc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu tiếp tục có nhiều thành quả mới trong đào tạo nhân tài cho Xingapo và các nước trong khu vực. Thưa quý vị và các bạn, Chúng ta đang chứng kiến những biến đổi to lớn và sâu sắc mà cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đem lại. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn của thời đại; song chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác... tiếp tục diễn ra phức tạp. Xingapo và Việt Nam có may mắn nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, một khu vực đang được cả thế giới đánh giá là phát triển năng động, nhiều tiềm năng nhất, trở thành một đầu tàu tăng trưởng kinh tế của thế giới, thu hút sự quan tâm của các nước lớn và các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới, nhưng cũng tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, đe dọa hòa bình, an ninh và phát triển chung. Tình hình đó vừa tạo thời cơ phát triển, vừa đặt ra những thách thức gay gắt với tất cả các nước; đòi hỏi mỗi quốc gia
- VÌ MỘT ĐÔNG NAM Á HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH... 433 trong khu vực phải đề cao trách nhiệm, tăng cường đoàn kết nội khối và đẩy mạnh hợp tác với các nước và các tổ chức bên ngoài để thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng. Chúng ta cùng nhau phấn đấu để Đông Nam Á ngày càng là một địa chỉ có sức thu hút cao đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các đối tác thương mại và điểm đến hấp dẫn của du khách năm châu. Từ lịch sử của dân tộc Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, chúng tôi đã đúc kết bài học lớn về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Thấm nhuần sâu sắc bài học đó, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Với đường lối đối ngoại đó, chúng tôi đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng, làm cho vị thế quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng cao, quan hệ quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng. Tính đến thời điểm này, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 nước, trong đó đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước: Trung Quốc, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha… Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ với 206 chính đảng ở 114 quốc gia trên thế giới; Việt Nam có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; quan hệ đầu tư với gần 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; là thành viên của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực. Công cuộc đổi mới và mở cửa đã đem lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang đứng trước
- 434 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014) nhiều thách thức; những yếu kém nội bộ của nền kinh tế càng bộc lộ rõ dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ và suy giảm kinh tế toàn cầu. Trong tình hình đó, sự lựa chọn của chúng tôi là tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới để từng bước đưa nền kinh tế ra khỏi khó khăn, tiến tới phát triển nhanh và bền vững. Thưa quý vị và các bạn, Chuyến thăm chính thức Xingapo lần này của tôi diễn ra vào dịp các nước ASEAN chúng ta vừa kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Hiệp hội và đang cùng nhau nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, có vị trí, vai trò trung tâm trong các cấu trúc bảo đảm hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực. Nhìn lại chặng đường phát triển 45 năm qua và hướng đến những chặng đường phát triển tới đây của ASEAN, chúng ta thấy không chỉ có thuận lợi mà còn cả những khó khăn, thách thức, đòi hỏi các nước ASEAN phải cùng nhau hành động với tinh thần tin cậy, đoàn kết và hợp tác trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc cơ bản đã nêu trong Hiến chương ASEAN, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc khu vực, phát huy vai trò chủ động của ASEAN trong việc củng cố môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực. Với tư cách là một khu vực mở, ASEAN cần tiếp tục mở rộng hợp tác cùng có lợi với các nước và các đối tác khác, không nhằm chống lại bất cứ quốc gia hoặc liên minh nào. Với vai trò trung tâm, ASEAN cần thúc đẩy các biện pháp nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh chung của khu vực. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết và vững mạnh có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Việc tiến tới một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh là mục tiêu chung của chúng ta.
- VÌ MỘT ĐÔNG NAM Á HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH... 435 Gần đây, tình hình khu vực Đông Nam Á có mặt trở nên căng thẳng bởi những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, một vùng biển có tầm quan trọng cả về địa chiến lược và địa kinh tế đối với khu vực và thế giới. Đây là một thực tế đáng lo ngại. Là một nước có liên quan trực tiếp, Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Hướng dẫn thực hiện DOC giữa ASEAN và Trung Quốc, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, cam kết tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán để sớm ký với Trung Quốc Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) theo đúng tinh thần Tuyên bố sáu điểm của các Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông. Đồng thời, Việt Nam đề nghị các nước tôn trọng quyền lợi chính đáng của Việt Nam là một quốc gia ven biển, trong đó có các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế đã được quy định trong luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Chúng tôi cho rằng duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực là mong muốn chung, lợi ích chung và trách nhiệm chung của tất cả các nước thành viên trong ASEAN. Là một thành viên của ASEAN, Việt Nam triệt để tuân thủ nguyên tắc đã nêu trong Hiến chương ASEAN là: “Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một quốc gia thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN”; đồng thời, cam kết thực hiện nguyên tắc này với tất cả các nước ngoài ASEAN, không lôi kéo, không tham gia liên minh của
- 436 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014) nước này để chống lại nước khác. Việt Nam sẽ nỗ lực không ngừng mở rộng sự hợp tác của bản thân mình và sự hợp tác của ASEAN với các nước ngoài khu vực, nhất là với tất cả các nước đối thoại của ASEAN, các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… Với tinh thần đó, đến nay Việt Nam đã tham gia một cách có trách nhiệm tất cả các cơ chế hợp tác hiện có của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, coi ASEAN thực sự là gia đình lớn thân thiết của mình, coi các nước đối tác là những người bạn đồng hành không thể thiếu trên con đường phát triển. Thưa quý vị và các bạn, Lần đầu tiên sang thăm chính thức Xingapo, quốc đảo xinh đẹp và rất gần gũi với Việt Nam, được tận mắt chứng kiến sự phát triển của đất nước các bạn, tôi thực sự có ấn tượng sâu sắc về sự năng động và thịnh vượng của Xingapo, về sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, cũng như về sự thống nhất trong đa dạng của đất nước các bạn. Sự phát triển của Xingapo là kinh nghiệm quý đối với Việt Nam khi chúng tôi đã và đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhân loại đang tiến vào kỷ nguyên kinh tế tri thức. Đây là bước phát triển về chất của xã hội loài người. Và để không bị tụt hậu, các nước đều phải quan tâm đầu tư mạnh mẽ cho phát triển nguồn lực con người. Việt Nam cũng vậy, chúng tôi đã xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong những khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chúng tôi đặc biệt đánh giá cao và rất quan tâm học hỏi kinh nghiệm thành công của Xingapo trong việc thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đào tạo, luôn coi
- VÌ MỘT ĐÔNG NAM Á HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH... 437 nguồn lực con người là tài nguyên chủ đạo để phát triển đất nước. Chúng tôi chân thành cảm ơn Chính phủ và nhân dân Xingapo đã chia sẻ những kinh nghiệm và dành cho Việt Nam sự giúp đỡ thiết thực, hiệu quả. Thưa quý vị và các bạn, Trong cuộc hội đàm sâu sắc, toàn diện, hiệu quả ngày 12/9 vừa rồi, tôi và Ngài Thủ tướng Lý Hiển Long rất vui mừng thấy rằng, quan hệ Việt Nam - Xingapo đang phát triển tốt đẹp, mở ra cơ hội thuận lợi cho việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng như sự hợp tác trong ASEAN. Cách đây gần mười năm, hai nước chúng ta đã ký “Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ XXI” và Hiệp định khung kết nối, tạo khuôn khổ pháp lý và điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Không phải ngẫu nhiên mà Xingapo là một trong những đối tác đầu tư - thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt gần 9 tỉ USD; hợp tác trên các lĩnh vực khác cũng đang phát triển rất năng động; số người Việt Nam sang Xingapo và số người Xingapo đến Việt Nam ngày càng nhiều. Đó là kết quả của sự hợp tác tin cậy và có chiều sâu giữa hai nước. Chúng tôi coi trọng quan hệ với Xingapo, nỗ lực thúc đẩy hợp tác với Xingapo và cho rằng, sự hợp tác sâu rộng, chân thành và tin cậy giữa Việt Nam và Xingapo là nhân tố quan trọng trong sự phát triển của mỗi nước, đồng thời góp phần có ý nghĩa vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Năm 2013 sẽ là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Xingapo, khi chúng ta cùng nhau kỷ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Trên nền tảng hợp tác vững chắc và sâu rộng đã tạo dựng được
- 438 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014) 40 năm qua và để phát huy những tiềm năng hợp tác còn rất lớn, tôi và Ngài Thủ tướng Lý Hiển Long cùng các nhà lãnh đạo khác của Xingapo đã nhất trí cùng nỗ lực phát triển hơn nữa quan hệ Việt Nam - Xingapo đưa quan hệ lên tầm cao đối tác chiến lược. Đây là quyết tâm chung và là kết quả quan trọng của hội đàm cấp cao Việt Nam - Xingapo lần này. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn quý vị và các bạn đã đến dự buổi nói chuyện ngày hôm nay. Chúng tôi kỳ vọng vào bước phát triển trong tương lai của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu và mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của Trường đối với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Xin chúc Ngài Hiệu trưởng, Giáo sư Kiso Mabubani, toàn thể quý vị và các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Xin cảm ơn.
- 439 MUỐN NGHE ĐƯỢC NHIỀU HƠN VÀ HỌC TẬP NHIỀU HƠN* GS. Kiso Mabubani (Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu): Thưa Tổng Bí thư, chúng tôi rất cảm ơn Tổng Bí thư về bài phát biểu vừa rồi và cảm ơn Tổng Bí thư đã đồng ý trả lời một số câu hỏi. Xin Tổng Bí thư cho phép hỏi câu hỏi đầu tiên. Như Ngài đã nói, chúng ta đang sống trong một thế giới đầy thách thức. Và nước nào cũng phải đối mặt với thách thức. Vậy Ngài có thể cho biết ba thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang gặp phải là gì? Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam chúng tôi bên cạnh những thuận lợi cơ bản. Ðó là chính trị ổn định, xã hội ổn định, có truyền thống phát triển lâu đời, nhân dân giàu lòng yêu nước, khối đoàn kết dân tộc rất tốt và hiện nay đang mở mang quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, trên con đường phát triển, chúng tôi cũng gặp rất nhiều thách thức, khó khăn. Có thể kể ra nhiều, nhưng có mấy khó khăn, thách thức lớn. Chúng tôi phải giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu muốn phát triển rất nhanh, bền vững với cơ sở hạ tầng ____________ * Đối thoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các học giả, giáo sư, sinh viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Xingapo) và các đại biểu tham dự trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Xingapo của Tổng Bí thư từ ngày 12 đến ngày 14/9/2012. Báo Nhân Dân, số ra ngày 18/9/2012.
- 440 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014) còn đang yếu kém, nguồn vốn còn đang có hạn, nguồn nhân lực cũng chưa được nhiều, nhất là nguồn lực chất lượng cao và kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý không được như Xingapo. Ðây là mâu thuẫn rất lớn. Một thách thức khác nữa là chúng tôi xuất phát từ nền kinh tế còn nghèo, thấp kém, lại trải qua hơn 30 năm chiến tranh để lại hậu quả hết sức nặng nề. Các bạn biết, qua các cuộc chiến tranh, Việt Nam chúng tôi hiện có 1,1 triệu liệt sĩ, 80 vạn thương binh và hơn 5 vạn Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của chúng tôi là danh hiệu đã được ghi trong Hiến pháp tôn vinh những người Mẹ đã hy sinh từ 1 đến 9 - 11 người con, hy sinh người chồng, người cha, người anh em trong gia đình vì cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ðồng thời, chúng tôi phải giải quyết, chăm lo chính sách cho mấy triệu người, trong khi điều kiện kinh tế - xã hội còn nghèo nàn, cơ sở vật chất chưa có bao nhiêu. Và đường lối của chúng tôi là tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, đặc biệt ưu tiên cho xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc chính sách xã hội, những người khó khăn, cơ nhỡ, ở thế yếu. Ðây là yêu cầu rất lớn. Một điểm nữa, nguồn nhân lực hiện nay của chúng tôi, tuy giáo dục - đào tạo phát triển nhanh với hơn 22 triệu người đi học và nhiều giáo sư, tiến sĩ... nhưng so với Xingapo thì chúng tôi còn rất thấp. Hôm trước, chúng tôi có đi thăm Trung tâm Công nghệ cao và Ủy ban Phát triển Kinh tế của Xingapo, tôi thấy các bạn đã chọn một khâu đột phá là nguồn nhân lực chất lượng cao để phù hợp với thời đại phát triển kinh tế tri thức. Về cơ sở hạ tầng, các nhà doanh nghiệp của Xingapo và các bạn đã biết quá rõ, đường sá, cầu cống, nhà cửa còn đang
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Con đường xã hội chủ nghĩa - Những niềm tin vững bước: Phần 2
109 p | 53 | 7
-
Con đường xã hội chủ nghĩa - Những niềm tin vững bước: Phần 1
109 p | 69 | 6
-
Ebook Vững bước trên con đường đổi mới 2015-2017 (Tập 2) : Phần 1
304 p | 23 | 6
-
Ebook Vững bước trên con đường đổi mới 2011-2014 (Tập 1) : Phần 1
405 p | 16 | 5
-
Ebook Vững bước trên con đường đổi mới 2011-2014 (Tập 1) : Phần 2
421 p | 17 | 5
-
Ebook Vững bước trên con đường đổi mới 2015-2017 (Tập 2) : Phần 2
374 p | 21 | 4
-
Ebook Đảng bộ tỉnh Cao Bằng - 90 năm xây dựng và phát triển (1930 - 2020)
53 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Trà (1961-2018): Phần 2
144 p | 7 | 3
-
Ebook Vững bước trên đường đổi mới (2011 – 2014): Tập 1 - Phần 1
421 p | 29 | 3
-
Ebook Vững bước trên đường đổi mới (2015 – 2017): Tập 2 - Phần 1
353 p | 24 | 3
-
Ebook Vững bước trên đường đổi mới (2015 – 2017): Tập 2 - Phần 2
325 p | 20 | 3
-
Ebook Lịch sử truyền thống xã Nghị Đức (1960-2010): Phần 2
95 p | 6 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975-2010): Phần 2
330 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Minh Sơn (1963-2018): Phần 1
54 p | 4 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Minh Sơn (1963-2018): Phần 2
116 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nàng Đôn (1962-2018)
183 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn