intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nàng Đôn (1962-2018)

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nàng Đôn (1962-2018)" phản ánh quá trình hình thành và phát triển của phong trào cách mạng địa phương; sự ra đời, trưởng thành của Đảng bộ qua các thời kỳ cách mạng; thông qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, những truyền thống tốt đẹp, đó là tài sản tinh thần vô giá làm điểm tựa vững chắc để Đảng bộ và nhân dân trong xã phấn đấu xây dựng cuộc sống mới, vững bước đi lên trên con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nàng Đôn (1962-2018)

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN HOÀNG SU PHÌ BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ NÀNG ĐÔN * TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ NÀNG ĐÔN (1962 - 2018) Xuất bản năm 2018 1
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Xã Nàng Đôn nằm ở phía Tây huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Năm 1962, xã Nàng Đôn chính thức được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Trung Thịnh và ổn định cho đến ngày nay. Nhân dân các dân tộc xã Nàng Đôn có tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống thiên tai, địch họa; có ý thức cộng đồng sâu sắc, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông để xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. Trong mỗi chặng đường song hành cùng lịch sử quốc gia dân tộc, nhân dân xã Nàng Đôn có những đóng góp xứng đáng vào thành tích chung. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Nàng Đôn sát cánh cùng với nhân dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại - Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chặng đường 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chống Mỹ, cứu nước đầy hy sinh gian khổ (1946 - 1975), nhân dân các dân tộc xã Nàng Đôn vừa kiên cường chiến đấu, bám trụ giữ đất, giữ làng, vừa hăng hái lao động sản xuất, xây dựng quê hương, tích cực chi viện tối đa sức người, sức của cho chiến trường. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, Đảng bộ và nhân dân xã Nàng Đôn tiếp tục phát huy truyền thống, thế mạnh của địa phương, ra sức lao động cần cù, sáng tạo để phát triển kinh tế; đồng thời 3
  4. tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, không ngừng chăm lo xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các ban ngành, đoàn thể vững mạnh. Ôn lại truyền thống cách mạng của một tổ chức cơ sở Đảng là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng đó và đáp ứng nhu cầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 22/11/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về tăng cường sự lãnh đạo, công tác nghiên cứu, biên soạn và giáo dục lịch sử; Kế hoạch số 04-KH/HU ngày 30/7/2015 của Ban Thường vụ Huyện ủy Hoàng Su Phì, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Nàng Đôn khóa XX (nhiệm kỳ 2015 - 2020) quyết định tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nàng Đôn (1962 - 2018)”. Nội dung cuốn sách phản ánh quá trình hình thành và phát triển của phong trào cách mạng địa phương; sự ra đời, trưởng thành của Đảng bộ qua các thời kỳ cách mạng; thông qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, những truyền thống tốt đẹp, đó là tài sản tinh thần vô giá làm điểm tựa vững chắc để Đảng bộ và nhân dân trong xã phấn đấu xây dựng cuộc sống mới, vững bước đi lên trên con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Cuốn sách được hoàn thành và ra mắt bạn đọc là sự cố gắng, nỗ lực của Ban chỉ đạo, Ban sưu tầm, biên 4
  5. soạn cùng sự nhiệt tình cộng tác và đóng góp tư liệu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và chính quyền xã qua các thời kỳ, các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã; đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang, Ban Thường vụ, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hoàng Su Phì. Trong quá trình sưu tầm, biên soạn có những hạn chế về thời gian, cũng như những khó khăn trong quá trình thu thập tư liệu nên cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Chấp hành Đảng bộ xã kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả để khi tái bản cuốn sách được bổ sung đầy đủ và hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! TM. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ Bí thư Lý Văn Tẩn 5
  6. Chương I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG, CON NGƯỜI XÃ NÀNG ĐÔN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH Xã Nàng Đôn nằm ở phía Tây của huyện Hoàng Su Phì, cách huyện lỵ 32 km. Phía Bắc giáp xã Bản Díu (huyện Xín Mần) và xã Chiến Phố; phía Đông giáp xã Pờ Ly Ngài; phía Nam giáp xã Pờ Ly Ngài và xã Trung Thịnh; phía Tây giáp xã Trung Thịnh. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.355,14 ha, trong đó đất nông nghiệp gần 400 ha, còn lại là các loại đất khác. Xã có đường giao thông nông thôn đến tận các thôn, tuy nhiên toàn bộ các tuyến đường này chưa được kiên cố hóa nên việc đi lại và giao lưu buôn bán với các địa phương khác gặp nhiều khó khăn. Nàng Đôn nằm ở chân núi Chiêu Lầu Thi, đây là dãy núi gần như chắn ngang giữa hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần, chạy theo hướng Đông - Tây, có độ cao 2.402 m so với mặt nước biển. Trước đây, Chiêu Lầu Thi chỉ được gọi là núi to (Nàng Tưs), núi to và hoa (Tồm Bành Pên). Khi có người lên khám phá đục 9 tầng thang đá lượn leo lên đỉnh mới có tên là Chiêu Lầu Thi (tiếng Dao) hay Chiêu Lầu Thí (tiếng Hán). Trên địa bàn xã có con sông Chảy chảy qua. Con sông này chảy theo 3 hướng: Tây Đông, Nam Bắc rồi 6
  7. 7
  8. 8
  9. 9
  10. 10
  11. Đông Tây. Từ Hồ Thầu (đầu sông) qua Nam Sơn đến ngã ba Nậm Dịch, sông chảy lên hướng Bắc qua địa phận các xã Bản Luốc, Ngàm Đăng Vài, Tân Tiến đến Vinh Quang thì sông chảy theo hướng Đông Tây qua địa phận các xã: Tụ Nhân, Pờ Ly Ngài, Chiến Phố, Nàng Đôn về Cốc Pài (Xín Mần) rồi đến đất Lào Cai mới chảy theo hướng Bắc Nam đến Thác Bà. Con sông Chảy có đặc điểm là nước chảy xiết dưới các ngọn núi cao nên mùa mưa lũ dòng nước chảy cuồn cuộn. Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng trữ nước ở đây kém, vào mùa khô thường rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Địa bàn xã Nàng Đôn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm được chia thành 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông), tính theo lượng mưa chia thành 2 mùa (mùa mưa và mùa khô). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau với khí hậu khô hanh, độ ẩm xuống thấp, có ngày có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét, thi thoảng có mưa tuyết, làm cho cây cối chậm phát triển, dịch bệnh phát sinh. Sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên đã trực tiếp gây khó khăn lớn, lâu dài tới đời sống và sản xuất của nhân dân. Tổng diện tích rừng và đất rừng của xã hiện có 839,62 ha. Trước kia, rừng ở Nàng Đôn có nhiều loại cây gỗ quý có giá trị như: vàng tâm, sến, táu, nghiến, chò, trai, đinh hương, dổi…; nhiều loại động vật hoang dã như: gấu nhỏ, sơn dương, hươu, nai… Tuy nhiên, do 11
  12. nhiều năm khai thác không có kế hoạch và thiên tai, nhiều loại gỗ quý, động vật quý hiếm đến nay không còn. Trong hơn 20 năm trở lại đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân xã Nàng Đôn đã đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đồi núi trọc, trả lại màu xanh cho nhiều vùng đất. Đến năm 2017, tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn đạt 58%. Điều kiện tự nhiên khó khăn, khắc nghiệt đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội của xã. Trước đây, kinh tế của xã kém phát triển, trình độ sản xuất lạc hậu, sống du canh, du cư, chủ yếu là hái lượm, săn bắn, khai thác lâm thổ sản và sản xuất nông nghiệp. Trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn, nhân dân Nàng Đôn với đức tính cần cù, sáng tạo đã tạo nên những lớp ruộng bậc thang xoáy tạc trên những sườn núi, vừa đồ sộ, bền vững, vừa đảm bảo vẻ đẹp làm hài hòa tôn thêm cảnh hùng vĩ của núi rừng. Trước kia, địa bàn xã Nàng Đôn là vùng đất thuộc xã Tụ Nhân, tổng Tụ Long, huyện Vĩnh Tuy. Đến năm 1929, địa bàn xã Nàng Đôn là một vùng đất của xã Trung Thịnh thuộc tổng Tụ Nhân, châu Hoàng Su Phì. Thực hiện Quyết định số 211-CP ngày 15/12/1962 của Hội đồng Chính phủ về chia và sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hà Giang, xã Trung Thịnh được chia tách thành 6 xã: Nàng Đôn, Sán Sả Hồ, Pờ Ly Ngài, Trung Thịnh, Ngán Chiên và Thu Tà. Tại thời điểm thành lập, xã Nàng Đôn có các xóm: Đản Rạc, Chu A Phùng, Seo Pờ Ly Ngài, Hoàng Là Chải Mèo và Cốc Rế. 12
  13. Theo nhân dân địa phương, tên gọi Nàng Đôn xuất phát từ câu chuyện truyền miệng: xưa kia ở vùng Nàng Đôn có cô gái xinh đẹp, giỏi giang, được đôn lên làm quan. Cũng có câu chuyện khác lý giải về tên gọi Nàng Đôn. Theo người dân, từ “Nàng” là chỉ người con gái xinh đẹp, nết na, từ “Đôn” là chỉ khu vực vững chắc dưới chân dãy núi Chiêu Lầu Thi. Từ “Nàng Đôn” mang ý nghĩa đầy đủ là vùng đất xinh đẹp dưới chân núi Chiêu Lầu Thi. Ngày 01/4/1965, Chính phủ ban hành Quyết định số 49-CP chia huyện Hoàng Su Phì thành 2 huyện: Hoàng Su Phì và Xín Mần, xã Nàng Đôn là 1 trong 21 xã của huyện Hoàng Su Phì. Thực hiện Quyết định số 136-HĐBT ngày 18/11/1983 của Hội đồng Bộ trưởng “Về thành lập huyện Bắc Mê và điều chỉnh địa giới 4 huyện thuộc tỉnh Hà Tuyên”, xã Nàng Đôn thuộc huyện Hoàng Su Phì được sáp nhập vào huyện Xín Mần. Thực hiện Nghị định số 112-CP ngày 29/8/1994 của Chính phủ “Về điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn thuộc Bắc Quang, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên và thị xã Hà Giang”, xã Nàng Đôn trở lại huyện Hoàng Su Phì. Đến năm 2018, Nàng Đôn có 7 thôn với 387 hộ và 1.853 nhân khẩu. Trong đó thôn Hoàng Lao Chải có 34 hộ và 168 nhân khẩu; Cốc Be có 71 hộ và 346 nhân khẩu; Cốc Rế có 65 hộ và 332 nhân khẩu; Thỉng Rầy có 95 hộ và 442 nhân khẩu; Nắm Tìn có 38 hộ và 179 nhân 13
  14. khẩu; Lủng Cháng có 42 hộ và 190 nhân khẩu; Văng Sai có 42 hộ và 196 nhân khẩu. Xã Nàng Đôn chỉ có thôn Hoàng Lao Chải trong các văn bản của Nhà nước trước đây đều ghi là Hoàng Là Chải, đây là thôn chỉ có đồng bào Mông sinh sống. II. TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ NÀNG ĐÔN Xã Nàng Đôn có 05 dân tộc anh em cùng sinh sống: Nùng, Mông, Kinh, Tày, Dao, trong đó, dân tộc Nùng chiếm đại đa số với 89% so với tổng dân số của xã. Mỗi dân tộc với nét văn hóa riêng, độc đáo tạo nên sự phong phú, đa dạng trong truyền thống văn hóa nơi đây. Trải qua thời gian dài chung sống, khẩn khai đất đai, xây dựng cuộc sống mới ở quê hương Nàng Đôn, mối quan hệ giữa các dân tộc càng gắn bó khăng khít. Năm dân tộc anh em cùng chia sẻ khó khăn, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết thi đua lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chính trong nền kinh tế địa phương, gồm có trồng cây lương thực (lúa, ngô), kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, đồng bào còn làm các nghề thủ công như: rèn dao, cuốc, đúc lưỡi cày phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, trồng bông, dệt vải. Trong lao động, đồng bào thể hiện sự sáng tạo, khéo léo trong việc dệt vải, in hoa văn trên vải bằng sáp ong, đan lát các đồ dùng phục vụ sinh hoạt… 14
  15. Mỗi dân tộc có một nét văn hóa độc đáo. Trai gái Mông thổi khèn, múa khèn trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Người Dao hát màng; người Tày, Nùng còn có hội “Xuống đồng” không chỉ cầu các vị thần nông, thần sông, thần núi, phù hộ cho thời tiết tốt, mùa màng bội thu, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng với nhiều trò chơi gian dân đặc sắc. Văn hóa nghệ thuật của các dân tộc có điểm chung là ruộng bậc thang, dù là dân tộc Nùng, Tày, Mông hay Dao đều có nghệ thuật cải tạo các đồi núi, sườn đồi với độ dốc khác nhau thành các thửa ruộng theo trình tự từ trên xuống dưới với kỹ nghệ điêu luyện thành kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác mà ngày nay trở thành di sản văn hóa quốc gia. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng của mình đó là tiếng nói, trang phục và cách bày trí nhà cửa, đồ đạc bên trong. Kết cấu nhà ở của mỗi dân tộc có cấu trúc riêng, các dân tộc Dao đại bản, Mông đều có kỹ thuật trình tường từ đất đảm bảo không đổ và có độ bền chắc, trong nhà ấm cúng. Các dân tộc Nùng, Tày, Dao có văn hóa nhà sàn được lát dát bằng cây diễn, xung quanh được thưng bằng dát cây diễn đan hoa thành 2 lớp cứng và chắc, ngày nay có nhà bưng bằng ván. Trang phục và tiếng nói không giống nhau, mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, chỉ có người Tày và người Nùng cơ bản nói giống nhau, nhưng khác nhau ở trang phục nữ, còn nam giới gần như giống nhau. 15
  16. Các dân tộc đều có bàn thờ tổ tiên, một số gia đình thờ thổ công. Riêng đồng bào dân tộc Nùng, dân tộc Tày có tục lệ thờ thần rừng (cãn lủng, đông chưs), được Bộ Văn hóa xếp hạng văn hóa phi vật thể. Người Dao có tục cấp sắc cho con trai đến tuổi trưởng thành và cúng Bàn Vương (lễ trả nguyện - Chaos nhủn). Dân tộc Mông có khèn sáo, đàn môi và các điệu nhảy sinh tiền, múa khèn rất phong phú và đặc sắc. Dân tộc Nùng, Tày có đàn nhị với tiếng đàn du dương nghe hấp dẫn. Trải qua nhiều thế hệ với những biến động về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, song nhân dân xã Nàng Đôn sống rất thủy chung, quý trọng tình nghĩa, cần mẫn làm ăn, cùng nhau đoàn kết chống lại kẻ thù xâm lược và xây dựng một nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc với những giá trị độc đáo. Đó là tài sản vô giá được cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã trân trọng, giữ gìn, phát huy qua các thời kỳ. Cùng với việc lưu truyền, gìn giữ những nét đẹp văn hóa cổ truyền, truyền thống hiếu học cũng là một trong những giá trị quý báu được hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử hàng nghìn đời của dân tộc nói chung, xã Nàng Đôn nói riêng. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của ông cha, dù trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, chiến tranh ác liệt hay hòa bình, những người con của xã Nàng Đôn vẫn vượt khó vươn lên học tập, đỗ đạt thành danh. Nhiều người giữ những chức vụ quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính 16
  17. trị, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật, quốc phòng - an ninh. Tiêu biểu có đồng chí Hoàng Sấn Sèng (dân tộc Nùng) - Ủy viên Thư ký Ủy ban hành chính huyện, sau là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; đồng chí Ly Thị Chía (dân tộc Mông) - Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Giang; đồng chí Lù Xín Lìn (dân tộc Nùng) - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện; đồng chí Giàng Chẩn Lùng (dân tộc Mông) - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện; đồng chí Lù Tờ Lìn (dân tộc Nùng) - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy… và nhiều đồng chí khác. 17
  18. Chương II NHÂN DÂN XÃ NÀNG ĐÔN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1962 Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm nước ta, đến năm 1887, chúng chiếm đóng Hà Giang. Tháng 8/1890, sau khi điều chỉnh phạm vi quản lý, thực dân Pháp xác lập chế độ quân quản. Trước hết chúng tiếp tục duy trì và củng cố đội ngũ tay sai ở cấp cơ sở như: Vùng người Nùng do các Quằng - tức thổ ty nắm giữ, giúp việc cho Quằng là các chẩu (chẩu mường, chẩu sảng, chẩu họ, chẩu hiến, chẩu chướng…); vùng đồng bào dân tộc Tày có Chánh tổng, Lý trưởng, Phó lý, Hội đồng kỳ mục; đối với khu vực người Dao cư trú, chúng lập thành động và cử người Dao làm Quản động; vùng người Mông chia thành giáp do bọn Tổng giáp, Mã phài nắm, dưới sự kiểm soát của Bang tá người Mông. Về lĩnh vực kinh tế, thực dân Pháp và bè lũ tay sai ra sức bóc lột về kinh tế, vơ vét của cải, tài nguyên, chủ yếu là khai thác, cướp đoạt các sản phẩm nông - lâm nghiệp, nguồn tài nguyên quý giá của địa phương. Chúng còn bắt người dân phải đi phu xây dựng đồn bốt; bóc lột đồng bào bằng sưu cao, thuế nặng hết sức tàn nhẫn như: thuế đinh, thuế điền, thuế địa, thuế nuôi quân, thuế thuốc phiện... Chúng tự chiếm giữ một vùng để phục vụ riêng cho gia đình, nhân dân phải cày cấy, gặt hái cho chúng. Những sản phẩm làm ra, nhân dân hầu như không được sử dụng, chủ yếu phải nộp cho bọn thống trị, nộp từ con gà, quả trứng trở lên. 18
  19. Thực dân Pháp và bè lũ tay sai triệt để thi hành chính sách “ngu dân”, kìm hãm nhân dân các dân tộc trong cảnh tối tăm, lạc hậu. Cả xã không có lớp học nào, nên hầu như 100% người dân thất học, mù chữ. Người dân khi ốm đau chủ yếu dùng thuốc nam và cúng ma, nên khi bị bệnh thường dẫn tới tử vong, tuổi thọ trung bình thấp, tình trạng “hữu sinh vô dưỡng” diễn ra phổ biến. Thâm độc hơn, chúng còn khuyến khích người dân trồng, hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc… Các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội luôn song hành với các chính sách ngu dân của chúng, với mục đích đầu độc và làm tổn hại giống nòi của nhân dân ta. Dưới sự cai trị của thực dân Pháp và bọn tay sai, đời sống nhân dân vùng Nàng Đôn hết sức khó khăn, khổ cực, bị đàn áp về chính trị, đói khổ về kinh tế, tối tăm về văn hóa tinh thần. Chính vì vậy, đông đảo đồng bào các dân tộc vùng Nàng Đôn căm thù sâu sắc bọn thống trị, sẵn sàng vùng dậy đấu tranh làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương khỏi áp bức bóc lột của kẻ thù và bè lũ tay sai, tìm lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Với đường lối đúng đắn là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc, thực hiện “người cày có ruộng”, đảm bảo quyền tự do, bình đẳng cho mọi người, Đảng nhanh chóng tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân từ Bắc chí Nam đứng lên đấu tranh. 19
  20. Vào những năm 1939 - 1944, cơ sở cách mạng được thành lập ở nhiều nơi trong tỉnh, tuy vậy ở địa bàn Nàng Đôn nói riêng, Hoàng Su Phì nói chung, cán bộ Việt Minh chưa đến được với đồng bào, nhân dân vẫn phải sống trong cảnh áp bức, bóc lột của bọn thực dân phong kiến. Ngày 19/8/1945, cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho Chính phủ lâm thời long trọng đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện trọng đại ấy đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang tiến nhanh vào giai đoạn đấu tranh giành chính quyền trong toàn tỉnh. Ngày 13/11/1945, huyện Hoàng Su Phì được giải phóng. Hòa chung với niềm vui của nhân dân các dân tộc ở các địa phương trong toàn huyện, nhân dân vùng Nàng Đôn phấn khởi, vui mừng được sống trong bầu không khí của độc lập, tự do, hạnh phúc. Từ đây, nhân dân các dân tộc địa bàn Nàng Đôn càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh đoàn kết một lòng, kiên trì đấu tranh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, góp phần cùng nhân dân xã Trung Thịnh quyết tâm xóa bỏ những tàn dư do chế độ thực dân phong kiến để lại, bắt tay vào xây dựng chế độ mới, hăng say lao động sản xuất, tích cực thực hiện các nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp. Hưởng ứng Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (ngày 25/11/1945) của Đảng, lời kêu gọi tăng gia sản xuất, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0