intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội và con người xã Khâu Vai; Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân xã Khâu Vai đẩy mạnh sản xuất, tích cực góp phần chi viện cho tiền tuyến đánh Mỹ, giải phóng miến Nam thống nhất đất nước (1961-1975). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1

  1. 1
  2. ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ KHÂU VAI TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ KHÂU VAI 1961 - 2018 Xuất bản năm 2020 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Khâu Vai là xã vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Mèo Vạc 21km về phía Đông Nam, là địa danh có từ lâu đời gắn liền với sự hình thành và phát triển cộng đồng các dân tộc nơi đây. Dưới thời kỳ phong kiến, Khâu Vai cũng như bao địa phương khác phải sống trong sự áp bức, bất công, đặc biệt từ khi thực dân Pháp và bè lũ tay sai cấu kết với nhau để đàn áp, bóc lột… thì cuộc sống của đồng bào nơi đây lại bị đẩy vào cảnh “một cổ hai tròng”. Song, nhân dân xã Khâu Vai luôn nung nấu ý chí đoàn kết đấu tranh, quét sạch quân xâm lược, địa chủ phong kiến nhằm giành lấy cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Dưới ánh sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân các dân tộc xã Khâu Vai luôn nêu cao tinh thần đoàn kết đấu tranh cách mạng, đứng lên chống lại các thế lực thống trị; đã có nhiều quần chúng ưu tú của địa phương tiên phong tham gia các phong trào cách mạng của tỉnh Hà Giang như: Lò Văn Phình, Vừ Cá Dính, Pao Y Chai... Trải qua các thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và đấu tranh chống lại các thế lực phản động, nhân dân Khâu Vai đã tích cực lao động sản xuất, tẩy chay thổ ty phong kiến, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội; cùng với nhân dân các địa phương khác trong cả nước anh dũng đứng lên đánh đuổi thù trong giặc ngoài, giành lại nền độc lập dân tộc và toàn 3
  4. vẹn lãnh thổ. Trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, do đặc thù là xã vùng cao, điểm xuất phát thấp, kinh tế còn nghèo, đời sống của người dân còn khó khăn nhưng với truyền thống kiên cường bất khuất; đoàn kết gắn bó và không cam chịu đói nghèo, cán bộ và nhân dân các dân tộc xã Khâu Vai luôn năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, học tập công tác, xây dựng xã vững mạnh về kinh tế, văn hóa giáo dục, quốc phòng - an ninh; có hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, trở thành địa phương sớm thoát khỏi tình trạng “đặc biệt khó khăn” của huyện Mèo Vạc. Thực hiện Kế hoạch số 324-KH/TU, ngày 02/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 19/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Khâu Vai quyết định biên soạn, xuất bản và phát hành cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961 - 2018)”. Nội dung cuốn sách tập trung tái hiện lại quá trình hình thành, xây dựng, phát triển của Chi bộ, Đảng bộ xã; vai trò lãnh đạo của Đảng bộ đối với nhân dân trong xã trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ đó rút ra những kinh nghiệm quý, phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã trong thời gian tiếp theo. Cuốn sách sẽ là một tài liệu tham khảo quý báu, góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, 4
  5. bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Trong quá trình sưu tầm và biên soạn cuốn sách, Ban biên soạn đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ, lãnh đạo của xã qua các thời kỳ; phòng Lý luận Chính trị - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang; Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mèo Vạc. Nhân dịp này, Ban Thường vụ Đảng ủy xã xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi để việc biên soạn cuốn sách được hoàn thành. Do trình độ biên soạn có hạn, công tác lưu trữ tài liệu qua các thời kỳ không được đầy đủ, các nhân chứng lịch sử nay đã già yếu, trí nhớ có phần suy giảm nên một số nội dung được phản ánh trong cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961 - 2018)”. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ BÍ THƯ Lê Văn Quý 5
  6. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ KHÂU VAI 1. Điều kiện tự nhiên Khâu Vai là xã là vùng 3 của huyện Mèo Vạc, nằm cách trung tâm huyện lỵ 21 km về phía Đông Nam. Phía Bắc giáp xã Cán Chu Phìn, xã Lũng Pù, phía Đông giáp xã Đức Hạnh của huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp xã Niêm Tòng, phía Tây giáp xã Niêm Sơn và Tát Ngà. Có tổng diện tích đất tự nhiên 4.155ha, trong đó đất nông nghiệp 1.289,5ha, đất lâm nghiệp 1.013ha, còn lại là các loại đất khác. Địa hình xã Khâu Vai có cấu tạo khá phức tạp, ít có diện tích bằng phẳng mà chủ yếu là đồi núi bị chia cắt thành nhiều dãy núi và sông Nho Quế tạo thành ranh giới tự nhiên, phía đông của xã có độ cao trung bình so với mặt biển tương đối lớn khoảng 1.150m, đỉnh cao nhất là 1.900m, thấp nhất là 275m. Độ dốc trung bình từ 25% – 35%, có nhiều ngọn núi độ dốc trên 60%; phân bố ở khu vực phía bắc, đông bắc và tây nam của xã, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên. Đây là khu vực có quần thể rừng nguyên sinh và tái sinh còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều gỗ, lâm sản và các loài thuốc quý như: cây kháo nhặm, cây thuốc làm men lá, sa mộc… Đây là điều kiện thuận lợi để trồng rừng, phát triển kinh tế rừng; trồng cây lương thực và công nghiệp ngắn ngày như: trồng lúa 6
  7. nước, ngô, trồng cỏ chăn nuôi gia súc... tuy nhiên do quá trình khai thác chưa hợp lý, chưa biết kết hợp giữa khai thác và tu bổ, bảo vệ mà tận thu nên hệ sinh thái rừng ở đây có biểu hiện suy kiệt; việc khai thác thủ công, mang tính tự phát, thiếu giải pháp bảo vệ giữ gìn môi trường nên thường xuất hiện sạt lở, lũ quét, gây nhiều thiệt hại cho người dân; mặt khác, do độ dốc lớn, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn nên công tác quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế. Về động, thực vật, trước đây trên địa bàn xã có nhiều loại thú quý hiếm như: Hổ, sáo, báo, hươu, khỉ, trăn, rắn… ngày nay, do tình trạng khai thác quá mức nên các loài thú quý hiếm này không còn nữa. Khâu Vai có sông Nho Quế chảy qua, nhưng dòng chảy thấp so với độ cao trung bình của xã nên ít có tác dụng tưới tiêu hoặc cấp nước sinh hoạt cho người dân; nhưng lại có tiềm năng thủy điện lớn như Nhà máy thủy điện Nho Quế III sản lượng bán ra 450 triệu KW giờ. Ngoài ra, trên địa bàn xã có một số con suối nhỏ chảy qua các thôn bản, có tác dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân; tuy nhiên, các con suối cũng làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản, nhất là vào mùa mưa đi lại khó khăn do hay bị lũ quét, lũ ống. Khâu Vai có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có hai mùa chính đó là mùa mưa và mùa khô; mùa mưa trùng với gió mùa Đông – Nam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 mang thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.350mm, số ngày mưa trong 7
  8. năm khoảng 80 - 90 ngày, thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp, trồng những loại cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt, tuy nhiên cũng gây ra hiện tượng tiêu cực như lũ quét, sạt lở, xói mòn… Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau có nhiệt độ khá thấp và thường kèm theo các hiện tượng như: Sương muối, rét đậm, rét hại, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương. Ngoài ra, khí hậu của xã cũng có những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa phía Bắc; nhiệt độ trung bình năm 24 0C; độ ẩm không khí trung bình của xã là 83,3%, thấp nhất vào tháng 1, tháng 2 và cao nhất vào tháng 7,8,9 với 88%. Với đặc điểm chung của các xã phía đông nam huyện Mèo Vạc, xã Khâu Vai có một phần đồi núi đất nên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; mặt khác xã Khâu Vai hằng năm có phiên chợ tình độc đáo… là điều kiện để phát triển du lịch, thương mại… Vì thế, Khâu Vai là trung tâm cụm xã nơi có tiềm năng để phát triển các dịch vụ, du lịch, thương mại. Ngoài ra, xã còn có nguồn tài nguyên có trữ lượng và chất lượng lớn như mỏ quặng Ăngtimon, do trước đây khai thác tự phát, thiếu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng đã làm ảnh hưởng đến trữ lượng và không hiệu quả kinh tế. Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã đã tăng cường công tác quản lý, qui hoạch hợp lý nhằm đảm bảo khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản của địa phương. Về giao thông, từ xã đến trung tâm huyện khoảng 21km có tỉnh lộ 217 chạy qua phần phía Đông, nơi đây chỉ 8
  9. có một con đường độc đạo nên giao thông đi lại để trao đổi và lưu thông hàng hóa với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh của người dân còn nhiều hạn chế, trước đây chỉ có đường cấp phối, đi lại gặp nhiều khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa, lũ. Năm 1999, được Nhà nước đầu tư tuyến đường ô tô từ huyện vào trung tâm xã, tuy nhiên vẫn còn gần nửa số thôn, bản chưa có đường ô tô, chủ yếu vẫn là đường đất, đá; chưa được bê tông hóa nên còn nhiều trở ngại cho việc đi lại, đặc biệt là vào mùa mưa thường xuyên xảy ra lở đất, lũ quét gây ách tắc và cô lập với trung tâm xã; trực tiếp tác động đến thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Trong những năm gần đây nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, nhiều tuyến đường liên thôn đã được đầu tư xây dựng, mở rộng và bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, sản xuất và trao đổi hàng hóa. 2. Điều kiện xã hội Khâu Vai thuộc xã vùng 3 của huyện, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, cây lương thực chính là ngô –loại cây chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số trên cao nguyên đá. Ngoài ra, người dân Khâu Vai còn trồng lanh dệt vải, tạo nên những bộ trang phục đặc trưng của dân tộc. Do đó, đặc điểm kinh tế - xã hội của xã vẫn còn mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp, sản xuất chủ yếu tự cung, tự cấp. 9
  10. Dân cư xã Khâu Vai có nhiều thành phần dân tộc khác nhau nhưng cư trú gắn kết theo mối quan hệ huyết thống hoặc sống xen kẽ với nhau, đoàn kết, tương trợ trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay cộng đồng dân cư của xã gồm có 7 dân tộc: dân tộc Mông, dân tộc Nùng, dân tộc Dao, dân tộc Giáy… Trong đó, dân tộc Mông là dân tộc đông nhất, sống tập trung tại 12 thôn bản, có 9/12 thôn chỉ có dân tộc Mông sinh sống gồm: Lũng Lầu, Há Cá, Xín Thầu, Po Ma, Há Dế, Trù Lủng Trên, Trù Lủng Dưới, Phiêng Bung, Sán Séo Tỷ. Người Mông nơi đây thường làm nhà ở trên sườn núi cao với kiểu nhà trình tường, nhà bưng ván bằng gỗ, mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông. Người Nùng, người Giấy sống rải rác ở hai thôn Khâu Vai, Pắc Cạm; người Dao có số lượng ít (09 hộ), sống tập trung ở thôn Pó Ngần, họ sử dụng kiểu nhà trệt rộng rãi, thoáng mát. Ngày nay, với sự hỗ trợ, hướng dẫn tuyên truyền của chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, cách cư trú của dân tộc nơi đây đã có nhiều thay đổi theo hướng lựa chọn các hình thức ở, sinh hoạt, xây dựng nhà ở có tính kiên cố, hiện đại hơn. Đời sống văn hóa của nhân dân các dân tộc ở Khâu Vai mang nhiều nét tương đồng với các dân tộc khác trong huyện thể hiện qua ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa – văn nghệ, phong tục tập quán. Nhưng Khâu Vai có điểm khác với các địa phương khác là “Chợ tình” hay còn gọi chợ “Phong Lưu”; đây là lễ hội lớn của dân tộc Nùng, dân tộc Giáy, mỗi năm tổ chức một lần vào dịp 27/3 âm 10
  11. lịch đã thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến nơi đây. Chợ xuất phát từ mối tình nhân văn, chung thủy giữa Chàng Ba, nàng Út. Chàng Ba (Dân tộc Nùng) con nhà nghèo, học giỏi, khôi ngô tuấn tú, hát hay, thổi sáo giỏi. Nàng Út xinh đẹp, là con của một tộc trưởng người Giáy. Tình yêu của hai người thật đẹp, nhưng gia cảnh của Chàng Ba rất nghèo, không môn đăng hậu đối với gia đình Nàng Út (con Tộc Trưởng) cha mẹ Nàng Út cấm đoán không gả Nàng Út cho Chàng Ba. Hai người rủ nhau chốn lên núi Khâu Vai (Đèo Mây – hiện nay là Mê Cung đá), họ sống những ngày hạnh phúc. Một thời gian sau, từ trên núi Khâu Vai nhìn về bản làng, Chàng Ba và Nàng Út thấy cảnh hai dòng tộc cầm dao, gậy gộc đánh nhau, đổ máu. Chứng kiến cảnh hai họ đánh nhau như vậy, hai người không thể tiếp tục chốn nữa, mong muốn bản làng và hai dòng họ sống yên bình nên hai người chia tay nhau và có lời hẹn ước: Sau này dù mỗi người có một cuộc sống gia đình riêng nhưng hẹn nhau vào ngày phiên chợ 27 tháng 3 âm lịch (khi đã gieo trồng xong mùa vụ) sẽ gặp lại nhau ở núi Khâu Vai này, chỉ một ngày duy nhất là 27/3 âm lịch. Ngưỡng mộ tình yêu thủy chung, son sắt của Chàng Ba và Nàng Út, dân làng đã dựng hai ngôi Miếu thờ: Miếu Ông và Miếu Bà. Hằng năm, vào các ngày mùng 2 tết, mùng 2/2 âm lịch và mùng 2/8 âm lịch, dân làng Khâu Vai, mỗi nhà một mâm cỗ dâng lên Miếu Ông, Miếu Bà để tỏ lòng tôn kính và giáo dục con cháu sống có nghĩa, có tình, không gây hận thù với nhau. 11
  12. Ngoài “Chợ Tình” thì văn hóa các dân tộc cũng có những quan niệm, thói quen sinh hoạt văn hóa tinh thần khá rõ nét. Người Mông có các hình thức sinh hoạt văn hóa như: Đánh quay, múa khèn, thổi sáo, kèn lá, có nhiều bài hát, chuyện cổ tích ca ngợi tình yêu nam nữ, yêu thiên nhiên đất nước; người Giáy có lễ hội mở trống để cầu xin may mắn cho gia đình trong cả năm; người Dao có kho tàng câu chuyện thần thoại, cổ tích, truyện thơ, truyện bành tổ, phản ánh thế giới quan, đời sống và cuộc di cư đầy vất vả. Ngày nay, một số hoạt động văn hóa không chỉ diễn ra trong dịp lễ, tết mà còn được thể hiện ở những buổi chợ phiên mà người ta gọi là “văn hóa chợ” được tổ chức hàng tuần, góp phần làm phong phú thêm những nét văn hóa nghệ thuật của địa phương và thu hút khách du lịch đến với Khâu Vai với điểm du lịch quần thể Mê cung đá, Cầu tình yêu, một sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tín ngưỡng của dân tộc Mông và các dân tộc khác ở Khâu Vai là “vạn vật hữu linh” và thờ cúng tổ tiên. Nguồn gốc các dân tộc nơi đây vốn không theo một tôn giáo nào. Sự truyền đạo, học và theo đạo của một số người dân tộc thiểu số là trái phép, trái phong tục, tập quán, hủy hoại truyền thống văn hóa tốt đẹp đã tồn tại hàng ngàn năm của các dân tộc. Với công cuộc đổi mới được Đảng khởi sướng và lãnh đạo, Đảng bộ và nhân dân Khâu Vai đã khẩn trương tiếp cận, tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản suất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của 12
  13. nhân dân. Qua đó, nhiều dịch vụ cơ bản như điện lưới quốc gia, hệ thống đường giao thông từ trung tâm xã đến huyện và từ xã đến các thôn. Hệ thống trường học mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trạm y tế được kiên cố hóa; hoạt động thông tin, bưu điện, đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin học tập và sinh hoạt của người dân. Các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng Nông thôn mới đã được thực hiện. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Khâu Vai đã và đang phấn đấu nhằm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh, tích cực bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của địa phương; sẵn sàng đấu tranh gạt bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan... từng bước xây dựng xã Khâu Vai trở thành điểm du lịch hấp dẫn, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê Khâu Vai ngày càng giàu mạnh. 3. Nhân dân các dân tộc xã Khâu Vai thời kỳ trước năm 1961 "Khau Vai" gọi theo tiếng Tày, Nùng có nghĩa là "đèo gai", trước đây vốn được đặt theo tên bản Khau Vai, nơi có chợ tình Khau Vai (Thuộc xã Niêm Sơn). Tuy nhiên, để cho dễ đọc theo tiếng phổ thông nên sau gọi là "Khâu Vai". Trước đây, cùng với Niêm Sơn, Tát Ngà, Khâu Vai thuộc tổng Đông Quan, châu Bình Nguyên, phủ Tương Yên, tỉnh Tuyên Quang; sau đó thuộc về châu Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), triều đình Nhà Nguyễn chia Châu Bảo Lạc thành 2 huyện: Để 13
  14. Định và Vĩnh Điện; Khâu Vai thuộc tổng Đông Quan huyện Để Định (gồm khu vực Bảo Lâm, Mèo Vạc, một phần Yên Minh ngày nay) Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì Khâu Vai vẫn là vùng đất thuộc địa giới hành chính của xã Niêm Sơn, thuộc tổng Quang Mậu, đại lý Đồng Văn, sau thuộc Châu Đồng Văn. Sau khi đánh chiếm được địa bàn Hà Giang, thực dân Pháp đặt ách thống trị và đô hộ hết sức nặng nề. Nhân dân các dân tộc xã Khâu Vai (lúc này thuộc Niêm Sơn) cũng như nhân dân các địa phương khác trên địa bàn tỉnh cùng chịu cảnh cơ cực, lầm than, chịu sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp mà trực tiếp là bọn chánh tổng, phó chánh tổng và bộ máy giúp việc gồm: Xã đoàn; lý trưởng, phó lý, thêm nữa người dân còn bị bọn thầy mo, thầy cúng lừa bịp, hà hiếp, bóc lột. Về chính trị, chúng dùng người địa phương để cai trị nhằm chia rẽ nội bộ, phân hóa giàu nghèo; tầng lớp tổng giáp, mã phài, chánh tổng, lý trưởng, kỳ mục là công cụ bóc lột người dân. Chúng còn dựng lên những chuyện hoang đường, phân biệt dòng họ gây nên những thù hằn căng thẳng để chia rẽ đoàn kết các dân tộc. Về quân sự, chúng tăng cường bắt lính, lùng sục đến tận các thôn bản vùng sâu, vùng xa, ngõ hẻm để kiểm tra, giám sát và ngăn chặn đồng bào ta không cho tụ tập đông người nhằm chống lại chúng. Song song với thủ đoạn thâm độc trên, thực dân Pháp và địa chủ tay sai ra sức vơ vét bóc lột về kinh tế, 14
  15. chúng khai thác tài nguyên, tất cả những sản phẩm có giá trị kinh tế, các loại gỗ quý. Chúng bắt nhân dân đi làm phu đường, xây đồn, đắp lũy ở bất cứ nơi nào đem lại kinh tế cho chúng và những nơi có lợi cho mục đích quân sự. Người đi phu phải lao động trong điều kiện đói khổ, ốm đau không có thuốc men điều trị, đã có rất nhiều người chết vì bệnh tật, tai nạn và bị đánh đập, tra tấn, tù đày... Thời kỳ này, dân cư vùng Khâu Vai sinh sống còn thưa thớt, truyền thống văn hóa dân tộc bị lợi dụng xuyên tạc để phục vụ mục đích cai trị của chúng. Nhiều loại hình văn hóa bị mai một, không được bảo tồn. Chúng dung túng thầy mo, thầy cúng lợi dụng mê tín dị đoan để bóc lột tiền của, gieo rắc trong nhân dân lầm tưởng rằng nghèo khổ tại số, ốm đau tại thánh vật, ma làm… Các hủ tục lạc hậu bị chúng khuyến khích phát triển; nạn rượu chè, trộm cắp, nghiện thuốc phiện tràn lan khắp các làng, xã. Vì vậy, đời sống nhân dân Khâu Vai hết sức khó khăn, khổ cực, bị đàn áp về chính trị, đói khổ về kinh tế, tối tăm về văn hóa tinh thần. Đồng bào các dân tộc nơi đây rất căm ghét bọn thống trị, sẵn sàng vùng dậy đấu tranh làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của kẻ thù và bè lũ tay sai, tìm lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Đây là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với sự 15
  16. phát triển của cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn mới - có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản với vận dụng sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tạo nên các phong trào cách mạng sôi nổi, rộng khắp trên phạm vi cả nước mà đỉnh cao là phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh (1930 – 1931), phong trào vận động dân chủ (1936 – 1939) và lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi tháng Tám năm 1945. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt cho toàn thể quốc dân, đồng bào đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với thế giới việc khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hòa chung với niềm vui của nhân dân trên phạm vi cả nước, nhân dân các dân tộc xã Khâu Vai phấn khởi, vui mừng được sống trong bầu không khí của độc lập, tự do và hạnh phúc. Từ đây nhân dân các dân tộc nơi đây biết đến sự lãnh đạo của Đảng, nguyện phát huy tinh thần đại đoàn kết, kiên trì đấu tranh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ cùng nhân dân cả nước xóa bỏ những tàn dư do chế độ thực dân phong kiến để lại, bắt tay vào xây dựng chế độ mới, hăng say lao động sản xuất, tích cực thực hiện các nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp. Hưởng ứng Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25/11/1945) của Đảng, lời kêu gọi tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm và xóa mù chữ của Chủ tịch Hồ Chí 16
  17. Minh, nhân dân trong khu vực Khâu Vai đã tích cực tăng gia sản xuất để cứu đói và ủng hộ kháng chiến. Đồng thời, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh phong trào “Chống giặc dốt”; nhiều người dân trên địa bàn tham gia sôi nổi và tích cực tìm hiểu về các phong trào của Việt Minh. Do đó, mọi người cùng nhận thức rõ trách nhiệm cá nhân trước vận mệnh của đất nước, tạo sự đoàn kết thống nhất để chống kẻ thù xâm lược. Trong giai đoạn này, địa bàn Khâu Vai chưa có chính quyền cách mạng, đến cuối năm 1949 Ủy ban hành chính lâm thời xã Niêm Sơn được thành lập1; đồng thời dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Hà Giang, của Chi bộ Đảng khu Yên Minh, nhân dân Khâu Vai khắc phục điều kiện còn rất nhiều khó khăn, theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ, đồng bào đã nỗ lực chi viện cho mặt trận, các gia đình đã động viên thanh niên lên đường ra tiền tuyến chiến đấu và phục vụ chiến trường như: nhân dân tham gia dân quân du kích địa phương đấu tranh ngăn chặn hoạt động phá hoại của thực dân Pháp như: phối hợp với dân quân các xã tiêu diệt gián điệp Pháp nhảy dù xuống Mèo Vạc ngày 3/7/1952, tham gia và phối hợp với bộ đội trong chiến dịch tiễu phỉ “Đông – Tây tập đoàn” năm 1952, tuyên truyền, vận động người dân làm thất bại các hoạt động rải truyền đơn, chống phá, kích động chia rẽ dân tộc.. 1 Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944 – 1975) tập 1, tr 50 17
  18. Ngày 07/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, ngày 20/7/1954 thực dân Pháp buộc phải ký vào Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình trên toàn cõi Đông Dương. Từ đây, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi đã đạt được, nhân dân vùng Khâu Vai càng thêm tin tưởng, phấn khởi vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Bước vào thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới, bên cạnh những thuận lợi, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đồng Văn, nhân dân khu vực Khâu Vai cùng nhân dân các dân tộc trên địa bàn Niêm Sơn đã tích cực lao động sản xuất, đẩy mạnh thực hiện các phong trào phòng chống đói, phòng chống rét và dịch bệnh. Các phong trào đoàn kết, tương thân tương trợ giúp đỡ lẫn nhau về vốn, giống, nông cụ và phong trào thành lập tổ đổi công đã được tích cực triển khai. Tuy nhiên, lúc này chế độ thổ ty phong kiến chưa bị đánh đổ hoàn toàn, lợi dụng địa hình khó khăn các phần tử phản cách mạng vẫn lẩn trốn, tìm cơ hội hoạt động, chúng thường xuyên câu kết với nhau, kích động, phá hoại sản xuất, gây chia rẽ các dân tộc. Cuối năm 1959, bất mãn do việc bị mất quyền lợi nên các thế lực phản động đã gây bạo loạn tại khu vực Lũng Pù, Khâu Vai với vai trò trực tiếp của thổ ty Dương Nỏ Sình. Trước tình hình diễn biến phức tạp, Khu ủy Việt Bắc đã điều các đơn vị vũ trang phối hợp 18
  19. với dân quân địa phương tổ chức các chiến dịch phản công, tiêu diệt thổ phỉ, đồng thời vận động nhân dân không để phần tử xấu, kích động lôi kéo. Đến đầu năm 1960, chiến dịch tiễn phỉ ở Đồng Văn giành được thắng lợi, các vụ bạo loạn cơ bản bị dập tắt, còn một số tên tướng phỉ ngoan cố lẩn trốn trong rừng sâu, hang đá sau đó cũng lần lượt phải ra hàng hoặc bị bắt. Tình hình trên cao nguyên Đồng Văn trở lại bình yên, nhân dân Đồng Văn và vùng Khâu Vai yên tâm lao động sản xuất. Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), trong đó xác định: Làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc đa số. Kế hoạch nhằm mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho kinh tế ở miền Bắc trở thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được triển khai thực hiện. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ III (Vòng 2), được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện Đồng Văn, chi bộ Niêm Sơn đã tập trung lãnh đạo nhân dân xây dựng quan hệ sản xuất mới, củng cố và phát triển tổ đổi công chuẩn bị tiến tới thành lập Hợp tác xã nông nghiệp. Phát triển văn hóa – xã hội, giữ gìn an ninh trật tự vùng biên giới; tích cực hưởng ứng cuộc vận động chỉnh đốn Đảng của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành 19
  20. Trung ương với phương châm "Chỉnh huấn tốt, công tác tốt, sản xuất tốt", từng bước nâng cao nhận thức, giác ngộ cách mạng cho đảng viên, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng CNXH, chi viện cho cách mạng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Có thể khẳng định, với tinh thần đoàn kết một lòng, ý chí kiên cường trong lao động sản xuất; mưu trí, gan dạ trong đấu tranh chống lại các thế lực và giặc ngoại xâm trong ngàn năm lịch sử của dân tộc. Nhân dân Khâu Vai trước 1961 luôn hưởng ứng tích cực các hoạt động do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo; nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh lao động sản xuất, tham gia các nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp, cải tạo xã hội chủ nghĩa. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2