intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống cách mạng xã Pà Vầy Sủ; chi bộ đảng xã Pà Vầy Sủ được thành lập, lãnh đạo nhân dân trong xã đẩy mạnh sản xuất, tích cực góp phần chi viện cho tiền tuyến đánh Mỹ, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (1962 - 1975). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN XÍN MẦN BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ PÀ VẦY SỦ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ PÀ VẦY SỦ (1962 - 2015) 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Pà Vầy Sủ là xã vùng cao biên giới, đặc biệt khó khăn nằm ở phía Tây Bắc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhân dân các dân tộc xã Pà Vầy Sủ luôn phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường, anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Pà Vầy Sủ luôn đoàn kết, vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, góp phần cùng nhân dân trong tỉnh và cả nước viết nên trang sử oanh liệt trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986 đến nay, Chi bộ xã tiếp tục lãnh đạo nhân dân xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chủ động nắm bắt thời cơ, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương, qua đó đạt được nhiều thành tích quan trọng. Năm 1995, Chi bộ được nâng lên thành Đảng bộ, tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối đổi mới, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển; thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được giữ vững; công tác xây 2
  3. dựng Đảng được tiến hành thường xuyên, hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố và kiện toàn. Để ghi lại những mốc son của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong chặng đường đã qua, thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư và Kế hoạch số 342-KH/TU ngày 02/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về “thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”; Kế hoạch số 168- KH/HU, ngày 24/8/2018 của Ban Thường vụ Huyện ủy Xín Mần, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Pà Vầy Sủ quyết định tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015)”. Nội dung cuốn sách ghi lại chặng đường lịch sử vẻ vang, những thành tích đạt được trong lao động, sản xuất và chiến đấu của nhân dân các dân tộc xã Pà Vầy Sủ; thể hiện sự tri ân đến các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, các đồng chí thương, bệnh binh cùng các thế hệ cán bộ xã qua từng thời kỳ đã hết lòng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương. Cuốn sách cũng là tài liệu quan trọng trong công tác giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ trên địa bàn huyện Xín Mần nói chung và xã Pà Vầy Sủ nói riêng. Trong quá trình sưu tầm, biên soạn, Ban Chấp hành Đảng bộ xã nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực 3
  4. tiếp của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Xín Mần, sự đóng góp công sức của các đồng chí cán bộ chủ chốt từng có nhiều năm gắn bó với phong trào cách mạng của địa phương, sự góp ý của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do tài liệu lưu trữ qua thời gian bị thất lạc, các nhân chứng lịch sử không còn nhiều nên cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Ban Chấp hành Đảng bộ xã rất mong nhận được những ý kiến tham gia đóng góp của bạn đọc để khi tái bản, cuốn sách được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Tháng …. năm 2020 T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ BÍ THƯ Thèn Văn Tính 4
  5. Chương I KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG XÃ PÀ VẦY SỦ 1. Điều kiện tự nhiên Pà Vầy Sủ là xã biên giới, vùng cao núi đá, đặc biệt khó khăn của huyện Xín Mần, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 18 km về phía Tây Bắc, có chiều dài đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc là 15,21 km, gồm 23 cột mốc, từ cột mốc 172 đến cột mốc 185+500. Phía đông giáp xã Chí Cà, phía Nam giáp xã Nàn Ma và một phần của xã Lủng Cải (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai); phía tây giáp xã Lùng Sui (huyện Xi Ma Cai – Lào Cai), phía Bắc tiếp giáp với Trấn Chín Sang – Trung Quốc. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 2.518,92 ha; trong đó diện tích đất nông, lâm nghiệp 1.036,5 ha, đất phi nông nghiệp 1.075,62 ha, đất chưa sử dụng 406,8 ha. Địa hình của xã Pà Vầy Sủ khá phức tạp, nằm trọn trên dãy Hoàng Vần Thùng với những dãy núi đồi liên tiếp bao bọc như những lá chắn thép khổng lồ, có độ cao trung bình trên 1.200 mét so với mực nước biển (trong đó có 2 điểm cao nhất, điểm cao 1.326 mét tại thôn Thào Chứ Ván và điểm cao 1.226 mét). Các sườn núi có độ dốc lớn, trung bình từ 200 trở lên, chủ yếu là núi đá vôi. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích trong xã, ngày nay được khai thác trở thành những vùng đất trồng thảo quả, 5
  6. ấu tẩu cho thu nhập cao của nhân dân trong xã. Đây là một trong những tiềm năng, thế mạnh của xã trong phát triển ngành nông nghiệp. Là vùng đất có độ dốc lớn, khan hiếm về nguồn nước, đại đa số các thôn bản thiếu nước sinh hoạt và sản xuất về mùa khô, mùa mưa chỉ tranh thủ được ít thời gian để tích trữ nước sinh hoạt tại các mạch nước nhỏ ở các khe núi. Khí hậu Pà Vầy Sủ chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa đông bắc, nên xã có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh – hanh, khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ cao nhất là 300C, nhiệt độ thấp nhất trong năm có lúc xuống tới âm 10C. Lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 1.800mm, đã tạo nên thảm thực vật phong phú. Từ xa xưa, vùng đất Pà Vầy Sủ chủ yếu là rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý, nhiều loại thảo dược quý hiếm và chim muông, động vật hoang dã như: Hổ, báo, gấu, lợn rừng, hươu, nai... Song do con người khai thác, săn bắn, chưa có ý thức bảo vệ, nên rừng tự nhiên bị cạn kiệt, các loại gỗ quý và động vật hoang dã không còn đa dạng như trước. Hiện nay rừng nguyên sinh không còn nhiều, chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng. Đất rừng của xã chủ yếu núi đất cao, xen lẫn đá, cát nên dễ bị rửa trôi, sạt lở khi trời mưa. Ngày nay, nhân dân các dân tộc Pà Vầy Sủ đang nỗ lực trồng cây, gây rừng để tìm lại và phát huy lợi thế của tài nguyên rừng, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. 6
  7. Về giao thông, trước năm 1962 hệ thống giao thông trên địa bàn xã chủ yếu là đường mòn đi bộ cho người và ngựa. Ngày nay, được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, ngoài chục đường lưu thông chủ đạo từ xã về huyện là tuyến đường liên xã cơ bản được cứng hóa, các tuyến từ xã đến các thôn được mở rộng cho xe ô tô đến trung tâm thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân trong xã. Tuy nhiên, là một xã có địa hình phức tạp, đồi núi dốc, bị chia cắt bởi nhiều khe núi, nên đã hạn chế đến phát triển hệ thống giao thông, đi lại và sinh hoạt; đồng thời cũng là một trong những nhân tố kìm hãm quá trình trao đổi hàng hóa và sự phát triển kinh tế của địa phương. Hàng năm, đến mùa mưa lũ, gây sạt lở, sói mòn, làm ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Để khắc phục những khó khăn, trở ngại về điều kiện tự nhiên, đồng bào các dân tộc nơi đây đã biết tận dụng và khai thác những mặt thuận lợi của tự nhiên, như tận dụng các nguồn nước từ các khe suối nhỏ để làm thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Bên cạnh đó, nhân dân các dân tộc trong xã cũng đã có sự điều chỉnh mùa vụ thích hợp với điều kiện thời tiết trong năm. Tất cả những điều kiện tự nhiên đó đã tạo ra những khó khăn, thử thách không nhỏ trên con đường phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng an 7
  8. ninh của xã. Điều này, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Pà Vầy Sủ cần phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc khắc phục những khó khăn, trở ngại của tự nhiên, đồng thời tìm ra một hướng phát triển thích hợp cho riêng mình. 2. Kinh tế, xã hội và con người xã Pà Vầy Sủ Pà Vầy Sủ là mảnh đất vốn có truyền thống lịch sử lâu đời. Trong chặng đường dài lịch sử của thời dựng nước, vùng đất này là một phần của Châu Vị Xuyên thuộc trấn Tuyên Quang của Nhà nước Đại Việt, vào năm Minh Mệnh thứ 16 (1821) thời nhà Nguyễn, châu Vị Xuyên được chia thành 2 huyện: Huyện Vị Xuyên thuộc phủ Tương Yên, huyện Vĩnh Tuy thuộc phủ Yên Bình. Dưới thời pháp thuộc, Pà Vầy Sủ nằm trong tổng Xín Mần1 thuộc Đại lý Hoàng Thu Bì (Hoàng Su Phì), Châu Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang2, về sau huyện Vị Xuyên được chia thành 02 huyện: huyện Vị Xuyên và huyện Hoàng Su Phì; thời kỳ này, vùng Pà Vầy Sủ thuộc xã Chí Cà, huyện Hoàng Su Phì. Đến năm 1962, Pà Vầy Sủ được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Chí Cà theo Quyết định số 50-CP, ngày 30/4/1962 của Hội đồng Chính phủ. Tiếp đó, ngày 01/4/1965, huyện Hoàng Su Phì được chia thành hai huyện: Hoàng Su Phì và Xín 1 Là một trong hai tổng của Đại lý Hoàng Thu Bì (Hoàng Su Phì), gồm các tổng, xã: Tổng Tụ Nhân, có: Bản Luốc, Ho Tao; Trung Thịnh, Tụ Nhân. Tổng Xín Mần (Thành Môn), có: Hữu Yên và Man Mây 2 Tỉnh Hà Giang được thành lập vào ngày 20 tháng 08 năm 1891. 8
  9. Mần3; kể từ đây, Pà Vầy Sủ là một trong 19 xã, thị trấn của huyện Xín Mần. Năm 1981, thực hiện quyết định số 185-CP của Hội đồng Bộ trưởng, xã Pà Vầy Sủ được sát nhập vào xã Cốc Pài và lấy tên xã là Pà Vầy Sủ; tiếp đó đến năm 1994, theo nghị định số 112-CP của Chính Phủ, xã Pà Vầy Sủ tiếp tục được chia tách thành 2 xã: Cốc Pài và Pà Vầy Sủ4. Năm 2015, xã Pà Vầy Sủ có 07 thôn bản, với 6 dân tộc anh em cùng sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mông, chiếm trên 98%, còn lại là các dân tộc khác. Theo số liệu thống kê của Chi Cục Thống kê huyện Xín Mần, tính đến năm 2015, xã Pà Vầy Sủ có 1.929 khẩu. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, trong quá trình lao động và sáng tạo, chinh phục tự nhiên không mệt mỏi, con người nơi đây đã tạo dựng cho mình một thế ứng xử với tự nhiên để tồn tại và không ngừng phát triển. Về sản xuất nông nghiệp, xã có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, đảm bảo trồng được các loại nông sản như ngô, khoai, sắn, ý dỹ, tam giác mạch, đậu tương... Ngoài gieo trồng cây lương, thực trên địa bàn xã còn trồng được cây Thảo quả - loại dược liệu được thị trường trong và ngoài xã biết đến, là một trong những thế mạnh của xã trong việc phát triển kinh tế. 3 Theo Quyết định số 49/CP ngày 01/4/1965 của Hội đồng Chính phủ. 4 Tại thời điểm này, xã Pà Vầy Sủ có diện tích tự nhiên là 2.518,92 ha, với 1.179 nhân khẩu. 9
  10. Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp: nhìn chung chưa phát triển, chủ yếu là một số ngành, nghề truyền thống như rèn, đúc nông cụ sản xuất cầm tay, dệt vải lanh, thổ cẩm… Về chăn nuôi: trên địa bàn xã chủ yếu là phát triển đàn trâu, bò, dê và lợn để lấy thịt, sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Ngoài ra còn phát triển chăn nuôi các vật nuôi phổ biến như gà, vịt, ngan, ong mật rừng và một số vật nuôi khác. Với đặc thù là một xã thuộc vùng cao núi đá, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Song, Pà Vầy Sủ là mảnh đất có những lối mở, đường mòn biên giới (chợ lối mở mốc 172 – Ma Lỳ Sán), là điều kiện thông thương với các trấn nước bạn Trung Quốc. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn xã có đời sống văn hóa tương đối phong phú, đoàn kết, thống nhất trong một cộng đồng; sau mỗi mùa vụ, đồng bào nơi đây thường tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và các trò chơi dân gian như: đánh yến, đánh sảng, múa khèn, múa gậy đồng xu; lễ cúng rừng... Ngoài ra, còn có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống mang tính tập thể hoặc cũng có nhiều yếu tố truyền thống đặc sắc mà đến nay vì nhiều lý do tác động đã bị mai một. Ngày nay, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, cùng với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân xã Pà Vầy Sủ đã không ngừng được nâng lên. Việc thực hiện các phong trào văn hóa, gia đình văn hóa đã 10
  11. đạt được những kết quả nhất định, nếp sống văn hóa mới mỗi ngày được xây dựng vững chắc. Đồng thời, đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi, tiềm năng, lợi thế của địa phương đối với phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ trong những năm tới. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, dưới chế độ phong kiến nửa thuộc địa của thực dân Pháp, chúng thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị bằng cách chia rẽ các dòng họ, thu thuế nặng, khai thác, cướp bóc tài nguyên, kìm hãm sự phát triển kinh tế, trên địa bàn xã chỉ độc canh cây ngô; cả xã không có cửa hàng, cửa hiệu. Gia đình nào có khá lắm cũng chỉ nuôi được năm, bảy con gà, hoặc một con lợn (do không có lương thực để chăn nuôi). Với chính sách khai thác thuộc địa theo kiểu chủ nghĩa thực dân, thực dân Pháp không khuyến khích phát triển sản xuất mà duy trì phương thức sản xuất nhỏ, lạc hậu theo lối truyền thống, đồng thời chúng thực hiện chế độ thu thuế một cách nghiêm ngặt, có nhiều loại thuế như thuế đinh (thu vào đầu người), thuế điền (thu theo diện tích đất canh tác của mỗi hộ gia đình), mức đóng thuế từ 0,2 đồng đến 2 đồng tiền pháp (Frang), ngoài ra còn bắt lao động công ích tới 1/3 thời gian trong năm (10 ngày công/tháng/xuất đinh). Nếu người nông dân không chịu thực hiện theo sẽ bị đánh đập, trừng phạt dã man, bị tịch thu tài sản hoặc đến ở làm không công cho bọn địa chủ, chánh tổng và lý trưởng. Giai đoạn này, tuy sản phẩm hàng hoá từ rừng 11
  12. rất sẵn có, song người dân lại không được tự do thu hái mang đi trao đổi, vì ở đâu bọn thống trị cũng đặt đồn, bốt canh, kiểm soát để thu thuế và sát phạt nhân dân. Do vậy, kinh tế của nhân dân trong xã cực kỳ thiếu thốn. Ruộng nương canh tác ngô, lúa thì ít mà phải nộp tô, thuế cao, nếu nhận đất làm thuê cho địa chủ thì cũng phải nộp tô, thuế cao. Người dân chỉ còn cách duy nhất là đi làm thuê, làm mướn qua ngày cho địa chủ. Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nạn đói xảy ra triền miên, phải ăn khoai, ăn sắn hoặc lên rừng đào củ mài, củ đao để sống qua ngày. Về văn hoá - xã hội, thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân. Trên địa bàn xã không có trường học, 100% người dân mù chữ. Khi người dân đã không biết chữ thì mọi thông tin, mọi việc chỉ truyền lại cho nhau bằng miệng. Do vậy rất dễ cho quan lại cai trị, vì chúng nói sao dân phải nghe vậy. Chúng không quan tâm, chăm lo phát triển văn hóa tinh thần cho nhân dân mà ngược lại, chúng khuyến khích duy trì và củng cố các hủ tục lạc hậu như: mê tín dị đoan, tảo hôn, ép buộc hôn nhân; phân biệt giữa nam và nữ rất nặng nề. Chúng cũng không xây dựng trạm xá, khi trong nhà có người ốm thì chữa bằng kinh nghiệm dân gian (thuốc nam), nếu bệnh không khỏi thì nhờ vào thầy cúng, thầy mo. Trong nhà không có lễ vật để cúng thì phải đi cầm cố, vay lãi nặng của nhà giàu. Những người tin vào cúng có khi vẫn qua đời, tiền mất, nợ nần, nỗi khổ sở đổ vào đầu người sống 12
  13. gánh chịu. Do đó, thời kỳ này trên địa bàn xã dịch bệnh xảy ra thường xuyên như: Sốt rét, dịch tả…, trường hợp người dân chết do bệnh tật rất phổ biến. Cùng với đó, lợi dụng trình độ dân trí thấp, bệnh dịch thường xuyên hoành hành nên bọn chúng đã ra sức tuyên truyền, lừa bịp, gieo rắc tư tưởng mê tín dị đoan để người dân an phận với sự nghèo khổ, không dám đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột và ra sức thao túng, khuyến khích các tệ nạn xã hội phát triển như: nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, trộm cắp… làm cho đời sống nhân dân ngày càng cực khổ, tình hình trật tự xã hội mất ổn định. Để tinh thần đoàn kết các dân tộc giảm xuống, chúng tìm mọi cách khoét sâu vào những xích mích, mâu thuẫn giữa các dòng họ, dựng lên các câu chuyện hoang đường, mê tín dị đoan, gieo rắc tư tưởng phân biệt kì thị giữa các dòng họ, phân biệt giàu nghèo để gây hận thù mất đoàn kết… để nhân dân quên mất kẻ thù chính của mình là bọn thực dân cướp nước và bọn phong kiến tay sai bán nước. Điểm qua tình hình về đời sống kinh tế, xã hội thời kỳ trước cách mạng tháng tám năm 1945 ở xã Pà Vầy Sủ, huyện Hoàng Su Phì dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, ta thấy: Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, cuộc sống của người dân xã Pà Vầy Sủ rất khổ cực, thiếu đói, dân trí thấp, nhiều tệ nạn xã hội; sự phân cực trong xã hội giữa người nghèo và người giàu khoảng cách rất xa, sự phân biệt đẳng cấp 13
  14. rất rõ nét. Phương pháp điều hành của bộ máy cai trị đối với người dân là roi vọt, là áp bức; đối với cấp trên là tiền đút lót và nịnh bợ, khúm núm. Đây thực sự là một xã hội bất công. Trong suốt những năm sống dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc huyện Hoàng Su Phì luôn nêu cao truyền thống cách mạng, đấu tranh kiên cường, không cam chịu cuộc sống nô lệ. Nhiều cuộc đấu tranh cách mạng đã nổ ra trên địa bàn huyện, tuy chưa đạt được nhiều kết quả nhưng các cuộc đấu tranh đó đã có ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân trên địa bàn. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đất nước ta bước sang một kỷ nguyên mới, độc lập dân tộc, dân chủ và đi lên chủ nghĩa xã hội. Song, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời còn non trẻ, đã phải đương đầu với những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Những tàn dư xã hội cũ, hậu quả của gần một thế kỷ dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến trở thành một thách thức đối với dân tộc ta. Nạn đói, nạn mù chữ, thiên tai, địch họa là những khó khăn thử thách rất nghiêm trọng. Ngày 23 tháng 09 năm 1945 thực dân Pháp gây chiến tại Sài Gòn – Chợ Lớn mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. 14
  15. Tại Hà Giang, ngày 29/8/1945, quân Nhật rút khỏi tỉnh thì đến chiều 30/8/1945, quân đội Tưởng từ Trung Quốc kéo vào Bản Máy, Xín Mần, Khuôn Lùng... Đi đến đâu, chúng đòi được cung cấp lương thực, thực phẩm, sục sạo vào các thôn, bản cướp bóc, hăm dọa đồng bào, tung đồng tiền Quan kim mất giá trị ra thị trường hòng phá hoại nền kinh tế, tài chính của ta. Bên cạnh đó, quân Tưởng còn lập ra tổ chức “Nam Dương Hoa kiều hiệp hội”, âm mưu chống phá, lật đổ chính quyền cách mạng. Cùng với quân Tưởng, bọn Quốc dân đảng cũng ráo riết hoạt động gây nên lòng căm thù cao độ trong nhân dân các dân tộc trong huyện nói chung và vùng Pà Vầy Sủ nói riêng. Ngày 5/11/1945, huyện lỵ Bắc Quang được giải phóng. Thắng lợi này đã tác động mạnh mẽ tới nhân dân các dân tộc trong vùng Pà Vầy Sủ, đã tạo thêm niềm phấn khởi, với một ý chí giành độc lập, tự do; đồng thời làm cho mâu thuẫn giữa thổ ty, cường hào địa phương với tàn quân Quốc dân Đảng ngày càng thêm sâu sắc. Chớp được thời cơ, ta đưa 2 tiểu đội từ Bắc Quang tiến vào giải phóng Hoàng Su Phì. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, căng thẳng và không cân sức giữa một bên là quân ta với vũ khí thô sơ và không đầy đủ với một bên là bọn Quốc dân đảng có lực lượng đông với nhiều vũ khí lại dựa vào bọn phản động tay sai. Nhưng với lòng dũng cảm, kiên cường, quân ta đã chiến đấu đến cùng, đồng thời ta vừa tiếp tục tổ chức bao vây địch, vừa động 15
  16. viên thuyết phục, tuyên truyền giác ngộ đồng bào theo cách mạng. Nhân dân phấn khởi ủng hộ bộ đội lương thực, thực phẩm… Địch bị cô lập cao độ, đêm 12/11/1945, chúng bỏ chạy sang Trung Quốc. Ngày 13/11/1945, ta làm chủ huyện lỵ Hoàng Su Phì. Ngày 15/11/1945, nhân dân Hoàng Su Phì họp mít tinh chào mừng quê hương được giải phóng. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên bầu trời huyện Hoàng Su Phì. Nhân dân các dân tộc ở Hoàng Su Phì, trong đó có Pà Vầy Sủ, bắt đầu làm chủ cuộc sống của mình. Tiếp đó, ngày 8/12/1945, thị xã Hà Giang được giải phóng, ngày 25/12/1945, nhân dân các dân tộc Thị xã Hà Giang và Đại biểu các địa phương vui mừng, phấn khởi mít tinh chào mừng Ủy ban hành chính lâm thời của tỉnh được thành lập, do đồng chí Thanh Phong làm Chủ tịch. Cùng với việc thành lập UBHC lâm thời của tỉnh, cùng ngày xứ ủy Bắc Kỳ ký quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Giang, đồng chí Hồng Quân được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời. Có thể nói, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu mốc kết thúc giai đoạn đấu tranh giành chính quyền trong phạm vi toàn tỉnh. Ngày 6/01/1946, thi hành chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc ở Pà Vầy Sủ vui mừng phấn khởi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với cuộc 16
  17. bầu cử này, nhân dân các dân tộc Pà Vầy Sủ thực sự được hưởng quyền dân chủ, tự mình góp phần xây dựng chính quyền nhân dân. Sau hiệp ước Hoa - Pháp (được ký kết vào ngày 28/02/1946), tháng 3/1946, Pháp đưa quân ra Bắc, để tranh thủ thời gian hoà hoãn xây dựng lực lượng. Trung ương Đảng và Chính phủ ta đã ký hiệp định sơ bộ vào ngày 06/03/1946 và bản tạm ước vào ngày 14/09/1946. Nhưng với bản chất phản động, hiếu chiến, thực dân Pháp ngang nhiên vi phạm Hiệp định và Tạm ước, chúng tiếp tục mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta, ngày 20/11/1946, chúng nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, cho quân đổ bộ vào Đà Nẵng. Ngày 17 và 18/12/1946 chúng gây ra nhiều vụ khiêu khích ở Hà Nội, ra tối hậu thư đòi tước khí giới lực lượng vũ trang của ta. Khả năng đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ Pháp đã chấm dứt. Trước tình hình trên, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ngày 22/12/1946, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” nêu rõ mục đích cuộc kháng chiến của ta là giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Đường lối chung chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến là: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Đáp lời kêu gọi của Bác, thực hiện chỉ thị của Trung ương, tiếng súng kháng chiến đã vang lên ở mọi nơi. Bác Hồ cùng 17
  18. các cơ quan Trung ương, các cơ sở kháng chiến rời Hà Nội về các vùng chiến khu để tiếp tục chỉ đạo toàn dân kháng chiến. Ở Hà Giang, Đảng bộ tỉnh tập trung vào kiện toàn bộ máy lãnh đạo, thành lập Ủy ban hành chính tỉnh Hà Giang và một số cơ quan giúp việc cho cấp ủy và chính quyền. Đảng bộ tỉnh còn tích cực xúc tiến việc thành lập các tổ chức cơ sở đảng, tăng cường cán bộ, đảng viên nòng cốt cho các huyện của tỉnh, chú trọng tới công tác xây dựng và phát triển đảng trong quần chúng, chuẩn bị lực lượng để kháng chiến lâu dài. Đặc biệt, để kịp thời lãnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa tiễu trừ bọn thổ phỉ đang hoạt động mạnh ở khu vực phía Tây của Tỉnh, ngày 16/5/1947, Tỉnh ủy Hà Giang đã ra quyết định thành lập chi bộ cơ quan huyện Hoàng Su Phì và chỉ định đồng chí Lê Minh Cầm (tức Mai Anh) làm Bí thư Chi bộ. Đầu tháng 12/1947, với sự giúp đỡ của thực dân Pháp, bọn thổ phỉ lại tiếp tục quay lại chống phá vùng Xín Mần, trong đó có vùng Pà Vầy Sủ. Ngày 15/12/1947, Voòng Sán, Mùi Lao Tả được Pháp giúp sức với hỏa lực mạnh cùng với 400 quân đánh chiếm đồn Cốc Pài. Sau 36 giờ chống trả quyết liệt, song do lực lượng của ta quá mỏng, cả trung đội do đồng chí Nguyễn Thơ chỉ huy đã anh dũng hy sinh, bọn phỉ chiếm lại đồn Cốc Pài, từ đó chúng đánh chiếm tiếp đồn Xín Mần, Bản Máy. Lúc này, lực lượng của ta chuyển 18
  19. về đóng tại Bản Díu và Chiến Phố để chặn đường tiến của địch về Hoàng Su Phì. Tại đây, lợi dụng địa hình phức tạp, với tinh thần quyết tâm trong chiến đấu bằng nhiều trận đánh lớn nhỏ, quân dân vùng Xín Mần, trong đó có quân dân xã Pà Vầy Sủ đoàn kết, tổ chức đánh trả nhiều trận trên đất Cốc Pài, Chế Là, Tả Nhìu, Bản Díu, Trung Thịnh, Pà Vầy Sủ v.v., góp phần tiêu hao nhiều sinh lực địch, không cho Pháp thực hiện nhanh chóng kế hoạch “vết dầu loang” của chúng. Đầu năm 1948, sau khi Pháp thất bại trong Chiến dịch Sông Lô, buộc chúng phải rút khỏi Tuyên Quang, Việt Trì, mặt trận chính của Liên khu 10 chuyển sang hướng tây – bắc gồm các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Mai Đà (Hòa Bình) và tây – nam Phú Thọ. Tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Su Phì nói riêng nằm trong âm mưu của Pháp bao vây, khống chế vùng biên giới. Phong trào cách mạng ở đây gặp nhiều khó khăn, phần đông cán bộ, đảng viên, du kích của ta phải bật ra vùng tự do. Đối với nhân dân ở những nơi gần đồn bốt địch, chúng cướp phá, cấm dân làm nương, ruộng, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng cơ cực, túng đói. Thực hiện kế hoạch chiếm giữ vùng biên giới, địch tăng cường các hoạt động quân sự và chính trị ở Hoàng Su Phì. Tới ngày 01/4/1948, thực dân Pháp được bọn phản động ở địa phương dẫn đường đánh chiếm toàn bộ Hoàng Su Phì, trong đó có vùng Pà Vầy Sủ. Mặc dù bộ đội và du kích tổ chức chặn đánh địch quyết liệt, song 19
  20. với ưu thế hơn hẳn về lực lượng, vũ khí, địch tạm thời giành thắng lợi. Từ tháng 5 đến tháng 9/1948, bọn thổ ty lần lượt nhảy ra làm tay sai cho Pháp. Pháp lập nên bộ máy ngụy quân, ngụy quyền gồm các lý trưởng, phó lý, binh đầu, mù lao cũ như: Châu Đường, Vương Văn Hòa chống lại cuộc kháng chiến của ta. Âm mưu của chúng là thực hiện chính sách chia để trị. Chúng tuyên truyền cho việc thành lập “xứ Nùng tự trị”, “xứ Mèo tự trị”, đề cao thổ ty, nói xấu Việt Minh, chia rẽ, gây mất đoàn kết dân tộc. Thời kỳ này, Pà Vầy Sủ cũng nằm trong vùng chiếm đóng của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, do tên Tráng Séo Khún ở Ngam Lâm - Nấm Dẩn cầm đầu. Tên Cu Seo Lèng - Gì Thàng - Tả Tửi Chang. Tên Lò Seo Sì - Tả Tửi Phụ. Chúng đã tổ chức các cuộc cướp phá, cấm dân làm nương, ruộng đất bỏ hoang. Ngoài ra, còn khuyến khích phát triển các hình thức mê tín, cờ bạc, rượu chè, cúng bái. Chúng tìm cách mua chuộc đồng bào các dân tộc để tìm diệt những người có cảm tình với cách mạng, khủng bố cơ sở cách mạng của ta, làm cho đời sống hàng ngày của nhân dân các dân tộc trong xã ngày càng cơ cực, túng đói. Tháng 6/1948, dưới sự chỉ đạo của Trung ương, quân và dân Hà Giang đã mở các chiến dịch đánh địch ở Lao Chải (Vị Xuyên), Yên Bình (Bắc Quang), Bản Qua (Hoàng Su Phì). Các đơn vị võ trang tuyên truyền của ta đi vào vùng tạm chiếm của địch tuyên truyền, vận động 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2