intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018) được biên soạn nhằm ghi lại truyền thống lịch sử của Đảng bộ và nhân dân trong xã cũng như những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2

  1. Chương III CHI BỘ ĐẢNG XÃ ĐOÀN KẾT LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TRONG XÃ ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 - 1985) 1. Chi bộ Đảng xã Đoàn Kết lãnh đạo nhân dân trong xã tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn (1975 - 1980) Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước. Những năm này, Chi bộ và nhân dân các dân tộc xã Đoàn Kết cùng với nhân dân trong toàn huyện thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980). Đây cũng là thời gian mở đầu của thời kỳ có nhiều sự kiện trọng đại đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử dân tộc: Ngày 25/4/1976, cùng với cử tri cả nước, nhân dân các dân tộc xã Giàng Chu Phìn phấn khởi, vui mừng cầm lá phiếu bầu cử Quốc hội khóa VI - Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Ngày 2/7/1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thủ đô là Hà Nội. Từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặt khác, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội nước Việt Nam dân chủ 61
  2. cộng hoà khoá V, ngày 27/12/1975 đã quyết định hợp nhất một số tỉnh, trong đó tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang được sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Những thay đổi trên vừa tạo động lực mới cho cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã vừa đặt ra thách thức mới trong hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng nhằm hướng tới mục tiêu chung của địa phương và đất nước. Trong khi đó, sau 15 năm xây dựng trưởng thành, thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chi bộ và nhân dân các dân tộc xã Đoàn Kết tuy đạt được nhiều thành tựu tích cực, nhưng vẫn chưa đủ sức đưa địa phương thoát khỏi tình trạng khó khăn, sản xuất nông nghiệp vẫn độc canh cây ngô; mô hình tổ chức sản xuất hợp tác xã đã ở mức cao nhưng không bền vững mà vẫn ở mức độ thấp, ruộng đất và các tư liệu sản xuất được tập thể hóa chưa phát huy hết công năng, người dân vẫn còn thói quen du canh, du cư, chưa biết ứng dụng khoa học công nghệ... Song, với khí thế thắng lợi cách mạng chung cả nước, Chi bộ và nhân dân các dân tộc xã Đoàn Kết quyết tâm thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, vượt qua mọi khó khăn, từng bước hoàn thành các nhiệm vụ, đưa xã dần vượt qua đói nghèo, lạc hậu. Với tinh thần ấy, tháng 01/1976, Chi bộ xã Đoàn Kết tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 1976 – 62
  3. 1979; dự Đại hội có 9 đảng viên 14. Đại hội đã đánh giá, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ trước và việc triển khai nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ tới là: Phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của chi ủy, chi bộ, tiếp tục xây dựng hợp tác xã, từng bước đưa sản xuất của địa phương lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; qua đó nâng cao đời sống văn hóa, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng. Đại hội bầu đồng chí Vàng Dũng Sính làm bí thư, đồng chí Ly Chứ Tính phó bí thư (chủ tịch UBND xã), đồng chí Vừ Chứ Mua là chi ủy viên Ngay sau đại hội, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Mèo Vạc, sự nỗ lực phấn đấu của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong toàn xã, Đoàn Kết đã thu được những kết quả khá toàn diện, thực hiện xong một bước về củng cố và phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý HTX, thực hiện tốt chế độ “3 quản”. Toàn xã có 4 HTX nông nghiệp được chia thành 5 đội sản xuất với 318 hộ gia đình xã viên, đạt 96% số hộ trong toàn xã. Thực hiện quy hoạch lại ruộng, nương, khoanh vùng sản xuất, tổ chức quản lý theo hướng tập trung thâm canh, chuyên canh tăng vụ cả ngô, lúa và hoa màu; khai hoang, phục hóa gắn với mở rộng diện tích, sử dụng giống mới, cải tiến kỹ thuật canh tác. 14 Có 2 đồng chí chuyển sinh hoạt Đảng 63
  4. Năm 1977, diện tích đất nông nghiệp được khai thác 495 ha, trong đó đất trồng ngô 388, lúa 20 ha, đậu tương 30 ha còn lại đất trồng hoa màu. Tổng diện tích gieo cấy đạt 95% kế hoạch, so với năm 1975 tăng 0,5%… Chăn nuôi cũng được phát triển, chủ yếu tập trung ở mô hình hộ gia đình; năm 1976, toàn xã có 44 con trâu; 147 con bò; trên 600 con lợn và 850 con gia cầm các loại. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm triển khai, thực hiện, tạo điều kiện đi lại, giao thương hàng hóa dễ dàng, thuận tiện. Công tác thủy lợi, xây dựng bể chứa nước tiếp tục được đẩy mạnh, đầu tư, sửa chữa với hàng nghìn ngày công lao động; ngoài ra, xã còn huy động trên 800 ngày công lao động công ích phục vụ tu sửa và mở mới các công trình của huyện. Công tác giáo dục tiếp tục được quan tâm. Cấp ủy, chính quyền xã Đoàn Kết đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hóa, vận động người dân đóng góp xây dựng trường lớp và vận động người dân đưa trẻ đến trường. Năm học 1976- 1977, trường tiểu học của xã đã có đủ các khối lớp với 128 học sinh; toàn xã có 4 lớp học vỡ lòng với khoảng gần 130 cháu. Hàng năm, kết quả thi chuyển lớp đạt kết quả trên 90%; thực hiện tốt nhiệm vụ học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội; tích cực tham gia mọi hoạt động của địa phương, góp phần xây dựng cuộc sống mới ở từng địa bàn dân cư. Tuy 64
  5. nhiên, kết quả giáo dục của xã chưa bền vững, tỉ lệ bỏ học còn cao, cơ sở vật chất của trường, lớp, bàn, ghế phục vụ giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh vẫn còn khó khăn, thiếu thốn…v.v. Hưởng ứng phong trào toàn dân tiến công vào làm đường giao thông, xây bể nước phục vụ sinh hoạt do UBND huyện Mèo Vạc phát động, trong giai đoạn (1976-1978) cấp ủy, chính quyền xã Đoàn Kết đã huy động trên 2.000 ngày công tu sửa và làm mới các tuyến đường cơ giới từ trung tâm xã đi các xóm Cá Chua Đớ, Tìa Cua Si.. đảm bảo thông suốt; xây mới hơn 30 bể giữ nước cho các hộ gia đình. Đầu năm 1978, UBND xã huy động trên 1.500 ngày công tham gia làm đường liên xóm, phục vụ sẵn sàng chiến đấu, đồng thời cử hơn 200 xã viên thay nhau tham gia mở mới đường từ huyện Mèo Vạc đi xã Xín Cái, Thượng Phùng, Sơn Vĩ, cuối năm xã đã khánh thành cầu xi măng cốt thép (Cầu Tràng Hương) bắc qua sông Nho Quế, đây là cây cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu đi lại của người dân trong xã và các xã biên giới, phục vụ đắc lực cho công tác đảm bảo an ninh quốc phòng thời kỳ chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc sau này. Lĩnh vực y tế đã đạt được nhiều tiến bộ, trạm xá có đủ các loại thuốc chữa bệnh thông thường đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho việc khám chữa bệnh của nhân dân. Trạm xã cũng thường xuyên tổ chức phun thuốc 65
  6. diệt muỗi, phòng chống sốt rét, hướng dẫn nông dân vệ sinh phòng bệnh nên dịch bệnh không phát triển, sức khỏe nhân dân được đảm bảo. Phát động và duy trì các phong trào như: vệ sinh phòng bệnh, chống rét mùa đông, chống các bệnh sốt rét, sinh đẻ có kế hoạch, chữa bệnh bướu cổ cho nhân dân... Các phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn xã tiếp tục được bồi dưỡng và phát triển. Đội văn nghệ của xã tiếp tục được củng cố và hoạt động tích cực, tuy chất lượng chưa cao nhưng đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân trong xã. Cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới được đồng bào hưởng ứng tích cực. Nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của địa phương, đất nước, Chi bộ xã đã chỉ đạo tổ chức các hoạt động biểu diễn văn nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Thông qua các hoạt động này nhiều tiết mục văn hóa đặc sắc như: Múa khèn mông được biểu diễn, qua đó góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn xã. Công tác xây dựng Đảng trong thời gian này chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng đảng viên và sức chiến đấu của Đảng; giải quyết những tồn tại trong quá trình thực hiện Chỉ thị 192 và các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh về công tác Đảng ... Chi bộ cũng tăng cường phân công và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí trong chi bộ; thường xuyên 66
  7. kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; kịp thời uốn nắn những thiếu sót trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ Chi bộ giao. Mặt khác, chú trọng phát triển, kết nạp đảng viên mới. Trong nhiệm kỳ Chi bộ đã đề nghị và tổ chức kết nạp mới được 2 đồng chí, nâng tổng số đảng viên toàn Chi bộ lên 11 đồng chí, nhiều đồng chí được cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do tỉnh và huyện tổ chức. Song song với công tác xây dựng Đảng, chính quyền được củng cố, kiện toàn, Chi bộ đã tập trung lãnh đạo bầu cử Hội đồng nhân dân xã vào tháng 5/1977 thành công và đẩy mạnh hoạt động các tổ chức đoàn thể xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ; Hội nông dân, Đoàn thanh niên, nhằm phát huy vai trò vận động các tầng lớp nhân dân thi đua trong phát triển kinh tế, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, hoàn thành tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn; bảo đảm trật tự trị an trong các thôn bản và toàn xã. Sang năm 1978, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở nên xấu đi, tình hình biên giới ở phía Bắc căng thẳng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Mèo Vạc, Chi bộ xã Đoàn Kết đã tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao tinh thần cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Nhận thức rõ tầm 67
  8. quan trọng của mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, tăng cường lực lượng dân quân du kích, quân dự bị động viên, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh với 3 nhiệm vụ: Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, bảo vệ tốt tài sản xã hội chủ nghĩa và trật tự xã hội tại các thôn bản. Trọng tâm là giáo dục ý thức cảnh giác và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia. Công tác quản lý, đăng ký hộ khẩu được duy trì chặt chẽ; các tệ nạn xã hội được xử lý nghiêm minh. Nhờ đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được ổn định, văn hóa, giáo dục phát triển. Xã đã thành lập 2 trung đội dân quân và xây dựng lực lượng dự bị động viên sẵn sàng chiến đấu với quân số hơn 100 người. Từ ngày 2/12/1978, quân đội Trung Quốc tập kích vào trạm Biên phòng Xín Cái (Mèo Vạc), đẩy nguy cơ xung đột ở biên giới lên cao. Đến ngày 14/1/1979, phía Trung Quốc cho quân áp sát biên giới, khiêu khích, lấn đất của ta; ngày 2/2/1979 chúng sử dụng tiểu đoàn đánh vào khu vực Đồn biên phòng Săm Pun và Lâm trường Săm Pun. Đến ngày 17/2/1979, chúng sử dụng một trung đoàn chủ lực có pháo yểm trợ tấn công vượt qua mốc 138, 140 và 21 tấn công vào 3 xã biên giới là Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ15. 15 Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc 1962 – 2015, tr 87 68
  9. Trước hành động bành trướng xâm lược của Trung Quốc, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy Mèo Vạc, Chi bộ Đoàn Kết đã chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự xã tích cực xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, phát động quần chúng xây dựng làng chiến đấu, chuẩn bị sẵn sàng và giữ trật tự an ninh, đập tan các cuộc bạo loạn ở nội địa. Đồng thời chỉ đạo xây dựng các phương án, kế hoạch tác chiến, nội quy phòng gian bảo mật, nội quy giữ gìn, bảo vệ vũ khí, đạn dược chặt chẽ; tăng cường xây dựng, củng cố công sự trận địa; tổ chức huấn luyện, tuần tra, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa bàn. Chỉ đạo các thôn, xóm thành lập các tổ, đội an ninh, đội sản xuất để đảm bảo an ninh trật tự. Đội ngũ công an viên được củng cố về tư tưởng, tổ chức, giáo dục về nhiệm vụ, chức năng và vũ khí chiến đấu. Trong thời kỳ này, trên địa bàn xã có 2 trung đội dân quân và hơn 24 công an viên ở các Hợp tác xã và 10 tổ an ninh ở các đội sản xuất, đây là lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong địa bàn. Mặt khác, chính quyền xã phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện vận động người dân hiến hàng nghìn mét vuông đất xây dựng trận địa pháo tại thôn Tìa Cua Si và Hố Quáng Phìn, đồng thời cử dân quân tham gia phục vụ, sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh đó, xã cũng tích cực vận động người dân di tản xuống vùng thấp, sống tập trung tại những địa điểm an toàn nhằm tránh pháo kích của Trung Quốc, đồng thời sẵn sàng chiến đấu khi chiến sự xảy ra; chính quyền và 69
  10. Ban chỉ huy quân sự xã đã vận động người dân xây dựng trên 60 hầm trú ẩn, hơn 3 km giao thông hào, công sự chiến đấu. Chủ động đối phó với chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ địch, nhất là về chiến tranh tâm lý, gián điệp, biệt kích, Ban Chi ủy xã đã lãnh đạo các ngành làm tốt công tác tuyên truyền, nêu cao tinh thần cảnh giác cho người dân; củng cố lực lượng ở cơ sở và phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng tổ an ninh nhân dân. Đồng thời, yêu cầu lực lượng công an, dân quân du kích ngày đêm tuần tra canh gác, bắt giữ được một số đối tượng xâm nhập, hoạt động trái phép; phối hợp tốt với lực lượng của huyện, tỉnh, tuần tra canh gác, chủ động theo dõi những phần tử phản cách mạng để có biện pháp xử lý, đối phó. Thực hiện Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước, nhân dân các dân tộc xã Đoàn Kết đã tích cực đóng góp sức người sức của cho bộ đội đánh giặc. Trong thời gian cuối 1978 đến giữa năm 1979, xã đã đóng góp gần 200 con lợn, 350 con gà, 3 bò, 2 ngựa cùng 10 tấn lương thực, rau quả các loại để nuôi bộ đội và dân quân cơ động của xã. Đồng thời, mỗi hợp tác xã luân phiên cử người tới nấu cơm phục vụ chiến sĩ tại các trận địa pháo đóng trên địa bàn xã, riêng 2 tháng đầu năm 1979, nhân dân xã đã đóng góp, ủng hộ phục vụ chiến đấu cho lực lượng vũ trang của ta đóng 70
  11. quân trên địa bàn xã 97 chiếc bánh chưng, 230 quả trứng gà, 54 kg thịt lợn.... Dưới sự chiến đấu kiên cường của quân và dân Mèo Vạc, sự mưu trí, dũng cảm của bộ đội biên phòng, công an và dân quân các địa phương, ngày 5/3/1979 Trung Quốc tuyên bố rút quân, đến ngày 20/3/1979 Trung Quốc đã cho rút quân ra khỏi 3 xã biên giới Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ. Tiến tới Đại hội lần thứ IX Đảng bộ huyện Mèo Vạc, tháng 5/1979 Chi bộ Đoàn Kết tổ chức Đại hội lần thứ VIII với 12 đảng viên. Đại hội bầu đồng chí Vàng Dũng Sính làm bí thư, đồng chí Ly Chứ Tính phó bí thư kiêm chủ tịch UBND xã, đồng chí Tăng Xuân Thách16 chi ủy viên. Đại hội có chủ đề: Quyết thắng quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục phát triển sản xuất nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Trên cơ sở đó, Đại hội đánh giá những thắng lợi quan trọng của quân và dân địa phương đóng góp sức người, sức của và trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại như việc chưa giải quyết kịp thời tình trạng một số hộ dân người Việt gốc Hoa bị xúi giục bỏ sang Trung Quốc. Về xác định nhiệm vụ của Chi bộ trong thời gian tới Đại hội nêu rõ: Củng cố và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, tổ chức tốt đời sống nhân dân, đảm bảo cung cấp nhu cầu hậu cần quốc 16 Cán bộ tăng cường của huyện Mèo Vạc. 71
  12. phòng; xây dựng thế trận vững chắc, quyết tâm bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Đoàn Kết đã thi đua lao động sản xuất, đạt được những thành tích đáng phấn khởi. Diện tích các loại cây lương thực đều tăng qua các năm. Đàn gia súc, gia cầm tăng trưởng mạnh ở cả các trại chăn nuôi tập trung của các Hợp tác xã và hộ gia đình. Cùng với việc phát triển Hợp tác xã nông nghiệp thì Hợp tác xã mua bán cũng được củng cố và phát triển một cách đồng bộ, đảm bảo cung ứng đủ các mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu của nhân dân, như: dầu, muối, vải, sách vở cho học sinh và các mặt hàng phục vụ cho sản suất. Đi đôi với các mặt hàng phục vụ, Hợp tác xã mua bán còn làm chức năng tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã động viên nhân dân tập trung lao động sản xuất, tình trạng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước giảm rõ rệt. Công tác chăm sóc, vun xới và phát hiện sâu bệnh, chăm sóc các loại cây trồng được tăng cường. Nhân dân đã tích cực sử dụng phân bón trong canh tác đảm bảo số lượng phân bón cho các loại cây trồng. Trước mùa vụ, công tác chuẩn bị sửa kho, sắm sửa dụng cụ thu hoạch được thực hiện chu đáo; sau khi thu hoạch, tại các hợp tác xã, tổ đảng đã chú ý tăng cường lãnh chỉ đạo đội ngũ chủ nhiệm hợp tác, kế toán thực hiện việc phân chia 72
  13. sản phẩm đảm bảo công bằng theo ngày công với phương châm “người làm nhiều hưởng nhiều, người làm ít hưởng ít, người không làm không hưởng”, kiểm tra năng suất và vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương không nấu rượu bằng lương thực nhằm đảm bảo lương thực, phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Đồng thời, Chi bộ Đảng xã đã lãnh chỉ đạo nhân dân thực hiện thu hoạch đến đâu đốt, dọn chuẩn bị đất trồng đến đó, các nông cụ, phân, giống được đảm bảo theo số lượng. Chi bộ cũng chủ trương, sau khi thu hoạch xong các hợp tác khuyến khích cho xã viên tranh thủ mượn diện tích đất để trồng các cây vụ đông ngắn ngày. Việc mượn đất canh tác được đảm bảo theo tổ chức. Để tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và tinh thần chủ động của nhân dân, Chi bộ đã lãnh đạo các hợp tác tích cực trồng rau, đậu để phục vụ sinh hoạt cho người dân và bán lại cho Nhà nước. Nhờ đó, nhân dân đã tích cực trồng rau, đậu,… góp phần đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ. Do đặc thù của địa phương, sản xuất lương thực và chăn nuôi ở xã Đoàn Kết phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu thời tiết. Trong giai đoạn năm 1977 rét đậm, rét hại, băng giá kéo dài làm cho cây trồng chết hàng loạt làm ảnh hưởng đến sản xuất. Trước tình hình đó, Chi bộ đã chỉ đạo các Hợp tác xã và hộ gia đình sử dụng nhiều biện pháp chống rét cho cây trồng, vật 73
  14. nuôi, tích cực làm thủy lợi chống hạn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong làm phân, chọn giống. Vì vậy, năm 1979-1980, mặc dù chịu ảnh hưởng chiến tranh biên giới nhưng sản lượng nông nghiệp vẫn có sự tăng trưởng. Để khắc phục tình trạng thiếu nước về mùa khô, cũng như phòng lũ quét ảnh hưởng tới sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, Chi bộ xã đã chỉ đạo các hợp tác xã chủ động giải quyết khơi thông hệ thống kênh mương, xây dựng bể chứa nước để cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt; trong 2 năm 1979 - 1980 xã đã xây thêm 34 bể nước tại xóm Dì Chủa Phàng, Cá Chua Đớ. Mặt khác, mời cán bộ phụ trách công tác khuyến nông cùng cán bộ huyện khảo sát các công trình thủy lợi trên địa bàn xã để tìm giải pháp khắc phục lâu dài và đề nghị huyện hỗ trợ, giúp đỡ thêm nguyên vật liệu và nhân lực xây dựng hồ chứa nước phục vụ cho sinh hoạt và đồng ruộng. Trong công tác xây dựng Đảng, việc thực hiện cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị 72 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và kế hoạch của Tỉnh ủy đã được Chi bộ xã quan tâm chỉ đạo triển khai đến các tổ đảng và từng đảng viên, qua đó đã giúp cán bộ, đảng viên củng cố, nâng cao quan điểm, lập trường chính trị ngày càng vững chắc trong tình hình mới, Chi bộ Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh. 74
  15. Hoạt động của HĐND, UBND xã có nhiều tiến bộ, trình độ, năng lực điều hành có hiệu quả hơn. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân... thường xuyên được củng cố về tổ chức, hoạt động có nề nếp. Công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nâng cao ý thức trách nhiệm trong lao động sản xuất, phục vụ chiến đấu, đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN được đẩy mạnh. Năm 1979, sau chiến tranh bảo vệ biên giới, để tăng cường công tác quản lý ở cơ sở, huyện Mèo Vạc chủ trương tách các xóm, các hợp tác xã thành các thôn bản, xã Đoàn Kết lúc này mới được đổi tên thành Giàng Chu Phìn và được chia thành 12 thôn bản như hiện nay 17. Trong giai đoạn 1976-1980, xã Giàng Chu Phìn đã hoàn thành nhiều mục tiêu lớn trong một thời kỳ đầy biến cố. Xã đã hoàn thành việc tổ chức lại sản xuất, phân bổ lại lực lượng lao động, góp phần tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; đồng thời trực tiếp tham gia cùng quân và dân huyện Mèo Vạc đánh bại hành động xâm lược của bành trướng Trung Quốc. Tuy nhiên, một số vấn đề bất cập về công tác quản lý hợp tác xã chậm 17 Nội dung được thống nhất tại Hội thảo cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân xã Giàng Chu Phìn 1961 – 2018 ngày 8/10/2019. 75
  16. được khắc phục như “rong công, phóng điểm” 18, hành chính hóa trong khâu sản xuất; sự chuyển biến trong phát triển sản xuất nông nghiệp thiếu vững chắc; trình độ thâm canh của nông dân vẫn còn hạn chế, năng suất, sản lượng lương thực chưa cao… 2. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, nhân dân Giàng Chu Phìn đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ biên cương của Tổ quốc (1980 – 1985) Sang những năm 1980, tình hình kinh tế, văn hóa, quân sự trên địa bàn huyện Mèo Vạc nói chung và Giàng Chu Phìn gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của chiến tranh biên giới, việc di dân về tuyến sau phòng ngừa chiến sự lan rộng và hiện tượng một số người gốc Hoa bỏ đi dẫn tới đất bị hoang hóa nhiều. Mặt khác, hoạt động của các hợp tác xã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, việc phân phối trong các HTX còn mang tính bao cấp, bình quân, không khuyến khích được sản xuất. Trong quá trình hợp tác hóa nông nghiệp, hợp tác chỉ quản lý nương, ruộng; còn sản xuất khoai, sắn giao cho xã viên làm riêng. Do đó, xã viên dành nhiều thời gian chăm sóc hoa màu và chăn nuôi của hộ gia đình mình là chính, chưa tích cực chăm sóc nương lúa của tập thể. Mặt khác, công tác tài vụ của các HTX không thanh, quyết toán dứt điểm, nợ 18 Cách tính ngày công và điểm (1 điểm = 1/10 ngày công) để từ đó làm căn cứ chia lương thực, thực phẩm cho người lao động thời kỳ bấy giờ. 76
  17. nần dây dưa kéo dài, khiến quần chúng thiếu tin tưởng vào ban quản lý HTX; năng suất lao động giảm, số ngày công lao động của xã viên thấp, nhiều người không còn mặn mà với sản xuất tập thể… Tại Giàng Chu Phìn ngoài hợp tác xã Tràng Hương thì Hợp tác xã Dì Chủa Phàng, Cá Ha và Hợp tác xã mua bán hoạt động đều ở mức yếu… Trong khi đó, thời điểm này xã vẫn phải dồn sức cho canh gác, đề phòng chiến tranh phá hoại của Trung Quốc tại khu vực biên giới; tình trạng thiếu nhu yếu phẩm, lương thực thuốc men diễn ra thường xuyên, 3 tháng đầu năm 1981, 60% hộ dân trong xã bị thiếu lương thực… Trước những khó khăn bất cập kéo dài trên phạm vi toàn quốc và tồn tại trong phân phối lưu thông, thị trường giá cả… Chi bộ xác định, nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ hậu cần tại chỗ phục vụ chiến đấu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chi bộ đã chỉ đạo các thôn, bản, hợp tác xã dựa vào nội lực, tăng cường hợp tác liên kết, khai thác nguyên liệu, trao đổi hàng hoá, phát triển sản xuất, nỗ lực phấn đấu đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu đời sống của nhân dân, đảm bảo nhu cầu cung cấp cho lực lượng vũ trang của địa phương. Để chuẩn bị cho đại hội lần thứ X Đảng bộ huyện Mèo Vạc, tháng 1/1982, Chi bộ xã Giàng Chu Phìn tiến hành Đại hội lần thứ IX, Đại hội đã kiểm điểm thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo của nhiệm kỳ trước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ khóa IX, đồng thời bầu ra Ban chấp 77
  18. hành Chi bộ khóa mới, đồng chí Vàng Dũng Sính làm bí thư, đồng chí Ly Chứ Tính phó bí thư (kiêm chủ tịch UBND xã), đồng chí Vừ Pháy Sà chi ủy viên Trong bối cảnh cả nước còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và trên thực tiễn tổng kết, đánh giá công tác khoán ở một số địa phương trong cả nước, để khai thác, phát huy tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt kinh tế nông nghiệp. Ngày 21/10/1980, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra thông báo số 22, cho phép các địa phương làm thử khoán sản phẩm đối với cây lúa, đến ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương đã ra Chỉ thị 100/CT-TW về cải tiến công tác khoán và mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” trong HTX nông nghiệp. Chỉ thị 100 là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi cơ chế trong công tác quản lý nông nghiệp. Theo đó, Chi bộ xã Giàng Chu Phìn đã chỉ đạo các hợp tác xã chuyển từ lao động tập thể sang giao ruộng đất về cho nhóm và hộ xã viên canh tác theo kế hoạch của hợp tác xã. Đồng thời tiếp tục củng cố, cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp; thực hiện cơ chế khoán đến nhóm và người lao động, khuyến khích lao động cá thể. Cuối năm 1981, UBND xã đã chọn hai đội sản xuất thuộc Hợp tác xã Hố Quáng Phìn và Tràng Hương để làm điểm thực hiện đầy đủ các bước khoán; sau đó tổng kết rút kinh nghiệm về chính sách khoán; tiến hành nhân rộng ra tất cả các hợp tác xã. 78
  19. Đến cuối năm 1982, tất cả các hợp tác xã đều đã thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Theo cơ chế khoán này, hộ xã viên được làm chủ 3 khâu (gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch), các khâu còn lại do hợp tác xã đảm nhiệm. Thời gian đầu, cơ chế khoán đã kích thích các hộ nông dân đầu tư, chăm sóc, thâm canh để thu phần sản phẩm vượt khoán. Nhờ chuyển đổi phương pháp quản lý và giao khoán sản phẩm trong các hợp tác xã, sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1981-1985 của xã Giàng Chu Phìn có bước phát triển mới. Các loại giống ngô Q2, TBS1, TBS2..; các giống lúa R203, bao thai lùn, chân trâu lùn được đưa vào gieo trồng đã cho năng suất cao. Vì vậy, sản lượng cây, con tăng lên đáng kể; kinh tế hộ gia đình bắt đầu phát triển. Vụ mùa năm 1983, sản lượng ngô đạt 18 tạ/ha, lúa đạt 22 tạ/ha, đậu tương đạt 5 tạ/ha. Tổng sản lượng quy thóc là 230 tấn, bình quân lương thực đầu người là 160kg/năm; hàng năm bán nghĩa vụ tại chỗ cho Nhà nước 4,1 tấn lương thực, 0,7 tấn thực phẩm. Cùng với việc quan tâm phát triển cây lương thực, các loại cây công nghiệp và các loại rau màu khác được đưa vào trồng xen kẽ đảm bảo rau tại chỗ cho người dân và cung ứng cho dân quân. Tuy nhiên, do chủ trương cho phép trồng cây thuốc phiện để bán, cứu đói cho dân nên 12/12 thôn đều trồng thuốc phiện dẫn tới diện tích đất trồng cây lương thực giảm. Đối với chăn nuôi, các hợp tác xã hộ gia đình 79
  20. đều chú trọng phát triển, tổng số đàn gia súc 828 con; trong đó: Trâu 36 con, bò 192 con, ngựa 78 con; lợn 522 con...; gia cầm 2.516 con. Về lâm nghiệp, Chi bộ đã chỉ đạo chính quyền, các ban ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân không tùy tiện phát rừng làm nương rẫy; thực hiện tốt công tác quản lý, tu bổ, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn ở các thôn. Qua tuyên truyền nâng cao ý thức, vai trò trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường được nâng lên đáng kể. Đồng thời, phối hợp với cán bộ kiểm lâm tích cực kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm những vụ vi phạm khi phát rừng làm nương rẫy bằng các hình thức như nhắc nhở, viết cam kết không tái phạm, phạt tiền theo quy định của pháp luật. Trong 2 năm 1983 - 1984 toàn xã trồng mới 9 ha rừng kháo nhặm, lát, sa mộc..v.v. Trong lĩnh vực giáo dục, do ảnh hưởng của chiến tranh bảo vệ biên giới, Trường tiểu học của xã có thời kỳ đi sơ tán nên phải xây dựng lại trường lớp; mặt khác, học sinh di chuyển theo gia đình nên tỉ lệ bỏ học cao, cơ sở vật chất, trường lớp còn rất hạn chế phải gây dựng lại từ đầu. Do vậy, Chi bộ đã chỉ đạo các đoàn thể quần chúng vận động người dân hỗ trợ ngày công và vật liệu để xây dựng lại lớp học, tiếp tục duy 80
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2