Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018)
lượt xem 2
download
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018) được biên soạn nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân các dân tộc xã Sủng Là, đồng thời rút ra những bài học lịch sử bổ ích, phục vụ công tác nghiên cứu và giáo dục truyền thống cách mạng, công tác lãnh đạo của Đảng bộ trong những năm tiếp theo, cũng như đáp ứng yêu cầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018)
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỒNG VĂN BCH ĐẢNG BỘ XÃ SỦNG LÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ SỦNG LÀ (1945 - 2018) Xuất bản năm 2019 1
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định LỜI GIỚI THIỆU Sủng Là là xã biên giới của huyện Đồng Văn, cách trung tâm huyện lỵ 23 km về phía Tây. Nơi có làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới đầu tiên của Huyện Đồng Văn – thôn Lũng Cẩm Trên, nổi tiếng với ngôi nhà cổ - là bối cảnh quay bộ phim “Chuyện của Pao”, đoạt giải Cánh diều vàng năm 2005. Xã hiện có 9 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Mông chiếm 93,2% và có dân tộc rất ít người là Lô Lô, vì vậy đã tạo nên nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên vùng Cao nguyên đá. Người dân Sủng Là có tinh thần cần cù trong lao động sản xuất, kiên cường chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên và tinh thần đấu tranh bất khuất với các thế lực phản động, ngoại xâm để sinh tồn và phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần đó được phát huy cao độ làm nên truyền thống hào hùng, tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dân tộc, của quê hương Sủng Là. Truyền thống vẻ vang đó là nguồn lực nội sinh, là sức mạnh tổng hợp để nhân dân các dân tộc xã Sủng Là tiếp tục phát huy trong công cuộc đổi mới, phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, làm cho Sủng Là xứng đáng là xã điểm về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2016 và giai đoạn 2016 - 2020 của huyện Đồng Văn. Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân các dân tộc xã Sủng Là, đồng thời rút ra những bài học lịch sử bổ ích, phục vụ công tác nghiên cứu và giáo dục truyền thống cách mạng, công tác lãnh đạo của Đảng bộ trong những năm tiếp theo, cũng như đáp ứng yêu cầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ban Thường vụ Đảng uỷ xã Sủng Là chỉ đạo sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là, giai đoạn 1945 - 2018”. Đây là một tài liệu quý, là một công trình nghiên cứu khoa học, công phu, tái hiện lại lịch sử truyền thống hào hùng của nhân dân các dân tộc xã Sủng Là qua các thời kỳ lịch sử. Trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn, Ban Thường vụ Đảng ủy luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, sự phối hợp, giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Phòng Lý luận Chính trị và Lịch sử đảng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng với sự đóng góp ý kiến quý báu của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là sự đóng góp của các đồng chí cán bộ chủ chốt của xã qua các thời kỳ. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, với tinh thần trách nhiệm cao, nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, như: nguồn tài liệu bị thất lạc, các nhân chứng lịch sử tuổi đã cao, trí nhớ có phần suy giảm, bên cạnh đó, trình độ của cán bộ biên soạn có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Thường vụ Đảng ủy xã Sủng Là mong nhận được sự tham gia góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Sủng Là xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu của các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ để nội dung cuốn sách được hoàn chỉnh. Xin trân trọng giới thiệu đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân và bạn đọc! T/M BAN THƯỜNG VỤ Mua Sè Sính - Ủy viên BCH Đảng bộ huyện Đồng Văn - Bí thư Đảng ủy 2
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định Chương I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI XÃ SỦNG LÀ 1. Điều kiện tự nhiên Sủng Là là xã biên giới của huyện Đồng Văn, cách trung tâm huyện lỵ 23km về phía Tây. Phía Bắc giáp thị trấn Phó Bảng và huyện MaLyPho, tỉnh Vân Nam, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Phía Nam giáp xã Sảng Tủng; Phía Đông giáp xã Sà Phìn; Phía Tây giáp xã Phố Cáo huyện Đồng Văn. Diện tích đất tự nhiên từ sau khi chia tách xã đến năm 1978 là 3.071,2 ha, trong đó đất nông nghiệp 679,2 ha, đất lâm nghiệp 723,8 ha, đất chuyên dùng 44,8 ha, đất có khả năng lâm nghiệp 394,9 ha, đất khác 1.030 ha. Đến năm 2018, tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 1.636,55 ha, trong đó đất nông nghiệp 1.349,17 ha, đất phi nông nghiệp 98,49 ha, đất chưa sử dụng 188,89 ha. Diện tích đất tự nhiên của Sủng Là có sự chênh lệch khá lớn qua các thời kỳ là do trong quá trình lịch sử có sự sáp nhập (1978) và chia tách (1991) giữa xã Sủng Là và thị trấn Phó Bảng. Với đặc điểm là xã vùng cao núi đá, nhưng lại không có tài nguyên về khoáng sản, vì vậy đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt và quan trọng của người dân địa phương. Trong tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã, thì đất trồng lúa nước và đất trồng cây hàng năm khác có 353,88 ha, chiếm 21,6% diện tích, do đó dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất cho người dân địa phương. Tuy vậy, từ địa hình địa mạo núi đá kết hợp với truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào nhân dân các dân tộc Sủng Là, là một lợi thế tuyệt đối để xã phát triển du lịch. Khí hậu của xã Sủng Là mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, chia làm 2 mùa chính rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa này thường có sương mù, sương muối, thời tiết khô hanh. Địa bàn xã nằm trên sườn núi có độ dốc tương đối lớn, có địa hình phức tạp bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi đá, giao thông đi lại khó khăn. Mùa khô thì nước cạn kiệt, mùa mưa thì nước chảy xiết nhất là thung lũng Lũng Cẩm, khu trung tâm xã. Với đặc điểm địa hình của xã như vậy nên không có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, nguồn nước phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân chủ yếu lấy từ rừng đầu nguồn nơi giáp ranh với thị trấn Phó Bảng. Đất lâm nghiệp có tiềm năng tương đối lớn, có khả năng trồng rừng sản xuất mới, trồng chè, trồng thảo dược, cây ăn quả…. Thảm thực vật chủ yếu là cây bụi ở các núi đá, ở diện tích rừng trồng của nhân dân và diện tích rừng phòng hộ. Nhìn chung, tài nguyên rừng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế xã và việc nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân cũng như bảo vệ môi trường sinh thái. 3
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định 2. Điều kiện xã hội. Trong suốt các triều đại phong kiến Việt Nam, địa danh Sủng Là chưa xuất hiện. Đến năm 1884 người Pháp đến Hà Giang, năm 1887 quân Pháp chiếm được Hà Giang, chúng thiết lập chế độ đạo quan binh nhằm quản lý thực hiện tất cả các quyền lực về quân sự theo lệnh của Tổng chỉ huy tối cao quân đội và tất cả các quyền lực về dân sự theo lệnh của Thống sứ Bắc Kỳ, dưới sự chỉ đạo tối cao của Toàn quyền Đông Dương trên toàn bộ khu vực vùng cao Bắc Kỳ. Ngày 28/11/1905, Quyền Toàn quyền Đông Dương, ban hành nghị định kể từ ngày 01/01/1906 thiết lập các trung tâm hành chính tại các Đạo quan binh 2, 3 và 4. Châu Đồng Văn thuộc đạo quan binh 3, có 2 tổng là: Quang Mậu gồm 4 xã, 101 làng; Đông Minh gồm 14 xã, 364 làng. Địa danh Sủng Là thuộc tổng Đông Minh, châu Đồng Văn xuất hiện cùng với Trung tâm hành chính Đồng Văn, như vậy xã Sủng Là xuất hiện cùng với sự ra đời của huyện Đồng Văn ngày 01/01/1906. Thời kỳ này, ở Sủng Là có lính Lê dương và lính Khố đỏ đóng tại làng Lũng Cắm (nay là thôn Lũng Cẩm Trên), đã có 1 số cuộc tấn công của người Mèo tại đây, nên đến nay tại “Nhà của Pao” ở thôn Lũng Cẩm Trên còn lưu giữ bia nghĩa trang bằng chữ Pháp khắc trên đá. Trước khi người Pháp đến Đồng Văn, ở Lũng Cẩm (Lũng Cắm) đã có chợ (là một trong 2 chợ duy nhất ở Đồng Văn lúc bấy giờ), sau đó bị người “Quan Ma” (tiếng gọi của người dân địa phương) đến phá, nên người Pháp đã cho di chuyển chợ đến Phó Bảng, cho xây dựng chợ mới và đồn bốt ở Phó Bảng. Đến cuối năm 1929, Sủng Là thuộc tổng Đông Minh, châu Đồng Văn, gồm có 11 làng, gồm: Sủng Là Lũng, Mèo Sảo Tổng, Tả Sàng Chải, Tả Lũng, Pin Tống, Tả Kha, Hiang Ngài, Lũng Cắm, Phó Bảng, Ngài Chò, Sà Lũng1. Từ cuối năm 1929 đến sau cách mạng tháng 8/1945 địa danh Sủng Là cơ bản không thay đổi. Ngày 5.7.1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 91-CP chia 13 xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, khu tự trị Việt Bắc thành những xã mới. Xã Sủng Là (tên theo quyết định ghi là Sùng Là) được chia tách thành 1 thị trấn và 2 xã mới, đó là: Thị trấn Phố Bảng (nay là Phó Bảng), xã Phố Là và xã Sũng Là (nay là xã Sủng Là). Trước khi chia tách xã, Sủng Là có 894 hộ/5.174 khẩu. Sau khi chia tách, Sủng Là có 257 hộ/1620 nhân khẩu, gồm 3 thôn Phố-Tro, Súng-Ngài và thôn Sũng-Là cũ, số xóm là 12 xóm. Năm 1975, Sủng Là có 9 hợp tác xã, trong đó có 5 thôn biên giới là: Tả Kha Trên, Tả Kha Dưới, Lao Xa, Sủng Là, Mo Phải Phìn. Năm 1982, có 394 hộ/2.201 nhân khẩu, với 13 hợp tác xã (Lũng Cẩm Trên 25 hộ/144 khẩu, Đoàn Kết 40 hộ/203 khẩu, Lũng Cẩm Dưới 38 hộ/ 198 khẩu, Sáng Ngài 40 hộ/203 khẩu, Pó Tò 10 hộ/62 khẩu, Mo Pải Phìn 36 hộ/196 khẩu, Lao Xa 36 hộ/504 khẩu, Sủng Là 25 hộ/147 khẩu, Pù Chừ Lủng 23 hộ/132 khẩu, Phố Trồ 33 hộ/147 khẩu, Phiến Ngài 31 hộ /166 khẩu, Tả Kha 32 hộ/198 khẩu, Phó Bảng 15 hộ/98 khẩu). Năm 1987 (sau khi tách 4 thôn sáp nhập vào xã Phố Là, gồm: Tả Kha, Phố Trồ, Phiến Ngài, Phó Bảng) xã còn có 339 hộ/ 1.908 nhân khẩu, với 9 hợp tác xã. Năm 2000 có 495 hộ, 2.772 nhân khẩu/10 hợp tác 1 Tư liệu Trung tâm lưu trữ Quốc gia I. 4
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định xã, với 5 dân tộc Mông, Tày, Kinh, Lô Lô, Hoa Hán; năm 2017 có 797 hộ/ 4.035 nhân khẩu/10 thôn, với 9 dân tộc: Mông, Lô Lô, Kinh, Tày, Hoa Hán, Dao, Mường, Cao Lan sinh sống Về giao thông, trước cách mạng tháng 8/1945, hệ thống giao thông vận tải chủ yếu là đường mòn đi bộ cho người và ngựa. Đến nay xã có đường Quốc lộ 4C đi qua, trung tâm xã; tuyến đường từ ngã tư Sáng Ngài đi Sảng Tủng, từ ngã tư Sáng Ngài đi Lao Xa đều được rải nhựa; 100% các tuyến đường đến thôn, liên thôn, đến nhóm hộ gia đình đều được bê tông hóa theo chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh nhất so với các xã trên địa bàn huyện Đồng Văn, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân thuận tiện. Năm 2002, xã Sủng Là chính thức có điện lưới quốc gia, đến năm 2018 toàn xã có 100% số thôn có điện lưới quốc gia, với 100% số hộ dân được sử dụng điện, đây là điều kiện thuận lợi nhất để Sủng Là sớm về đích nông thôn mới theo kế hoạch đề ra. Là xã điểm trong triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 – 2016 và 2016 - 2020, đến nay, kết cấu hạ tầng của xã đã cơ bản được đầu tư hoàn chỉnh theo các tiêu chí của xã nông thôn mới; các tiêu chí không cần đến kinh phí hỗ trợ đã được cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể tập trung vận động để người dân tự giác thực hiện. Việc tổ chức lại sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân đã góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người lên 16,5 triệu đồng/người/năm. Đến hết năm 2018 hoàn thành 14/19 tiêu chí của xã nông thôn mới. Văn hóa - xã hội từng bước được nâng cao, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được thực hiện và đạt kết quả tích cực. Năm 1996, xã chưa có làng văn hóa được công nhận, đến năm 2000 có 10/10 làng văn hóa được công nhận. Đến năm 2018, xã có 430 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 7/10 làng đạt tiêu chuẩn làng văn hoá trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, ngày 16/11/2017, UBND huyện tổ chức lễ công bố “thôn Lũng Cẩm Trên hoàn thành các tiêu chí xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới”; đồng thời huyện triển khai xây dựng thôn Lao Xa thành làng Văn hóa du lịch trong giai đoạn 2018 - 2020, đây là cơ hội cho xã Sủng Là để phát triển du lịch, dịch vụ, là dịp để giới thiệu với du khách về mảnh đất, con người và nét văn hóa đặc sắc trên vùng cao nguyên đá. Với sự phát triển của du lịch đã góp phần hình thành 3 quán ăn, 6 hộ làm dịch vụ ăn nghỉ cộng đồng, có khả năng phục vụ 50-80 khách/ngày đêm; thu nhập cho làng văn hóa Lũng Cẩm Trên khoảng 450 - 500 triệu đồng/năm, trong đó thu phí dịch vụ thăm quan khoảng 180 -200 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 25 - 30 lao động. Trên địa bàn xã có 525 máy xay sát, 25 máy cày, 500 máy thái cỏ, tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp đạt khoảng 20-25%. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra việc làm thường xuyên cho 220 - 250 lao động, với mức thu nhập bình quân 2,5-3 triệu đồng/người/tháng. Có 01 cơ sở sản xuất gạch bê tông, 01 cơ sở cơ khí, 161 hộ làm nghề may mặc, 6 hộ đúc bạc, 02 hộ chế tác đá; 08 hộ làm nghề may, thêu thổ cẩm; có 28 hộ kinh doanh tổng hợp, 03 hộ làm hàng ăn, 06 hộ sửa chữa xe máy; có 12 hộ với 15 xe tải làm dịch vụ vận tải và buôn bán hàng hóa tại các chợ phiên. 5
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định Về giáo dục, từ phong trào ánh sáng văn hóa năm 1959 đã đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã biết chữ, đảm đương tốt nhiệm vụ được giao; đến năm 1978 triển khai chiến dịch lấy tên “chiến dịch ánh sáng văn hóa vùng cao” huyện Đồng Văn, nhưng do chiến tranh biên giới nên bị gián đoạn, đến năm 1981 tiếp tục triển khai đã xóa mù chữ cho trên 60% số người trong độ tuổi; năm 1999, xã hoàn thành Xóa mù chữ và Phổ cập giáo dục Tiểu học, năm 2004 hoàn thành Phổ cập Trung học cơ sở. Đến năm 2018, duy trì trong độ tuổi từ 0 đến dưới 2 tuổi đến trường đạt 36,76%; từ 3 - 5 tuổi đạt 98%; 6-14 tuổi đến trường đạt trên 98%. Tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục theo học THPT và học nghề đạt trên 70%; số học sinh giỏi, giáo viên giỏi hàng năm tăng rõ rệt. Thực hiện hiệu quả các lớp bán trú dân nuôi tại 03 trường của xã, với tổng nguồn vốn chi cho học sinh là 3.093 triệu đồng và 53.730 kg gạo. Về đường biên giới: từ sau năm 1961 xã Sủng Là quản lý đường biên giới từ giáp ranh xã Phố Là đến xã Sà Phìn, có 2 cột mốc, mốc 13 và 14 (từ thời Pháp Thanh) với chiều dài 6,477 km. Năm 1987, sau khi chia tách 4 thôn sáp nhập vào xã Phố Là, đường biên giới do xã quản lý dài 4,5 km, quản lý mốc số 14. Sau phân giới cắm mốc năm 2010, đường biên giới do xã quản lý dài 4,450 km, có 7 cột mốc (5 mốc chính, 2 mốc phụ), từ mốc 395 đếm mốc 399, cụ thể gồm các mốc sau: 395, 395.1, 395.2, 396, 397, 398, 399. Công tác xây dựng và củng cố tổ chức đảng luôn được quan tâm, từ chi bộ đảng Sủng Là thành lập tháng 12/1960, gồm có 5 Đảng viên, do cán bộ cải cách của huyện được chỉ định Bí thư chi bộ. Ngày 03/11/1998 nâng lên thành Đảng bộ Sủng Là gồm có 3 chi bộ, với 25 đảng viên. Đến năm 2018, Đảng bộ có 232 đảng viên với 16 chi bộ trực thuộc; 10/10 chi bộ đều là người địa phương làm Bí thư chi bộ. Có thể khẳng định, trong suốt chặng đường lịch sử đấu tranh, xây dựng và phát triển, từ một xã nằm dưới sự cai quản của Thổ ty, Bang tá thời phong kiến, Sủng Là được chia tách ra thành 2 xã và 1 thị trấn cho đến ngày nay. Trong thời kỳ chiến tranh biên giới, đã có sự sáp nhập và chia tách các thôn; để đến hôm nay, Sủng Là có 10 thôn, trong đó có 4 thôn giáp biên giới với nước bạn Trung Quốc, 3 thôn có đường quốc lộ 4c đi qua trung tâm; có làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới Lũng Cẩm Trên, nổi tiếng với “Nhà Pao” thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch trải nghiệm; có nghề thêu dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Lô Lô tại thôn Đoàn Kết còn được lưu giữ và tiếp tục phát triển; có làng Văn hóa Lao Xa với những ngôi nhà truyền thống của người Mông, cảnh quan núi đá hùng vĩ, nên thơ và nghề truyền thống trạm khắc bạc nổi tiếng, đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của xã Sủng Là cho hiện tại và trong tương lai. Đặc biệt, xã Sủng Là được chọn là xã điểm trong xây dựng nông thôn mới, vì vậy cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc, huy động nội lực trong nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh, đó là tiền đề quan trọng để Sủng Là về đích nông thôn mới vào năm 2020. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, tàn dư của chế độ cũ để lại khá nặng nề, bên cạnh đó, điều kiện địa hình phức tạp; thiếu đất canh tác, thiếu nước sinh hoạt; trình độ 6
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo có nguy cơ tái nghèo cao; chưa phát huy và khai thác được nội lực trong nhân dân cũng như tiềm năng lợi thế sẵn có của địa phương; một bộ phận quần chúng nhân dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, chưa nỗ lực vươn lên trong xóa đói giảm nghèo, chính vì vậy đến nay Sủng Là vẫn là một trong những xã nghèo của huyện Đồng Văn. Chương II NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ SỦNG LÀ TRONG CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 - 1954) Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác-Lênin được đồng chí Nguyễn Ái Quốc và các tổ chức cách mạng truyền bá vào trong nước dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam. Ngày 19/5/1941, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) với sứ mệnh là tổ chức, tập hợp rộng rãi các lực lượng quần chúng để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, phong trào đấu tranh cách mạng cả nước phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tại Hà Giang, do điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh miền núi có nhiều khó khăn, nên phong trào cách mạng phát triển muộn hơn. Từ năm 1939 phong trào cách mạng ở Hà Giang mới được nhen nhóm gây dựng và từ năm 1943 phát triển mạnh. Tại châu Đồng Văn, tháng 5/1944 một số cán bộ Việt Minh đã tới khu vực Nhiêu Lai, Nam Lai, nơi giáp ranh 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang để củng cố cơ sở cách mạng. Ngày 15/9/1944 tại Nam Lai, hội nghị cán bộ Việt Minh các xã Ngọc Long, Du Già, Đường Thượng, Ngam La, Mậu Duệ đã họp để thành lập Ban Việt Minh tổng Đường Thượng (còn gọi là khu Đường Thượng) gồm 5 thành viên do ông Lò Vạn Quả dân tộc Mông ở Đường Thượng làm Chủ tịch. Cuối năm 1944 phong trào cách mạng ở Đường Thượng lan rộng ra khắp các xã thuộc khu Đông Minh. Chính quyền địch ở tổng Đường Thượng do Bang tá Đèo Văn Ất cầm đầu mất tác dụng, các Tổng giáp, Mã phài ở các xã đều mang triện về nộp cho Việt Minh. Trên thực tế Ủy ban Việt Minh đã trở thành chính quyền cách mạng của nhân dân, trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. Cơ sở cách mạng ở Đường Thượng là cơ sở đầu tiên của huyện Đồng Văn và đã trở thành một khu căn cứ cách mạng vững chắc ở khu vực phía Bắc của tỉnh Hà Giang. Đầu năm 1945 chiến tranh thế giới thứ 2 đã bước vào giai đoạn cuối; ngày 9/3/1945 phát xít Nhật đảo chính, hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm Đông Dương. Tại Hà Giang, phát xít Nhật nhanh chóng nắm và củng cố lại chính quyền tay sai ở địa phương. Quân Nhật liên tiếp mở các cuộc hành quân đi cướp bóc các nơi trong tỉnh. Tới giữa năm 1945, lực lượng cách mạng ở Hà Giang đã phát triển ở hầu hết các xã thuộc 7
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định châu Vị Xuyên, Bắc Quang và các tiểu khu Bắc Mê, Quản Bạ, Yên Minh với 2/3 diện tích toàn tỉnh và hàng vạn quần chúng được giác ngộ cách mạng. Trên địa bàn châu Đồng Văn, cơ sở cách mạng phát triển mạnh ở các tiểu khu Đông Minh, Quản Bạ, còn ở Đồng Văn và Mèo Vạc do Thổ ty, Bang tá phong kiến tăng cường kiểm soát nên các cán bộ Việt Minh chưa tổ chức xây dựng được cơ sở cách mạng. Tháng 8 năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nổi dậy tổng khởi nghĩa và giành thắng lợi trên phạm vi cả nước. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã tuyên bố nước nhà độc lập trước quốc dân và đồng bào thế giới. Từ đây, cách mạng nước ta bước sang một kỷ nguyên mới, độc lập dân tộc dân chủ và đi lên Chủ nghĩa xã hội. Sự kiện trọng đại ấy đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang tiến nhanh vào giai đoạn đấu tranh giành chính quyền toàn tỉnh. Tại châu Đồng Văn, do thế lực Thổ ty, Bang tá còn mạnh, nên ta vẫn duy trì chế độ Thổ ty đồng thời đẩy mạnh vận động tuyên truyền cách mạng trong vùng Thổ ty. Đối với Vương Chí Sình, trong cuộc gặp với đồng chí Mai Trung Lâm (cán bộ Việt Minh) tại nhà riêng của Vương Chí Sình (tháng 11/1945), sau khi được nghe Mai Trung Lâm giải thích rõ chủ trương, đường lối, chính sách của cách mạng, Vương Chí Sình đã quyết định về Hà Nội để gặp cụ Hồ2. Khi về đến Hà Nội, Vương Chí Sình đã gặp và nói chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần. Qua tiếp xúc, Hồ Chủ Tịch đã nhận biết được vai trò, ảnh hưởng cũng như sức mạnh của Vương Chí Sình ở vùng biên cương có nhiều dân tộc ít người, có tình hình rất phức tạp về các mặt, nên Người đã giao cho Vương Chí Sình làm Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Đồng Văn, đồng thời cử cán bộ cùng Vương Chí Sình quay trở lại Đồng Văn, mời thêm đại diện các khu, các dân tộc để thành lập chính quyền huyện Đồng Văn. Thời kỳ này, trung tâm huyện lỵ Đồng Văn đóng ở Phó Bảng (là một thôn của xã Sủng Là), Vương Chí Sình thường ăn nghỉ tại tòa nhà Vương ở Phó Bảng (tòa nhà này khi sảy ra chiến tranh biên giới năm 1979 đã bị phá sập, hiện nay chỉ còn nền nhà cũ). Như vậy, ở Đồng Văn nói chung, xã Sủng Là nói riêng không có cuộc đấu tranh giành chính quyền như các nơi khác, mà trên thực tế ta tạm thời thừa nhận chính quyền của Thổ ty với danh nghĩa “Ủy ban hành chính” để từng bước cải tạo thành chính quyền cách mạng. Thắng lợi này đã làm thất bại âm mưu chia rẽ, phá hoại chính quyền cách mạng của địch. Hệ thống chính quyền các cấp được củng cố, cuộc sống mới của nhân dân các dân tộc được xây dựng, các dân tộc giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, tích cực tham gia vào các hội cứu quốc, tham gia các phong trào cách mạng, đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt” xóa bỏ hủ tục lạc hậu, thực hiện đời sống mới. Ngày 6/01/1946, trong không khí tưng bừng phấn khởi của quân và dân cả nước, nhân dân các dân tộc xã Sủng Là nô nức đi bầu cử, bầu ra 2 đại biểu (ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch lâm thời Uỷ ban hành chính Tỉnh và ông Vương Chí Sình, Chủ 2 Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944 - 1975), tập I – trang 45. 8
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định tịch Ủy ban hành chính huyện Đồng Văn) vào Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa3. Những năm 1946 - 1948 cơ sở cách mạng của ta ở Đồng Văn chỉ có ở khu Yên Minh, trong vùng Thổ ty mới có một vài cơ sở ngầm, bởi lúc đó thế lực Thổ ty, Bang tá còn rất mạnh. Do mâu thuẫn quyết liệt trong việc tranh giành ảnh hưởng đã dẫn đến việc thanh toán lẫn nhau giữa hai thế lực Thổ ty, Bang tá lớn nhất ở Đồng Văn. Vì có lực lượng quân sự mạnh, Bang tá Vương Chí Sình đã đánh bại Bang tá Dương Trung Nhân ở Mèo Vạc. Các Thổ ty như Nguyễn Chánh Quay cai quản tại khu vực xã Đồng Văn, Nguyễn Chánh Tư, Nguyễn Doãn Quý cai quản khu vực Yên Minh chịu sự quản thúc, giáo dục của ta, chỉ còn Vương Chí Sình vẫn giữ được ảnh hưởng trong vùng. Năm 1949, Tổng giáp Giàng Sía Chá cai quản xã Sủng Là đã chạy chốn ra nước ngoài trong bối cảnh này. Vương duy trì bộ máy gần như thời Pháp thuộc với luật lệ, tòa án, nhà tù riêng, do ông đặt ra. Bên cạnh Vương là những người giúp việc về từng mặt như ngoại giao, kinh tế, quân sự, nội trị. Dưới quyền của Vương là các Tổng giáp, Mã phài nằm ở các xã. Vương đặt ra các loại thuế riêng: thuế nương rẫy, thuế thuốc phiện, thuế bếp lửa, thuế lao dịch, thuế sòng bạc, thuế chợ. Thời gian này, ở huyện Đồng Văn không sử dụng tiền giấy Cụ Hồ (đồng tiền do Nhà nước VNDCCH phát hành) mà sử dụng đồng bạc già do Pháp đúc và phát hành từ trước. Cán bộ do Chính phủ phái lên công tác phải mang muối lên bán lấy bạc già mới có tiền tiêu. Các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Chính phủ được triển khai ở vùng tự do nhưng chưa được thi hành ở vùng Thổ ty. Lực lượng vũ trang riêng của Vương trước cách mạng tháng 8/1945 có hơn 100 người, sau cách mạng tháng 8/1945 phát triển thành tiểu đoàn địa phương. Tháng 12/1948 ta làm lễ chính quy hóa tiểu đoàn của Vương thành tiểu đoàn 530 Đồng Văn, nhưng trên thực tế ta chưa nắm được lực lượng vũ trang ở Đồng Văn. Để tiến tới chuyển hóa lực lượng vũ trang Đồng Văn về với cách mạng, một mặt ta vừa kiên trì thuyết phục Vương, mặt khác ta tranh thủ gây cơ sở, đưa cốt cán vào lực lượng vũ trang để nắm dần lực lượng này đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh, của Trung ương để kiểm soát mọi hành động của Vương, bởi gián điệp Pháp, đặc vụ Tưởng đang hoạt động ráo riết ở Đồng Văn nhằm lôi kéo Vương chống lại cách mạng. Nhiệm vụ đặt ra hết sức cấp bách, để lãnh đạo phong trào cách mạng ở Đồng Văn lúc này là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Ngày 6/01/1948 Tỉnh ủy Hà Giang quyết định thành lập Chi bộ Đảng ở khu Yên Minh gồm 4 đảng viên do đồng chí Chu Văn Niệm làm Bí thư. Đây là chi bộ đầu tiên của huyện Đồng Văn. Ngày 6/3/1949 Tỉnh ủy Hà Giang ra quyết định thành lập Ban Huyện ủy lâm thời huyện Đồng Văn gồm 4 ủy viên, đồng chí Triệu Quý Gia được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy lâm thời. Ngay sau 3 Ông Vương Chí Sình, tên thật là Vàng Seo Lử (Vương Chí Thành – tên do Bác Hồ đặt) tham gia đại biểu Quốc hội khóa I, II. Ông được Bác Hồ tặng thanh Bảo kiếm ghi 2 dòng chữ: “Tận trung báo quốc”, “Bất thụ nô lệ”; năm 1950 Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Hương tặng Bác Hồ chiếc áo trấn thủ, Bác Hồ đã tặng lại cho ông Vương Chí Sình vào năm 1951 (2 hiện vật này được phục chế và trưng bày tại di tích Khu Nhà Vương). 9
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định khi thành lập, Huyện ủy Đồng Văn đã tập trung vào việc xây dựng, củng cố tổ chức Mặt trận Việt Minh, xây dựng cơ sở Đảng, nhất là ở các xã thuộc vùng Thổ ty, từng bước tuyên truyền, tổ chức thực hiện những chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, nhằm thu hẹp dần ảnh hưởng của Thổ ty. Ngày 26/3/1949, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp làm việc với Ban Huyện ủy Đồng Văn. Sau khi nhận định đánh giá tình hình mọi mặt của huyện và tình hình hoạt động của gián điệp, đặc vụ trên địa bàn, Hội nghị đã chỉ rõ cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các mặt, đẩy nhanh xây dựng cơ sở chính trị ở vùng Thổ ty, tích cực đào tạo cán bộ người Mông, gây cơ sở quần chúng theo hình thức tổ chức công khai. Cải tổ lại Ủy ban hành chính huyện, xã theo đúng Sắc lệnh 254, cương quyết trừng trị bọn gián điệp Pháp, đặc vụ Tưởng. Đối với Thổ ty, cần nhân nhượng về kinh tế, nắm dần lực lượng quân sự, cương quyết, khôn khéo, không để gián điệp Pháp, đặc vụ Tưởng lợi dụng lôi kéo. Phong trào cách mạng phát triển mạnh ở khu Yên Minh đã lan rộng ảnh hưởng trực tiếp tới các xã thuộc vùng Thổ ty, Bang tá... Ngày 10/9/1949 Chi bộ Đảng ở xã Đồng Văn được thành lập, đây là chi bộ đầu tiên của huyện Đồng Văn được thành lập ở vùng Thổ ty, lúc này ở xã Sủng Là chưa có chi bộ đảng, về chính quyền vẫn do Tổng giáp nắm giữ (ông Giàng Sía Chá, thôn Phố Trồ, thị trấn Phó Bảng ngày nay làm Tổng giáp đến năm 1949, sau đó chạy ra nước ngoài sinh sống). Tiếp đó đến ông Mã Học Văn (Mua Chìa Sèo) được giao quản lý xã Sủng Là từ năm 1949 đến năm 1959. Nhằm thực hiện nhiệm vụ giải phóng cho dân chúng huyện Đồng Văn khỏi ách Thổ ty phong kiến, làm cho huyện Đồng Văn tiến mạnh trong giai đoạn phản công chiến lược, ngày 8/4/1950 Tỉnh ủy Hà Giang ra Nghị quyết chuyên đề về chủ trương hòa bình cải tạo chế độ Thổ ty. Đối với Thổ ty phong kiến ở Đồng Văn, Tỉnh ủy đề ra chủ trương: Vẫn đứng trên lập trường đoàn kết nhưng không nhân nhượng một cách hữu khuynh, cương quyết ngăn cản sự bành trướng thế lực, hạn chế sự bóc lột của Thổ ty, Bang tá bằng mọi cách. Dân chủ hóa bộ máy chính quyền vùng Thổ ty, tước dần lực lượng vũ trang của Thổ ty, làm cho lực lượng đó dần trở thành lực lượng của ta; cương quyết trừng trị tay sai phản động của Thổ ty, bọn thổ phỉ quấy rối ở địa phương, truy quét đặc vụ Tưởng, gián điệp Pháp. Nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Tỉnh ủy, Huyện uỷ Đồng Văn từng bước được củng cố, kiện toàn. Cuối năm 1950 ta chuyển cơ quan Huyện uỷ, Mặt trận huyện và các tổ chức quần chúng từ Yên Minh lên xã Đồng Văn và sau đó chuyển về Phó Bảng đồng thời cho lập Tòa án và thiết lập một số đồn Công an ở Phó Bảng, Đồng Văn, Khâu Vai để giúp Ủy ban hành chính huyện trong việc xét xử và giữ gìn trật tự an ninh. Đến tháng 12 năm 1950, nhờ tăng cường công tác dân vận, việc thống nhất Việt Minh - Liên Việt ở huyện Đồng Văn được thực hiện đúng theo kế hoạch, đã vận động được một số người trong tầng lớp trên của vùng Thổ ty tham gia Ban Chấp hành Liên Việt. Mặt trận dân tộc thống nhất và các tổ chức quần chúng như Thanh niên, Phụ nữ ở 10
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định xã Sủng Là được thành lập (bà Vương Thị Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội phụ nữ đầu tiên của xã)4. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, trong điều kiện dân chúng còn mù chữ, đói nghèo, khổ cực, đường sá đi lại khó khăn, từ sau năm 1950, nhân dân trong xã đã rất cố gắng khắc phục mọi trở ngại, cải thiện dân sinh, thường xuyên mở các đợt vận động sản xuất, cứu đói, cứu rét, tiếp tế cho dân chúng, giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, tăng diện tích trồng ngô... Nhờ đó, đời sống của nhân dân đã từng bước khắc phục được một số khó khăn. Trên lĩnh vực kinh tế, thực hiện chính sách thuế mới ban hành của Trung ương ngày 14/9/1951, theo chương trình, kế hoạch của Huyện uỷ Đồng Văn, Ủy ban hành chính kháng chiến xã Sủng Là đã xác định đây vừa là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thông qua đó tiếp tục củng cố xây dựng cơ sở trong quần chúng. Lúc đầu, do trình độ giác ngộ của nhân dân và trình độ tổ chức, vận động của cán bộ ta còn hạn chế, thêm vào đó bọn phản động tung tin tuyên truyền, xuyên tạc chính sách thuế của ta làm cho nhân dân có phần hoang mang dao động, gây nhiều khó khăn, phức tạp cho ta trong cuộc vận động thực hiện chính sách thuế nông nghiệp. Nhưng chỉ sau một thời gian, với sự khéo léo, kiên trì vận động, thuyết phục của cán bộ, đồng bào đã dần thấy được tính ưu việt của chính sách thuế nông nghiệp. Cùng với việc tuyên truyền thực hiện chính sách thuế nông nghiệp, Ủy ban hành chính kháng chiến xã Sủng Là đã tập trung quán triệt thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ I, thứ II. Nhờ vậy các chủ trương công tác lớn ở địa phương được triển khai thực hiện tích cực. Công tác bồi dưỡng phát triển Đảng được triển khai, các cơ sở quần chúng ở thôn, bản không ngừng được củng cố phát triển. Chính quyền, Mặt trận Dân tộc thống nhất, các đoàn thể quần chúng được củng cố một bước quan trọng. Công tác tuyên truyền, giác ngộ quần chúng tích cực tham gia phong trào cách mạng được đẩy mạnh thực hiện. Cuối năm 1951, Giải phóng quân Trung Quốc đẩy mạnh tiễu Phỉ Quốc dân Đảng, tàn quân phản động dạt về vùng biên giới phối hợp hoạt động. Lợi dụng tình hình trên, thực dân Pháp tung nhiều toán gián điệp, biệt kích trở lại biên giới móc nối, tập hợp lực lượng tiếp tục chống phá cách mạng. Khi có bàn tay chỉ đạo của thực dân Pháp, bọn phỉ phản động ở vùng biên giới Hà Giang phối hợp với Phỉ Hạng Sào Chúng ở bên kia biên giới tích cực hoạt động trở lại. Những tháng cuối năm 1951, phỉ gây ra hàng chục vụ cướp của, giết người ở dọc tuyến biên giới. Đầu năm 1952, Trung ương Đảng chủ trương phối hợp với quân giải phóng Trung Quốc mở chiến dịch tiễu phỉ “Đông Tây tập đoàn”. Ủy ban hành chính kháng chiến xã Sủng Là đã tổ chức huy động lực lượng dân quân du kích tăng cường tuần tra, canh gác, phối hợp với tiểu đoàn 530 Đồng Văn và bộ đội chủ lực truy quét thổ phỉ, đặc vụ, đặc biệt là phối hợp truy lùng, tiêu diệt hoàn toàn toán biệt kích 49 tên của Pháp 4 Sinh ngày 10/7/1913, là con cháu dòng họ Vương ở Sà Phìn, sau này làm Chủ tịch Hội phụ nữ của thị trấn Phó Bảng đến khi nghỉ hưu. 11
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định nhảy dù xuống Mèo Vạc ngày 03/7/1952. Xã đã động viên nhân dân đóng góp nhiều lương thực, thực phẩm cho bộ đội; tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp và thổ phỉ phản động, tuyên truyền về đường lối chính sách dân tộc của Đảng. Được chỉ đạo chặt chẽ của Ban Chỉ huy chiến dịch, Ủy ban hành chính kháng chiến xã Sủng Là đã tổ chức cho Tổng giáp, và 11 Mã phài về huyện dự lớp tập huấn cán bộ xã, tổ chức các cuộc nói chuyện chính trị trong các tầng lớp nhân dân và thành phần lớp trên, lớp học đã thu được kết quả tốt, nhiều người tham gia lớp học đã hiểu, đồng tình với chính sách của Đảng và Nhà nước, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, vào tương lai tươi sáng của chế độ mới. Cũng từ năm 1952 trở đi, ta tăng cường giác ngộ các chiến sĩ trong tiểu đoàn 530 Đồng Văn, lần lượt cử những người có năng lực cho đi học văn hóa, đào tạo họ thành cán bộ. Cùng với những việc làm trên, Chính phủ đã cấp quân trang và sinh hoạt phí cho tiểu đoàn Đồng Văn. Qua đó, vừa xóa được cái cớ thu thuế để nuôi bộ đội của Thổ ty, vừa có điều kiện để quản lý tiểu đoàn 530, dần dần từng bước giáo dục, cảm hóa họ. Đầu năm 1953 ta đã chuyển hóa tiểu đoàn 530 Đồng Văn thành đại đội 8 địa phương. Ngày 15/4/1953, Ban Chỉ huy Huyện đội Đồng Văn được thành lập, đến cuối năm 1953 Ban Chỉ huy xã đội xã Sủng Là được thành lập do ông Mua Súa Páo (là chủ Nhà Pao hiện nay) được chỉ định làm Xã đội trưởng, trực tiếp chỉ huy lực lượng dân quân du kích trên địa bàn. Tuy vậy, vẫn còn một số cán bộ và dân quân du kích xã Sủng Là chịu ảnh hưởng trực tiếp của Tổng giáp chưa hoàn toàn đi theo cách mạng. Vừa kết hợp xây dựng củng cố chính quyền, các đoàn thể quần chúng, vừa tổ chức học tập chính trị cho quần chúng quán triệt những chủ trương, quyết tâm lớn của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, kịp thời đưa tin thắng lợi của ta trên chiến trường và sự thất bại của thực dân Pháp nhằm tạo không khí phấn khởi, tin tưởng của nhân dân. Để thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Ủy ban hành chính kháng chiến xã Sủng Là đã tổ chức mở các lớp học phổ biến chính sách dân tộc của Đảng cho đồng bào các dân tộc. Qua đợt học tập, đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã đã nhận rõ âm mưu thâm độc của bọn phản động và hiểu rõ, đồng tình với chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng ta. Từ đó, tăng cường củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái tham gia các công tác do chính quyền, đoàn thể phát động. Thực hiện chủ trương của Đảng vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Ủy ban hành chính kháng chiến xã Sủng Là đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc ra sức tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp để ổn định đời sống nhân dân và đóng góp cho kháng chiến. Việc thi hành sắc lệnh thuế nông nghiệp do Chính phủ đề ra “đánh nặng vào Tổng giáp, Mã phài, giảm nhẹ cho bần nông” đã làm cho nông dân phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, hăng hái thi đua sản xuất, khai hoang phục hoá, tăng vụ, đóng góp đầy đủ thuế lương thực cho Nhà nước. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên khó khăn, lại chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của Thổ ty, Bang tá nên kinh tế của xã vẫn trong tình trạng tự cấp, tự túc. 12
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định Công tác văn hóa xã hội được quan tâm, đời sống văn hóa tinh thần nhân dân không ngừng phát triển. Chính quyền xã đã có nhiều hoạt động tích cực cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của dân, các hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin, bói toán trước đây rất nặng nề đã giảm đáng kể. Phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng phát triển, góp phần động viên nhân dân các dân tộc phấn khởi, tích cực đẩy mạnh sản xuất, đóng góp cho kháng chiến. Bước sang năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta trong phạm vi cả nước dồn sức cho chiến dịch Điện Biên Phủ với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến”. Thực hiện chủ trương của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Sủng Là đã góp phần cùng với nhân dân cả nước tích cực chuẩn bị chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Ban Chỉ huy xã đội đã chỉ huy lực lượng dân quân, du kích thực hiện tốt nhiệm vụ tiễu trừ thổ phỉ phản động, bảo vệ vững chắc hậu phương. Trong chặng đường lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), nhân dân các dân tộc xã Sủng Là vô cùng phấn khởi, tự hào đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng đã đề ra, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết đấu tranh tẩy chay Thổ ty, Bang tá phong kiến, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, giữ vững trật tự trị an, bảo vệ vững chắc hậu phương, góp phần cùng nhân dân cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược. Chương III CHI BỘ ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN XÃ SỦNG LÀ TRONG THỜI KỲ VỪA XÂY DỰNG CNXH VỪA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975) 1. Cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội (1954 – 1965) Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 thắng lợi, kết thúc chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Nhưng ngay sau đó, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, phá hoại hiệp định Giơnevơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Trong giai đoạn này, tình hình trật tự trị an ở Sủng Là còn rất phức tạp, bọn đặc vụ Tưởng Giới Thạch và tầng lớp trên tăng cường hội họp, bàn cách chống phá cách mạng. Chúng tổ chức buôn lậu có vũ trang để đi lại móc nối với nhau, đe doạ khủng bố tinh thần những người tích cực theo cách mạng, đưa tay chân của chúng vào lực lượng dân quân, du kích, gạt bỏ thành phần tích cực của ta, tìm mọi cách chia rẽ cán bộ, bộ đội với nhân dân, đe dọa lực lượng cốt cán của ta. Chúng tuyên truyền đề cao Pháp - Mỹ, chống chính sách thuế, dân công, phá hoại sản xuất, chia rẽ các dân tộc. 13
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định Nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng ở huyện Đồng Văn giai đoạn này trở nên vô cùng cấp bách 5. Tại xã Sủng Là, bộ máy chính quyền xã vẫn do Tổng giáp nắm giữ. Vì vậy, tình hình chính trị còn rất phức tạp, thế lực kinh tế, chính trị của Tổng giáp, Mã phài còn mạnh, gây trở ngại cho việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn. Theo chỉ đạo của huyện, giai đoạn này UBHC xã Sủng Là chưa tiến hành cải cách ruộng đất, mà chỉ tiến hành một số chính sách như giảm tô, giảm tức ở mức bình thường nhằm giải quyết nhiệm vụ trước mắt là “người cày có ruộng”. Lúc này, do ảnh hưởng sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất ở miền xuôi và cải cách ruộng đất ở Trung Quốc làm cho Tổng giáp, Mã phài ở Sủng Là hoang mang, lo sợ bị mất quyền lợi, tìm cách tẩu tán tài sản, ruộng đất. Chúng câu kết với các phần tử phản động, bất mãn xuyên tạc và chống lại chính sách giảm tô, giảm tức của ta, đặc biệt là chính sách thuế nông nghiệp và các cuộc vận động xã hội khác. Cùng với nhiệm vụ giảm tô, giảm tức cải cách dân chủ, hạn chế dần sự bóc lột của tầng lớp Bang tá, Tổng giáp, Mã phài, Ủy ban hành chính xã Sủng Là đã triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương về xây dựng tổ đổi công. Được sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, xã Sủng Là đã kết hợp cuộc vận động xây dựng tổ đổi công với cuộc vận động thành lập Khu tự trị Việt Bắc. Ủy ban hành chính xã đã tổ chức quán triệt đầy đủ trong quần chúng nhân dân 3 nguyên tắc về thành lập tổ đổi công, đó là: cùng có lợi, dân chủ và tự nguyện. Vì vậy giai đoạn này, xã Sủng Là đã thành lập được tổ đổi công, mặc dù hình thức hoạt động của tổ đổi công mới chỉ ở mức đơn giản như mượn công, đổi công từng vụ, từng việc để hỗ trợ nhau về công lao động, sức kéo, giống, nông cụ… nhưng đã góp phần nâng cao năng suất lao động, từng bước khắc phục nạn đói, nâng cao đời sống nhân dân. Để chuẩn bị tiến tới Đại hội Đảng bộ huyện Đồng Văn lần thứ Nhất, diễn ra vào tháng 8/1957, được sự chỉ đạo của Huyện ủy Đồng Văn, Ủy ban hành chính xã Sủng Là đã tổ chức hội nghị đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội và khẳng định: kinh tế - xã hội của xã Sủng Là đã bắt đầu có bước chuyển biến, năng suất, diện tích các loại cây trồng đều tăng do người dân được làm chủ ruộng đất, tích cực khai phá nương rẫy. Quyền lợi chính trị và kinh tế của nhân dân được xác lập, sự lệ thuộc vào Bang tá, Mã phài được hạn chế về cơ bản. Trình độ dân trí và sức khoẻ người dân được cải thiện. Ủy ban hành chính xã, các tổ chức đoàn thể được kiện toàn, bước đầu thể hiện được vai trò trong quần chúng nhân dân. Bên cạnh những thuận lợi, kinh tế nông nghiệp đã có bước phát triển nhưng còn ở trình độ thấp, là nền kinh tế thuần tuý nông nghiệp, lạc hậu, manh mún, năng suất thấp; đa số người dân còn mù chữ, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tình hình an ninh chính trị phức tạp, các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút, buôn 5 Sau hoà bình lập lại (1954), huyện Đồng Văn còn có 13 xã chưa có chính quyền nhân dân, mà vẫn nằm dưới sự khống chế của các thế lực Thổ ty địa phương - Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn tập I (1944-1975), trang 72. 14
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định lậu, trộm cắp, chứa chấp kẻ lạ mặt, phá rối trật tự, trị an, các hoạt động mê tín dị đoan còn xảy ra nhiều, gây trở ngại cho việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Xuất phát từ tình hình trên, Ủy ban hành chính xã đã tăng cường tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ và nhân dân, đồng thời tổ chức học tập Nghị quyết Trung ương 10, 11 và 12 về công tác xây dựng tạo nguồn để tiến tới thành lập chi bộ đảng. Ngày 10/8/1957, Đảng bộ huyện Đồng Văn tổ chức Đại hội toàn thể đảng viên lần thứ Nhất. Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm kỳ tới là: Tăng cường củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc; tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo và cải thiện đời sống nhân dân; tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang từ huyện đến xã; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các tổ chức đoàn thể để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo mọi mặt trong giai đoạn cách mạng mới. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ Nhất, Ủy ban hành chính xã Sủng Là đã chỉ đạo nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp; chọn cử 1 người đi học tại xã Đồng Văn (là ông Vừ Sè Chứ - sau này làm Phó Chủ tịch UBND huyện) để làm nguồn cán bộ kế cận cho xã; tích cực triển khai bảo vệ trị an, thi hành sắc lệnh giảm tô, giảm tức, phát triển tổ đổi công và hợp tác xã. Đây là những cuộc vận động lớn nhằm mang lại lợi ích cho người dân lao động. Ủy ban hành chính xã tiến hành tạm cấp đất nương công, đất nương hoang hóa, diện tích nương vắng chủ và của Tổng giáp, Mã phài cho nông dân, giải quyết nhu cầu người cày có ruộng. Do có chủ trương đúng đắn và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên nhân dân trên địa bàn xã đã đồng tình ủng hộ và cam kết thực hiện chủ trương theo sắc lệnh của Chính phủ, phấn khởi tích cực sản xuất cải thiện đời sống, hăng hái đóng thuế cho Nhà nước. Trong các cuộc vận động này, cùng với việc củng cố các cơ sở chính quyền, đoàn thể quần chúng, lực lượng dân quân du kích ở các xóm, bản được xây dựng củng cố một bước. Ngày 3/3/1959, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 100-TTg về việc thống nhất các đơn vị bộ đội quốc phòng, công an biên phòng, cảnh sát vũ trang thành Công dân nhân dân vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an. Theo đó, Đồn Công an nhân dân vũ trang Phó Bảng được thành lập, vị trí đóng quân tại Phó Bảng, địa bàn do Đồn quản lý gồm các xã Phố Cáo, Sủng Là và Sà Phìn. Đây là điều kiện thuận lợi cho xã Sủng Là trong công tác đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự và bảo về chủ quyền biên giới quốc gia. Tháng 5 năm 1959, ta tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân. Tại xã Sủng Là, người dân đã bầu những cán bộ có uy tín vào Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban hành chính xã. Ông Sùng Súa Cho - được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban hành chính xã. Tuy nhiên, sau bầu cử tầng lớp trên và bọn phản động phản ứng rất mạnh, chúng kích động quần chúng, đe dọa cán bộ mới được bầu cử. Đầu tháng 11 năm 1959, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Văn ra Nghị quyết về công tác củng cố các tổ đổi công và xây dựng hợp tác xã. Trong quá trình 15
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định thực hiện, cấp ủy, chính quyền huyện có tư tưởng nóng vội chủ quan, chưa đánh giá thấu suốt mọi vấn đề, nhất là phân tích khả năng phản ứng của tầng lớp trên, nên gặp nhiều phức tạp. Các chủ trương công tác lớn như thí điểm hợp tác xã, tuyển quân theo luật, giảm trồng thuốc phiện, làm đường ô tô chưa được quán triệt, chuẩn bị tư tưởng cho quần chúng và tranh thủ sự ủng hộ của tầng lớp trên, nhân dân ở nhiều nơi chưa hiểu đã làm. Do đó bọn đặc vụ, phản động lợi dụng kích động quần chúng, lôi kéo tầng lớp trên chống lại chủ trương chính sách của Đảng, âm mưu nổi loạn cướp chính quyền. Thời gian này, máy bay Mỹ xuất hiện ở vùng biên giới Việt - Trung thả truyền đơn xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, kích động bọn phản động gây bạo loạn. Ngày 13/11/1959, bọn phản động ở Lũng Cú đã bắt cóc thôn đội trưởng và truy đuổi, phóng hỏa bắt đồng chí công an viên. Ngày 26/11/1959, tại Sà Phìn một toán Phỉ đã truy đuổi và bắn chết đồng chí dân quân xã. Ngày 30/11/1959 bọn phản động đưa 40 tên lên gác cổng trời Cán Tỷ, làm trận địa chiến đấu. Ngày 02/12/1959 bọn phản động ở cổng trời Cán Tỷ giữ 2 đoàn ngựa thồ hàng của tỉnh vào Đồng Văn, đuổi dân công quay trở lại. Ngày 4/12/1959, Huyện ủy cùng cán bộ Mặt trận Tổ quốc huyện Đồng Văn đưa đoàn cán bộ lên cổng trời thuyết phục và điều đình để Phỉ mở cổng trời. Khi đến Pa Pao thì bị Phỉ tấn công, chúng bắn chết đồng chí Tráng Dìn Páo - Trung sĩ Công an nhân dân Đồn Phó Bảng và bắn bị thương 1 cán bộ huyện đội, đoàn cán bộ phải rút lui để bảo toàn tính mạng. Từ ngày 5 đến 8/12/1959 bọn phản động hoạt động mạnh ở các xã vùng cao Đồng Văn, chúng ngăn chặn dân nộp thuế, đi họp, kích động lôi kéo dân quân theo chúng. Ngày 9/12/1959, bọn phản động chiếm nhiều nơi trong huyện, cuộc bạo động phản cách mạng đã thực sự nổ ra. Chúng tung ra khẩu hiệu “Chống lên hợp tác xã, chống bộ máy Chính quyền mới được bầu cử, chống giảm trồng thuốc phiện, không đi làm đường, không nộp thuế, không nộp súng”. Ngày 12/12/1959, khi phiên chợ xã Đồng Văn đang lúc đông nhất, 2 toán phỉ theo 2 hướng tấn công vào xã Đồng Văn. Công an Đồng Văn, dân quân tự vệ và nhân dân xã Đồng Văn đã anh dũng chiến đấu, bẻ gẫy cuộc tấn công liều lĩnh, hung bạo đó của phỉ. Ngày 14/12/1959, Phỉ đánh chiếm Lũng Phìn, chúng giết người, đốt ảnh Bác Hồ, phá trụ sở Ủy ban hành chính xã, cướp cửa hàng mậu dịch, phá kho chứa lương thực. Tại Phú Lũng, tên Giàng Sè Páo tập hợp được 300 tên Phỉ nổi lên canh gác trong xã chờ quân của Vàng Chỉn Cáo phối hợp đánh lên Phó Bảng. Trước tình hình diễn biến phức tạp của cuộc bạo loạn, Tỉnh ủy đã báo cáo xin chủ trương giải quyết của Trung ương và quyết định thành lập Ban chỉ huy chiến dịch, trụ sở Ban chỉ huy đóng tại xã Quản Bạ. Một số đồng chí trong Ban Chỉ huy chiến dịch lên Đồng Văn đầu tiên gồm Lê Đình Thiệp, Lê Đình Thảo, Trần Tấn Nghĩa, Nguyễn Văn Xã, Vừ Mí Kẻ do đồng chí Bùi Hùng - Ban 61 và một số trinh sát có kinh nghiệm dẫn đường lên Phó Bảng. Lúc này Phỉ đang canh giữ cổng trời, đoàn công tác phải đi từ Thanh Thủy qua Vân Nam (Trung Quốc) về Phó Bảng để chỉ huy chiến dịch. Cùng vào thời điểm này, Huyện đội Trưởng Đồng Văn là đồng chí Mã Chính Lâm và Trưởng 16
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định Công an huyện là đồng chí Phạm Minh Đăng đang công tác tại Đổng Cán (Trung Quốc) cũng cấp tốc trở về Đồng Văn để phối hợp chỉ đạo chống cuộc bạo loạn. Đến Phó Bảng, đồng chí Mã Chính Lâm lập tức dẫn một bộ phận của huyện đội đi đường vòng về Cán Tỷ phối hợp đánh Phỉ thì gặp quân ta đang chuẩn bị đánh lên Cán Tỷ. Ngày 18/12/1959, các đơn vị tham gia chiến dịch lên tới Đồng Văn, sau khi giải phóng cổng trời Cán Tỷ, ngày 23/12/1959, tiểu đoàn 12 Công an nhân dân vũ trang, Trung đoàn 246 quân khu Việt Bắc, Đại đội 10 Tỉnh đội Hà Giang và Phân đội 55 Công an nhân dân vũ trang Cao Bằng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiễu Phỉ ở Mèo Vạc, Sơn Vĩ đã hành quân hỏa tốc đến xã Đồng Văn. Quân ta phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, trong đánh ra, ngoài đánh vào. Bọn Phỉ ở xã Đồng Văn không chống đỡ nổi sức tấn công vũ bão của quân ta. Trùm phỉ Vàng Chúng Dình và đồng bọn hoảng hốt chạy vào vùng Mã Sồ giáp biên giới (thuộc địa bàn xã Lũng Táo hiện nay). Chủ trương của Ban Chỉ huy chiến dịch là phải tiêu diệt xong vị trí Mã Sồ mới ăn tết. Ngày 26/01/1960 ta mở cuộc công kích vào cụm cứ điểm Mã Sồ. Ngày 27/01/1960 (ngày 29 tết – theo Âm lịch là tháng thiếu nên không có ngày 30 tết)), ta chính thức nổ súng đánh vào Mã Sồ. Ngày 28/01/1960 (mùng 1 tết)6, ta giải phóng Mã Sồ. Chiến dịch tiễu phỉ ở Đồng Văn giành được thắng lợi, vụ bạo loạn cơ bản bị dập tắt, còn một số tên tướng Phỉ ngoan cố lẩn trốn trong rừng sâu, hang đá sau đó phải lần lượt ra hàng hoặc bị bắt. Trong vụ bạo loạn này, ở Sủng Là đã có hàng chục người bị ép theo Phỉ, những đối tượng này đã được ta giáo dục, cải huấn sau đó tự nguyện đứng vào đội ngũ quần chúng cách mạng. Chiến dịch tiễu Phỉ từ tháng 3/1960, chuyển từ hình thức đấu tranh vũ trang sang hình thức vận động quần chúng tiễu Phỉ kết hợp với củng cố chính quyền, đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục thực hiện các mục tiêu “cải cách dân chủ” ở Đồng Văn. Sau một thời gian vận động, thuyết phục đến tháng 5/1960 còn một số tên Phỉ ngoan cố lẩn trốn trong rừng sâu, hang đá đã ra hàng 300 tên. Tháng 3/1961, đồng chí Sùng Dúng Lù – xã đội trưởng xã Vần Chải đã vận động được tướng Phỉ cuối cùng là Vàng Vản Ly cùng 2 con trai ẩn náu ở hang Sảo Há xã Vần Chải ra hàng. Tháng 10/1961, tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang mở 3 phiên tòa xét xử những tên cầm đầu cuộc bạo loạn ở Đồng Văn, tử hình 3 tên. Sau chiến dịch tiễu Phỉ ở Đồng Văn tiểu đội trưởng Công an vũ trang Mai Xuân Hùng được kết nạp ngay vào đảng; huyện đội trưởng Mã Chính Lâm được thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất và được gặp Bác Hồ; Xã Đội phó xã Vần Chải Sùng Dúng Lù được Chủ tịch nước tuyên dương “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”7. Thành công lớn nhất trong việc đập tan cuộc bạo loạn phản cách mạng ở Đồng Văn (1959 - 1960) là làm cho đồng bào các dân tộc hiểu rõ bộ mặt xấu xa của bọn đặc vụ Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch và bọn phản động, bấy lâu lừa bịp nhân dân 6 Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn 1944 – 1975 (tập I), trang 126 ghi: ngày 31/01/1960 là ngày mùng 1 tết, nhưng thực tế ngày mùng 1 tết năm Canh Tý (1960) là ngày 28/01/1960. 7 Đồng chí Sùng Dúng Lù được Chủ tịch nước tuyên dương “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ngày 01/01/1967 17
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định chống lại cách mạng. Nhân dân các dân tộc ở Đồng Văn đã ý thức được vai trò quần chúng của mình trong cuộc đấu tranh vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính dân tộc đang diễn ra ở miền núi. Nhiều cụ già, phụ nữ, kể cả những người trước đây làm Phỉ đã tự nguyện đứng vào đội ngũ quần chúng cách mạng. Nhiều Tổng giáp, Mã phài đã phấn đấu trở thành cán bộ tỉnh, huyện, xã, con cháu của họ được tạo điều kiện học tập, công tác như mọi công dân khác. Trong vụ bạo loạn này, cán bộ, nhân dân và dân quân du kích xã Sủng Là đã tích cực đấu tranh chống lại bọn phản động gây bạo loạn, bảo vệ an toàn trụ sở, kho tàng8, các cơ quan của huyện đóng tại Phó Bảng, góp phần ổn định tình hình nơi biên giới. Vụ bạo loạn ở Đồng Văn được dập tắt, đó là một thắng lợi lớn có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Đã đập tan âm mưu muốn tách cao nguyên đá Đồng Văn ra khỏi bản đồ Việt Nam để thành lập “ngũ xã tự trị” của người Mông và bọn phản động, tay sai thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp cải cách dân chủ, từng bước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho các dân tộc vùng cao nguyên đá, góp phần vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước. Tháng 9 năm 1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã đề ra kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ Nhất, phát triển kinh tế quốc dân (1961 - 1965). Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ Nhất là “Chuyển sang lấy xây dựng CNXH là trọng tâm, thực hiện một bước công nghiệp hóa XHCN, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH, đồng thời hoàn thành cải tạo XHCN làm cho nền kinh tế miền Bắc nước ta trở thành một nền kinh tế XHCN”. Ở Đồng Văn, sau chiến dịch tiễu phỉ, chính quyền cách mạng ở cơ sở tiếp tục được củng cố một bước. Tháng 12/1960, được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, chi bộ đảng của xã Sủng Là được thành lập với 5 đảng viên, đây là chi bộ Đảng đầu tiên của xã Sủng Là (Sủng Là có 2 đảng viên, Phó Bảng 1 đảng viên, Phố Là 1 đảng viên). Đảng viên đầu tiên của xã Sủng Là gồm các đồng chí: Giàng Chừ Páo, Vừ Sè Lử (2 đồng chí sau này đều giữ chức vụ lãnh đạo của xã). Đồng chí Nông Văn Chưởng - cán bộ cải cách dân chủ của huyện là người Cao Bằng, được chỉ định làm Bí thư chi bộ, đây là Bí thư chi bộ đầu tiên của xã Sủng Là. Ngay sau khi thành lập, chi bộ đã tập trung xây dựng, củng cố kiện toàn các chức danh chủ chốt của xã và các thôn bản để lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, xây dựng CNXH và chi viện cách mạng miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện Đồng Văn, Chi bộ Đảng xã Sủng Là đã tập trung lãnh đạo nhân dân xây dựng quan hệ sản xuất mới, củng cố và 8 Kho lương thực, kho thuốc phiện, kho ngân khố (ngân hàng) của huyện đặt tại trung tâm của xã Sủng Là, là địa bàn thôn Phố Trồ thị trấn Phó Bảng hiện nay. 18
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định xây dựng tổ đổi công chuẩn bị tiến tới thành lập Hợp tác xã nông nghiệp, phát triển văn hóa - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự - an toàn xã hội. Trong xây dựng Đảng, Chi bộ Đảng đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động chỉnh đốn Đảng của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương với phương châm “chỉnh huấn tốt, công tác tốt, sản xuất tốt”, từng bước nâng cao nhận thức, giác ngộ cách mạng cho đảng viên, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng CNXH, chi viện cho cách mạng miền Nam đánh Mỹ, thống nhất Tổ quốc. Trước thực tế của huyện Đồng Văn, do dân số đông, địa bàn rộng có xã có từ 6 nghìn đến 8 nghìn dân9, sau chiến dịch tiễu phỉ vẫn còn có nhiều diễn biến phức tạp, trình độ giác ngộ chính trị của quần chúng nhân dân các dân tộc còn thấp, đường xá đi lại từ xã đến thôn có nơi phải mất một ngày đường, hầu hết cán bộ đầu ngành của xã chưa biết chữ, trước thực tế trên được sự đồng ý của Tỉnh ủy, huyện Đồng Văn xây dựng phương án chia xã báo cáo tỉnh và trình Chính phủ. Ngày 5/7/1961, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 91-CP chia 13 xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, khu tự trị Việt Bắc thành những xã mới, xã Sủng Là được chia tách thành 1 thị trấn và 2 xã mới, đó là: Thị trấn Phố Bảng (nay là Phó Bảng), xã Phố Là và xã Sũng Là (nay là xã Sủng Là). Khi chia tách, xã Sủng Là có 257 hộ/1620 nhân khẩu, gồm các thôn Phố- Tro, Súng-Ngài và thôn Sũng-Là cũ. Chủ tịch xã khi chia tách là đồng chí Giàng Chừ Páo, Chủ tịch phụ nữ là đồng chí Vàng Thị Chư (còn lại các chức danh khác không ai nhớ). Địa điểm trụ sở xã Sủng Là khi mới chia tách ở tại thôn Phố Trồ thị trấn Phó Bảng hiện nay, đến năm 1979 do chiến tranh biên giới nên phải sơ tán và di chuyển đến địa điểm thôn Đoàn Kết xã Sủng Là và ổn định cho đến nay. Từ ngày 22 đến 26/8/1962, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đồng Văn lần thứ II được tổ chức. Xã Sủng Là có đồng chí Nông Văn Chưởng - Bí thư chi bộ và đồng chí Giàng Chừ Páo - Chủ tịch ủy ban hành chính xã tham dự Đại hội. Đại hội đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của huyện là: Tập trung phát triển nông nghiệp như lúa, ngô, chăn nuôi; phát triển lâm nghiệp, các cây dược liệu; phát triển mạng lưới giao thông, thương nghiệp, tài chính và sự nghiệp văn hoá, giáo dục. Nhiệm vụ cụ thể trước mắt của Đảng bộ huyện là tiếp tục hoàn thành cải cách dân chủ kết hợp với tổ chức lại sản xuất. Tăng cường mở rộng phong trào tổ đổi công, từng bước đưa lên bình công chấm điểm, làm cơ sở cho thành lập Hợp tác xã nông nghiệp sau này. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và chỉ đạo của Huyện ủy, xã Sủng Là đã cử đồng chí Bí thư chi bộ và Chủ tịch Ủy ban hành chính tham gia tập huấn 7 ngày tại huyện về thực hiện cải cách dân chủ, sau đó phối hợp với tổ công tác của huyện tổ chức hội nghị HĐND, hội nghị của các đoàn thể ở xã để truyên truyền tới người dân. Bước đầu triển khai thực hiện cải cách dân chủ gặp rất nhiều khó khăn, như ngôn ngữ bất đồng, tư tưởng quần chúng còn hoang mang, lo sợ, khi tổ cán bộ đến vận động có xóm nhân dân đã bỏ chạy lên nương, hoặc cốt cán đến ở nhưng người dân ngăn 9 Thời kỳ này xã Sủng Là có 894 hộ/5.174 khẩu, gồm 7 dân tộc: Mèo, Hán, Tày, Kinh, Cờ Lao, Pu Péo, Lô Lô. 19
- Cuốn truyền thống CM của Đảng bộ và ND xã Sủng Là (1945-2018) – trình BTG tỉnh thẩm định cản không cho ở… Khi tổ chức gặp gỡ được người dân thì người dân lo lắng, nhất là đổi công lên hợp tác xã, có người dân đã phát biểu: “đi học để sản xuất thì tôi đi, chứ đi học lên hợp tác xã đổi công thì có thái từng miếng thịt tôi ra cũng không đi”. Bên cạnh đó, bọn phản động ra sức tuyên truyền nói xấu hợp tác xã, những gia đình bóc lột nghĩ rằng: “cán bộ cải cách dân chủ sẽ lấy hết nương rẫy, trâu bò…” nhân dân lao động sợ sản xuất nhiều sẽ đóng thuế nhiều, phải bán cho Nhà nước. Nhiều người dân bỏ không làm ruộng, nương dẫn đến nạn đói bắt đầu hoành hành, tình hình thiếu giống cây trồng, thiếu trâu bò, nông cụ khá phổ biến. Trước tình hình đó, Huyện ủy đã chỉ đạo cán bộ huyện tuyên truyền, vận động nhân dân theo Nghị quyết Trung ương 5, đi sâu, đi sát thực hiện 3 cùng, đồng cam cộng khổ với người dân, vì vậy tư tưởng sợ lên hợp tác, sợ phải đóng thuế, sợ phải bán cho Nhà nước ngày một dịu đi và chuyển sang lòng tin ở lời nói của cán bộ là đúng, tin ở chính sách của Đảng, thấy rõ sự quan tâm của Đảng, Chính phủ đối với nhân dân lao động. Khi người dân đã tin ở lời nói và làm theo cán bộ, nhiều người đã mạnh dạn nói lên tội ác của bọn Thổ ty phong kiến, như ông Sùng Mí Dúng đã nói: “dưới chế độ phong kiến, dân Mèo không được học, chết đói, bị đánh đập, bắt dân lấy đá về xây dựng nhà, nhiều người đã bị chết. Từ ngày có Bác, dân Mèo có quyền lợi, dân Mèo đã được đi học, đi làm, không lo chết đói”; hoặc như bà Vừ Thị Pháy nói: “dưới chế độ Thổ ty đã bắt anh của bà là Vừ Sính Giàng, vì chậm một ngày chưa đến kịp, nên Thổ ty bắt lên Phó Bảng trói 2 ngón tay lại và treo lên…” Đến cuối năm 1962, cuộc vận động cải cách dân chủ ở xã Sủng Là cơ bản hoàn thành, chế độ Thổ ty phong kiến bị ta đánh đổ tận gốc rễ, các ổ nhóm thổ phỉ, phản động do Pháp, Mỹ, Tưởng gây dựng bị dẹp tan, đồng bào các dân tộc vươn lên làm chủ bản làng nương rẫy, yên ổn làm ăn trong sự chăm lo của Đảng và chính quyền cách mạng. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, được sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Văn, Chi bộ Đảng xã Sủng Là đã tập trung lãnh đạo nhân dân xây dựng quan hệ sản xuất mới, củng cố và xây dựng tổ đổi công chuẩn bị tiến tới thành lập Hợp tác xã nông nghiệp, phát triển văn hóa xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trị an. Trong xây dựng Đảng, Chi bộ Đảng đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động chỉnh đốn Đảng của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương với phương châm “Chỉnh huấn tốt, công tác tốt, sản xuất tốt”, từng bước nâng cao nhận thức, giác ngộ cách mạng cho đảng viên, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng CNXH, chi viện cho cách mạng miền Nam đánh Mỹ, thống nhất Tổ quốc. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chi bộ lãnh đạo triển khai trồng bắp xen canh với rau, đậu, khoai lang theo kế hoạch huyện giao, nhất là diện tích khoai lang được chú trọng hơn để phục vụ cho chăn nuôi. Tuy nhiên, có năm do hạn hán nên nhiều chỉ tiêu không đạt. Bên cạnh đó, nhân dân chưa tận dụng được phân xanh để bón cho cây trồng, việc bón phân đạm chưa trở thành phong trào rộng rãi. Trước thực tế trên, được sự chỉ đạo của huyện, xã Sủng Là triển khai phong trào làm phân xanh, bón cho 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngam La (1945-2020): Phần 1
54 p | 9 | 5
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1
45 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1930-2000): Phần 1
123 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 1
74 p | 4 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thượng (1945-2010): Phần 1
26 p | 11 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018)
144 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2
119 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 1
60 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 2
131 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 5 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xín Chải (1962-2015)
141 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 1
82 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1
70 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 p | 3 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lùng Tám (1961-2015)
144 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Tiến (1957-2017)
86 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn